Ở Rể (Chuế Tế)

Mùng bốn tháng năm, một ngày trước tiết Đoan Ngọ, trong phố lớn hay ngõ nhỏ ở thành Biện Lương đã tràn ngập mùi bánh chưng, các nhà các hộ đều treo xương bồ với lá ngải lên, dù là ở cửa thành cũng treo đầy những xương bồ lá ngải kia, mọi người tới lui, nơi đây đã tràn ngập không khí vui mừng của ngày tết.

Xe ngựa phi nhanh ra khỏi cửa thành, chạy tới bờ sông Hoàng Hà.

Trên bầu trời, mây lững lờ trôi. Ra khỏi thành Biện Lương, nơi tầm mắt có thể nhìn tới là một vùng đất bằng phẳng, bên quan đạo trồng cây cối, thi thoảng lại có thôn trang đồng ruộng, gà hoặc chó thả rông rồi người đi đường, một nhánh sông chảy qua một bên thôn trang. Xe ngựa chạy tiếp một lúc thì tới đích, đó là một tòa trang viên thấp thoáng trong rừng, được xây gần con sông, bên cạnh còn có vài tòa thôn trang lớn nhỏ, có thể nhìn ra đây đều là biệt uyển của người phú quý.

Hôm nay Ninh Nghị ra khỏi thành Biện Lương là vì tới theo lời mời của Lý Sư Sư. Đoan Ngọ sắp tới, vị hoa khôi kinh sư này cũng không thanh nhàn. Lúc trước nàng ra ngoài thăm bạn tầm sư, lúc trở về đi theo đội tàu Sinh Thần Cương bắc thượng mà chậm mất vài ngày, lại gặp ngày tết lớn như Đoan Ngọ này, mấy ngày gần đây ngoài mấy vị khách không thể từ chối ra, thì thời gian còn lại nàng đều luyện tập cho tiết mục sẽ biểu diễn trong tết Đoan Ngọ. Thôn trang này chính là sản nghiệp của Phàn lâu, hôm nay là ngày luyện tập cuối cùng, nàng nói với ma ma Lý Uẩn rằng muốn tìm một nơi thanh tịnh, nên tới bên này luyện tập, thuận tiện mời mấy bằng hữu tới đây làm một cuộc tụ hội cá nhân.

Dù sao lần gặp mặt này cũng có nữ tử, lúc này Tiểu Thiền không còn là nha hoàn của hắn nữa, nên lần này Ninh Nghị không dẫn theo ai, chỉ là khiến gia đinh Đông Trụ đi cùng lên phía bắc này đánh xe, một mình tới đây. Sau khi báo tên, lập tức có nha hoàn đón hắn vào, chưa đến nội viện đã nghe tiếng đàn sáo truyền tới, có nữ tử đang hát từ khúc.

- … Sơ sơ sổ điểm hoàng mai vũ. Thù phương hựu phùng trọng ngũ. Giác thử bao kim, thảo bồ phiếm ngọc, phong vật y nhiên kinh sở …

- Cô nương đang luyện tập bài từ mà Chu Bang Ngạn Chu đại nhân vừa mới viết.

Nha hoàn kia vừa dẫn đường vừa giới thiệu, hiển nhiên cũng biết từ tác của Chu Bang Ngạn có lực sát thương như thế nào với người bình thường.

Vòng qua cửa nhỏ phía trước là đến một thính đường thông thoáng bốn phía, xung quanh treo mành, khá là thoáng mát. Sư Sư cô nương đang khiêu vũ trong thính đường, la quần thủy tụ tung bay, với sự phối hợp của một đám nhạc sĩ, nàng hát bài thi từ mới làm ra kia. Mà bên kia phòng nơi có cảnh vật đẹp nhất đã có hai người ngồi, một người là Vu Hòa Trung, người kia tuổi tầm hai mươi, nhưng xem ra trầm ổn hơn Vu Hòa Trung mấy lần. Khi Ninh Nghị đến, Sư Sư cô nương trong thính đường vừa vặn quay đầu lại, liền nở nụ cười nới hắn, nụ cười ấy trong suốt là thế, bao hàm sự vui mừng khi gặp lại bạn cũ, hoàn toàn không có vẻ quyến rũ của hoa khôi kinh sư mà đồn đại nói tới, gần như ngay cả Ninh Nghị cũng không tự giác mà bị cuốn hút.

Nếu nói về hiệu quả, nụ cười như vậy so với khi Vân Trúc, Cẩm Nhi tươi cười đối đãi với người bên ngoài còn hấp dẫn người hơn nhiều. Có lẽ với Vân Trúc hay Cẩm Nhi, cuộc sống lúc trước chính là cố gắng ngoi lên trong sóng gió cuồn cuộn, cố gắng tìm lấy phương hướng, mà với nàng mà nói, có lẽ đó chính là thành tạo nhảy múa.

Cười tỏ ý cho Ninh Nghị, Sư Sư cũng không vì thế mà dừng lại, nàng vừa hát từ tác nghe nói là Chu Bang Ngạn viết ra, và tiếp tục múa. Nàng múa không nhanh, nhưng giơ tay nhấc chân đều có khí chất thanh nhã khiến người ta vui tai vui mắt.

Ninh Nghị đi vòng qua, gật đầu tỏ ý với Vu Hòa Trung cùng người bên cạnh, ngồi xuống rồi lắng nghe ca khúc kia.

- … Sam tài ngả hổ. Canh sai phù chu phù, tí triền hồng lũ. Phác phấn hương miên, hoán phong lăng phiến tiểu song ngọ. Trầm tương nhân khứ dĩ viễn, khuyến quân hưu đối tửu, cảm thì hoài cổ …

- Mạn chuyển oanh hầu, khinh xao tượng bản, thắng độc ly tao chương cú. Hà hương ám độ. Tiệm dẫn nhập đào đào, túy hương thâm xử. Ngọa thính giang đầu, họa thuyền huyên điệp cổ.

Ninh Nghị đã từng nghe Vân Trúc hát lâu như vậy, giám định và thưởng thức về thi từ hát khúc tuy không coi là chuyên gia, nhưng cũng đã là nhập môn. Nhắc đến thì cầm khúc và giọng hát của Vân Trúc đã phản phác quy chân, đặc biệt khi hát cho Ninh Nghị và Cẩm Nhi nghe đều cực ít hoa tiếu, chỉ riêng giọng ca đã có thể khiến người ta đắm chìm bên trong, như gột rửa tinh thần, đầu óc thậm chí là cả thân thể đều được giọng ca dịu dàng đó bao phủ, như được mát xa toàn bộ vậy. Mà cho dù Ninh Nghị lâu lâu lại làm vài ca khúc hiện đại cho nàng hát, nàng luôn có thể tìm được cái mà Ninh Nghị muốn cảm thụ, hoặc vui vẻ, hoặc là thương cảm, hoặc là lưu luyến.

Theo ý nghĩa này mà nói, nhạc sĩ bên Lý Sư Sư đàn khá tốt, mà nàng vừa múa vừa biểu hiện giọng ca cũng tốt, chỉ thua kém Vân Trúc một phần. Nhưng xuất hiện trên người đối phương lại không phải là cực hạn duy nhất, thiếu nữ trước mặt này tiếng ca hay, ánh mắt cũng tốt, mỗi một điệu nhảy đều như ám chỉ sự hoàn mỹ, cùng hòa tan thành một bức tranh cuộn.

Tuy vũ đạo đó không nhanh, nhưng trong khi ca hát, nàng gần như một mình thể hiện ra vô số dáng dấp, sự mui mừng của tiết Đoan Ngọ, vẻ yên tĩnh khi mưa rơi, thiếu nữ, hay phụ nhân, rồi nữ tử trong khuê phòng khẽ phe phẩy chiếc quạt tròn, công tử uống rượu, trí thức đọc sách, những cảm giác này lưu chuyển trong ánh mắt, thân thể, và giọng hát của nàng, lập thể trong chớp mắt trở nên mơ hồ, sau đó lại biến thành nhân thế phức tạp.

Từ tác đó là do Chu Bang Ngạn làm ra, lúc này là về Đoan Ngọ, hoặc cũng chính là miêu tả nhân tình thế thái, hoặc là tả Khuất Nguyên, cảm thì thương hoài. Bài từ này của Chu Bang Ngạn viết về hai thứ đó, nhưng lại không rơi xuống tiểu thừa.

Phong cách từ tác của ông ta là uyển chuyển hàm xúc, nửa trên miêu tả cảnh tượng Đoan Ngọ, là thế mạnh từ trước tới nay của ông ta, tả đến rực rỡ gấm hoa, đến nửa sau bài là hoài cổ, viết đến "Ly tao", nhưng đoạn cuối của nửa sau, khi "tiệm dẫn nhập đào đào, túy hương thâm xử", thì lại khiến tất cả mọi chuyện đều mơ hồ trong cảnh vật xa xôi, giảm bớt tất cả miêu tả, để lại thế gian rối ren.

Lý Sư Sư hát đến đây, giọng hát và nhạc khúc đều dần chuyển sang tông nhẹ nhàng, đến "Ngọa thính giang đầu, họa thuyền huyên điệp cổ" làm kết, giọng hát nhỏ tới mức không thể nghe thấy, động tác cũng dần ngưng lại, nhưng thực thần kỳ, động tĩnh xung quanh lại vì thế mà khuếch đại, tiếng gió thổi qua, lá cây xào xạc, toàn bộ căn phòng như lập thể hẳn lên. Trong thính đường, nữ tử hoàn mỹ đã khuếch trương ám chỉ tới trong toàn trời đất.

Nàng buông đôi tay xuống, đứng im tại chỗ không hề động đậy, nhắm mắt lại, để mặc cho gió thổi tung những sợi tóc lên. Một lát sau, nàng mới mở mắt ra, miệng há to lên như là đang kêu "A … ", nhưng lại không phát ra âm thanh nào. Nàng hành lễ với những nhạc sư ngồi một bên kia xong rồi mới đi tới bên kìa, thái độ khá tùy ý:

- Như nào? Như thế nào?

- Hay!

Ba người đều thành thật vỗ tay, Lý Sư Sư nở nụ cười:

- Kỳ thật đã sắp xếp xong xuôi rồi, ta tới nơi này trốn việc, không biết ma ma có mắng ta không nữa …

Rồi sau đó nàng giới thiệu ba người với nhau, ngoài Vu Hòa Trung, Ninh Nghị, người còn lại chính là người đã được nhắc tới rất nhiều lần, Trần Tư Phong.

Trong kinh sư, những tiết mục gặp gỡ bạn bè thuở bé, nói một cách công bằng, ba nam tử ở đây đều không mấy hứng thú. Nếu thật là đám bạn bè chơi cùng từ bé thì thôi, nhưng thực tế chỉ là ba con người ở đầu đường cuối phố, không tính là hữu hảo, có lẽ người chân chính nhiệt tình chỉ có một mình Lý Sư Sư. Tuy không có giao tình, nhưng cũng không có thù hận gì, nếu ở chung một nơi, quen biết lẫn nhau cũng chẳng sao cả.

Thời gian tiếp theo, dưới sự lôi kéo của Lý Sư Sư, mấy người tán dóc một phen.

Mặc dù là Vu Hòa Trung cũng vậy, Trần Tư Phong cũng thế, hơn phân nửa là đều có hảo cảm với Lý Sư Sư, nhưng lúc này cũng sẽ không cố ý mà đối đãi Ninh Nghị hay lẫn nhau, cuối cùng chỉ là bằng hữu tụ tập mà thôi. Vu Hòa Trung đã từng gặp Ninh Nghị rồi, Trần Tư Phong thì lúc trước cũng nghe Lý Sư Sư nhắc tới vài lần, biết hắn có thân phận ở rể, có lẽ có tài hoa, nhưng đã không thể tham gia khoa cử được nữa.

Thời gian sau đó, tuy khi rảnh rỗi có nhắc tới gia đình của nhau, nhưng phần lớn là chuyện trò về từ tác của Chu Bang Ngạn, sự kiện của kinh thành, cuộc biểu diễn của Sư Sư, đủ loại, ai nấy đều vui vẻ.

Lúc trước Ninh Nghị chưa tới kinh thành, đương nhiên không rõ Lý Sư Sư được hâm mộ theo đuổi cỡ nào ở chốn kinh sư này. Vu Hòa Trung và Trần Tư Phong bèn giải thích một phen, Sư Sư hoặc là khẽ cười, hoặc là bổ sung, ứng đối chân thành và thuần thục. Với nàng mà nói, có thể ngồi lại cùng mấy người mà nàng cho là "bạn thuở bé" thế này có lẽ cũng là một kiểu thoải mái thôi.

Sau đó bốn người tới thôn trang nằm một bên sông, đây là nhánh sông rót vào Hoàng Hà, nước sông vẫn còn trong veo. Bên này của trang viên có thủy tạ đình đài vươn ra lòng sông, những đám mây trên bầu trời che đi ánh nắng, nên trên đình đài khá mát mẻ. Sư Sư sai người đưa rượu bánh tới, vừa ăn vừa cười nói. Bờ sông còn có mấy chiếc thuyền hoa nho nhỏ, mấy người tiện nói chờ tới hội họa sẽ lên sông dạo chơi.

Ninh Nghị không quên chuyện làm ăn buôn bán, bóng gió hỏi mấy người vì sao tửu lâu thanh lâu kiếm tiền như nào. Không lâu sau, Sư Sư lại gọi nhạc sĩ đến, ở bãi cỏ bên đình đài luyện tập một lần, thực tế cũng là biểu diễn cho ba người xem. Lúc này mọi người cũng coi như là có chút hữu hảo, trong lúc nói chuyện phiếm cũng tản bộ xung quanh. Ninh Nghị thấy trong phòng thêu ở gần đó có treo không ít những bông hoa bốn cánh được gấp từ giấy, phía trên dường như còn viết chữ, sau khi xem xong, hắn hỏi đó là gì.

Ở thời này, giấy dù sao cũng là thứ tương đối quý trọng, đặc biệt là đám hoa được gấp từ giấy kia, thoạt trông có vẻ đẹp, nhưng cứng hơn những tờ giấy bình thường rất nhiều, nếu ở hậu thế thì đương nhiên không là gì cả, nhưng ở hiện tại e là mỗi một tờ giấy đó đều phải qua không ít trình tự chế tác mới có thể đạt được hiệu quả như vậy. Nghe hắn hỏi, Sư Sư cười giải thích. Những tờ giấy này có vẻ quý giá thật, nhưng nhiều chỗ, đặc biệt là thanh lâu, hầu như đều có bán, rất nhiều tài tử sẽ mua nó và viết thi tác của mình lên, sau đó gấp thành bông hoa tặng cho nữ tử mà mình ngưỡng mộ. Mặc dù đa số là đưa cho nữ tử thanh lâu, nhưng cũng vì thế mà tạo nên không ít nhân duyên, cho nên giấy này còn được gọi là giấy nhân duyên.

- Kỳ thật rất nhiều thời gian, nhân duyên cũng giống như một trang giấy …

Nói tới đây, Sư Sư thở dài một tiếng, sau lại cười rộ lên, nói cho Ninh Nghị mấy chuyện lý thú trong thanh lâu, hay giữa nam và nữ. Lúc này Vu Hòa Trung và Trần Tư Phong dường như có việc, hoặc là có gì đó nói với nhau, rời đi. Trong những lời mà Lý Sư Sư nói, Ninh Nghị cau mày nghĩ tới điều gì đó, sau lại nhớ ra mình đang phiền muộn vì chuyện Nguyên Cẩm Nhi. Bởi vì Cẩm Nhi, Vân Trúc và Tiểu Thiền chưa chắc là không có cảm xúc gì, nếu nữ hài tử thích tặng quà, mình sẽ viết thư tình đến tiết Đoan Ngọ đưa cho các nàng là được. Tiểu Thiền thích thơ từ nhất, Vân Trúc có lẽ tâm tư lãnh đạm, nhưng chắc là cũng thích.

Nghĩ tới này, hắn lập tức hỏi Lý Sư Sư cách làm bông hoa kia. Nàng tò mò, Ninh Nghị liền nói thẳng ra là làm để tặng cho nữ tử trong nhà. Hắn đã thành thân, chuyện có thê có thiếp có con này cũng chẳng việc gì phải giấu diếm, nói thật cho Lý Sư Sư rằng đã lâu không tặng quà cho người nhà. Sắc mặt Sư Sư cũng trở nên dịu dàng, nàng lấy một tờ giấy tới rồi dạy Ninh Nghị cách gấp.

- Nhưng mà … Ta dạy Ninh đại ca gấp hoa, Ninh đại ca viết thi từ vào trong thì có thể cho Sư Sư coi được không?

- Hả … Ninh Nghị hơi ngẩn ra.

- Sư Sư cam đoan là sẽ không hát ra ngoài.

Nàng giơ tay lên, nghiêm túc đảm bảo. Thực tế thì Ninh Nghị hơi ngạc nhiên vì yêu cầu này của nàng quá nhỏ, hơn nữa không lấy để hát cũng đâu có ý nghĩa gì, vì thế hắn cười, gật đầu đồng ý.

Cũng trong thời gian gấp giấy này, trong tầm mắt ở sườn bên kia, trong một biệt uyển kề bên bỗng nhiên náo nhiệt hắn lên, gia đinh chạy qua lại như đang bố trí một cuộc tụ hội nào đó, đến cả mặt cỏ bên này sông. Ninh Nghị nhìn vọng sang, hỏi:

- Bên kia là ai ở?

Sư Sư quay đầu nhìn thoáng qua, rồi lại quay về cúi đầu gấp giấy như trước:

- Bên kia à, là biệt uyển của một vị Tử tước đại nhân, đã lâu không dùng tới, có lẽ là tụ hội gì đó … Chúng ta chọc không nổi đâu.

Cũng không rõ vì sao nàng lại nói tới chuyện trêu chọc không nổi, nhưng cùng thời điểm đó trong viện bên cạnh, một tiếng nói vang lên:

- Các vị đừng như vậy mà, ta hỏi rõ rồi, hôm nay viện bên cạnh là Sư Sư cô nương tới … Ta không trêu chọc nổi đâu.

- Chẳng qua là một hoa khôi mà thôi, có gì mà không chọc nổi, hơn nữa chúng ta cũng có phải là nhằm vào Lý Sư Sư đâu. Mượn ngươi chỗ này để dùng mà còn lề mà lề mề …

- Ta không có nói như vậy, các vị … các ngươi rõ ràng là tới bới móc. Sư Sư cô nương đang ở bên đó tiếp đãi vài bằng hữu, đừng có ghen tị đến mức như vậy có được không. Nếu đối xử không tốt với Sư Sư cô nương, về sau ta còn mặt mũi nào mà đi Phàn lâu, sao có thể ở trong phong nguyệt tràng ở Biện Lương này nữa. Này, chuyện gì cũng có thể thương lượng mà …

Nam tử có địa vị Tử tước bất đắc dĩ kêu lên, người bên cạnh một đám tiến vào, vẩy nước quét dọn, phủi sạch tro bụi, bày đặt vật phẩm, bắt đầu rầm rầm rộ rộ sắp xếp nơi tụ hội …


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui