“Lão tổ Bốc Ninh.” Tiểu Hắc trả lời lại lần nữa.
Cậu được tạo nên từ linh vật còn sót lại của Bốc Ninh, nên khi nhắc đến vị này, giọng điệu chợt hết sức trang nghiêm và cung kính, ngay cả tư thế quỳ sát đất cũng không hề thay đổi.
Nhưng cả đám người đứng sau lưng cậu lại tràn đầy kinh ngạc.
Trương Lam há miệng, sửng sốt không thể tin nổi suốt ít lâu sau mới nói nổi một câu: “Bớt đùa đi, sao lại như thế được?”
Tiểu Hắc đứng dậy rồi lại quỳ rạp xuống đất lần nữa, bái lạy lần thứ hai rồi nói: “Thật mà.”
Môi của Trương Nhã Lâm khép mở rất nhiều lần, nói một cách cường điệu: “Đúng là đá trận của lão tổ Bốc Ninh có dấu ấn, nhưng không liên quan gì tới tên của ngài ấy đâu.
Cậu đừng trông có chữ ‘Bặc’ và chữ ‘Ninh’ thì tự động cảm thấy trận này là của ngài ấy.”
“Đúng thế.” Trương Lam lập tức hùa theo, “Chú mày đừng có tính sai chớ.”
Thực ra lời nhắc nhở này hơi thừa thãi.
Đúng ra họ phải biết rõ hơn bất kỳ ai hết rằng Bốc Ninh đặc biệt như thế nào đối với Tiểu Hắc, bởi thế cậu sẽ không liều lĩnh nhận người bậy bạ.
Quả nhiên Tiểu Hắc trả lời: “Tôi biết.”
Cậu vừa nói thế xong, Văn Thời đã có mặt trước đám cỏ khô kia.
Tảng đá bị phơi bày vốn trông chẳng có gì lạ.
Sau khi bị tay người lau qua, nó lại ánh lên một vệt sáng trong, nhìn như một mặt kính bóng loáng.
Dấu ấn nằm ở góc phải mé dưới của tảng đá như ẩn như hiện.
Văn Thời chỉ mới liếc sơ thôi cũng đã nhận ra dấu ấn đó…
Đúng là Bốc Ninh.
Người đời ai cũng thích để lại chút dấu vết trên đồ đạc của mình, ví dụ như họa sĩ ẩn náu tên mình trên bức tranh, nhà văn để lại lời nhắn sau tác phẩm của mình.
Người vẽ bùa thì viết tên xin mời nào đó trên giấy, kẻ bày trận cũng có chú trọng riêng về vụ này.
Đa số họ sẽ để lại tên húy của mình trên đá trận, nhưng chỉ ngoại trừ hai người trong nhận thức của Văn Thời —— đó chính là Trần Bất Đáo và Bốc Ninh.
Người phía trước không có tên húy để ghi, còn người đằng sau lại không để tên đúng.
Tiếng bước chân vội vàng vọng đến, mấy người còn lại đều đã tới đây.
Trương Lam nói nhấn mạnh với Tiểu Hắc: “Nghe đồn lão tổ Bốc Ninh thích để lại chữ ‘Bắc’ mà, chú mày chắc chắn mình không nhìn nhầm hả?”
Cô vừa dứt lời vừa nằm bò xuống đất để phân biệt một phen với thái độ không tin tà ma, sau đó mở to hai mắt ngửa đầu nói với mọi người: “Thôi gặp quỷ rồi bây ơi, đúng thiệt rồi… nhưng chữ ‘Bắc’ này viết hơi lạ.
Nhã Lâm, em tới xem thử đi?”
Bà cô đang trong trạng thái không thể tin được, túm đại người đến để xác nhận.
Ánh mắt của cô lướt một vòng quanh cả bọn, ngừng lại trên người Tạ Vấn một chút trước và nói: “Ma ốm, chẳng phải cậu đọc nhiều sách lắm à? Từng thấy dấu ấn mà Bặc Ninh để lại chưa?”
Văn Thời ngước thấy Tạ Vấn đang đứng bên cạnh, mắt rủ thẳng xuống đất, lẳng lặng dừng lại trên đá trận trong phút chốc rồi đáp: “Từng thấy.”
Trương Lam: “Nó dài như thế này hả?”
Tạ Vấn: “Ừ, gần giống thế.”
Trương Nhã Lâm cũng đã phân biệt xong, hắn nói: “Sai thì hẳn là không sai đâu, nhưng quả thực chữ ‘Bắc’ này trông hơi lạ.”
Hạ Tiều cẩn thận xen mồm: “Vì sao lại để lại chữ ‘Bắc’, có ai nghe nói gì không ạ?”
“Nghe đâu nó tượng trưng cho Bắc trong bốn hướng cũng như xuất thân của ngài ấy, vì ngài ấy là người đến từ phương Bắc.” Trương Lam giải thích.
Cô chuyên tu bùa chú, nhưng lại thông thạo nhất đường tu bà tám tin đồn, vừa đề cập tới mấy điều này là sẽ luôn há mồm bay chữ.
Nhưng sau khi nói xong, Văn Thời và Tạ Vấn lại cùng nhìn sang cô.
Trương Lam cảm thấy khó chịu: “Nhìn bà làm gì? Thì bà nghe người ta nói thế đấy.”
Cô nói thản nhiên lắm, nhưng Văn Thời lại chợt có một cảm xúc khá phức tạp.
Đã nhiều năm trôi qua như vậy, anh luôn hiếm khi nghe thấy mấy lời đồn đãi này, nhưng lâu lâu cũng khó tránh vài câu lọt vào lỗ tai.
Trước đây chưa có ký ức thì còn ổn, lúc nghe chỉ cảm thấy mờ mịt như thể có một làn sương mù che phủ trước mặt, anh chỉ xem đó là chuyện của người khác không liên quan gì tới mình thôi.
Nhưng giờ đã khác.
Trương Lam kể rõ những tin đồn đó như thế nào, trong đầu anh sẽ hiện ra cảnh tượng tương ứng như thế nấy.
Nhân vật vẫn vậy, nhưng mà câu chuyện thì hoàn toàn khác biệt.
…
Văn Thời nhớ rõ hồi đó tuổi họ còn chưa lớn lắm, chừng mười tuổi hơn.
Với tính tình của bọn thiếu niên trong khoảng tuổi đó, họ thường thích tán gẫu với nhau giữa lúc luyện công.
Chung Tư là một người ưa nói, miệng không bao giờ chịu ngậm lại.
Cứ hỏi y bất kỳ chuyện gì trên núi dưới núi, y cũng sẽ biến đổi đa dạng rồi lải nhải liên miên, nói bù cho một Văn Thời kiệm lời.
Thế nên mặc dù chỉ có lác đác vài người, sườn núi Tùng Vân lại là một nơi náo nhiệt.
Văn Thời không nhớ rõ hôm đó đề tài gì đã nổi sóng trong đám bọn họ.
Anh chỉ nhớ như in rằng Chung Tư cầm một túi đá vụn, rầm một tiếng trải đầy bàn đá trên bệ luyện công, vừa phủi đi bụi bặm trên quần áo vừa nói với Bốc Ninh và Trang Dã: “Ây da, mấy cục đá có hình thù độc đáo trên khắp ngọn núi đều đã bị đệ lụm về hết trơn, vất vả lắm đấy ——”
Văn Thời nghiêng người sau lưng y rồi bay lên một gốc cây già, ngồi xuống mấy cành cây mọc tràn lan như thể chúng là nệm giường, thả một cái chân dài xuống, dựa lên thân cây và sửa sang lại dây rối.
Kim sí Đại bàng lượn vòng tới đây như một chú diều hâu, thế rồi còn ngoạm một phát lên ót của Chung Tư trước khi đáp xuống trên bả vai của Văn Thời nữa.
Chung Tư che đầu lại, cà lơ phất phơ sửa mồm: “Ối, đệ vừa mới nói bậy đó, chủ yếu là đệ… và sư đệ đã thả rối để đi tìm đá cho mọi người.
Đại bàng cũng muốn phụ giúp, nhưng đệ không dám để nó động tay vào.
Đệ sợ nó sẽ làm cho cả ngọn núi này sụp đổ rồi biến chúng ta thành mấy kẻ mù lòa mất.”
Kim sí Đại bàng mới rồi còn đứng yên trên vai Văn Thời, nghe thế xong thì định vỗ cánh tới ngoạm thêm phát nữa.
Y vừa thấy vậy đã rụt mình lại, lập tức ôm đầu bảo: “Chủ yếu vì đệ sợ sư phụ biết được, cảm thấy chúng ta không làm việc đứng đắn gì mà cứ chơi mãi mấy trò vớ vẩn thôi.”
Văn Thời tựa lên thân cây thốt ra một câu lạnh lẽo: “Hắn đã biết.”
“…”
Chung Tư hiển nhiên hơi hết hồn.
Trên thực tế, Trần Bất Đáo chỉ khá nghiêm lúc họ còn nhỏ.
Khi cả bọn ra dáng đã lớn, người nọ không can thiệp vào chuyện gì nữa, thậm chí cũng có thể xem như là luôn bao dung mọi việc và vô cùng tốt tính.
Nhưng Trần Bất Đáo trời sinh đã luôn tỏa ra một hơi thở xa cách, người bình thường luôn không dám đến gần.
Bởi thế vừa nhìn thấy người nọ, mấy tên đồ đệ vẫn sẽ lặng thinh và hơi sợ, làm gì cũng với bộ dáng ‘lỡ bị sư phụ biết được thì sẽ xong đời’.
Thực ra là Trần Bất Đáo biết hết mọi thứ, nhưng mà cũng chưa thấy đứa nào xong đời cả.
Chung Tư đứng hình vài giây rồi lại quay về với bản tính thích pha trò.
Đứng như không đứng chống tay lên bàn, hất cằm chỉ vào mấy cục đá vụn và nói: “Đến đây nào các sư huynh nghèo mà thanh cao.
Cứ chọn cục mình thích, đệ sẽ trả phần còn dư lại về chỗ cũ.”
Trang Dã nói: “Huynh đâu có thanh cao.
Dù huynh có mò trúng đá ở bất cứ nơi nào cũng có thể bày trận cả mà.”
Chung Tư chu môi với Bốc Ninh: “Đâu có nói huynh, đệ nói cái vị này nè.
Đồng xu cũng chơi mà cát đá cũng chọn tất.
Đệ rất muốn xem thử đệ ấy có thể làm gì với cục đá này.”
Bốc Ninh “à” một tiếng, liếc y một cái, móc ra một chiếc túi vải nhỏ sạch sẽ từ trong tay áo và lựa chọn mấy cục trong đống đá vụn.
Văn Thời cũng ngó kỹ.
Mấy cục đá này chẳng có gì đặc biệt ngoại trừ dáng vẻ tròn trịa và có chút hoa văn.
Chung Tư buồn bực lắm.
Y cầm lấy một viên rồi ước lượng trong tay, song lại bị Bốc Ninh đẩy ra, thế nên y hỏi ngay: “Sao lại chọn mấy cục này? Huynh cũng chẳng thấy đệ đánh giá tỉ mỉ gì hết.
Đệ chọn bằng cách nào?”
Bốc Ninh: “Bằng nhãn duyên.”
Chung Tư nhìn hắn bằng nửa con mắt khoa trương rồi gom lại mấy cục đá vụ còn dư.
Bốc Ninh không phản ứng với hắn, tiện tay nhặt lấy một nhánh gỗ nhỏ và viết gì đó lên vài cục đá vừa được lựa chọn.
Chung Tư thò đầu tới nhìn: “Viết gì đấy?”
Trang Dã đứng kế bên giải thích: “Dấu ấn.
Mặc dù vạn vật đều có linh, nhưng đá có lưu dấu thì dùng vẫn tốt hơn.”
“À, hiểu rồi, khắc tên lên thì nó sẽ thuộc về mình, đúng không?” Chung Tư ngoảnh đầu đọc dấu ấn mà Bốc Ninh ghi lại, “… Đệ vẽ cái gì thế này?”
Vẻ mặt của Bốc Ninh trông rất ngạc nhiên: “Huynh không biết chữ hả?”
Chung Tư tức giận bảo: “Đi chết đi, sao đệ lại không nói mình viết chữ xấu quá chớ? Huynh thấy nó nhìn giống chữ Bắc, nhưng lại cảm thấy hơi lạ, chữ Bắc thật hả?”
Bốc Ninh: “Không phải.”
Chung Tư: “Vậy nó là gì?”
Bốc Ninh: “Đệ bịa ra thôi.”
Chung Tư: “Vậy đệ còn chê huynh không biết chữ ư???”
Bọn họ tranh cãi ầm ĩ, Trang Dã luôn mồm ba phải “được rồi được rồi”, Văn Thời thì khoanh tay xem kịch.
Ai dè tối đó, lúc tắt đèn định đi ngủ, Văn Thời lại nghe cửa phòng bị gõ vài tiếng.
Cậu quăng dây rối kéo cửa ra, Trần Bất Đáo đang cầm đèn đứng ngoài đó.
“Không phải ngươi xuống núi rồi hả?” Văn Thời bất ngờ khi nhìn thấy hắn.
“Lại không thưa hỏi phải không?” Trần Bất Đáo nhướng mày nhìn cậu một cái.
Văn Thời im ru nhìn chòng chọc hắn một lát, môi mấp máy vừa định lên tiếng đã nghe hắn bảo: “Thôi quên đi, biết con muốn gọi gì rồi, cứ nuốt ngược về lại đi.”
Hắn lắc đầu vu vơ một cái rồi bước vô phòng, buông tay để một thứ gì đó lên bàn.
Khi trở về từ dưới chân núi, hắn thường sẽ mang chút đồ hiếm lạ cho Văn Thời.
Nhưng hắn rất biết cách trêu người, cũng không đưa ra hết mọi thứ một lần.
Chỉ khi Văn Thời im lìm không hé răng bởi một vài chuyện hoặc chứng kiến cảnh buồn nào đó trong lồng, hắn mới có thể thả ra vài thứ để khiến cậu vui lên.
Đây gần như đã trở thành một sự ăn ý qua lại giữa sư đồ.
Hiếm khi nào lại tự cho ra hết như vậy, như thể đối phương hơi không yên lòng.
Văn Thời nhìn chằm chằm Trần Bất Đáo một lúc rồi hỏi: “Đã có chuyện gì xảy ra dưới chân núi sao?”
Trần Bất Đáo đang định đi ra ngoài, nghe thế thì nói khá sửng sốt: “Không có gì, con ngủ đi.”
Văn Thời ngoan cố không chịu nhắm mắt lại mà vẫn nhìn hắn chăm chú.
Trần Bất Đáo đã định bước ra khỏi cửa, song lại ngoảnh đầu nhìn thử rồi bật cười bảo: “Nhìn chằm chằm vào ta làm gì?”
Hắn chỉ đứng đằng cửa và tán dóc vài câu với Văn Thời.
Mãi đến khi làm cho đồ đệ trở nên thả lỏng, không còn dáng vẻ trợn mắt thẩm vấn kia nữa, hắn mới đứng thẳng người dậy.
Trước khi đi, hắn chợt nhớ ra một điều và hỏi: “Nghe bảo Bốc Ninh để lại một dấu ấn rất đặc biệt trên đá trận nhỉ?”
Văn Thời khá sửng sốt.
w๖ebtruy๖enonlin๖e
Trần Bất Đáo duỗi tay chỉ về phía giá đứng cho chim: “Con đi mà trừng nó, nó đã cáo trạng đấy.”
Kim sí Đại bàng lẳng lặng rụt đầu vào trong đám lông, làm bộ giả chết.
Văn Thời suy nghĩ rồi nói: “Nhìn giống chữ Bắc, nhưng hắn bảo là không phải.”
Trần Bất Đáo: “Vậy nó có nói là vì duyên cớ gì không?”
Văn Thời: “Hắn nói là chữ tự bịa ra, nhưng mai sau nó sẽ có dính líu tới hắn.”
Trần Bất Đáo gật đầu.
Gò má của hắn ánh lên dưới tia sáng, vì tròng mắt đang buông xuống, nên trông có vẻ hơi sững sờ.
Bốc Ninh thông linh bẩm sinh, thể chất lại đặc biệt, đôi lúc làm gì thì mọi người cũng sẽ hỏi một hai câu.
Đây là một chuyện thường thấy, nhưng Trần Bất Đáo ít khi hỏi tới lắm.
Văn Thời nhìn hắn, không nhịn được phải hỏi: “Có vấn đề gì về chữ đó hả?”
Trần Bất Đáo lấy lại tinh thần, cười một cái bảo: “Có lẽ chữ đó cũng có dính líu tới ta đấy.”
…
Trương Nhã Lâm phân biệt xong thì đứng dậy nói: “Hẳn là đúng rồi, đây chính là trận của lão tổ Bốc Ninh.”
Văn Thời giật mình hoàn hồn, chỉ thấy sắc mặt của Trương Lam lập tức cứng lại: “Nếu thực sự là trận của Bốc Ninh, thế thì phiền toái rồi đây.
Ai cũng biết, trận mà Bốc Ninh để lại chỉ có thể đếm được trên đầu ngón tay.
Đã tới bây giờ mà dấu ấn còn sâu đến thế, điều đó cho thấy trước đây nó là một đại trận ghê gớm.
Vậy không phải chỉ có mỗi…”
Trương Lam im lặng một lát, mắt nhìn sang mọi người: “Cái trận đã phong ấn vị kia và khiến hắn mãi không thể bước vào vòng luân hồi kia thôi hả?”
Khi lời của cô vừa dứt, Văn Thời đột ngột ngước nhìn về phía người đang đứng bên cạnh.
Giây phút đó, sấm sét lại chợt nổi dậy phía chân trời, tia chớp sáng bừng chiếu rọi trên người Tạ Vấn.
Hắn vẫn rủ mắt nhìn đá trận dưới đất, vẻ mặt trắng bệch vương vấn hơi thở ốm yếu, song lại không thể nhìn ra bất cứ biểu cảm gì.
Đây là lần đầu tiên Văn Thời nghe người khác nhắc đến chuyện này sau khi khôi phục một phần ký ức.
Nó đã không còn là mẩu chuyện lạ lẫm cách biệt núi biển và thời gian trong tiểu thuyết và lời đồn, mà nó lại mang đến cho anh một cảm giác chân thực.
Anh tự dưng nhận ra người đời sau này luôn bảo rằng Trần Bất Đáo đã sớm trở thành một kẻ hồn vía tiêu tan, dù có luân hồi cũng không tìm ra bóng dáng.
Mà tên của tất cả các thân đồ đều có mặt trong câu nói “Trần Bất Đáo đã bị phong ấn” trên những trang giấy đồn thổi đó…
Bao gồm cả bản thân Văn Thời.
Khoảnh khắc ấy, anh bỗng rất muốn tìm cho ra đoạn ký ức đó, muốn biết mọi chuyện lúc ấy rốt cuộc ra sao, đã có chuyện gì xảy ra với Trần Bất Đáo, mà bản thân anh cũng đã làm những gì.
Nhưng dù anh có cố đến đâu cũng chẳng nhớ nổi.
Đoạn ký ước đó như đã bị một miếng vải che kín lại, gió không thổi lọt, một tia sáng nhỏ cũng không thể xuyên thấu.
Anh nhìn người nọ và phát hiện mình chỉ biết bản thân đến từ đâu, song dù ráng tới cỡ nào cũng không nhớ nổi chốn về.
Mà Tạ Vấn chỉ lặng yên rất lâu rồi đưa mắt nhìn sang anh, sau đó cong mắt lên một cái.
Tựa như cảnh hắn thường cười nói với Văn Thời không biết bao nhiêu lần hồi ngàn năm về trước: “Chỉ là chút chuyện nhỏ thôi.”
▓▒░(°◡°)░▒▓
Chú thích nhẹ:
(*) Dính líu (tên chương): nguyên văn là 渊源, có nghĩa là ngọn nguồn, nguồn gốc – cũng có thể hiểu là việc viết tên lên đá của Bốc Ninh bắt nguồn từ Trần Bất Đáo.
(*) Bước vào vòng luân hồi: giải thích theo kiểu trái ngược thì chắc sẽ dễ hiểu hơn (đối với mình) – thoát khỏi luân hồi có nghĩa là lìa đời, là quyết định không đầu thai vào trần gian, là không luân chuyển trong 6 cõi sau khi chết đi, và cũng là giải thoát, điều Văn Thời hướng tới khi bước qua cửa vô tướng (Thư viện Hoa Sen).
(*) Anh nhìn người nọ và phát hiện mình chỉ biết bản thân đến từ đâu, song dù ráng tới cỡ nào cũng không nhớ nổi chốn về: ẩn ý là Văn Thời chỉ nhớ được những điều vụn vặt chứ không nhớ được chốn về, tức Trần Bất Đáo cùng những chuyện liên quan đến hắn.
Học vỡ lòng nhe mọi người, chồn về = Trần Bất Đáo.
HẾT CHƯƠNG 71 („• ֊ •„).