“Khi con người già đi họ trở nên khôn ngoan hơn, và khi mọi thứ cũ kỹ nó trở nên kỳ lạ”, đây là một câu nói mà Thích Nguyệt cảm thấy rất thú vị.
Nửa câu đầu nói về những người già đã sống đến một độ tuổi nhất định, họ đã nhìn thấy nhiều tình đời và nhiều chuyện trên thế giới hơn, vậy nên họ sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn.
Những người già như vậy rất hiếm, hầu hết đều bởi vì cơ thể suy thoái mà lộ ra uể oải trì độn, thỉnh thoảng nếu nhìn thấy một người như vậy, dường như ông trời đã quên bắt ông ta chết thì ông ta sẽ sống như thần tiên.
Những người già như vậy thường có đôi mắt xanh, mỗi lời nói ra đều có thể khiến gan người ta run lên.
Nửa câu sau nói về cùng một đồ vật, chẳng hạn như bàn, ghế, ghế dài, đao, thương, kiếm, v.v., đã được sử dụng từ lâu, hàng trăm ngàn năm và lần lượt đổi chủ.
Chúng nó thấy chủ nhân trải qua sinh lão bệnh tử, tham sân si, dính nhân khí bèn sinh ra tinh hồn dục vọng.
Nếu bản thể tinh xảo hơn và thấm nhuần kỹ năng vượt trội của các thợ thủ công, thì sau khi thành yêu xong pháp lực cũng mạnh hơn một chút.
Nếu xấu xí thô kệch thì cho dù vất vả thành yêu cũng chỉ rất vụng về.
Thích Nguyệt đã nghe thím Kiều hàng xóm kể qua về chuyện một cái ghế đẩu nhỏ thành tinh, có hơi buồn cười.
Người ta kể rằng vào một triều đại nào đó và vào một năm nào đó, có một cái ghế đẩu nhỏ ở trong nhà của một người nào đó ở một ngôi làng nào đó ở một huyện nào đó.
Chiếc ghế đẩu nhỏ này được làm bằng gỗ còn sót lại từ những tấm cửa thời các cụ kỵ xây nhà.
Đừng xem thường nó là đồ thừa nhé, mặc dù chỉ là vật liệu thừa còn lại nhưng nó được làm bằng gỗ bách già đấy.
Kiểu dáng cũng chỉ là kiểu bình thường, thấp lè tè, không có tay vịn hay thanh tựa lưng gì đó.
Con nít thì còn dễ ngồi, chứ người lớn thì hơi thiệt thòi cái mông một xíu, tém tém cặp đào lại một chút miễn cưỡng cũng có thể ngồi được.
Điều quan trọng nhất là nó nhẹ, có thể mang đi khắp nơi.
Mùa hè có thể tận hưởng thời tiết mát mẻ ở cổng thôn, tự mình mang theo ghế riêng chả phải tranh với ai hay phải ngồi lên mặt đá lớn làm lạnh mông.
Mùa đông thì làm ổ trong nhà sưởi ấm bên đống lửa, có thể dùng nó làm chỗ để chân, rất thoải mái.
Ghế đẩu nhỏ tận tâm phục vụ người ta qua bốn năm thế hệ, dần dần phát triển được một ít linh trí.
Năng lực của nó không nhiều lắm, chỉ thỉnh thoảng nửa đêm gây ra một chút tiếng động mà thôi, cũng không đánh thức ai.
Hơn nữa, trong năm giác quan, nó có một giác quan tốt chết đi được, tình cờ chính là khứu giác.
Vì là ghế nên dĩ nhiên thứ nó tiếp xúc nhiều nhất là mông người rồi.
Người ăn ngũ cốc hoa màu, sao có thể không thải khí cho được?
Một ngày nó “ăn” từ ba đến năm cái rắm đã coi như là ít rồi, đến mùa đông còn có thêm đốt lửa sưởi ấm nữa thì quả thực là cực hình.
Gỗ vốn sợ lửa, nó không thể tránh được, đã vậy thường xuyên còn có đôi chân hôi thối đặt trên người nó.
Ghế nhỏ phát cáu, thiếu điều muốn nhảy vào lửa tự thiêu luôn, ít ra còn có thể cứu vớt được chút khí phách.
Dù sao nó vẫn là thân gỗ bách già mà? Làm ghế cũng phải có tự trọng của ghế chứ?
Rốt cuộc sau 7749 lần suy nghĩ về việc tìm chết cảm thấy quá khó khăn, ghế nhỏ bắt đầu muốn chạy.
Vì vậy, một ngày nọ, khi thấy không có ai ở nhà, nó đã bước ra ngoài với bốn chân ngắn và tròn.
Chạy, chạy, chạy.
“Vậy nó có trốn được không?”
Người đặt câu hỏi là một cô thợ săn trẻ tên Hỉ Ôn, tổ tiên của cô nàng hẳn là có huyết thống của người La Tư (Nga).
Vì vậy, đôi mắt của cô nàng có màu xanh sẫm, bím tóc lộn xộn, tóc và lông mày có chút màu vàng, giống như hạt dẻ luộc trong nước đường, có mùi thơm ấm áp và ngọt ngào.