Phố hắc ám (Sherlock Holmes)

Hẳn ngài còn nhớ, người thợ đập đá tên là Slater đã đi qua khu rừng Row vào khoảng một giờ đêm trước khi xảy ra vụ giết người hai ngày, đã dừng lại trước cơ ngơi của lão Carey, ông ta nhìn theo vệt sáng xuyên qua những đám cây. Anh ta thề là đã trông thấy bóng dáng người đàn ông hiện lên rất rõ trên nền chiếc rèm che cửa sổ. Nhưng đó không phải là bóng của Peter Carey, vì anh chàng Slater biết khá rõ lão Carey này. Người đàn ông kia cũng để râu, nhưng râu người này ngắn hơn, thả xuống chứ không như râu lão Carey. Người thợ đập đá khẳng định như vậy. Cần nói thêm là, trước đó anh ta đã ngồi trong quán rượu suốt hai giờ đồng hồ, và khoảng cách từ đường cái tới cửa sổ cũng khá xa. Những điều anh ta nói là vào ngày thứ hai, còn vụ giết người lại xảy ra vào ngày thứ tư.
Thứ ba Peter Carey ở trong tình trạng sợ hãi nhất, lão ta hoàn toàn say mềm, không còn biết gì nữa, lão như một con thú dữ bị thương, thật dữ dằn và nguy hiểm vô cùng. Lão ta đi lang thang quanh nhà; đám đàn bà con gái hễ nghe thấy tiếng của lão là chạy vào nhà đóng nhặt cửa lại. Cho đến tối mịt lão ta mới trở về “cabin” của mình. Cô con gái ngủ trong buồng bao giờ cũng mở cửa sổ. Gần hai giờ sáng, từ phía “cabin” - buồng lái bỗng vang lên một tiếng kêu khủng khiếp, cô con gái không lấy đó làm vấn đề quan trọng, vì cho rằng, lão Carey trong lúc say rượu vẫn thường la hét, chửi rủa om sòm.
Bảy giờ sáng, sau khi thức dậy người đầy tớ phát hiện ra cánh cửa của ngôi nhà của lão Carey bị mở toang ra, nhưng vì vốn sợ lão cho nên mãi tới trưa vẫn không ai dám bén mảng tới gần chỗ lão ta. Khi nhìn vào cánh cửa bị mở toang họ trông thấy một cảnh tượng rùng rợn và hoảng sợ đến run người. Họ ba chân bốn cẳng chạy vào làng.
Một tiếng đồng hồ sau, tôi có mặt tại hiện trường và bắt tay vào điều tra. Ngài biết đấy, thần kinh của tôi rất vững, nhưng thú thật tôi cũng thấy choáng váng khi nhìn vào căn nhà bé nhỏ đó.
Toàn bộ người lão ta bị một đàn ruồi bu đen kịt; nền nhà, mấy bức tường trông như là một lò sát sinh. Tay thuyền trưởng đã gọi căn nhà này là “cabin” cũng không ngoa. Khi bước vào đó, ngài có cảm tưởng như đang ở trên con tàu ở cuối phòng kê một chiếc giường gỗ bé nhỏ; bên cạnh là cái rương, trên mấy bức tường treo đầy những tấm bản đồ đường biển, bức ảnh chụp con tàu “một chân trên biển”; một chồng họa báo, ảnh về ngành đóng tàu chất đầy trên giá sách. Tất cả những thứ ấy giống y như buồng chỉ huy của một thuyền trưởng. Trong mớ hỗn độn đó, người thuyền trưởng, khuôn mặt méo xệch, trông như bộ mặt của một tên vi phạm, đang bị hành hạ dưới địa ngục, bộ râu rậm đen láy dựng đứng lên trong cơn vật lộn giẫy chết. Bộ ngực nở nang bị chiếc lao bằng thép đâm thủng. Ngọn lao xiên cá đâm suốt cả người và găm sâu vào tường bằng gỗ. Lão Carey bị dính chặt vào bức tường, trông như một con bọ hung bị người ta dùng kim băng găm vào bìa cáctông. Tất nhiên lão ta bị chết đúng vào giây phút phát ra tiếng gào thét ghê rợn.
Tôi đã làm quen với phương pháp điều tra của ngài, ngay lập tức tôi đem ra ứng dụng. Sau khi ra lệnh cho mọi người giữ nguyên hiện trường, tôi chăm chú xem xét kỹ lưỡng mảnh đất từ bên ngoài cửa, và tấm sàn ở trong phòng. Nhưng không phát hiện được dấu vết gì cả.”
- Ngài định nói là ngài không trông thấy dấu vết?
- Thề với ngài, ở đấy không hề có một dấu vết nào hết.
- Anh bạn Hopkins thân mến ơi, tôi đã từng khám phá, điều tra nhiều vụ án; nhưng chưa bao giờ gặp phải tên tội phạm nào có cánh cả. Một khi kẻ tội phạm đi bằng chân, thì hắn ta nhất thiết phải để lại ít nhất một dấu vết nào đó. Và người nắm vững các phương pháp điều tra một cách khoa học nhất định sẽ phát hiện ra sự thay đổi không đáng lưu ý nhất trong sự sắp xếp đồ dùng xung quanh. Tôi không thể nào tin vào chuyện trong căn phòng ngập đầy kia lại không để lại những dấu vết có thể giúp chúng ta truy lùng ra chân dung tên tội phạm... Cũng cần nói thêm, từ biên bản điều tra tôi thấy vài ba chỗ thậm chí ngài không chịu chú ý tới.
Tay thanh tra non trẻ cau mặt lại. Lời nhận xét khá sắc bén của Sherlock Holmes đã làm cho anh ta sáng mắt lên.
- Tôi đã làm một chuyện ngu ngốc, thưa ngài Holmes, là đã không mời ngài tham gia ngay từ đầu vụ án. - Anh ta thú nhận. - Thế nhưng, đến bây giờ vẫn còn khả năng cứu vãn được tình thế. Vâng, trong phòng còn một vài vật đáng chú ý. Bắt đầu có lẽ từ ngọn lao xiên cá được dùng để giết tên thuyền trưởng. Có người nào đó đã lấy ngọn lao xuống khỏi bức tường. Hai ngọn lao treo trên hai cái móc, còn móc sắt thứ ba bỏ không. Trên cán ngọn lao cá có khắc dòng chữ Tàu “Một chân trên biển” Dundee. Điều đó chứng tỏ, vụ án mạng đã xảy ra trong một cơn tức giận và kẻ giết người đã vơ lấy thứ vũ khí đầu tiên mà hắn với được. Còn về việc lão Carey ăn mặc nghiêm chỉnh, đàng hoàng khi mà vụ giết người được thực hiện vào lúc hai giờ sáng, thì chứng tỏ lão Carey đã hẹn gặp gỡ với tên sát nhân. Một chai rượu Rum và hai chiếc ly bẩn còn nằm trên bàn đã chứng minh cho điều đó.
- Đúng. - Homl đáp, - Hai nhận xét trên của ngài có thể chấp nhận được. Thế ở trong phòng ngoài rượu Rum ra còn loại rượu nào khác không?
- Vâng, có ạ. Trên rương có một chiếc khay, trên đó có hai chiếc bình đựng rượu Cônhắc và Whisky. Những thứ ấy không có ý nghĩa gì. Cả hai bình còn đầy rượu. Nghĩa là họ chưa đụng đến.
- Dẫu sao, sự có mặt của hai thứ rượu kia cũng có một ý nghĩa nhất định nào đó. - Holmes phản lại. - Theo ý ngài, còn vật nào ngài thấy có dính líu đến vụ án này?
- Trên bàn còn một túi đựng thuốc lá.
- Chính xác, nằm ở đâu?
- Ở ngay chính giữa bàn. Nó được làm bằng loại da hải cẩu thô và cứng. Bên trong có đề hai chữ cái “P.K”. Trong túi còn độ một nửa onxơ• thuốc lá loại nặng mà các thủy thủ
thường dùng.
- Rất tuyệt. Còn gì nữa không?
Stanley Hopkins lôi trong túi ra một quyển sổ ghi chép bìa vàng xám. Tấm bìa đã bị rách nham nhở, còn những trang giấy ghi chép bên trong đã bị vàng ố và bạc màu. Ngay trên trang đầu đề có mấy chữ viết tắt “Đ.H.N” và năm “1883”.
Holmes đặt quyển sổ xuống bàn và bắt đầu quan sát tỉ mỉ. Trong lúc đó tôi và Hopkins nhìn qua vai anh. Trên trang thứ hai chúng tôi trông thấy mấy chữ cái “C. P. R”; tiếp theo trang hai, ba trang sau toàn là những con số chằng chịt. Ở những trang khác ghi mấy chữ “Argentine”, “Costa Rica” “San Paulo” và tiếp theo là những cột chữ số và những dấu hiệu nào đó.
- Ngài có suy nghĩ gì về những dòng ghi chép này? - Holmes hỏi.
- Dường như đó là ghi chép của công ty giao dịch. Tôi cho chữ “Đ.H. N” là chữ viết tắt của người giao dịch viên, còn “C. P. R” có lẽ là tên của người bạn hàng anh ta.
- Hoặc chữ “C. P. R” có nghĩa thế này “Canadian Pacific Railway - Đorôga”. - Holmes có ý kiến khác.
Stanley Hopkins lẩm bẩm và tự vỗ vào trán mình.
- Tôi mới ngốc nghếch làm sao! - Anh ta thốt lên. - Tất nhiên ngài nói đúng. Bây giờ chúng ta chỉ còn nhiệm vụ giải mã mấy chữ “Đ.H.N”. Tôi đã xem xét tất cả những giấy tờ lưu trữ của công ty trong năm 1883. Tôi không tìm thấy một người giao dịch nào có tên với những chữ cái như thế kia. Dẫu sao tôi cũng
đã chọn đúng hướng. Thật ra thưa ngài, hoàn toàn có khả năng đó là chữ viết tắt của người đã đến thăm lão Carey trong đêm khuya hôm ấy. Nói cách khác, đó là tên của kẻ giết người chăng? Còn quyển sổ tay này, trong đó liệt kê nhiều giấy tờ giá trị như vậy có thể giúp chúng ta tìm ra những nguyên nhân, động cơ dẫn tới vụ án mạng.
Dựa theo nét mặt của Sherlock, tôi thấy rõ một điều là anh hoàn toàn bị bất ngờ với sự phát hiện mới mẻ này.
- Tôi sẵn sàng thừa nhận những nhận xét của ngài có giá trị, - Anh nói. - Cuốn sổ ghi chép này trong biên bản điều tra không thấy nói đến, nên phần nào đã làm thay đổi nhận định ban đầu của tôi. Trong giả thuyết về vụ án của tôi không có chỗ cho nó. Còn ngài định đi tìm kiếm những chủ nhân của mấy tờ giấy giá trị này phải không?
Holmes tiếp tục xem xét tấm bìa của cuốn sổ dưới chiếc kính lúp phóng đại.
- Ở đây có một vết bẩn, - Anh lên tiếng.
- Vâng, thưa ngài đó là vết máu. Tôi đã nói với ngài là cuốn sổ được nhặt từ dưới sàn nhà.
- Vết máu dính ở mặt trên hay mặt dưới?
- Ở mặt dưới nằm dí dưới sàn nhà.
- Nghĩa là, quyển sổ này rơi xuống nền nhà sau khi xảy ra vụ giết người.
- Đúng vậy, thưa ngài Holmes. Tôi nghĩ kẻ giết người trong lúc vội vội vàng vàng đã đánh rơi nó. Cuốn sổ nằm ngay chỗ cửa ra vào.
- Có khả năng... Ngài có tìm thấy một tờ nào trong số những giấy tờ giá trị kia trong đống tài sản của kẻ bị chết hay không?
- Không thấy, thưa ngài.
- Ngài có đủ cơ sở để nghĩ rằng đây là một vụ cướp bóc hay không?
- Thưa ngài không, dường như không có vật gì bị cướp đi.
- Có trời mới biết được! Trường hợp này thú vị thật ở đấy có con dao hả?
- Con dao còn nằm trong vỏ, người ta không kịp rút nó ra. Nó nằm ngay dưới chân kẻ bị giết. Bà vợ người quá cố nói rằng con dao này là của chồng
Holmes trầm ngâm suy nghĩ :
- Thôi được, - Anh đáp - tôi nghĩ, có lẽ tôi phải đi đến đó và xem xét tại chỗ.
Stanley Hopkins vui sướng thốt lên :
- Cám ơn ngài! Điều đó sẽ gỡ bớt được gánh nặng trên người tôi.
Holmes dí ngón tay dọa dọa viên thanh tra :
- Mọi việc sẽ đến giản hơn rất nhiều, nếu như được giải quyết cách đây một tuần. - Anh nói. - Nhưng cho đến bây giờ cuộc thăm viếng của tôi vẫn có thể mang lại một ích lợi nào đó cho vụ án. Watson, nếu cậu không bận việc gì, thì tớ thật sung sướng được ra đi với cậu. Hopkins, ngài đi gọi ngay xe ngựa, chúng ta sẽ cùng đi đến Forest Row.
* * * * *
Sau khi xuống một trạm xe nhỏ bé, chúng tôi còn phải đi tiếp vài ba dặm nữa trên một con đường xuyên qua cánh rừng rậm rạp. Khu vực khỉ ho cò gáy này, trong một thời gian dài sáu mươi năm là pháo đài của Britain. Những khu rừng bát ngát đã bị đốn trụi, bởi ở đây đã mọc lên những nhà máy luyện gang thép đầu tiên trong nước; để nấu quặng thì cần gì tới rừng. Ngày nay, nền công nghiệp đã chuyển về những vùng giàu có của miền Bắc, chỉ có cánh rừng là đã bị thưa đi, và những rãnh, luống đồ sộ còn in dấu nằm lại trên mặt đất, như nhắc nhở chúng ta nhớ về một thời sôi động đã qua.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui