Phong Vũ Thanh Triều 2


Vài năm sau.
Vào một buổi chiều ngày Rằm tháng Tám ở kinh thành có rất nhiều văn quan võ tướng ăn vận chỉnh tề, ai nấy cũng đều chuẩn bị xong xuôi, mỗi người ngồi một kiệu khiêng vào Tử Cấm thành.
Hôm đó tiệc Trung Thu được diễn ra ở ngự hoa viên.
Hết cổng nọ đến cổng kia, hết bàn tiệc này đến bàn tiệc khác, hết cấm vệ quân ngoài và cấm vệ quân trong, một khung cảnh thật náo nhiệt tưng bừng khiến cho đầu óc hoang mang, tiểu a ca hoa cả mắt, tâm trạng của nó bắt đầu căng thẳng, bàn tay nhỏ bé nắm chặt vạt áo ngạch nương nó, đứa trẻ nhớ như in lời người căn dặn, tối nay phải tập trung cư xử sao cho khỏi sơ sót.
Trước giờ Khang Hi thiết đãi yến tiệc có tới hai thời thần, các phi tần, a ca, phúc tấn, cách cách và chư hầu bá quan đã sớm tới đủ, ai nấy vào chỗ ngồi. Đến giờ khai tiệc, một tốp thái giám rảo bước vào đứng quay mặt về một hướng, đằng xa vọng lại tiếng hô:
-Hoàng thượng giá lâm!

Mọi người đứng cả dậy, đương nhiên là đứa trẻ đó cũng đứng lên theo. Vài tích tắc trôi qua, một người nam nhân tầm thước cao ráo, độ tuổi ngoài hai mươi, mình vận hoàng bào đầu đội mũ ngọc oai phong đi vào. Ai nấy rạp mình xuống sát đất.
Ngần ấy người quỳ lạy mà không một tiếng thở mạnh. Đợi Khang Hi an tọa rồi, thái giám bên cạnh là Ung công công cao giọng hô “bình thân!” Bấy giờ ai nấy mới răm rắp đứng dậy. Khang Hi nhìn quanh một vòng, phán:
-Ngồi đi! Chẳng mấy khi trẫm thiết đãi yến tiệc, tất cả nên thoải mái!
-Hoàng thượng vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế!
Mọi người đồng thanh nói, rồi theo thứ tự ngồi xuống. Thật tình ra thì họ hô hào vâng lệnh là cho có thế thôi chứ phép tắc ra sao người ta vẫn tuân thủ đầy đủ, không sai sót một li. Bởi vì tự cổ chí kim ai mà dám thoải mái tự nhiên hành động trước mặt thiên tử bao giờ chứ?
Sau ba tuần rượu và thưởng thức các món ăn nhiều vô số kể không khí bữa tiệc mới sôi nổi hơn lên. Các vị phi tần và hoàng hậu ngồi quanh lại được thể cười nói bàn tán, các a ca theo nhau lên kính rượu Khang Hi, dâng lời đẹp ý lành.
Tiệc tàn, Khang Hi tươi cười buông ly rượu xuống bàn không uống nữa, bảo mọi người hãy tự nhiên đi dạo trong ngự hoa viên.
---oo0oo---
Nửa canh giờ sau, ở một khu vườn trồng toàn hoa cúc vàng, nơi được bao bọc bởi mấy hàng dương liễu, làm cho khung cảnh nom rất là ấm cúng, đứa bé trai lúc nãy cùng với hai người tì nữ đang chơi thả diều.
Ngạch nương của nó ngồi bất động trên ghế xích đu cách đó vài bước chân.
Cửu Dương song bước cùng Sách Ngạch Đồ đi ngang qua nơi này, thốt thiên dừng lại, không ngờ được gặp nàng tại đây, mỗi năm, họa may chàng được diện kiến dung nhan nàng vài lần.
Mấy lần trong cung có tổ chức yến tiệc gì đó chàng đều thấy nàng ngồi cạnh Khang Hi nên không có cơ hội đến chào nói một câu riêng rẻ. Cố nhân diện mạo uyên tú đang ngồi trước mắt chàng đó, gần trong gang tấc, nhưng chỉ có thể nhìn. Thế mà chiều nay lại gặp mặt nàng, Cửu Dương tự hỏi nên lảng tránh hay đến chào hỏi vài câu?

Chàng nhớ kỹ năm xưa nàng rất thích chơi trò đánh đu, hai sợi xích quay đều giữa hư không, giữa rừng hoa anh đào đang rộ nở, phiêu lãng từng cánh hoa màu hồng phấn rơi ngập trời đất, khuôn mặt nàng nhỏ nhắn tràn đầy xuân tình ấm áp. Nàng và chàng, cả hai đã từng có một khoảng thời gian bình lặng trưởng thành bên nhau…
Chàng lặng lẽ ngắm nàng ngồi yên trên ghế gỗ, hoa dung buồn bã dường như chìm vào chuyện quá khứ đã qua.
Sách Ngạch Đồ thấy Cửu Dương đứng như trời trồng vậy khẽ thở dài một tiếng và tiếp tục cất bước.
Cửu Dương ngoắt một người tì nữ thân tín của nàng lại gần hỏi:
-Tây phi sức khỏe dạo này thế nào?
Kẻ nô tì, vốn là Tiểu Tuyền, đánh mắt về phía quý phi nói:
-Dạ bẩm thừa tướng đại nhân, sức khỏe của Tây phi dạo này càng lúc càng sa sút. Buổi tối cứ chập chờn nửa tỉnh nửa mơ, đến tận bình minh, ban ngày thì lại vật vờ, không ăn uống gì nhiều, gần như là tuyệt thực. Hoàng thượng nhận thấy rất lo lắng, vội truyền thái y tới chữa trị, gọi ngự thư phòng làm hàng chục món ăn lạ miệng hằng ngày mang tới dâng lên, mà quý phi lại từ chối nói không có sao, không muốn ăn, cũng không muốn được khám bệnh, cứ lần lữa mấy bận, cuối cùng không thể lay chuyển được hoàng thượng đành bày cách dụ tiểu a ca khuyên nhủ nàng, nàng mới chịu để cho thầy thuốc tới khám…
-Thái y nói sao? – Cửu Dương sốt ruột hỏi.

Tiểu Tuyền trả lời:
-Ba bốn chục vị thái y lần lượt tới đi đều phán như nhau, là quý phi tâm trạng không vui, bị bệnh trầm cảm nặng.
Cửu Dương nghe xong cũng hệt Sách Ngạch Đồ thở dài một tiếng, đương nhiên tin là căn bệnh đó thật tình khó chữa trị cho nàng lành lặng được rồi, phải làm sao đây? Chàng tự hỏi lòng, cuối cùng chỉ đành lắc đầu trong đau xót và thương tiếc.
Tiểu Tuyền dứt lời quay lưng về phía Cửu Dương giơ tay lau nước mắt, đoạn xoay đầu lại cố nặn một nụ cười tươi với chàng. Cửu Dương đặt tay lên vai Tiểu Tuyền, thấy áy náy vô cùng, chàng đương nhiêu hiểu chứ. Tây phi ngày trước có lần buộc lòng đưa tiễn vị hôn phu vừa mới thành thân, nay phải nhìn thêm một người nữa ra đi không có dịp quay trở lại, ít nhất là còn phải chờ hắn đến những hai mươi năm dài đăng đẳng, nàng đau đớn, không phải chỉ một lần!
Tiểu Tuyền còn tiếp tục cho Cửu Dương biết thêm rằng hằng ngày quý phi đều dành cả buổi để viết thư nhưng không gởi bức nào ra biên thùy. Căn bản là lệnh của Khang Hi đã ban không ai dám làm trái.
Tay nàng ngày càng yếu đi, nét chữ run run cũng không còn thẳng nét, ấy vậy mà mỗi bữa thư càng viết dài hơn. Nàng mang bao nỗi tương tư mà không nơi gởi gắm, từ trong lồng ngực lan chảy toàn thân nàng, ngày ngày đêm đêm, tâm tâm niệm niệm đều trôi về người đó. Xa y rồi, nàng mới biết trong đầu nàng chỉ toàn là hình ảnh của y, chữ viết ra là tên y, trà uống là loại y ưa thích, bộ ấm chén dùng để pha trà là kiểu y quen, thích rượu mà y yêu, ghét chơi cờ tướng, mê cờ vây… Nàng nhìn bốn góc nhà đâu đâu cũng thấy bóng hình người xưa ấy.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận