Tháng 9 năm Khai Nguyên thứ 6 Bắc Định quốc, sau khi Nhất Huy hoàng hậu băng thệ không lâu, Khâm Định hoàng đế lập sủng phi của mình là Tuệ phi lên ngôi chính cung hoàng hậu tại Đại Minh điện, phong hiệu Thành Nguyên hoàng hậu, đồng thời Lan phi họ Tạ, cháu gái của Tạ thái sư được phong lên hàm Quý phi nhất phẩm.
Tháng 1 năm Khai Nguyên thứ 7, mùa xuân năm ấy Thành Nguyên hoàng hậu hạ sinh tiểu công chúa tại Phượng Chính điện. Vừa được sinh ra tiểu công chúa đã được hoàng đế yêu quý gọi bằng cái tên “Tích nhi” coi như viên minh châu trên tay. Hai chữ “Vãng Tích” ẩn chứa nhiều ý nghĩa nằm bên trong hay đơn giản chỉ là câu chuyện xưa được hậu nhân nhắc lại?
Advertisement / Quảng cáo
Tháng 2 năm Khai Nguyên thứ 7, hoa đào nở rộ Lăng Vân kinh, Khâm Định hoàng đế tổ chức lễ phong hiệu cho tiểu công chúa trước Đại Minh điện. Hoàng đế ban phong hiệu Thiên Tư công chúa và Bạch Ngọc kiếm, điều đặc biệt là trên tay kiếm này có một viên ngọc cực phẩm được chính tay sứ thần Tây Vệ quốc dâng lên. Địa vị của Thành Nguyên hoàng hậu và Lâm gia càng vững chắc hơn trước.
Tiểu công chúa sinh ra trong nhung lụa được hoàng đế và hoàng hậu yêu thương nhưng thời gian trôi đi, các âm mưu thủ đoạn chốn hoàng triều đã giúp nàng công chúa tìm ra những tội ác man rợ cùng những bí mật bị che giấu đằng sau cánh cổng hoàng cung, đối diện cùng các mưu kế thâm sâu nhằm tranh giành quyền lực.