Hai người các nàng trò chuyện một hồi thì nghe được tiếng ồn bên kia.
Nhìn mới biết Trần Thị Lan Phương và Thái Thị Ngọc Hoa đã đào xong ao cá, hai người đang đi lại xin mấy cây gỗ.
Nguyễn Thị Tuyết Nhi cũng không biết Trần Thị Lan Phương lấy gỗ để làm gì, cùng Ngô Thị Cẩm Tiên đi lại xem xét.
Bên này Trần Thị Lan Phương và Thái Thị Ngọc Hoa mỗi người đã vác gỗ lên, Thái Thị Ngọc Hoa đã vác đi trước.
Lan giúp nàng đỡ cây ghỗ lên vai, mở miệng: Còn cần bao nhiêu? Chúng tôi sẽ vác phụ qua đó."
"Cảm ơn mọi người.
Nhưng khoảng mấy cây nữa thôi, để hai đứa tôi tự khiêng." Trần Thị Lan Phương xoay người vừa đi vừa trả lời.
"Để chúng tôi khiêng phụ hai người." Nàng đi vài bước, nghe được Minh Nhân nói.
Hai anh em không để cho nàng phản đối, đã gấp rút vác gỗ chạy đi.
Trần Thị Lan Phương đặt gỗ xuống, chỉ đành thở một cái: "Thiệt là!"
"Lan Phương, em lấy gỗ làm gì thế?" Nguyễn Thị Tuyết Nhi đã tới nơi, cất tiếng hỏi.
"Thủ lĩnh, tụi em định đóng một cây cầu á mà." Trần Thị Lan Phương cười nói.
"Làm cầu?"
"Dạ." Nàng gật đầu, nói tiếp: "Tự nhiên đào ao xong, hai đứa em mỗi người đứng một bên bờ, liền có ý tưởng làm cầu bắt qua."
Cô cười: "Nghe cũng hay ha.
Đi, chị khiêng phụ gỗ ra."
"Em cũng phụ." Ngô Thị Cẩm Tiên bên cạnh cũng mở miệng.
"Dạ." Trần Thị Lan Phương vác gỗ lại lên vai.
Rốt cuộc thì vẫn là bị mọi người phụ.
Ba người lụ khụ vác gỗ, nhóm Lan vẫn đề nghị giúp đỡ nhưng bị Nguyễn Thị Tuyết Nhi từ chối.
Không còn cách khác, mọi người chỉ có thể đi xây nhà tiếp.
Bên đây sau khi vác đủ gỗ, Trần Thị Lan Phương đã đào hố sẵn, nên cứ hai người, một người vịn cây, một người lắp đất.
Không quá bao lâu tất cả 10 cây gỗ đã dựng làm trụ thành công, khoảng cách cách nhau khoảng 1 mét.
Tiếp theo các nàng làm mấy thanh chống và lát ván cầu.
Một hồi trao đổi, quá mất công để làm gỗ, cho nên các nàng quyết định lấy cây tre làm ván lót.
Các nàng lại lập rập vào mái hiên lấy tre.
Nguyễn Thị Tuyết Nhi đếm sơ sơ, cảm thấy tre không đủ.
"Hay là làm nữa bên tre, nữa bên gỗ?" Thái Thị Ngọc Hoa đưa ra ý kiến.
"Nghe cũng được đó." Trần Thị Lan Phương gật gù theo.
Nguyễn Thị Tuyết Nhi cũng không có ý kiến, để các nàng quyết định.
Để các nàng chuẩn bị, Nguyễn Thị Tuyết Nhi đi lại chỗ xây nhà lấy một ít đinh.
Đinh này là Dương Thị Ánh Mai mấy bữa nay làm ra.
Tuy là vẻ ngoài không giống như bên kia, cũng là cong cong quẹo quẹo, nhưng vẫn là rất tốt rồi.
Cô ngó qua chỗ lò rèn, Dương Thị Ánh Mai vẫn còn đang cậm cụi đập đập gõ gõ.
Vậy mà hồi nãy còn nói là mình sẽ trốn việc.
Cô nhếch mép, tiếp tục công việc.
Bất tri bất giác, mọi người đều làm tới gần xế chiều, quên luôn cả cơm trưa.
Trong nhà, Lê Thị Bích Châu cũng liệu được các nàng " tham công tiếc việc", cho nên cũng không có gọi.
Tự nàng làm cơm nắm và nấu canh đưa ra.
Nàng gọi bốn đứa nhỏ đang chơi bên hiên vào bưng phụ, tụi nhỏ cũng líu ríu giúp bưng đồ ăn.
Giao cho bọn nhỏ đem qua chỗ nhóm làm nhà, chính mình bưng một phần ra lò rèn cho Dương Thị Ánh Mai.
Lại đem ra chỗ Nguyễn Thị Tuyết Nhi.
Thấy nàng đem đồ ra, Trần Thị Lan Phương hoan hô chạy ra định bưng nhưng lại bị Lê Thị Bích Châu đuổi đi lấy một thùng nước cho mọi người rửa tay.
Đem đồ ăn để ổn, Lê Thị Bích Châu lên tiếng: "Nghỉ tay ăn cơm."
Trần Thị Lan Phương múc thao nước, mọi người rủ nhau rửa tay rửa mặt, sau đó ngồi xung quanh ăn cơm.
Nguyễn Thị Tuyết Nhi chưa ăn cơm, uống lên hớp nước nói với mọi người: "Sau khi làm xong cây cầu, mấy đứa phụ chị cày một mảng đất kế bên ao nhé."
Ngô Thị Cẩm Tiên hỏi cô: "Chị định trồng gì sao?"
"Chị định trồng mấy hạt bông mà Thanh đưa hôm trước, cũng gần tới mùa đông rồi."
"Dạ được."
Bên kia Minh Nhân đỏ mặt nhận lấy mấy nắm cơm được Lê Thị Bích Châu đưa, lên tiếng: "Mọi người cứ đóng ván cầu đi, việc cày đất để hai người chúng tôi làm cho."
Nguyễn Thị Tuyết Nhi nghe thế cũng không có ngăn cản: "Vậy nhờ hai người."
Ăn đến mép dính đầy cơm, Thái Thị Ngọc Hoa ồm ồm nói chuyện: "Phó thủ lĩnh chị ấy đi đâu mà sáng giờ chưa thấy về ha."
"Lúc sáng chị ấy nói là đi ra ngoài suối kiểm tra bánh xe nước với gỡ bẫy.
Nhưng mà cũng đi lâu thiệt." Trần Thị Lan Phương để xuống chén canh, cô lau lau miệng, nhìn về phía Nguyễn Thị Tuyết Nhi, nói: "Để em chạy ra ngoài đó xem sao."
Nhưng ngay sau đó Ngô Thị Cẩm Tiên đã lên tiếng: "Vừa mới nhắc, chị ấy đã về rồi kìa.
Hình như còn có một người nữa." Nàng nheo đôi mắt nhìn, báo cáo.
Nghe nàng nói, mọi người bật dậy, hướng mắt về phía Nguyễn Thị Bạch Kiều.
Nguyễn Thị Tuyết Nhi đã sớm chạy về phía kia.
Lại gần mới thấy quả là có một người, nhưng là bị trói như cái bánh tét vậy, bị Nguyễn Thị Bạch Kiều lôi đi theo.
"Từ từ thôi." Nguyễn Thị Bạch Kiều đeo sọt, thông thả đứng nói với cô người đang chạy lại.
Nguyễn Thị Tuyết Nhi: "Đây là...?"
"Thấy nó cứ thập thò, rình mò vào đây, lại còn ra tay đánh tôi.
Cho nên tôi bó về xử."
"Không phải rình mò, tôi chỉ tham quan thôi.
Khu rừng này cũng không phải là của mấy người mà." Thiếu niên bị trói lên tiếng biện minh.
Nguyễn Thị Tuyết Nhi quan sát hắn, khá là trẻ con, chắc là khoảng 16, 17 tuổi.
Trên người quần áo đã rách tả tơi, tóc đã dài phủ qua mắt.
Nguyễn Thị Tuyết Nhi ngó vào miếng da hắn đang khoác, nhìn xa tưởng là bao bố nhưng là da thú, là da của heo rừng.
Nguyễn Thị Tuyết Nhi có hứng thú, cười cười.
Không nhanh không chậm lên tiếng.
Vậy là chú em lầm, nửa khu rừng này hiện giờ là do bọn tôi sở hữu."
Nguyễn Thị Tuyết Nhi lời nói giống như nữa giỡn nữa thật, làm hắn ngưng lại một chút, xong lại hiểu rõ bởi vì đã quan sát cả một ngày.
Nơi đây không có các loại giấy tờ chứng minh, muốn độc chiếm nơi này chỉ cần có vũ lực và quyền lực.
Trầm mặc hồi lâu hắn cất giọng như than thở: "Xem như tôi xui bị mấy người bắt được, muốn chém muốn giết thì cứ ra tay."
"Thằng nhóc này gan cũng to phết đấy!" Trần Thị Lan Phương giả giọng ồm ồm lên tiếng: "Thủ lĩnh, cứ giao nó cho tụi em xử cho."
Nguyễn Thị Tuyết Nhi cũng phối hợp: "Được, nhờ em chăm sóc chú em này nhé!"
"Không thành vấn đề! Nào, đi thôi." Trần Thị Lan Phương cầm lấy cái dây đang trói hắn, cùng mọi người lôi kéo hắn về phía ao.
"Này, mấy người định đưa tôi đi đâu?" Bị lôi kéo đến loạng choạng bước chân, hắn la lớn hỏi.
"Không phải chú em đã nói là muốn chúng ta xử sao thì xử sao? Yên tâm! Sắp được theo ý nguyện rồi." Thái Thị Ngọc Hoa lên tiếng hù dọa.
Nam thanh niên nghe nàng nói một câu, sống lưng chợt lạnh lên, vùng vẫy la lớn muốn thoát ra nhưng bị hai anh em Minh Nhân Minh Nghĩa vịn lại, cứ thế lôi hắn tới ngoài ao.
Nguyễn Thị Tuyết Nhi thấy một màn thì chỉ có thể cười lắc đầu, thôi thì cứ việc giao cho nhóm Trần Thị Lan Phương vậy.
Quay qua cất tiếng với Nguyễn Thị Bạch Kiều: "Hôm nay thu hoạch thế nào?"
"Cũng tàm tạm." Nguyễn Thị Bạch Kiều nhàn nhạt trả lời: "Đây mấy con thú chết, giao cho em.
Còn tôi sẽ đi cất mấy con còn sống"
"Dạ, xong rồi vào ăn cơm.
Chị Châu có chừa phần trên bàn ăn đó."
"Ừm."
Nguyễn Thị Bạch Kiều lên tiếng rồi khuất sau bên hiên.
Nguyễn Thị Tuyết Nhi nhìn trên tay mấy con thỏ, đã lạnh rồi, cô đem tụi nó để lên dàn, lấy nồi bắt nước nhổ lông.
"Để chị làm cho, Lan Phương nói em ra chỉ chỗ trồng bông để mấy em ấy cày đó." Lê Thị Bích Châu ôm bưng rổ chén tô vào nói.
"Được."
Yên tâm giao việc cho nàng, Nguyễn Thị Tuyết Nhi vào mái hiên lấy mấy cái cày.
Gặp được Nguyễn Thị Bạch Kiều đang đi lên, nàng hỏi: "Định ra ruộng sao?"
Nguyễn Thị Tuyết Nhi lắc đầu: "Dạ không, sẵn chị ở đây, phụ em dắt một con trâu ra ngoài ao đi."
"Được."
Trâu bò thả rông cho ăn cỏ ngoài kia, hai người mỗi người đi đến dắt một con đi về phía ao.
Tới nơi, Nguyễn Thị Tuyết Nhi chỉ chỗ cho anh em Minh Nhân Minh Nghĩa chỗ cày, còn Nguyễn Thị Bạch Kiều và Thái Thị Ngọc Hoa đăng gắn dụng cụ vào người hai con trâu.
Chỗ trồng bông là một mảnh đất nhỏ, diện tích 60m.
"Hai người biết chỗ rồi chứ?" Nguyễn Thị Tuyết Nhi hỏi.
"Rồi!"
"Ừm, vậy nhờ hai người."
Nhìn hai người cặm cụi dắt trâu cày đất một chút, Nguyễn Thị Tuyết Nhi cũng quay người lại xem mọi người đóng ván cầu.
Nguyễn Thị Bạch Kiều đã sớm lại phụ rồi.
Nguyễn Thị Tuyết Nhi đảo mắt, nhìn là biết không có chỗ cho mình nhúng tay.
Chỉ đành ngồi xổm xem các nàng làm việc.
"Cậu nhóc kia đâu rồi, Ngọc Hoa?"
"Được Lan Phương dẫn tới chỗ làm nhà phụ khiêng gỗ rồi chị." Thái Thị Ngọc Hoa tay vẫn đóng đinh trả lời, cười ha ha nói tiếp: "Hồi nãy cậu nhóc bị dọa xanh mặt luôn, được chị Châu đưa cho một nấm cơm rồi được mọi người giải thích, hiểu ra mọi chuyện, dù quay đầu đi thật nhanh nhưng tụi em vẫn thấy cậu nhóc mắt rưng rưng."
"Vậy sao?" Nguyễn Thị Tuyết Nhi cũng cười lên.
Ngó qua Nguyễn Thị Bạch Kiều nghiêm túc đóng ván, định mở miệng nhưng lại suy nghĩ lại.
Tối nay sẽ hỏi nàng vậy.
_____________________________
Tới xế chiều, cầu bắt qua ao đã đóng xong, các nàng liền lấy máng xối ra câu nước vào ao.
Nguyễn Thị Tuyết Nhi chống nạnh nhìn nước chảy, kiểu này chắc là khoảng hai ngày mới có thể đầy cái ao.
Bên cạnh hai anh em Minh Nhân Minh Nghĩa cũng đã cày xong đất, tiếp theo là rạch hàng để bón phân và gieo hạt.
Bởi vì nơi này không có phân bón, cho nên Nguyễn Thị Tuyết Nhi dùng phân gà, phân bò rồi ủ làm phân bón.
Ngoài ruộng hay là vườn cây cô cũng sử dụng mấy loại phân ủ này để bón cây.
Phân gà là chất thải từ con gà.
Theo sinh học, phân gà là chất thải con lại sau quá trình tiêu hóa của riêng con gà.
Xét rộng hơn, phân gà là chất thải trong quá trình chăn nuôi tại nhà hoặc chăn nuôi số lượng lớn trong công nghiệp.
Trong phân gà có chứa rất nhiều mầm bệnh, ký sinh trùng gây nguy hiểm cho con người và cả cây trồng.
Hít mùi phân gà lâu sẽ gây ra đau đầu, lẫn lộn vị giác.
Và theo bản năng, mùi gì hôi đến từ những thứ không đẹp thì khả năng cao là không tốt rồi.
Phân gà mới được thải ra từ quá trình tiêu hóa còn chứa nhiều hợp chất hữu cơ mà rễ cây không thể hấp thu được.
Do đó đòi hỏi phải có quá trình ủ hoai mục để phân gà có thể phân hủy thành các chất dinh dưỡng cho cây.
Phân gà tươi vốn là chất hữu cơ, chứa nhiều vi khuẩn, mầm bệnh gây hại cho cây trồng.
Không những thế, về kỹ thuật, phân gà tươi không thể bón cho cây trồng được.
Có thể nói phân gà tươi không thể giúp ích gì được cho cây trồng.
Tuy nhiên, nếu được ủ hoai mục đúng cách, trải qua quá trình biến đổi, phân gà ủ sẽ trở thành chất dinh dưỡng tuyệt vời cho cả đất lẫn cây trồng.
Nguyễn Thị Tuyết Nhi sử dụng là phương pháp ủ nguội.
Có tất cả là ba công đoạn, xếp lớp phân gà, trộn thêm bùn và rác thải hữu cơ và chờ đợi.
Thời gian chờ đợi của ủ phân nguội này diễn ra lâu hơn rất nhiều so với ủ phân nóng, có thể kéo dài từ 9 - 12 tháng.
Đối với phương pháp này, phân bị ép chặt, thiếu không khí (oxy) khiến vi sinh vật phát triển chậm, quá trình phân hủy xảy ra từ từ, do đó nhiệt độ trong đống phân cũng thấp hơn, chỉ từ 30 - 40 độ C.
Thời gian chờ đợi của phương pháp ủ phân gà hữu cơ bón cây này vì thế cũng kéo dài từ 9 - 12 tháng.
Bù lại, hàm lượng đạm, dưỡng chất của phân thành phẩm sẽ nhiều hơn.
Phân bò cô cũng là dùng phương pháp ủ nguội.
Đây là phương pháp ủ phân bò trong môi trường yếm khí, phân ủ xong sẽ bị mất oxy và hàm lượng CO2 tăng lên.
Phương pháp này mất nhiều thời gian hơn ủ nóng, nhiệt độ cũng thấp hơn nên khó tiêu diệt được các mầm bệnh gây hại.
Bù lại, phân ủ nguội có vi sinh vật hoạt động chậm hơn, phương pháp dễ thực hiện hơn.
Để thực hiện phương pháp này, đầu tiên cần chất đống rơm, rạ, trấu, đất bột,...!và phân bò tươi.
Tái chế các loại rác hữu cơ để làm phân bằng cách sử dụng các loại rau, củ,...!bỏ đi chôn vào đống phân.
Rác thải hữu cơ giúp ngăn côn trùng, các loại gặm nhấm và tăng chất dinh dưỡng cho phân.
Cuối cùng nén chặt hỗn hợp phân bò với chiều cao tối đa 2m, chiều dài 3m.
Thời gian ủ từ 6 tháng đến 1 năm tùy số lượng phân.
Mấy tháng trở lại đây có thêm trâu thêm dê, cô đều tận dụng dùng ủ phân.
Đem phân ra bón phân lót, các nàng bắt tay vào gieo hạt giống.
Cứ hai người một hàng, người làm lỗ người bỏ hạt, chưa mấy chốc là xong.
Rải thêm một ít phân, rồi tưới nước.
Bông là cây chịu hạn, nhưng không phải vì thế mà không cần nước, trái lại để đạt năng suất cao, phẩm chất tốt cần phải cung cấp đầu đủ để cây sinh trưởng và phát triển.
Về mùa khô, nếu có điều kiện thì tưới định kỳ 7-10 ngày/lần.
Về mùa mưa, phải chủ động tiêu nước, bông vải rất sợ bị úng nước dù chỉ trong thời gian ngắn.
Chú ý đào nương để nước thoát hoàn toàn, không được để cây bị úng hay đọng nước.
Các nàng làm xong tất cả, đứng ôm eo nhìn nước chảy vào ao.
"Làm xong đói bụng quá." Mặt dính tèm lem bùn đất, Trần Thị Lan Phương vươn vai ra tiếng.
"Mọi người làm xong rồi sao?" Nhóm làm nhà cũng nghỉ tay lại đây.
Nguyễn Thị Tuyết Nhi ừ một tiếng: "Vào nhà rửa ráy thôi."
Mọi người dạ một tiếng kéo nhau vào nhà.
Riêng Minh Nhân Minh Nghĩa tự mình đi ra hồ.
Nguyễn Thị Tuyết Nhi nhìn thấy cậu nhóc bộ dạng đứng đó, vẻ mặt không biết phải làm gì.
Cô nói với hai anh em: "Nhờ hai người đem cậu nhóc đi tắm chung luôn nha."
"Được thủ lĩnh.".