One Way Ticket


“Nhẹ thôi em! Đau!”
“Cho chết. Ai bảo đi đánh nhau làm gì?” Lợi Lợi lườm tôi 1 cái.
“…”
“Bộ không sợ đau à?”
“Không sợ.”
“Tại sao?”
“Vì nếu anh có bị thương, anh biết là em sẽ băng bó cho anh.” Tôi gãi đầu cười xòa.
“Xiiiiii, ai mà rảnh rang vậy. Từ nay anh tự lo. Xong rồi đấy.” Em nguýt dài, cái miệng conglên thật dễ ghét.
“Em nỡ bỏ mặc anh sao?” tôi tiu ngỉu.
“Sao lại không?”
“Này thì bỏ này.”
Tôi vật em xuống cù lét. Em cười nắc nẻ trongvòng tay tôi.
Từ cái đêm mà em nhận lời tôi, cái đêm mà chúng tôi trao nhau nụ hôn đầu tiên, tôi và em càng ngày gắn bó hơn. Chúng tôi quấn quit bên nhau mọi lúc không rời. Chúng tôi lân la khắp phố, từ những gánh hang rong cho đến bến tàu tấp nập. Không nơi đâu là ,

không có dấu chân 2 đứa.
Tôi xếp những ngôi sao be bé xếp đầy hũ thủy tinh tặng em. Người ta nói mỗi ngôi sao tượng trưng ột điều ước, tôi thì coi nó như là mỗi một năm chúng tôi được bên nhau. Anh mong sao chúng ta được bên nhauđến hết cuộc đời này, Lợi Lợi…
Đôi khi tôi cố gắng dành dụm, muốn mua 1 món quà ý nghĩa hơn, có giá trị hơn, thì em gạt đi. Em bảo với em không gì quý giá hơn, ý nghĩa hơn bằng tấm lòng. Nếu tôi mua em sẽ giận. Tôi thắc mắc thế tiền không quan trọng sao?Đồng tiền làm ra cực khổ, đáng trân trọng, đáng quý lắm chứ?Em cười hiền dịu. Tiền không phải trên hết, có tiền nhưng không có hạnh phúc thì cũng chỉ là 1 cái xác mà không có linh hồn. Như bố mẹ em suốt ngày cãi nhau, những lúc đó, em chỉ biết đóngchặt cửa phòng rồi khóc. Lúc đó tôi chưa hiểulắm, hoặc giả tôi còn ngu dại. Tại sao có tiền, cuộc sống hạnh phúc thì lại cãi nhau?Trong khi đó nhà tôi nghèo khó nhưnglúc nào cũng tràn ngập tiếng cười?Chính câu nói của em sẽ theo tôi đến mãi sau này, khi mà tôi hiểu thấm thía từng câu từng chữ trong đó.
Đổi lại, em tặng tôi những con hạc giấy, được chính đôi bàn tay nhỏ nhắn của em xếp ra. Chúng trắng tinh như làn da của em vậy. Em bảo em thích màu trắng, thích bầu trời. Em muốn được tự do như những cánh chim, thỏa sức bay lượn. Tôi hỏi, thế có một ngày nào đó, em như cánh chim, bay khỏi cuộc đời tôi không. Em dựa đầu vào lòng tôi mỉm cười, anh là đôi cánh của em, thiếu anh em không thể bay được. Thế thì đi máy bay vậy?Tôi trêu em. Thôi, em sợ độ cao lắm, khôngbay. Tôi cõng em lên vai, chạy dọc bờ sông. Thếnày có đủ cao chưa?Sợ không?Không đủ cao, không sợ, cao thêm nữa đi, hì hì…Giây phút đó, tôi đâu có ngờ được rằng, phi trường là nơi để lại cho tôi nhiều nỗi niềm đau xót nhất…

“Chào bà.” Chúng tôi cất tiếng.
“Hai đứa đến muộn vậy?Suýt nữa là bà dọn hàng.” Bà cụ nhìn chúng tôi cười hiền từ. Nụ cười hiền như của bà ngoại tôi vậy.
“Sao bà dọn sớm thế?Giờ này sớm mà?”
“Giờ buôn bán khó khăn con trai à. Giờ này toàn nhậu nhẹt, ít ai thèm ăn cháo của bà già này nấu nữa.”
Ừ, giờ này ông anh của mình chắc cũng đang chén tạc chén thù với đám chiến hữu mất rồi.
“Có tụi con ăn nè bà.” Em nhanh nhảu.
“Hai đứa bà biết từ nhỏ, lúc nào bà chẳng thương. Đây, của 2 con đây…”
“Dạ cám ơn bà…” hai đứa tôi ăn xì xụp, miệngdính đầy cháo, ngẩng đầu lên nhìn nhau cười nắc nẻ. Bà nói :
“Nhìn 2 đứa bà thấy như trẻ lại. Bà thương lắm, ráng gìn giữ nha con. Không được ăn hiếp con gái của bà đâu nha.”
“Ai ăn hiếp ai còn chưa biết.”
“Anh nói gì?” em véo tôi 1 cái thật mạnh.
“Đấy, bà thấy chưa?Lộ mặt rồi…”
Bà cười làm em đỏ mặt. Lợi Lợi, chừng nào anh còn sống, anh sẽ bảo vệ em, không ai ăn hiếp Lợi Lợi của anh được.
Không ai biết tên bà là gì, tôi thường gọi bà làngoại. Bà không thân không thích, sống một mình trong căn nhà nhỏ nằm sâu trong hẻm. Tôi nhớ mãi lần đầu tiên được mẹ cho tiền tự đi ăn sáng, cầm 2 ngàn trên tay, lúc đó tôi nghĩ số tiền ấy rất lớn. Vội chạy ra chợ, thấy hàng cháo của bà, mùi cháo thơm nghi ngút, bốc khói. Tôi thèm rõ dãi, ngồi xuống như 1 ông chủ, nói với bà :”Cho 1 tô cháo đặc biệt”.
Bà cười hiền, lát sau 1 tô cháo nghi ngút khói đã ngay trước mặt tôi. Tôi vục mặt vào ăn, thoáng cái tô cháo hết sạch. Tôi chùi mép rồi nói với bà:”Tính tiền”
“Hai ngàn rưỡi con à.”
Tôi tái mặt, như đứa trẻ lầm lỗi sợ người lớn trừng phạt. Thấy tôi chần chừ hồi lâu, bà hỏi:
“Sao vậy con?”
“Bà, con có 2 ngàn thôi…” Tôi bẽn lẽn nhìn bà

“Không sao con trai, hôm sau ra trả bà cũng được.” vẫn nụ cười hiền từ đó, bà nói.
“Dạ cám ơn bà.” Tôi như mở cờ trong bụng, xách lấy cặp chạy đến trường.
Hôm sau tôi xin mẹ thêm 500 để trả bà. Lòng tự hứa không ăn tô đặc biệt nữa. Chỉ ăn tô thường thôi.
“Hôm nay ăn tô đặc biệt nữa hả con?”
“Da. Tô thường thôi…”

“Bao nhiêu vậy bà?”
“Hai ngàn con ạ.”
Tôi vui vẻ trả tiền cho bà, đưa thêm 500 thiếu hôm qua rồi vội đến trường.
Từ đó, tôi trờ thành khách hàng thường xuyên của bà. Mãi sau này tôi mới biết. Hàng cháo của bà không có tô thường hay tô đặc biệt gì cả, chỉ có 1 loại và giá là 2 ngàn rưỡi. Lúc đó tôi mới sực nhớ, lúc nào tô của tôi cũng nhiều hơn những tô khác. Hỏi bà thì bà bảo:”Học sinh ăn nhiều mới có sức , ráng học nghen con.” Và bà vẫn chỉ lấy tôi 2 ngàn mặc dù tôi nằng nặc trả đúng giá.
2011
Trời vào đêm.
Khung cảnh đã thay đổi đi nhiều so với trước, nhưng hàng cháo của bà vẫn vậy, vẫn những cái bàn, cái ghế thân thuộc nơi mà tôi và em đã từng ngồi đây, đút cho nhau ăn, lau miệng cho nhau, rồi cùng cười cùng nói.
“Bà ơi.”
“Cậu dùng gì hả cậu?”
Nhìn bà yếu hơn trước nhiều lắm. Lưng đã còng hơn trước, mái tóc đã bạc phơ. Và giá cháo bây giờ cũng đã lên 5000 ngàn. Con người đổi khác, vật cũng khác.
“Cho 1 tô đặc biệt nha ngoại.” tôi nháy mắt
“Cậu…”

“Con trai của ngoại đây.”
“Trời ơi thằng bé. Con trai của tôi. Đi đâu mà biền biệt thế hả con?” nước mắt ngoại lưng tròng. Tôi cũng không kiềm được.
“Đi đâu không quan trọng, bây giờ con đã về. Về vớ hàng cháo của ngoại.”
“Con gái của ngoại đâu con?Vẫn không về à?”
Tôi lắc đầu, phải rồi, cảnh vật đã đổi, và con người cũng vậy. Thiếu em, thiếu đi niềm vui trọn vẹn.
“Thôi con ngồi, ngoại làm cháo cho con ăn.” Bà gạt nước mắt.
“Hình như giá cả thay đổi phải không bà?” tôi hóm hỉnh.
“Đồ quỷ, với mày thì vẫn 2000 thôi con ạ.”
Nhìn tô cháo trước mặt, trong đầu tôi vẫn cònvang lên câu nói
“Mình đi ăn cháo nha anh.”

Lợi Lợi


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận