Quan Cư Nhất Phẩm

Sau khi phá đề, chuyện trở nên rất đơn giản rồi, thừa đề, khởi giảng, cuối cùng thành một bài dài. Không cần tới nửa canh giờ một bài văn rực rỡ gấm hoa, lưu loát thông thuận đã xuất hiện trên giấy.

Viết xong, kiểm tra qua xem đã chỉnh tề với vế sau hay chưa, rồi tiền hành điều chỉnh kết cấu, lại đem những câu chữ đẹp mà vô nghĩa xóa đi, làm bài văn càng thêm gọn gàng, câu từ chặt chẽ.

Cuối cùng là đọc thầm lại một lần, cho tới khi xác định là âm điệu hài hòa, vang vọng lưu loát, vui tai thích mắt, lúc này mới miên cưỡng hài lòng. Y thở phào một hơi, ngồi thẳng lưng dậy, thầm nhủ :" Mặc dù ý tưởng có trong lòng, nhưng viết ra lại có chút chênh lệch, xem ra phải tăng cường luyện tập!" Y thuần túy là vạch lá tìm sâu, dù là y có nền tảng hùng hậu, dù là tiên sinh giảng giải thấu triệt, nhưng y học bát cổ chẳng qua có hơn một tháng mà thôi, viết được ra như thế này đã là bất ngờ lắm rồi.

Kỳ thực Thẩm tiên sinh căn bản cũng không hi vọng y lần đầu đi thi đã làm được văn hay, dù sao có thiên tài tới đâu cũng phải trài qua luyện lập nhiều lần mới được. Nhưng Thẩm tiên sinh không lo thi huyện, dù sao ở tầng cấp này cao thủ rất ít, thường chỉ cần phá đề chính xác, rồi đem văn chương viết cho xuôi, thì qua thi huyện là chắc như đinh đóng cột.

Theo suy nghĩ của ông, thi đồng sinh là nơi luyện binh của Thẩm Mặc, trải qua năm tháng ba lượt mười lăm cuộc thi, văn chương của Thẩm Mặc cũng có tiểu thành rồi, dù sao học thức của y đã hơn xa học sinh cùng trang lứa, thiếu sót chỉ là thành thạo cách thức biểu đạt loại văn bát cổ này thôi.

Nhưng bất kể như thế nào, thi trúng huyện học hoặc phủ học là không vấn đề gì, sau đó lại dốc lòng nghiền ngẫm nửa năm, tổng kết bài học kinh nghiêm, trình độ văn chương sẽ đón nhận một bước nhảy vọt. Tới khi ấy đủ tư cách thi hương, rồi nửa năm nữa, trình độ bát cổ hẳn tới đỉnh cao, vừa vặn tham gia thi hội.

Phải nói rằng Thẩm tiên sinh sắp đặt từng tầng thi cử như thế, đã là hết sức đề cao Thẩm Mặc rồi. Nhưng bất kể như thế nào ông cũng không ngờ tới Thẩm Mặc có hai kiếp làm người, ở kiếp trước đã qua mười mấy năm thi cử giáo dục, mặc dù chẳng có gì đáng để khoe khoang, nhưng ở phương diện hấp thu tri thức, tổng kết quy luật, thăm dò mấu chốt thì đã có kinh nghiệm của cấp chuyên gia rồi.

Khi Thẩm Mặc cảm nhận được văn chương bát cổ không phải là loại tác phẩm nghệ thuật có tính ngẫu hứng cao như Đường Thi, Tống Từ, mà là loại văn nghị luận quốc gia dùng chọn kẻ có tài thì y liền dám chắc chắn, giống như văn khi thi vào trường đại học, có tính kỹ xảo rất cao ở trong đó. Về sau thông qua đọc văn mẫu của vô số đại gia, y mày mò ra được mấy quy luật, những văn chương này cách thức đại khái tương đồng, phá đề có tính liên kết tốt, nội dung phong phú, hơn nữa phù hợp với âm vận, nhưng loại văn chương như thế sẽ được đánh giá cao.

Y lại trọng điểm nghiên cứu văn chương của mấy vị đại gia văn bát cổ, nhất là văn mẫu của Vương Hi Chi, tổng kết ra một phương pháp làm văn, ví dụ ử cách thức dùng chính cách mà không dùng biến cách, cầu lấy mỗi một một câu có tương phản giữa hư thực nông sâu, đạt được sự rõ ràng trật tự v..v..v..

Chi tiết nhỏ quyết định thành bại, đó là chân lỳ bất kỳ thời nào.

Một phen giết gà dùng dao mổ trâu, hiệu quả đúng là không tệ, đọc đi đọc lại mấy lượt, Thẩm Mặc dám khẳng định bài văn này có thể được vị trí tốt trong tay bất kỳ một khảo quan nào, lúc này mới kiểm tra lần cuối có phạm đế húy, thánh húy gì không. Xác nhận hoàn toàn không có sai sót gì, sau đó sao chép lại.

Chi tiết nhỏ quyết định thành bại, câu nói này tuyệt đối không phải là nói cho có mà thôi, tới ngay cả kiểu chữ mà y viết cũng chính là kiểu chữ của hàn lâm quán, quả nhiên là ngay ngắn chỉnh tề, tỉ mỉ cẩn thận.

Kỳ thực với thi huyện đối thủ thưa thớt thì hoàng toàn chẳng cần phải nghiêm túc như thế, nhưng Thẩm Mặc hôm nay đã trầm ổn lão luyện hơn hai năm trước nhiều. Y biết rằng muốn vươn mình lên trong thiên tài tinh anh của toàn quốc, chí ít tên phải xếp hàng trên của nhị giáp, phải không ngừng đề cao trình độ của mình. Mà phương pháp tốt nhất là mỗi lần thi cử đều coi như lần quan trọng nhất, phải tận lực hoàn thành vượt qua bản thân.

Khi làm tất cả những điều đó, Thẩm Mặc hoàn toàn quên đi thứ bên ngoài, phảng phất như đất trời chỉ còn lại một mình y vậy.

Tến lúc viết tới nét cuối cùng của bài văn năm trăm chữ, vừa khéo tới giờ Mùi, chỉ nghe một tiếng mõ vang lên, đã tới lúc phóng bài rồi.

*** phóng bài: Trường thi thời cổ treo nhiều tấm biển, ghi các chú ý có liên quan, gọi là phóng bài. Khi phóng bài chỉ cho sĩ tử ra không cho vào.

Chỉ thấy cửa trường thi chậm rãi mở ra, một số khảo sinh đã nộp bài liền dọn đồ đạc đi ra, không bao lâu sau, cửa lại đóng vào, lần phóng bài tiếp theo phải tới một canh giờ rồi. Hiện giờ là tháng hai, ngày rất ngắn, thường tới giờ Dậu thì trời đã tối đen, mà trường thi huyện lại không cho thắp đèn, cho nên thực tế thời gian thi chỉ còn lại một canh giờ nữa.

Có điều với Thẩm Mặc mà nói, thế là đủ để làm một bài thơ Thí Thiếp rồi, tư duy của y mẫn tiệp, tài ngâm thơ làm đối rất cao, hơn nữa thơ Thí Thiếp chỉ xuất hiện ở thi huyện thi phủ, cuộc thi cấp cao hơn không có, cho nên không cần phải tỉa tót thái quá, hợp âm hợp vần, phù hợp cách thức là được.

Vừa nhìn đề mục: thu quang tiên đáo dã nhân gia, liền biết là biết câu cuối của bài Thu Hoài một trong số ít bài thơ hay của Lục Phóng Ông (Lục Du) rồi. Cả bài thơ là:
Viên đinh bàng giá trích hoàng qua.
Thôn nữ duyên ly thải bích hoa.
Thành thị thượng dư tam phục nhiệt.
Thu quang tiên đáo dã nhân gia.

Chỉ cần theo ý cảnh làm một bài năm câu tám chữ là được, không có chút ý làm khó dễ nào.

Xem ra Lý huyện lệnh cũng lo lắng nếu như ngay cả thơ Thí Thiếp cũng quá khó sẽ bị khảo sinh chửi sau lưng cả đời.

Nhăm mắt lại hồi tưởng cảnh Đào Uyên Minh: "Thái cúc đông ly hạ, Du nhiên kiến nam sơn." trong lòng Thẩm Mặc đã thành thơ, lần này không viết nháp, trực tiếp viết mười sáu câu thơ.

Ẩm tửu
Uống rượu
Kết lư tại nhân cảnh,
Nhi vô xa mã huyên.
Vấn quân hà năng nhĩ?
Tâm viễn địa tự thiên.
Thái cúc đông ly hạ,
Du nhiên kiến nam sơn.
Sơn khí nhật tịch giai,
Phi điểu tương dữ hoàn...
Thử trung hữu chân ý,
Dục biện dĩ vong ngôn.
+++
Uống rượu
Nhà cỏ giữa nhân cảnh,
Không thấy ồn ngựa xe.
Hỏi ông: “Sao được vậy ?”
Lòng xa, đất tự xa.
Hái cúc dưới giậu đông,
Thơ thới nhìn núi Nam.
Khí núi ánh chiều đẹp,
Chim bay về từng đàn.
Trong cảnh có thâm vị,
Muốn tả đã quên lời.

"Thu quang tiên bất giác, tầm đáo dã ly đông, thiên khí tam tiêu tịnh, nhân gia nhất kính thông.

Cách lân qua mạn nguyệt, xuất quách đậu hoa phong, nhạn tín liên thôn cấp, lư tư cố lý đồng.

Lương viên trì tống yến, mao ốc thảo minh trùng, ấp sảng nghi giao ngoại, chiêu lương nhâm thị trung.

Lộ thôi gia ngạn bạch, sương bức liệu đinh hồng, thịnh thế tây thành tụng, ngâm thi ký phóng ông."

Viết xong bỏ bút xuống, toàn bộ bài thi đã xong.

Lại xem thời gian, vừa khéo tới giờ Dậu một khắc, không khỏi ngây ra :"Gần một canh giờ qua mình làm cái gì vậy?"

Y thì chẳng sao cả, nhưng Lý huyện lệnh ngồi trên bàn cao thì luôn nhìn y chằm chằm. Vì sao? Bởi vì có hơn một trăm khảo sinh đã nộp bài rồi, Lý huyện lệnh thẩm nghĩ :" Thi huyện cũng phí nhiều công sức như thế, đợi thi phủ thi viện thì phải làm sao?" Nhìn lại Đào Ngu Thần, chưa nói là người đầu tiên nộp bài, văn chương cũng vô cùng cao minh, trình độ hơn xa người cùng trang lứa.

Lý huyện lệnh liền hoài nghi có phải bình bồi dưỡng một kẻ chỉ đẹp mã mà vô dụng hay không? Trong lòng không khỏi có chút bực bội, nên cứ nhìn Thẩm Mặc chằm chằm, trong lòng tính toán muốn băm vằm y ra thành mười tám mảnh cho hả giận.

Khi làm bài Thẩm Mặc không cảm thấy gì, nhưng hiện giờ cảm giác sắp bị ánh mắt u oán của huyện lệnh đại nhân nung chảy rồi, chỉ đành vội đi tới nộp bài.

Tức giận tiếp nhận bài thi của y, Lý huyện lệnh hừ một tiếng, nói:
- Nếu không thành cái rắm chó gì thì xem ta thu thập ngươi ra sao.
Nói rồi mở ra xem văn bát cổ, chỉ mới độc hai dòng đã không nhịn được vỗ bàn khen hay, đợi đọc hết cả bài không cần biết ở trường hợp nào, không nhịn được cao giọng nói:
- Văn này không đỗ đầu, đạo trời khó dung.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui