Phương Đông Lướt Ngoài Cửa Sổ


Bây giờ xin mời đọc chương đầu tiên củacuốn The Ghost Train to the Eastern Star (Chuyến tàu ma tới ngôi sao phươngĐông), trong đó tác giả đi lại cuộc hành trình trong Phương Đông lướt ngoài cửasổ ba mươi năm trước…
Chương1: Chuyến tàu ngôi sao Châu Âu
Bạn nghĩ du khách là những người táo bạo,nhưng bí mật tội lỗi của chúng tôi ở chỗ du lịch là một trong những cách lườibiếng nhất trên trái đất để giết thời gian. Du lịch không đơn thuần chỉ là việctrở nên lười nhác, mà còn là sự thoái thác một cách tinh vi, cho phép chúng tôi– với sự vắng mặt lộ liễu của chính mình, khơi gợi chú ý của mọi người trong khibản thân xâm phạm đến đời sống riêng tư của những người khác – công kích tíchcực như những kẻ ăn bám ẩn mình. Du khách là loại ham hố nhất trong những ngườitò mò lãng mạn, và ở một khía cạnh nào đấy được giấu kỹ trong tính cách riêngtư của họ là một gút mở không thể bật ra của sự phù hoa, giả tạo và thích cườngđiệu hóa gần như bệnh lý. Đó là nguyên nhân vì sao điều ác mộng nhất đối với dukhách không phải là cảnh sát mật, thầy phù thủy hay bệnh sốt rét mà là viễncảnh gặp một du khách khác.
Hầu hết những viết lách về du lịch đềutuân theo hình thức nhảy luôn tới những kết luận và vì thế mà gần như mọi cuốnsách du lịch đều là kịch bản độc diễn vô ích, mỏng nhất và dễ hiểu nhất. Kháhơn chút ít so với một cái giấy phép gây phiền nhiễu, viết về du lịch là dạngthấp nhất của niềm đam mê lạc thú có tính chất văn chương: phàn nàn không trungthực, xuyên tạc một cách sáng tạo, khoa trương vô nghĩa và làm dáng kinh niên;đa phần những thứ đó bị bóp méo bởi hội chứng Munchasen[1].
[1] Căn bệnh giả vờ mắc bệnh để người khácquan tâm, được đặt theo tên một người nổi tiếng nói khoác ở Đức vào thế kỷ 18.
Tất nhiên, sẽ khó khăn hơn khi ở nhà, tỏra lịch sự với mọi người và đối mặt với nhiều thứ, nhưng lấy đâu ra sách tronghoàn cảnh đó? Tốt hơn là đóng màn kịch khoe khoang, giả vờ làm một người ưathích phiêu lưu mạo hiểm:
“Vâng, nghênh ngang những con đường rảiđầy hạt dẻ
Cúi mình xuống boong tàu
Đầy rạ với lòng tốt.”
và kêu lên “Nhìn ta đây!” đầy sảng khoái ởnhững thắng cảnh đẹp lạ kỳ.
Đó ít nhiều cũng là tâm trạng của tôi khitôi gói ghém hành lý rời khỏi nhà. Tôi cũng đã nghĩ: Nhưng đó là sự tò mò. Ngaycả những người mơ mộng nhút nhát nhất cũng cần sự thỏa mãn của hiện tại, sau đótrình diễn những tưởng tượng của họ. Và đôi lúc bạn chỉ cần xóa đi tất cả. Sựxâm phạm là niềm vui đối với một vài người trong số chúng ta. Vô ích thay, “Niềmvui vu vơ là niềm vui thuần khiết.”
Và có những giấc mơ: thứ nhất, giấc mơ vềmột vùng đất xa lạ mà tôi tận hưởng ở nhà, nhìn chăm chú vào không gian vềkhoảng không phía Đông vào những ngôi đền tưởng tượng, những khu chợ đông đúc,những “kiến trúc con người” theo cách gọi của V.S.Pritchett, những phụ nữ đángyêu trong những bộ quần áo mỏng nhẹ như khói, những chiếc tàu cũ kỹ kéo vangcòi trên những sườn núi, ảo ảnh của hạnh phúc; thứ hai, giấc mơ thể hiện bằngchính việc đi du lịch. Thường trong một chuyến đi, tôi dường như sống trong ảogiác về sự khác biệt, sự hão huyền đầy màu sắc của cái xa lạ, những nơi mà tôinhận thức một cách sống động (trong hầu hết các giấc mơ) là mình khôngthuộc về chúng; tôi vẫn đang lơ lửng, một du khách nhàn rỗi vô danh giữa nhữngcon người bận rộn, một người xa lạ hoàn toàn. Khi bạn là người lạ, như bài háttrôi qua, không ai nhớ tên bạn cả.
Du lịch có thể đem lại cảm giác về sự xalạ và không kết nối trong tôi, rõ rệt song khó gọi tên, khiến tôi cảm thấy mongmanh không thật, như là làn khói thuốc lá, hay đơn thuần là một con ma, mộtbóng ma sởn tóc gáy từ địa ngục, không bị để ý và cảnh giác giữa những ngườithật, lang thang, lắng nghe trong khi không để người khác thấy mình. Trở nên vôhình – điều kiện thông thường của du khách nhiều tuổi – hữu dụng hơn nhiều sovới việc hiện thân rõ ràng. Bạn được nhìn ngắm nhiều hơn, bạn không bị ai làmgián đoạn và được yên thân. Đó là lý do bạn có thể nhận lầm một du khách khôngvội vã với một gã ăn mày. Ghét những thời gian biểu, phụ thuộc vào những cuộcgặp gỡ may rủi tình cờ, tôi bị thu hút bởi nhịp điệu chậm rãi của du lịch.
Những con ma có tất cả thời gian trên đời,niềm vui khác của dịch chuyển đường dài không mục đích – là du lịch với một nửatốc độ trên những chuyến tàu chậm và hay trì hoãn. Tôi nhận thấy nét ma quáinày cũng là một hiệu ứng của hành trình mà tôi đã chọn, trở về những nơi mà tôitừng biết nhiều năm trước kia. Gần như không thể trở về quang cảnh cũ trong cuộcđời du lịch của bạn mà không cảm giác như một điều ám ảnh. Tôi đã thấy rấtnhiều nơi thực sự buồn bã ma mị, một số khác rộng lớn và cuồng nhiệt, trong khitôi chỉ hiện diện lảng vảng, là cái bóng nghe trộm trên chuyến tàu ma.
Rất lâu sau khi thực hiện chuyến đi đãviết trong Phương Đông lướt ngoài cửa sổ, tôi tiếp tục suy nghĩ mình đã vượtqua những vùng đất thế nào, đổi những chuyến xe lửa băng qua châu Á ra sao, làmtiến triển chuyến đi của mình và cọ xát với thế giới. Và phản ảnh những gì tôiđã được thấy – cái cách mà quá khứ vốn không được ghé thăm trở lại luôn nhàolộn trong những giấc mơ của bạn. Ký ức cũng là một chuyến tàu ma quái. Nhữngnăm tháng sau này, bạn vẫn còn suy nghĩ về một khuôn mặt xinh đẹp đã kịp thấymột lần ở một đất nước xa xôi. Hoặc hình ảnh một cái cây quý, hoặc một conđường nông thôn, hoặc chiếc bàn vui vẻ trong một quán cà phê, hoặc mấy chàngtrai cáu giận có vũ trang cùng với tiếng kêu của những chiếc giáo gỉ sét, “Cứulấy mạng mày, keng-keng!” hoặc tiếng của một con tàu trong đêm, đặc biệt lànhững nốt nhạc chính xác của những chiếc còi tàu, khoảng ba phút, trong mànđêm, như thể bạn nằm trong tàu, dịch chuyển xuyên thế giới như những du kháchkhác, “trong chú cá voi”.
Ba mươi ba năm trôi qua. Tôi đã già gấpđôi, như những người đã đi trên các chuyến tàu đó, hầu hết những con tàu đềuđược các đầu tàu hơi nước kéo, chạy suốt dọc các vùng sâu vùng xa của Thổ NhĩKỳ và Ấn Độ. Tôi thích tính cân đối trong sự khác biệt về thời gian. Thời giantrôi qua đã trở thành cái gì đó nghiêm trọng đối với tôi, ẩn mình trong quátrình tôi già đi. Khi còn trai trẻ, tôi coi thế giới là một thứ cố định và đángtin cậy, nó sẽ chứng kiến tôi trong tuổi già của mình; nhưng khi già hơn, tôibắt đầu hiểu sự thay đổi là luật lệ của tự nhiên, cái gì mang cảm xúc trong mộtthế giới không đáng tin đã bị hủy hoại một cách hiển nhiên. Tuổi tác là món quàbạn dành được để đánh giá sự phân rã, sự hiện ra của Wordsworth, sự thông tháicủa wabi-sabi: không gì hoàn hảo, không gì hoàn thiện, không gì vĩnh viễn.
“Không thay đổi thì sẽ không hoài cổ,” bạntôi từng nói vậy với tôi, và tôi nhận ra cái mà mình bắt đầu chứng kiến khôngchỉ là sự thay đổi và suy sụp mà là cả sự biến mất của tưởng tượng. Ghi chép đãrất lâu của tôi có thay đổi nhiều như tôi? Tôi nảy ra ý tưởng thực hiện mộtchuyến đi tương tự, đi bằng chính đôi chân mình – một sự nghiệp nghiêm túc,nhưng chuyến đi kiểu này thường được những kẻ trẻ tuổi, mơ mộng thực hiện để viếtsách và trở nên nổi tiếng[2].
[2] Danh sách những người này rất dài, baogồm cả những sách của các hành giả như Graham Greene, George Orwell, RobertLouis Stevenson, Leonard Woolf, Joseph Conrad, Mr Kurtz, H. M. Stanley, LeopoldBloom, Saint Paul, Basho, Jesus và đức Phật (chú thích của tác giả).
Điểm tuyệt vời nhất của du lịch là thoátra ngoài thời gian, vì năm tháng đi lại không bị khấu trừ trong cuộc đời bạn.Du lịch cũng có khả năng tái tạo thần kỳ: bạn có thể tìm thấy nơi mình yêu mến,để bắt đầu một cuộc sống mới và không bao giờ về nhà. Ở một nơi xa, không aibiết bạn – gần như lúc nào bạn cũng là người được thêm vào cộng đồng. Và bạn cóthể giả vờ trong chuyến đi, khác với con người của bạn, không ràng buộc, bí ẩn,trẻ hơn, giàu hơn hoặc nghèo hơn, bất kỳ loại người nào bạn chọn để giả bộ, đềulà tái sinh mà nhiều người đi du lịch đã trải qua nếu họ đi đủ xa.
Việc quyết định trở lại bất kỳ một khungcảnh nào trong cuộc đời của bạn cũng nguy hiểm nhưng không cưỡng lại được,không giống một cuộc tìm kiếm thời gian đã mất mà là vì sự lố bịch của cái điềuđã xảy ra lúc đó. Trong hầu hết các trường hợp, nó giống như sau nhiều năm gặplại người yêu đã già, hầu như chẳng nhận ra nổi đối tượng ta từng khao kháttrong con người già cỗi, quắt queo và đau khổ này. Tất cả chúng ta sống với nhữngtưởng tượng về sự thay đổi. Sống đủ lâu và bạn thấy thay đổi đang diễn ra –người trẻ thành già, con đường được nâng cấp, nhà cửa ở nơi trước đây là cánhđồng; và những điều trái ngược của chúng, một ngôi trường tốt thành đống hoangtàn, một dòng sông ô nhiễm, một cái ao thu nhỏ lại và đầy rác, những cái tinbuồn thảm: “Anh ta chết rồi,” “Bà ta béo lắm,” “Cô ấy tự sát rồi,” “Ông ấy bâygiờ là Thủ tướng,” “Hắn đang trong tù,” “Anh không quay lại đó được nữa đâu.”
Sự thỏa mãn của việc già đi – một trongnhiều sự thỏa mãn – là đảm nhận vai trò của một người chứng kiến sự chuyển độngcủa thế giới và quan sát những thay đổi không đảo ngược được. Mặt trái của vấnđề, bên cạnh sự chán ngắt khi nghe những ảo tưởng của tuổi trẻ, là việc nghe đinghe lại những ý kiến giống nhau, không chỉ của những người trẻ tuổi chưa đủ lôngđủ cánh mà, tồi hơn nhiều và dường như là tội lỗi, những ý kiến của những kẻcòn non nớt hơn, đáng lẽ họ nên biết tất cả những lời dối trá về chiến tranh,nỗi sợ hãi, sự tiến bộ và kẻ thù – thế giới là một bánh xe lặp đi lặp lại. Họ –tôi nên nói “chúng ta” mới đúng – chán ngán với những thứ đã từng nghe mộttriệu lần trước đây, những quyển sách chúng ta bỏ qua, những khám phá khôngmới, những giải pháp đưa ra chả giải quyết được vấn đề gì. “Tôi có thể nói rằngtôi đang già đi,” người kể chuyện trong truyện The Congress (Nghị viện)của Borges thốt lên. “Một dấu hiệu không thể nhầm lẫn là thực tế, tôi nhận racái mới lạ chẳng có gì thú vị hay đáng ngạc nhiên cả, bởi tôi thấy về cơ bảnchả có gì mới trong đó – nó chỉ hơn những đổi thay rụt rè cái đã an bài một tíxíu mà thôi.”
Những người già được nhìn nhận là kẻ hoàinghi và xa lánh xã hội – nhưng không, họ đơn giản là những người cuối cùng đãnghe được bản nhạc u buồn lặng lẽ của nhân tính được một ban nhạc rock tồi đangtru tréo đi tìm danh tiếng chơi lên. Quay lại và hồi tưởng những bước chân củatôi – một nỗ lực hời hợt, trần trụi đối với một nhà văn nông nổi, trẻ tuổi, dễbị tác động – sẽ là cách tôi xem tôi là ai, tôi đã đến đâu và cái gì sau đó xảyra với những nơi tôi đã từng thấy.
Vì sẽ chẳng bao giờ viết một quyển tựtruyện mà tôi đã từng mường tượng – chương một, Tôi là ai; chương hai, Tôi nóivới anh như vậy – nên viết về chuyện đi du lịch trở thành một cách để có cảmnhận về đời tôi, là con đường ngắn nhất để tôi đến tự truyện – cũng như tiểuthuyết, truyện ngắn và tiểu luận. Như Pedro Almodóvar có lần đã nhận định, “Bấtkỳ thứ gì không phải là tự truyện thì là đạo văn.”
Thứ cần tránh trong những bước chân củachính tôi sẽ là sự hồi tưởng chán ngắt về những ngày tốt đẹp hơn, cơn kể lểkích động của kẻ luyến tiếc quá khứ, bao giờ cũng thể hiện ý tôi đã ở đó, anhthì không. “Tôi nhớ lúc ấy anh có thể mua bốn thứ chỉ với một đô la.” “Có mộtcái cây to trên cánh đồng nơi bây giờ là một tòa nhà.” “Ở thời của tôi…”
Thôi, im đi!
Điều gì khiến khách du lịch quay trở lạiđể làm một chuyến đi lớn nữa? Tôi chả biết lý do gì hay ho. Greene không baogiờ trở lại rừng Liberia,hay Mexico, hay Việt Nam. Ở tuổicuối năm mươi, Waugh chối bỏ cả du lịch hiện đại cũng như du lịch đơn thuần,coi đó là phí phạm thời gian. Sau năm 1948, Thesiger không quay trở lại Rub’ alKhali, vùng sa mạc của Ả rập, Burton không tham gia đoàn thám hiểm tới Utah,hoặc chứng minh nguồn gốc của sông Nile – ở tuổi của tôi, ông ta sống ởTrieste, chìm đắm trong sách báo khiêu dâm. Darwin không bao giờ ra khơi nữa. Cả JosephConrad cũng thế, người đã thôi ghét bỏ viễn cảnh đi biển. Eric Newby từng đixuôi sông Hằng một lần, Jonathan Raban xuôi theo sông Mississipi một lần và JanMorris cũng chỉ leo lên đỉnh Everest có một lần. Robert Byron không quay trởlại Oxiana lần nào, Cherry-Garrard chỉ một lần đi tới Nam Cực, Chatwin khôngbao giờ trở lại Patagonia, Doughty cũng thế, không trở lại Arabia Deserta,Wallace không trở lại quần đảo Malay, Waterton cũng không trở lại sông Amazon.Trollope không trở lại Tây Ấn, Edward Lear không trở lại Corsia, Stevensonkhông trở lại Cévennes, Chekhov không quay lại Sakhalin, Gide không quay lạiCongo, Canetti không về lại Marrakesh, Jack London không quay về quần đảo Solomon,Mark Twain cũng không trở lại Hawaii. Thế là quá đủ đối với một vài trong sốnhững tác giả yêu thích của tôi.
Bạn có thể hỏi “Tại sao họ lại phải bậntâm?” nhưng thực tế là mỗi người trong số những nhà lữ hành này, khi già đi, đãphát hiện ra điều mà nhà lữ hành dũng cảm Henry Morton Stanley phát hiện khiông đi xuyên qua châu Phi lần nữa từ Tây sang Đông, mười năm sau chuyến đithành công lần thứ nhất từ Đông sang Tây năm 1874 đến 1877 – ông nhận ra châuPhi đã là một nơi khác, với những thay đổi đáng ngại, và một quyển sách mới ra đời.Richard Henry Dana đã thêm một lời bạt nắn nót vào cuốn Two years before themast (Hai năm trước cột buồm) hai mươi tư năm sau lần in đầu vào 1840,khi ông trở lại San Francisso (nhưng không đứng trên mũi tàu nữa), thấynó đã thay đổi từ trụ sở của phái bộ Tây Ban Nha buồn tẻ với mấy căn lều biếnthành một thành phố Mỹ sầm uất, sự thay đổi từ Cơn Sốt Vàng. Dana đã rất thậntrọng tự hòa hợp mình vào với những con người ông đã gặp trong chuyến đi đầutiên và ước lượng khung cảnh thay đổi, hoàn thành, như ông nói, “những hànhđộng của ký ức sùng đạo.”
Những nhà thơ cụ thể, có thể kể đếnWordsworth và Yeats, đã mở rộng tầm nhìn và họ được khai sáng khi quay trở lạimột khung cảnh trước kia trong cuộc đời họ. Các ông đặt ra tiêu chuẩn văn họccho cuộc quay lại viếng thăm. Nếu định mệnh của những nhà văn là lặp lại quákhứ, viết nó theo cách vốn có của chính họ, thì chuyến trở lại này có thể làphiên bản chán ngắt của The wild swans at Coole (Thiên nga hoang dã ởCoole) hoặc Tintern Abbey (Tu viện Tintern) của tôi.
Chuyến đi dự kiến trở lại hành trìnhPhương Đông lướt ngoài cửa sổ chủ yếu là nỗi tò mò riêng của tôi, là sự lườibiếng thường thấy, và với khao khát được lên đường; nhưng điều này là chuyệncủa ba mươi ba năm trước và nó đã đơm hoa kết quả. Sự viết lách đang phóng bạnvào bóng tối, để trong đó bạn mong ước ánh sáng và cuộc hạ cánh nhẹ nhàng.
“Em sẽ đan nhiều thứ trong lúc anh đi xa,”vợ tôi nói.
Đó là một thông tin mong đợi. Tôi cầnPenelope lúc này.
Mặc dù tôi giả vờ thích thú với cuốn kểchuyện đã xuất bản, nhưng chuyến đi đầu tiên của tôi không được như dự tính.
“Em không muốn anh đi,” người vợ đầu tiêncủa tôi nói vào năm 1973 – không bằng giọng dịu dàng, mà là một yêu cầu giận dữ.
Lúc bấy giờ tôi vừa viết xong một quyểnsách và cạn ý tứ. Tôi không có nguồn, không có ý tưởng nào ột quyển tiểuthuyết mới và – mặc dù không biết rằng mình định làm gì – tôi hy vọng chuyến đinày là một cách để tìm đề tài. Tôi phải đi. Thủy thủ đi ra biển, lính tráng ratrận, ngư dân đi đánh cá, tôi nói với vợ mình. Các nhà văn thỉnh thoảng phải đira khỏi nhà. “Anh sẽ trở về sớm nhất có thể.”
Cô ấy không hài lòng việc tôi đi. Và mặcdù không viết về nó, tôi đã thật đau khổ khi khởi hành từ London, nói lời tạm biệt với người phụ nữ tệ bạcnày và với hai đứa con nhỏ của chúng tôi.
Đó là thời của những bức thư chuyển bằngmáy bay, các tấm thiệp và những cục điện thoại màu đen to đùng không đáng tincậy. Tôi viết thư về nhà thường xuyên. Nhưng khi tôi thành công gọi về nhà hailần, một từ New Delhi và một từ Tokyo, cả hai cuộc điện thoại đều vô ích. Tạisao sự âu yếm của tôi hình như không được chào đón? Tôi nhớ nhà trên suốt chặngđường – bốn tháng rưỡi – và băn khoăn ở nhà có nhớ tôi không. Đó là lần đầu tôiu uất trải qua những đêm cô đơn của một lữ khách. Tôi đã ở tận cùng trí thôngminh trong chuyến đi. Tôi cảm thấy như mất trí khi quay về nhà. Không ai nhớtới tôi. Người khác đã thế chỗ tôi.
Vợ tôi có người tình. Quả là đạo đức giảnếu tôi phản đối: tôi đã không chung thủy với cô ấy. Không phải là bản năngtình dục của cô ấy làm tôi buồn, mà là sự ấm cúng của một gia đình. Anh ta ởtrong nhà tôi nhiều ngày đêm, trên giường của chúng tôi, yêu cô ấy và chơi vớicon chúng tôi.
Tôi không thể nhận ra giọng mình khi hétlên, “Sao em có thể làm thế được?”
Cô ta nói, “Tôi coi như anh đã chết.”
Tôi muốn giết người đàn bà này, không phảivì tôi ghét cô ta mà (như những bà vợ ông chồng phạm tội giết người thườngnói) vì yêu. Tôi đe dọa giết cái gã mà thậm chí sau khi tôi về nhà, vẫngửi thư tình cho vợ tôi. Tôi trở thành một kẻ vũ phu điên khùng và tình cờ tôiphát hiện ra điều có ích một cách độc ác: đe dọa giết ai đó là cách hiệu quả đểthu hút sự chú ý của người khác.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui