Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh


Kinh văn: "Ngũ, ngôn khả thừa lĩnh.

Lục, ngôn tắc tín dụng".

Đây là nói lìa ác khẩu thì thành tựu tám loại tịnh nghiệp.

Chúng ta đã nói qua bốn loại rồi, hiện tại chúng ta xem loại thứ năm.Loại thứ năm: "Ngôn khả thừa lĩnh"."Thừa" và "lĩnh" đều là ý nghĩa của tiếp nhận, không chỉ là tiếp nhận mà còn hoan hỉ tiếp nhận.

Ngôn ngữ nhất định phải ôn hòa thì tự nhiên liền sẽ cảm động người, để đối phương cảm động sâu sắc, vĩnh viễn không quên, vậy thì bạn thành công.Khi còn trẻ, tôi làm việc ở cơ quan chính phủ.

Công việc tuyệt nhiên không bận rộn lắm, nên lúc rảnh rỗi chúng tôi ngồi xem sách, xem báo chí.

Thanh niên chúng tôi tương đối phóng túng, khi ngồi thân thể hoàn toàn dựa vào lưng ghế, làm hai chân trước của ghế bị nhấc bổng lên, ngồi dựa như vậy thì cảm thấy rất thoải mái.

Lãnh đạo của chúng tôi từ phía sau đến, xem thấy vậy, ông vỗ vào vai tôi và nói: “Cách ngồi này của anh rất nguy hiểm, dễ dàng té ngã”.

Lời nói của ông rất ôn hòa, cho nên tật xấu này của tôi từ đó liền thay đổi hết.

Nếu như ông kêu bạn mắng cho một trận thì hiệu quả sẽ ngược lại, vì khi ông ấy đi rồi, ta vẫn ngồi dựa như thế.

Cho nên, bạn mới biết được chân thật làm sự nghiệp lớn và nhân vật lớn không như nhau.

Ngạn ngữ thường nói: "Diêm vương dễ thấy, tiểu quỷ khó trốn".

Càng là nhân vật lớn càng có thể bao dung, ôn hòa; càng là tiểu quỷ càng nổi sung mắng người, càng biểu thị ta đây.

Sự việc này mọi lúc mọi nơi, chúng ta đều có thể quán sát thấy được.Chúng ta học theo Phật Bồ-tát thì phải giúp tất cả chúng sanh đoạn ác tu thiện.

Tập khí ác, tâm bệnh ác của chính mình vẫn không thể sửa thì làm sao có thể dạy người khác? Bạn nói một đường nhưng bạn làm một nẻo, điều này không thể làm cho người sanh khởi tín tâm, không thể khiến người cảm nhận được.

Khi vừa gặp mặt, người ta nhìn sắc mặt của bạn, vừa nghe âm thanh của bạn thì người ta liền nhìn thấu được bạn, Luận ngữ gọi là “nhân yên sấu tai”.

Cho nên, trong nhà Phật tại sao đem Bồ-tát Di Lặc để ở ngay cửa lớn? Để bạn đầu tiên nhìn thấy thì phải học Bồ-tát Di Lặc là mỉm cười đón người, lời nói ôn hòa.

Dùng lời nói khó nghe hơn hoặc lời nói mềm diệu để biểu đạt sự trách cứ người thì người nghe cảm nhận đều không như nhau, người ta nghe rồi cũng cảm ân, cảm kích bạn, nhà Phật gọi đây là "ái ngữ".

Ái ngữ là lời nói thương yêu chân thật, không nhất định là bạn ưa thích nghe, nhưng chắc chắn có lợi ích đối với bạn.

Vì sao bạn không ưa thích nghe? Vì tâm bệnh tập khí quá nặng.

Thánh hiền giáo huấn chúng sanh, các Ngài không bao giờ tùy thuận tâm bệnh tập khí của bạn.

Tùy thuận tập khí của bạn là hại bạn, giúp bạn đọa lạc; điều chỉnh tâm bệnh tập khí của bạn thì đây chân thật là ái ngữ.

Tuy nhiên trong lời ái ngữ phải khiêm tốn, phải hòa kính, chân thật yêu thương đối phương.

Sau khi đối phương nghe rồi vĩnh viễn cải đổi lại thì bạn thành công rồi.

Nếu trước thuận, sau quấy thì bạn vẫn bị thất bại, bạn làm không được thành công.

Cho nên, bốn loại khẩu nghiệp là vọng ngữ, hai lưỡi, ác khẩu, thêu dệt chắc chắn không nên phạm.Loại thứ sáu: "Ngôn tắc tín dụng".Bạn là người thành thật thì lời nói của bạn người ta tin tưởng, không chỉ biểu hiện ngay trong lời nói mà nhất định phải biểu hiện ở trên sự thật.

Lời nói có tín, nhất định phải tuân thủ.

Phật pháp là nói trí tuệ, Phật Bồ-tát là nói đạo nghĩa, thế nhưng có lúc ở trong tình hình đặc thù, lời nói có thể không giữ tín dụng, sự việc có thể không cần có kết quả.

Trong tình hình đặc thù phải phù hợp đạo lý, không trái ngược đạo nghĩa, có thể thị hiện làm sự việc cho kết thúc.Có một lần, khi tôi còn ở Đài Trung, đạo tràng Chùa Thiền Lâm mời tôi giảng Thiền Lâm Bảo Huấn và Phật Học Thường Thức cho họ.

Phân lượng của Thiền Lâm Bảo Huấn rất lớn, còn Phật Học Thường Thức là do lão cư sĩ Lý Bĩnh Nam biên soạn, số lượng không nhiều.

Tôi còn nhớ, khi tôi giảng đến bài thứ mười một thì trong chùa xảy ra vấn đề.

Chùa mới xây rất đẹp, rất trang nghiêm, do một số đệ tử của lão Hòa thượng đến khắp nơi hóa duyên.

Đạo tràng này vừa xây xong thì ngay sau đó trong đồ đệ cãi nhau, tranh địa vị, tranh quyền lực.

Người này nói tôi đã bỏ ra bao nhiêu tiền, tôi phải làm thầy giám tự; người kia nói tôi đã bỏ ra bao nhiêu tiền, tôi phải làm thầy tri khách.

Ngày ngày họ cãi nhau, cãi đến thật là khó coi.

Lão Hòa thượng xem thấy tình hình này cũng không biết làm cách nào, đành phải tránh mặt.

Tôi quay lại Đài Trung, báo cáo sự việc này với lão sư Lý.

Thầy nói: “Thôi đi! Không nên đến đó nữa”.

Tôi nói: "Con chưa giảng xong".

Thầy nói: “Chưa giảng xong cũng không hề gì”.

Đây chính là gì? Là nghĩa.

Trong đạo tràng không hòa thuận, chúng ta đến giảng cũng không ích gì, cho nên chưa giảng xong cũng có thể gián đoạn.

Nghĩa là có nên hay không nên.

Chúng ta đều biết, tăng đoàn của Phật pháp là "tăng đoàn hòa hợp", nếu ngày ngày cãi nhau, ngày ngày tranh danh đoạt lợi thì giống thứ gì chứ.

Tuy ngày ngày chúng ta giảng, nhưng một câu họ cũng không nghe lọt vào, vì nếu thật nghe thì họ liền có thể buông xả, tranh những thứ này để làm gì? Những người này không có trí tuệ, không thông minh.Người chân thật có trí tuệ thì các bạn muốn tranh, thảy đều cho bạn hết, làm thanh chúng thì thoải mái nhất.

Ở đạo tràng giống như người làm công quả vậy, bất cứ việc gì cũng đều không lo lắng, không có bất cứ trách nhiệm nào, “bạn phân phối công việc cho tôi, tôi thành thật, trung thực đem việc làm cho tốt”, vậy thì không gánh lấy trách nhiệm nhân quả.

Người hiểu tường tận đạo lý này thì không nhiều.

Nếu tường tận rồi thì họ không tranh, không những không tranh mà còn nơi nơi nhường nhịn.

“Bạn mời tôi làm, tôi chưa chắc đã làm”, vì sao vậy? Làm việc phải gánh vác trách nhiệm, làm không được tốt là có lỗi; làm tốt rồi là việc nên làm.

Những đạo lý này Nho cùng Phật đều nói được rất rõ ràng.Hôm nay, chúng ta ở đây nói đến tín dụng, phải biết ở trong tình huống đặc thù, nếu trái với đạo nghĩa thì có thể bội tín.

Chúng ta xem thấy người xưa, trong cổ thánh tiên hiền cũng có bội tín, đó có phải là lỗi lầm hay không? Không phải! Tất cả là lấy đạo nghĩa làm tiêu chuẩn, phù hợp đạo nghĩa thì nhất định phải thủ tín, nhất định làm đến viên mãn.

Đây là việc nên làm.Loại thứ bảy: "Ngôn vô khả cơ".Chữ "cơ" này, dùng lời hiện tại mà nói là nghị luận, phê bình.

Ngôn ngữ của bạn không có người có thể phê bình, vì sao vậy? Vì chính xác.

Người xưa rất xem trọng lời nói, cho nên có câu: "Bệnh từ miệng mà vào, họa từ miệng mà ra".

Vì vậy, lời nói không thể không cẩn trọng, nói nhiều quyết không phải là việc tốt.

Bạn nói nhiều thì ông chủ của bạn, lãnh đạo của bạn chắc chắn sẽ không trọng dụng bạn, vì sao vậy? Dễ làm hỏng việc.

Cẩn ngôn, cẩn hạnh là điều mà người lãnh đạo của các ngành các nghề đều xem trọng, con người này có thể thành tựu, người không giỏi cũng vui mà bồi dưỡng.

Nếu là người nhiều lời phiếm, nhiều lời thừa, ưa thích đùa cợt, thì họ quyết sẽ không trọng dụng bạn vì sợ bạn làm hỏng việc.

Trung Quốc thời xưa dạy trẻ nhỏ thì bắt đầu dạy chúng phải cẩn ngôn, cẩn hạnh.

Hiện tại, chúng ta xem thường đối với giáo học này.

Lời nói nhiều, lời nói không có trách nhiệm đương nhiên người ta sẽ chỉ trích bạn nhiều, phê bình bạn nhiều, bạn làm sao có được tín nhiệm của người khác?Loại thứ tám: "Ngôn tận ái lạc".Chữ “lạc” này đọc trại âm, không đọc là "lạc" mà đọc là "nhạo".

"Nhạo" là ưa thích tiếp nhận, hoan hỉ tiếp nhận, ngôn từ bạn nói ra người khác đều ưa thích tiếp nhận.

Tất cả nghề nghiệp ở thế xuất thế gian, không luận lớn nhỏ, quyết không phải do một người tạo thành, càng là sự nghiệp lớn càng cần có nhiều người.

Đoàn thể Cư Sĩ Lâm Singapore có đến hai, ba chục ngàn người, nên mới có thể thành tựu sự nghiệp giáo hóa một phương, không có nhiều người như vậy thì làm sao được? Một đoàn thể lớn như vậy, người lãnh đạo sẽ nhiều, trong hội đổng sự có mấy mươi người cùng nhau kế hoạch, cùng nhau lãnh đạo.

Ngôn ngữ là điều kiện thứ nhất, khai hội lấy ý kiến lẫn nhau không thể rời khỏi ngôn ngữ.

Người lãnh đạo tuyên bố với mọi người cách nghĩ, cách thấy, cách làm của họ, nhưng nếu mọi người nghe không được hoan hỉ thì sự nghiệp này không thể thành tựu.

Do đây có thể biết tính quan trọng của lời nói, bồi dưỡng từ chỗ nào? Học tập từ chỗ nào? Đều ở ngay trong cuộc sống thường ngày.

Bạn thấy người sẽ nói chuyện, nói chuyện chính là để bạn rèn luyện, để học tập, nhất là bạn phải xem ở người nhiều.

Lỗi lầm của chính mình rất không dễ dàng phát hiện, còn lỗi lầm của người khác thì rất dễ dàng phát hiện.

Khi phát hiện lỗi lầm của người khác mà chính mình không thể bao dung, dễ dàng phê bình hủy báng thì chính mình tạo nghiệp.

Lỗi lầm của người khác, rốt cuộc là thật hay là giả có lỗi lầm? Điều này tuyệt nhiên không rõ ràng, trái lại chính mình tạo thành lỗi lầm nghiêm trọng.

Sự việc này thì quá nhiều quá nhiều.

Chúng ta từ sớm đến tối thường hay phạm nhưng không hề biết, không có người nói với bạn, cũng không có người nhắc nhở bạn, vì sao vậy? Vì họ không muốn kết oán thù với bạn.Trong lễ xưa, đối với một người trưởng thành thì phải rất tôn kính họ.

Bạn có điều không tốt thì đối với bạn kính mà không gần, không thể nói bạn có lỗi lầm.

Người hiện tại rất dễ dàng đắc tội với người, dễ kết oán thù đối với đại chúng xã hội, còn người xưa không kết oán thù với người.

Bạn có lỗi lầm, tôi sẽ không nói ngay mặt bạn, cũng không nói sau lưng, đây là thành tựu đức hạnh của chính mình.

Người nào nói lỗi lầm của bạn? Là cha mẹ, thầy giáo của bạn, những người này có quan hệ mật thiết với bạn.

Bạn bè có tốt hơn, xem thấy bạn có lỗi lầm thì nhiều nhất là khuyên bạn hai, ba lần, sẽ không khuyên bạn hơn ba lần, hơn ba lần thì biến thành người thù.

Dân tộc chúng ta có thể kéo dài mấy ngàn năm mà không bị tiêu mất, chính là có đạo lý này trong đó.

Ngày nay, người Trung Quốc đem giáo huấn của tổ tông hoàn toàn bỏ mất hết thì có khả năng vong quốc diệt chủng.

Nếu như chúng ta không quên di huấn của tổ tông, thì tuy chịu khổ nạn nhưng không đến nổi vong quốc diệt chủng, việc này phải nên biết.Các vị đọc qua lịch sử thì biết, trong bốn đại văn minh cổ xưa trên thế giới thì ba nước đã mất rồi, chỉ còn có Trung Quốc.

Bạn muốn hỏi vì sao Trung Quốc còn? Giáo hóa của tổ tông chúng ta là chân lý, chỉ cần ghi nhớ y giáo phụng hành, dân tộc cổ xưa này vĩnh viễn sẽ không suy.

Hiện tại, văn hoá phương Tây xảy ra vấn đề, xã hội động loạn, không tìm được phương pháp để đối trị, cho nên rất nhiều học giả phương Tây đề xướng phải học tập với phương Đông về ngôn luận (phương Đông là Trung Quốc).

Phật pháp truyền đến Trung Quốc 2000 năm trước, chúng ta mở kinh điển xem Phật Bồ-tát dạy chúng ta thế nào? Mỗi câu, mỗi chữ đều là lời hay.

Người xưa đã nói: "Thế gian hảo ngữ Phật thuyết tận", lời nói này không sai, chúng ta làm sao có thể không cảm kích Phật Bồ-tát?Đây là nói lìa ác khẩu có tám điều tốt.

Tám loại này đều thuộc về tịnh nghiệp, có quan hệ rất lớn đối với người tu Tịnh Độ.

Chúng ta ngày ngày niệm A Di Đà Phật mà vẫn thường phạm ác khẩu thì không thể vãng sanh, vì sao vậy? Tập khí này không thay đổi, cho dù A Di Đà Phật rất từ bi có thể dung nạp bạn, tiếp nhận bạn, nhưng đại chúng hải hội ở thế giới Tây Phương Cực Lạc không hoan hỉ bạn, bạn không cách gì vào được đoàn thể của họ nên không thể vãng sanh.

Người vãng sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc phải tu tịnh nghiệp, ba nghiệp thanh tịnh, niệm Phật mới có thể vãng sanh.

Trong ba nghiệp quan trọng nhất là khẩu nghiệp.Kinh văn: "Nhược năng hồi hướng, A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ-đề giả, hậu thành Phật thời, cụ túc Như Lai, phạm âm thanh tướng".Trên kinh điển Đại Thừa, Thế Tôn thường hay nói với chúng ta, âm thanh của Phật gọi là viên âm, viên mãn âm.

Phật dùng một âm thanh nói pháp mà tất cả chúng sanh tùy loại đều hiểu được.

Phạm âm thù thắng này của Phật từ nơi đâu mà có? Từ không ác khẩu.

Chúng ta muốn có được âm thanh phạm âm này trên quả địa Như Lai thì không thể không học theo Phật điều này.Kinh văn: "Phục thứ Long vương, nhược ly ỷ ngữ, tức đắc thành tựu, tam chủng quyết định.

Hà đẳng vi tam? Nhất, định vi trí nhân sở ái.

Nhị, định năng dỉ trí như thật đáp vấn.

Tam, định ư nhân thiên oai đức tối thắng, vô hữu hư vọng.

Thị vi tam.

Nhược năng hồi hướng A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ-đề giả, hậu thành Phật thời, tức đắc Như Lai chư sở thọ ký, giai bất đường quyên".Đây là loại thứ tư trong khẩu nghiệp.

Khẩu nghiệp là vô lượng vô biên, Phật quy nạp làm bốn loại lớn.

Bốn loại lớn này rất là quan trọng, chúng ta nhất định phải lý giải thấu triệt, phải chăm chỉ nỗ lực mà tu học.

Trong thập thiện nghiệp đạo, Phật xếp thứ tự cho chúng ta là thân ba, khẩu bốn, ý ba, chiếu theo thân khẩu ý để nói.

Thế nhưng trong kinh Vô Lượng Thọ, Phật dạy chúng ta tu mười nghiệp thiện, Ngài đem khẩu nghiệp xếp thứ nhất, "khéo giữ khẩu nghiệp, không nói lỗi người".

"Khéo giữ khẩu nghiệp" chính là nói chung cho bốn loại: vọng ngữ, hai chiều, ác khẩu, thêu dệt.

Quả đức của khéo giữ khẩu nghiệp chính là "không nói lỗi người".

Chữ "người" này không hoàn toàn là chỉ người, mà bao gồm tất cả người và sự vật ở trong đó, phạm vi rất rộng lớn, nghĩa lý trong đây rất sâu, chúng ta nhất định phải tỉ mỉ mà tham cứu.

Cho nên, học Phật phải bắt tay vào từ chỗ nào? Bắt tay vào từ "khéo giữ khẩu nghiệp", kế đến là "khéo giữ thân nghiệp", "khéo giữ ý nghiệp".

Người căn tánh trung hạ thì tuần tự tiến dần, đây là tiệm giáo.

Nếu như đốn giáo thì không phải theo tuần tự này.

Đốn giáo thứ nhất là "khéo giữ ý nghiệp", ý thanh tịnh rồi thì thân và khẩu làm gì mà không thanh tịnh? Cho nên, đốn giáo là bắt tay vào từ ý nghiệp, tiệm giáo là bắt tay vào từ khẩu nghiệp.

Đây là phương pháp Phật giáo hóa chúng sanh, chúng ta phải chân thật thể hội.

Khi chúng ta thể hội được, cũng là hiểu được phải làm thế nào để giúp người khác.

Phật pháp còn như vậy, thế pháp lại chẳng phải là như vậy hay sao? Cổ thánh tiên hiền Trung Quốc như Tư Mã Quang, ông chính mình tu học và cùng giúp đỡ người khác.

Người ta hỏi ông: “Học vấn đức hạnh nên bắt đầu vào từ chỗ nào?”.

Ông nói: "Bắt đầu từ không vọng ngữ", ý này hoàn toàn giống với Phật pháp.

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường tiếp xúc với quần chúng, chắc chắn là người có căn tánh trung hạ nhiều, chiếm đa số nên thành tựu đức hạnh không gì khác hơn là sự chân thành.

Chân thành chính là Phật, lìa khỏi chân thành thì bạn lìa khỏi Phật.

Không thể nói tôi mỗi ngày cùng ở bên cạnh Phật, mỗi ngày vây quanh tượng Phật, vậy có được xem là thân cận Phật không? Không xem là thân cận, mà viễn ly Phật, căn bản không cùng ở chung với Phật.

Nếu nội tâm chân thành thì trên thực tế bạn ngày ngày cùng ở chung với Phật, mỗi giờ mỗi lúc đều không lìa khỏi, chúng ta phải hiểu đạo lý này.Về “ỷ ngữ”, thế nào gọi là “ỷ ngữ”? Từ trên thí dụ mà nói, "ỷ" là một loại lụa là, gấm vóc mà người Trung Quốc chúng ta thường gọi, rất là hoa lệ, mọi người nhìn thấy đều yêu thích.

Do đây có thể biết, ỷ ngữ chính là lời nói đường mật, mọi người rất ưa thích nghe, thế nhưng nội dung thì bất thiện.

Chúng ta dùng một số thí dụ của xã hội hiện đại thì mọi người liền hiểu được.

Điện ảnh, truyền hình, ca vũ, âm nhạc, hội họa, ngày nay gọi là văn nghệ, mỗi một người đều ưa thích xem.

Ỷ ngữ là bao gồm tất cả văn nghệ, ai mà không ưa thích văn nghệ? Thế nhưng nội dung trong đó bất thiện, dạy người “tham sân si mạn”, dạy người “sát đạo dâm vọng”, nội dung hoàn toàn trái ngược với mười thiện, biểu đạt, dùng lời hiện đại mà nói là văn nghệ cao độ, vậy còn gì để nói không?Xã hội ngày nay là xã hội của ỷ ngữ, mặt ảnh hưởng quá lớn, sức ảnh hưởng quá sâu.

Từ xưa đến nay, khởi nguồn của văn hoá đều từ nơi đây mà khởi lên.

Thời đại cổ xưa, chỗ khởi đầu của văn minh là ca dao.

Hiện tại ở thế gian này còn có rất ít những dân tộc chưa khai hóa, chúng ta gọi là "thổ trước".

Họ không hề tiếp xúc với xã hội thế giới bên ngoài, họ không có văn hoá, ưa thích ca hát và cũng biết khiêu vũ, cho nên ca vũ là khởi nguồn của văn hoá.

Cổ thánh tiên vương Trung Quốc ngày trước rất thông minh và thật có trí tuệ, đối với ca vũ, không luận ở hình thức hay ở nội dung, họ đều biết mô phỏng theo, dùng ca vũ để đề xướng giáo học chánh diện.

Công đức này thì lớn.

Phật cũng dùng phương pháp này để giáo hóa chúng sanh.

Trong nhà Phật xem trọng nghi qui, xem trọng âm nhạc, nhà Phật gọi là "phạm âm", "phạm bối".

Thế nhưng trong một, hai trăm năm gần đây, trong Phật giáo không có những nhân tài nghệ thuật âm nhạc, không có người dạy, không có người đề xướng.

Bên Thiên Chúa giáo và Cơ Đốc giáo thì rất là xem trọng nhạc giáo ("nhạc" này bao gồm ca), họ tuyên dương thành tựu siêu quá Phật pháp là có đạo lý.

Phật pháp không phải không xem trọng, mà do thiếu kém nhân tài về phương diện này.

Ngày trước, người học Phật câu thúc ở trong giới luật, tạo ra rất nhiều chướng ngại.

Hình thành ra chướng ngại này thì không thể nào thâm giải nghĩa thú, cũng chính là nói, chúng ta tiếp xúc đối với kinh luận của Phật quá ít, thấu hiểu quá ít, không đủ độ sâu, cho nên không biết được phải làm như thế nào.

Do đó, tạo thành chướng ngại hoằng truyền Phật pháp trong thời kỳ mạt pháp.Trong Đại Tạng kinh, chúng ta xem thấy quyển sách "Quy Nguyên Cảnh" (quyển sách này hiện tại chúng ta đã đem in ấn ra rất nhiều lần).

Đây là kịch bản, dùng phương pháp côn khúc để biểu diễn, dùng phương pháp bình kịch để biểu diễn.

Thế nhưng ngày nay, côn kịch cùng bình kịch người thông thường cũng xem không hiểu, trình độ văn hoá này đích thực giáng thấp rồi.

Chúng ta xem từ trong điển tích xưa Trung Quốc, đích thực đời sau không bằng đời trước.

Hiện tại, mọi người xem phim truyền hình dài tập, bình kịch thì xem không hiểu.

Cách làm của người xưa đã cho chúng ta một khải thị rất lớn, về phương diện tuyên dương Phật pháp phải nên đi theo hướng vũ đài, phải đi biểu diễn.

Nội dung biểu diễn Phật pháp thật quá phong phú, tất cả kinh điển đều có thể đem viết thành câu chuyện.

Kinh Hoa Nghiêm sau cùng nói về Thiện Tài Đồng Tử với 53 tham, nội dung này thật phong phú, thật tốt.

Hy vọng người có khả năng đem bộ kinh này viết thành vở kịch dài tập, mỗi một tham là một vở, đương nhiên trong một vở này nội dung dài, ngắn không như nhau.

Ngắn cũng có thể viết ra được năm sáu kịch bản, một tuần lễ chiếu xong; dài thì có thể chiếu một tháng.

Dùng loại phương pháp này để hoằng pháp thì hiệu quả hơn chúng ta giảng kinh, không biết là số lượng người thu xem nhiều gấp bao nhiêu lần.

Chúng ta giảng đến khô họng rát lưỡi nhưng không có mấy người nghe hiểu, trên vũ đài biểu diễn thì hiệu quả thật to lớn.

Cho nên, chúng ta phải lợi dụng khoa học kỹ thuật cao hiện nay, phải đem Phật pháp chuyển hình.Gần đây, chúng ta xây dựng một đạo tràng nhỏ ở Hồng Kông, do cư sĩ bên đó phát tâm mua một tầng lầu tặng cho chúng ta, tổng diện tích ba ngàn mét vuông, cũng giống như Singapore bên đây.

Nếu tính theo thước Anh, ba ngàn mét vuông Anh thì ở Đài Loan chưa đến một trăm bình, một trăm bình là ba ngàn sáu trăm mét, ba mươi sáu mét là một bình của Đài Loan, đại khái cũng có bảy, tám chục bình.

Đồng tu bên đó hiện tại đang tu sửa.

Hôm trước, họ gọi điện thoại cho tôi nói muốn thỉnh Phật tượng, tôi nói không cần phải thỉnh Phật tượng, không nên để người cảm thấy đây là đạo tràng của Phật giáo.

Họ hỏi: "Vậy phải làm sao?".

Tôi nói, hoàn toàn dùng cách làm ở phòng thu hình của đài truyền hình, vừa bước vào thì đây là phòng thu hình của đài truyền hình.

Có mấy tôn Phật tượng để trong tủ, khi dùng thì bưng ra để ở nơi đó làm đạo cụ, không cúng tượng Phật, hoàn toàn dùng nghệ thuật hiện đại, đem Phật pháp biểu đạt ra.Ỷ ngữ không phải không tốt, người người thích nghe, người người hoan hỉ, quan trọng là ở nội dung.

Khổng Lão Phu Tử rất từ bi, trong San Thi Thư ("san" là chỗ chỉ những sai lầm của chúng sanh), Ngài đem nó phế bỏ.

Tiêu chuẩn của san, trong Luận Ngữ nói rất hay là "tư vô tà".

Chúng ta đã đọc "Tam Bách Thi", đây là thiên thi, thi ca, ca dao của thời xưa, Khổng Lão Phu Tử đem nó thu tập lại thành ba trăm thiên, thẩm tra kiểm định, trong đó có câu: "Nhất ngôn dỉ tế chi, nhật tư vô tà", cũng chính là trên bộ kinh này Phật nói với chúng ta: "Bất dung hào phân bất thiện xen tạp".

Chúng ta có thể biên tác ra kịch bản truyền hình dài tập như hiện đại, tuân thủ nguyên tắc chỉ đạo của Khổng Lão Phu Tử là "tư vô tà".

Khổng Lão Phu Tử dùng ba chữ, còn trong kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo văn tự nhiều hơn là "bất dung hào phân, bất thiện xen tạp", Khổng Tử chỉ nói ba chữ, như vậy mới có thể giáo hóa chúng sanh.Chúng ta xem qua xã hội hiện tại, báo chí, đặc biệt là một số phụ san của báo chí, nội dung dạy nhân nghĩa đạo đức rất ít, còn điện ảnh, truyền hình, hý kịch, ca vũ dạy gì vậy? Chúng ta tỉ mỉ mà nghĩ tưởng thì biết, đều là dạy người làm bất thiện, đều là dạy người tranh lợi, phóng túng, vậy có thể được hay sao? Người người đều tranh lợi thì diễn biến đến sau cùng chắc chắn là chiến tranh đổ máu.

Mạnh Phu Tử nói rất hay: "Thượng hạ giao chinh lợi, nhi quốc nguy hỉ".

Quốc gia này, từ người lãnh đạo đến tiểu dân bên dưới mỗi mỗi đều tranh lợi, tranh quyền đoạt lợi thì quốc gia này nguy vong, xã hội liền động loạn.Ngày nay, toàn thế giới trên dưới đều tranh lợi thì thế giới này nguy hại.

Có rất nhiều người nói thế giới ngày tàn, tôi nghe rồi tôi tin tưởng.

Thế giới vì sao mà đến ngày tàn? Xã hội khuyên dạy là tranh lợi, là phóng túng thì có thế giới ngày tàn.

Chư Phật Bồ-tát, thánh nhân trong mỗi tôn giáo, thế xuất thế gian đại thánh đại hiền đều khuyên bảo chúng ta quả dục, khuyên bảo chúng ta sống tiết kiệm, nhẫn nhượng, khuyên bảo chúng ta bố thí, cúng dường đối với người khác thì làm gì có tranh lợi? Đạo thánh nhân cùng xã hội hiện tại hoàn toàn trái ngược đến 180 độ, vậy thế giới này của chúng ta có thể cứu hay không? Thế giới ngày tàn có thể chậm lại hay không? Có thể đẩy lùi về sau không? Có thể tiêu trừ hay không? Đáp án là khẳng định được! Chỉ cần mọi người có thể hồi đầu, không cạnh tranh.

“Cạnh tranh”, hai chữ này trong điển tích thánh hiền thế xuất thế gian đều không có thì làm gì có tranh? Trong điển tích thánh hiền chỉ có nhượng, quyết định không có tranh, “bạn cần, tôi hoàn toàn phụng hiến cho bạn, nhất định không tranh với bạn”.

Trong mạng có, có bỏ đi cũng không mất; trong mạng không có, có cầu cũng cầu không được.

Trong “Liễu Phàm Tứ Huấn” giảng được rất rõ ràng, rất tường tận đạo lý, chân tướng sự thật này.

Phật nói với chúng ta lý luận và sự thật của nhân quả báo ứng.

Phật dạy chúng ta tự cầu đa phước.

Chúng ta cần tiền của, tiền của từ đâu mà có? Tiền của từ bố thí mà ra, càng thí càng nhiều, càng nhiều càng thí, quyết không phải vì chính mình, mà vì đại chúng xã hội, vì chúng sanh khổ nạn.

Chúng ta chính mình tri túc thường lạc, mỗi ngày ba bữa ăn có thể đủ no là được, quần áo có thể đủ ấm thì đủ rồi, còn muốn tranh làm gì nữa? Dư ra phải cho người nghèo thiếu, phải cho người cần thiết, thánh hiền thế xuất thế gian dạy chúng ta như thế.

Đại thánh đại hiền đều dạy chúng ta: "Không cầu ở đời, không tranh với người".

"Không cầu ở đời", quả dục tri túc, người tri túc thường vui.

"Không tranh với người", quyết không tranh lợi với người, danh vọng lợi dưỡng quyết định không tranh.

Trong đời sống không thể lìa khỏi năm dục sáu trần nhưng được ít cũng cho là đủ, không cần đa cầu.

Về nhà ở, một cái nhà nho nhỏ là đủ rồi, quét dọn cũng dễ dàng.

Bạn ở nhà lớn, mỗi ngày phải dùng bao nhiêu thời gian để chỉnh lý, tự tìm phiền phức, có mấy người hiểu được thông? Đa dục khổ, cạnh tranh khổ, tự tìm cái khổ!Chúng ta trước tiên phải nhận rõ ỷ ngữ, nội hàm của nó là gì, đem nó nhận thức rõ ràng.

Chúng ta có thể dùng thủ pháp này để hoằng pháp lợi sanh, chỉ cần điều chỉnh nội dung thì chuẩn xác rồi.

Giáo hóa chúng sanh nhất định phải biết được chúng sanh hiện tại có bệnh gì, chúng ta phải làm thế nào để đối trị căn bệnh đó.

Chúng sanh hiện tại bất trung bất hiếu, bất nhân bất nghĩa, cách dạy của chúng ta là phải đề xướng trung hiếu, phải giảng nhân nghĩa.

Người khác bất nghĩa với ta, ta phải có nghĩa với họ; họ bất nhân đối với ta, ta phải có nhân đối với họ, đây là giáo hóa chúng sanh.

Họ không biết ân đức, chúng ta tri ân báo ân; họ không hiểu được hiếu thuận cha mẹ, chúng ta hiếu thuận cha mẹ; họ không hiểu được tôn sư trọng đạo, chúng ta tôn sư trọng đạo, làm cho đại chúng xã hội xem, đây là biểu diễn.

Cuộc đời như vở kịch, chư Phật Bồ-tát ứng hóa ở thế gian chính là làm diễn viên, diễn cho mọi người xem, nói cho mọi người nghe, đây gọi là phổ độ chúng sanh.Tốt rồi, hôm nay thời gian đã hết, chúng ta chỉ học đến đây thôi,A Di Đà Phật..


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui