Phú Bà Ôm Con Của Thái Tử Bỏ Trốn


“Di nương, vừa nãy di nương nói như thế làm gì?”

Mãi cho đến khi họ đi xa, Nhị cô nương Nhan Oánh mới lên tiếng phàn nàn.

Nàng ta năm nay vừa tròn mười lăm, mới đến tuổi cập kê, mặt trái xoan, mắt phượng sắc sảo, dáng người thướt tha, dù mặc sam y màu trắng cũng không che giấu được vẻ đẹp của nàng ta, thật đúng là thời khắc xuân sắc..

“Ta đã nói rồi, ta chỉ nhất thời lỡ lời thôi mà?”

Tiền di nương vội vàng giải thích, nói xong mới nhớ ra người trước mặt do mình sinh ra, liền nói lại: “Vả lại, ta nói sai ở đâu? Nhan gia có biết bao tài sản, điền sản, quán xá, của cải nhiều vô số, ngân lượng đếm không xuể, nhưng có liên quan gì đến ta và con?”

Bà ta càng nói càng bực bội, càng ghen tị đến đỏ cả mắt.

“Trong mắt và trong lòng phụ thân con chỉ có nha đầu Nhan Thanh Đường đó mà thôi, cứ nói đi nói lại rằng tất cả mọi thứ trong Nhan gia đều thuộc về nàng ta, người khác đừng mong dính líu vào! Những người khác là ai chứ, chẳng phải là ta, là con, là những thiếp thân và con của thiếp như chúng ta sao.

Dù là của Nhan Thanh Đường hay của ai khác, cũng chẳng liên quan đến chúng ta, ta còn mong sẽ thuộc về người khác nữa là.”

Nhan Oánh cũng ghen tị, nhưng đồng thời cũng bất lực.

Từ khi hiểu chuyện, nàng ta đã biết mọi thứ của nhà họ Nhan đều là của đại tỷ, đại tỷ là bảo bối trong tay cha, còn những người như nàng ta chỉ là cỏ dại không ai muốn.

Bất công sao? Bất bình sao?

Câu chuyện làm thế nào Tiền di nương và hai người thiếp khác trở thành thiếp của Nhan Thế Xuyên, trên dưới trong Nhan gia đều biết rõ.

Nhan Thế Xuyên thương yêu thê tử đậm sâu, nhưng đáng tiếc là Tống thị mang bệnh từ khi sinh ra, thể chất yếu đuối từ nhỏ.

Nhan Thanh Đường là nữ nhi mà bà ấy liều mạng sinh ra, sau này không thể sinh hài tử nữa.

Nhan Thế Xuyên không hề oán trách chuyện này, thậm chí còn nói những điều kinh hãi thế tục như chỉ có một nữ nhi cũng tốt.

Ông ấy không nghĩ đến việc có người nối dõi tông đường, nhưng Tống thị lại lo trượng phu vô hậu.

Bà ấy muốn đưa nha hoàn bên cạnh lên làm thiếp nhưng phu quân không chịu, cuối cùng Tống thị mua người từ ngoài về, ép phu quân chung chạ với người ta.

Người này là Tiền di nương.

Không ngờ Tiền di nương lại vô phúc, sinh ra nữ nhi.

Sau Tiền di nương là Mã di nương.

Mã di nương vốn là nha hoàn bên cạnh Tống thị, từ khi Tiền di nương mang thai, Nhan Thế Xuyên không còn muốn chạm vào bà ta nữa, phu thê họ vì vậy mà cãi cọ nhiều năm.

Trong một lần tranh cãi, Nhan Thế Xuyên tùy tiện chỉ người.

Tiếc thay Mã di nương cũng không có phúc.

Liên tiếp sinh ra hai nữ nhi, lúc này Nhan Thế Xuyên đã không muốn nạp thêm thiếp vì chuyện nối dõi, nhưng Tống thị vẫn chưa từ bỏ hy vọng, hai năm sau lại đưa Tôn di nương vào cửa.

Lúc đó thân thể Tống thị đã không còn khỏe, bệnh tật lâu ngày, Nhan Thế Xuyên đồng ý trong nước mắt nhưng kết quả vẫn không như ý.

Lần này, Tống thị cuối cùng đã thông suốt, có lẽ cũng biết mình không còn nhiều thời gian, hà tất phải vì chuyện có con nối dõi mà tranh cãi với phu quân, từ đó bà ấy dừng lại.

Vài năm sau, Tống thị qua đời, từ đó Nhan Thế Xuyên không nạp thiếp nữa.

Những chuyện này cả Nhan gia đều biết.

Cả Tiền di nương và Nhan Oánh cũng hiểu rõ, Nhan Thế Xuyên không coi họ là thiếp thất và nữ nhi.

ông ấy luôn lạnh nhạt với họ, dường như chỉ có Tống thị và nữ nhi của Tống thị mới là người nhà của ông ấy.

Nhưng ông ấy cũng không bạc đãi họ, cơm no áo ấm, cái gì cũng có.

Nhan gia vốn giàu có, cuộc sống hàng ngày của Tiền di nương và những người khác vượt xa người thường.

Nếu là người ngoài, chỉ nghĩ rằng họ đã đến nơi có phước, nhưng chỉ người trong cuộc tự biết lạnh nóng thế nào, cuối cùng cũng là khó lòng bình an.

Nhưng không bình an thì làm sao?

Chuyện đã như vậy, không ai có thể thay đổi được.

Lâu dần, cũng không còn nghĩ nữa, vì biết rằng nghĩ nhiều cũng vô ích.

“Nương, sau này nương không được phép nói như thế nữa.

Nếu người ta nghe được rồi truyền đến tai đại tỷ, sau này nương còn muốn sống ở Nhan gia nữa không? Nếu đại tỷ giận, tìm đại người nào đó rồi gả con đi thì sao?”

Nghe những giả thuyết này xong, Tiền di nương sợ đến tái mặt.

“Tam muội muội nói đúng, việc đại tỷ đảm nhận gia nghiệp sao có thể giống như lúc để người khác nắm hết được? Một khi gia sản thuộc về đại tỷ, với tính cách của tỷ, tỷ ấy sẽ không đối xử tệ với chúng ta.

Nhưng nếu do người khác làm chủ, không biết chừng sẽ đuổi chúng ta đi, di nương đừng làm chuyện hồ đồ như thế.”

"Được rồi, được rồi, sau này ta không nói nữa là được."

"Không chỉ là nói, phải nhớ mới được."

"Biết rồi."

.

“Họ hành động rất nhanh như sợ mọi người không biết họ là người tung tin.”

Sau khi về nhà, Nhan Thanh Đường mới biết, chuyện nhà Nhan Thế Hải tố cáo nàng đã sớm lan truyền khắp nơi.

Những lời đồn này do chính nhà Nhan Thế Hải tung ra, dù nghe vô cùng giả dối nhưng họ dường như chẳng bận tâm đến những lời mắng nhiếc của người ngoài.

Thậm chí, ngay cả dòng chính trước đây vốn im hơi lặng tiếng, giờ đây cũng trở nên sôi nổi chưa từng thấy.

Cái cách giấu đầu hở đuôi này hơi quá đà, dường như đang muốn nói với nàng, việc giết nàng không phải do họ làm, họ không ra tay ác độc như vậy, họ chỉ làm mọi việc theo quy tắc.

Nếu không phải nàng sớm biết có vài người lạ trong dòng chính, trong đó có Nhan Trung, một kẻ luôn đi theo bên cạnh Nhan Hãn Hải bao năm qua.

Còn có một người có dáng vẻ như sư gia, sau khi vào trạch tử của dòng chính thì hầu như không ra ngoài.

Tuy nhiên, Nhan Trung lại rất lén lút, lại thường xuyên ra vào Thịnh Trạch nên nàng vẫn có niềm tin vào gã ta.

Mặc dù Nhan Thanh Đường không có bằng chứng chắc chắn về người đứng sau vụ ám sát nàng, nhưng nàng chắc chắn chủ mưu chính là dòng chính.

Vậy cái chết của cha nàng, có liên quan đến dòng chính không?

Nghĩ mà xem, đầu tiên giết cha nàng trước.

Vì ông ấy lại không có hài tử, nếu giải quyết cha nàng xong, họ sẽ lấy được gia sản của Nhan gia.

Nhưng họ không ngờ cha nàng còn có nàng, nàng liên tục đa mưu túc trí khiến đối phương thất bại thảm hại, nên họ lại sinh ra sát ý?

Không phải là không hợp lý.

Điều duy nhất khiến Nhan Thanh Đường không hiểu là vì sao Nhan Hãn Hải lại có thể sử dụng nhiều thế lực như vậy làm việc cho hắn ta, và tại sao hắn ta lại phải đánh lớn đến vậy?

Nhan gia nhỏ bé có gì đáng để làm thế?

Chỉ vì chút tiền bạc?

Đây là điều nàng nghĩ mãi không ra.

Đến đây, Nhan Thanh Đường một lần nữa cảm thán tại sao cha và cữu cữu của nàng lại mong muốn có mối quan hệ trong chốn quan trường đến mức quanh năm không ngần ngại tài trợ cho một số học giả.

Có những việc nếu chỉ đứng ngoài cuộc thì mãi không hiểu được.

Trong bóng tối vô hình tựa như có một tấm lưới khổng lồ bao trùm, che khuất tầm nhìn của nàng khiến nàng không hiểu rõ, nghĩ cũng không thông, cảm giác này cực kỳ khó chịu.

Nhìn thấy Nhan Thanh Đường cau mày, Trần bá đề nghị: “Cô nương, sao không báo tin cho vị Phùng gia đó? Chẳng phải họ cũng đang âm thầm điều tra việc của tuần kiểm ti sao? Có lẽ...”

Nhan Thanh Đường lắc đầu, ngắt lời ông ta: “Hăng quá hoá dở, việc này vốn không liên quan đến họ.

Trình bày những chuyện nhỏ nhặt này trước mặt họ chỉ làm cản trở tầm nhìn của họ, làm chậm trễ việc của họ, khiến họ nghĩ chúng ta không hiểu lí lẽ, thành ra phá vỡ ký kết ngầm giữa hai bên.”

“Cũng do ta mất bò mới lo làm chuồng.” Trần bá thở dài.

Thấy bản thân cũng không giúp được gì, Trần bá định rời đi, nhưng đi được vài bước lại dừng lại một lúc.

“Còn gì nữa không?”

“Không, không có gì.”

Trần bá lắc đầu rồi đi.

Nhan Thanh Đường nhận ra Trần bá như có điều gì muốn nói nhưng lại không nói ra, song nàng cũng không nghĩ nhiều, cho rằng đó không phải chuyện quan trọng.

Sau khi Trần Bá rời đi, Tố Vân bước vào.

Nhìn thoáng qua, thấy cô nương đang trầm tư nhìn ra ngoài cửa sổ, nàng ấy liền nhẹ nhàng lui ra ngoài và đóng cửa lại.

Vừa bước ra, nàng ấy gặp Uyên Ương đang bĩu môi bước vào.

“Chuyện gì thế này?”

Uyên Ương vốn là người không giữ được lời, kéo Tố Vân sang một bên.

“Tiền di nương và Mã di nương vừa cãi nhau trong vườn, hình như liên quan tới việc có qua thăm cô nương hay không.

Tiền di nương còn nói mấy lời khó nghe nữa.”

Tiền di nương đâu biết rằng dù bọn họ được tự do tự tại trong Nhan gia, nhưng gia nhân nhà họ Nhan ăn cơm của chủ nên tất nhiên sẽ hướng về phía chủ, do đó thường có người truyền tin đến tai Nhan Thanh Đường, chủ yếu là nói cho tứ đại nha hoàn nghe.

Trong bốn nha hoàn, Uyên Ương là người nhàn nhã nhất nên nghe được nhiều nhất.

“Tiền di nương vốn dĩ là vậy, việc nhỏ thế này đừng nói với cô nương, đừng để cô nương thêm phiền lòng.” Nghe xong, Tố Vân nói.

“Chuyện gì mà không đáng để ta phiền lòng?”

Hai nha hoàn quay đầu lại, mới phát hiện Nhan Thanh Đường không biết đã bước ra từ khi nào.

“Cô nương, sao người lại ra đây?”

“Ta ra ngoài đi dạo một chút.”

Khi có chuyện phiền lòng, Nhan Thanh Đường thường không thích nhốt mình trong phòng suy nghĩ mà thích đi dạo để thay đổi tâm trạng.

“Rốt cuộc là chuyện gì?” Nàng lại hỏi.

Hai nha hoàn nhìn nhau.

Uyên Ương chu mỏ, bước đến bên cạnh Nhan Thanh Đường, nhỏ giọng kể lại sự việc.

Kể xong, nàng ấy phẫn nộ nói: “Rốt cuộc Tiền di nương có lương tâm không, sao lại nói ra những lời như thế.

Cô nương vì gì chứ, chẳng phải vì cả đại gia đình này sao.

Cô nương suốt ngày bôn ba khắp nơi, nào là ngã xuống nước, rồi thì bị thương, thân thể còn chưa hồi phục mà phải xử lý biết bao việc buôn bán như thế…”

Nói đến đây, Uyên Ương bật khóc vì xót xa.

Tố Vân bên cạnh cũng liên tục lau nước mắt.

Nàng ấy thấy cô nương mặc bộ áo lót màu xanh nhạt, không trang điểm, sắc mặt trắng toát, rõ ràng khí huyết chưa hồi phục, cả người thì gầy gò, trông ốm yếu lắm.

Cô nương làm sao lại như vậy?

Cô nương trước đây rực rỡ chói sáng đến mức làm người khác không thể rời mắt, bây giờ lại thành thế này.

Không giống với sự xúc động của hai người, Nhan Thanh Đường lại rất bình tĩnh.

Nàng cúi xuống ngắt một bông hoa đinh hương trong vườn, đưa lên mũi ngửi: “Thực ra bà ta nói không sai, vốn dĩ không liên quan đến bà ta.

Gia sản này là của ta, ta vất vả hơn cũng là bình thường.”

Uyên Ương tức giận nói: “Vậy bà ta đừng ăn cơm của Nhan gia nữa! Cô nương thường không ở nhà, nhà có gì ngon gì đẹp đều đưa đến mấy viện đó, y phục hay nữ trang gì cũng làm hết mình cho bà ta, mỗi tháng còn cho bà ta nhiều tiền tiêu vặt đến vậy.

Bà ta thì hay rồi, không chê trang sức không đủ kiểu dáng thì cũng nói tiền tiêu vặt không đủ, lúc nào cũng muốn tìm trướng phòng để xin thêm bạc.”

Phòng thu chi của nội trạch do Ngân Bình quản lý, Uyên Ương đương nhiên biết một số việc bên trong.

“Đúng là không quản được cái miệng của ngươi mà.

Tiền di nương là Tiền di nương, bà ta vốn đã nhiều chuyện rồi, nhưng Mã di nương và Tôn di nương luôn cung kính thân thiết với ta, đừng đánh đồng tất cả mọi người như thế.”

Nhan Thanh Đường mỉm cười rồi lắc đầu, cài bông hoa đinh hương vào tóc Uyên Ương.

“Sau này những chuyện thế này nói với ta là được, nói ra ngoài cẩn thận bị phạt đấy.”

Uyên Ương không hề nghĩ cô nương sẽ cài hoa cho mình nên thẹn thùng che đầu lại.

“Sau này nô tỳ không nói nữa.” Nói xong, nàng ấy bước đến gần Nhan Thanh Đường, kéo tay áo nàng mà làm nũng: “Nô tỳ biết người thương nô tỳ nhất!”

Cảnh này khiến ai nấy đều bật cười.

Nhan Thanh Đường cũng giãn mày giãn mặt, nói: “Đi thôi, chúng ta ra ngoài đi dạo.”

.

Đây không phải lần đầu tiên Nhan Thanh Đường dẫn nha hoàn ra ngoài thư giãn..

Từ nhỏ nàng đã không như nữ tử bình thường, nha hoàn bên cạnh nàng cũng theo nàng trải qua nhiều chuyện mà nha hoàn bình thường không thể trải qua.

Nghe nàng nói muốn ra ngoài, họ như xe nhẹ chạy đường quen, đi thay y phục thích hợp để ra ngoài, rồi gọi hai hộ vệ đi theo phía sau.

Đi từ cửa sau của đại trạch Nhan gia là đê bao Đông Tràng.

Đê bao đề cập đến bờ kè dùng để chống thấm và bảo vệ các cánh đồng ở những vùng trũng thấp, đồng thời cũng đề cập đến vùng đất lấn biển được bao quanh bởi đất lấn biển.

Ngày xưa, trấn Thịnh Trạch không được gọi bằng cái tên như thế, mà có tên là bãi cỏ xanh, tứ bề đều là đầm nước và cây cối um tùm, hồ nước nhiều vô số kể.

Theo thời gian dân chúng dần dần di cư đến, người tụ họp càng lúc càng đông, người dân dựa theo địa hình mà xây dựng từng khu chợ.

Đến sau này, Thịnh Trạch ngày càng phồn thịnh, các khu chợ được xây dựng quanh các tuyến đường thủy được hợp nhất thành đại đê, bao gồm đê Đông Tràng, đê Tây Tràng, đê Xung Tự Vi, đê Đại Thích, đê Đại Bão và đê Phạn Tự.

Những khu chợ này được nối với nhau bởi hơn mười con sông trong thành.

Phía đông thành có một hồ không theo quy luật, tên là Đông Bạch Dạng.

Phía tây thành cũng có một hồ lớn hơn Đông Bạch Dạng hàng chục lần, thông với nhiều kênh rạch và dòng sông, được đặt tên là Tây Bạch Dạng hay có tên khác là ao Thịnh Trạch.

Tên của trấn Thịnh Trạch cũng từ đây mà ra..

Những tên gọi như đê bao Đông Tràng hay đê bao Tây Tràng đã lâu không được sử dụng, dân chúng hiện tại thích gọi thành đông, thành tây, thành nam và thành bắc hơn.

Đại trạch Nhan gia nằm ở đê bao Đông Tràng, gần Đông Bạch Dạng.

Một phần nhỏ của hồ nằm trong khuôn viên vườn nhà họ Nhan.

Mỗi khi hè về, hoa sen nở rộ hàng dặm khiến khung cảnh vô cùng đẹp mắt.

Đi dọc theo con đê một đoạn, sẽ đến phố lớn Đông.

Phố lớn Đông và phố lớn Nam nằm cách nhau bởi con sông, giữa chúng được nối với nhau bởi vài chiếc cầu đá.

Đúng vào buổi chiều, người dân đã bận rộn cả ngày nên hầu hết đều có vẻ hơi uể oải.

Mặt sông yên ả, nước sông trong veo, thỉnh thoảng có những chiếc thuyền nhỏ bơi qua.

“Cô nương, chúng ta đi đâu?”

“Còn một tháng nữa là sinh thần của Lan tỷ tỷ, ta đến tiệm bạc chọn một món trang sức làm quà.” Nhan Thanh Đường nghĩ một lúc rồi nói.

Nhan gia không chỉ kinh doanh lụa là, mà còn những thứ khác như hiệu may, tiệm bạc hay cửa hàng tạp hóa.

Chúng thường được mở ở một chỗ, gọi là Thương hội Nhan thị.

Có một Thương hội Nhan thị ở phố lớn Đông, nhưng đây cũng là chi nhánh.

Nơi chính ở Tô Châu, đó mới là nơi Nhan Thế Xuyên khởi nghiệp.

Gần đến nơi, xa xa đã thấy người vào người ra nườm nượp.

Nhan Thanh Đường dẫn theo hai nha hoàn tiến vào tiệm bạc bên cánh phải.

Khi vào, Nhan Thanh Đường thấy vài người đang tụ tập lại, dường như có chuyện gì đó xảy ra.

Người gác cửa thấy nàng, vội vàng chào: “Thiếu…”

Nhan Thanh Đường ra hiệu, ý bảo hắn ta không được làm ồn.

Lúc này, giọng nói của một bà lão bỗng vang lên trong đám đông.

“Sao? Sắp tới thiếu chủ của Nhan gia các ngươi chính là tức phụ của Tạ gia chúng ta, sau này Nhan gia nhà các ngươi cũng thuộc về Tạ gia.

Chúng ta đến chọn có hai món trang sức, mà các ngươi đẩy tới đẩy lui rồi dẫn chúng ta đến hàng bán bạc, chẳng lẽ chúng ta không mua nổi vàng sao?”


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui