Quan Cư Nhất Phẩm

Mùng một tháng chín âm lịch, là ngày hưu mộc, cũng là đại thọ sáu mươi của Lý Mặc.

Sáu mươi tuổi, đối với người dân thường mà nói, đã là tuổi ngậm kẹo dừa chơi đùa với cháu, hưởng phúc an nhàn rồi. Nhưng đối với quan lớn triều đình mà nói, lại là giai đoạn huy hoàng rực rỡ nhất trong sĩ đồ dài dằng dặc, đối với Lý Mặc đang được thánh sủng mà nói thì càng như thế.

Quan viên kinh thành mắt tinh nhất, ai cũng nhìn ra, Lý thiên quan đã có thế " Trường Giang sóng sau sô sóng trước". Những kẻ xu nịnh a dua thì nhiều lắm, đều vây quanh ông ta, om sòm muốn làm cho ông ta một bữa tiệc sinh nhật tưng bừng thật lớn.

Vốn Lý Mặc không định tổ chức ăn mừng lớn, chỉ mời mấy người bạn tốt tụ hội làm bàn tiệc nhỏ là xong, nhưng lúc này xảy ra một chuyện đại hỉ, Gia Tĩnh hoàng đế đích thân cầm bút, viết một tấm biển chúc mừng ông ta, thế là không muốn làm cũng không được nữa rồi.

Huống chi nữa là trải qua nửa năm gian khổ phấn đấu, Lý Mặc thấy đã nắm chắc phần thắng trong tay rồi, phải khen thưởng ban thân một chút, để thủ hạ cũng được náo nhiệt, liền gật đầu đồng ý làm lớn.

Tin tức Lý thiên quan tổ chức sinh nhật không chân mà chạy đi khắp mọi ngóc ngách thành Bắc Kinh, tất cả mọi người bất kể quan viên lớn nhỏ, đều suy nghĩ chuẩn bị một phần lễ hậu, tặng cho Lý đại nhân.

Chẳng phải là vì Lý Mặc đức cao trọng vọng, mà là tục ngữ nói rất đúng "huyện quan không bằng hiện quản", mặc dù cơn bão ngoại sát năm nay chưa lan tới các đại nhân ở kinh thành, nhưng không một ai dám lơ là. Nhìn cái thế này năm sau kinh sát vẫn do Lý thiên quan chủ trì, lúc đó mới tới ôm chân phật thì muộn rồi.

Hơn nữa Lý đại nhân là quan thanh liêm, xưa nay không nhận quà cáp biếu xén, nếu như không nhân cơ hội này, tặng món quà sinh nhật không từ chối nổi thì sau này có muốn tặng cũng không có cửa. Cho nên bất kể là ai, chỉ cần muốn yên ổn làm quan, đều phải chuẩn bị trước lễ vật. Đợi tới ngày mùng tám rầm rộ kéo tới ngõ ở khu tây thành chỉ ngắn hơn đường Tây Trường An một chút.

Ghê lắm, phàm là quan viên kinh thành, bất kể là quan chức lớn nhỏ, hơn một nghìn người tới! Mà ai dám tới ăn không mỳ chúc thọ? Chặc chậc, tặng quà cung phải xếp hàng! Lễ vật xếp cả ra ngoài hành lang, nói là chất đống như núi cũng không hề khoa trương.

Trong Lý phủ chật chội, bày ba mươi mâm là không còn chỗ nữa, vậy hai phần ba khách khứa phải làm thế nào? Chỉ đành chặn con ngõ lại bày bảy mươi bàn tiệc. Quy mô lớn như thế, Lý phủ làm không nổi, phải do lại bộ tổ chức, cùng quan viên hàn lâm viện hiệp trợ, bận tới quan viên chạy vắt chân lên cổ, thời gian uống ngụm nước cũng không có.

Khách tới mừng đều vào nhà trước, hành lễ với tấm biển hoàng thượng ban cho lý đại nhân, nhìn tấm biển chữ vàng treo chính giữa sảnh đường, phía dưới còn có ngự ấn đỏ chói, ai nấy hâm mọ không thôi.

Đám bảy người Thẩm Mặc cũng tới, hành lễ với tấm biển rồi lại hành lễ chúc mừng Lý Mặc. Vừa thấy bảy người này, Lý Mặc vốn cười tươi rói tực thì mặt dài xuống còn hơn mặt lừa, hừ một tiếng không nóng không lạnh, coi như là đáp lễ.

Đây là làm nhục trước mặt đám đông mà, Từ Vị tức thì nổi giận, nếu chẳng phải Thẩm Mặc kéo lấy hắn, chắc chắn đốp chát lại cho Lý Mặc nếm đủ.

Khó khăn lắm mới kéo được hắn ra ngoài, Tôn Đĩnh và Đào Đại Lâm nói:
- Hay là chúng ta không thèm ăn bữa cơm hạng bét của lão nữa.

Từ Vị nhướng mày lên nói:
- Ăn, vì sao không ăn? Lão tử tặng quà rồi, chẳng lẽ lãng phí à?

Thẩm Mặc cười ha hả vỗ lưng hắn, cùng sau người tìm góc trong cùng của ngõ ngồi xuống, bình thản nhìn cảnh bợ đỡ xu nịnh.

Từ Vị hầm hầm tức giận, nhưng qua một lúc sau đột nhiên vui sướng, cười hô hố chỉ vào cửa:
- Kẻ không được hoan nghênh hơn nữa tới rồi.

Nhìn theo tay hắn, sáu người nhìn thấy là đám phần tử cốt cán của Nghiêm đảng, Nghiêm Thế Phiên, Triệu Văn Hoa rầm rầm rộ rộ tiến vào trong phủ.

Không ít quan viên hiếu sự lập tực đi theo, muốn xem cảnh tiểu các lão chạm trán Lý thiên quan ra sao. Nghiêm Thế Phiên quả nhiên không làm bọn họ thất vọng, đàng hoàng hành lễ, đưa hộp quà mừng lên, rồi chắp tay nói:
- Chúc mừng Lý đại nhân.

Lý Mặc nghiêm mặt:
- Có gì đáng mừng?

- Sinh nhật là chuyện đáng mừng.
Nghiêm Thế Phiên thản nhiên như không:
- Có nghĩa là ngài bình yên sống qua được một năm, không phải là đáng mừng sao?

- Ý ngươi là gì?
Mặt Lý Mặc lạnh tanh, tất nhiên ông ta nghe ra ý khiêu khích trong đó.

- Ý ta là ..
Nghiêm Thế Phiên cười âm hiểm, lời phát ra từ khẽ răng:
- Không biết ông có cơ hội mừng sinh nhật năm sau không.

Lời này vừa phát ra, đám đông xôn xao, chỉ có Nghiêm đảng nghênh ngang bước ra khỏi viện tử.

- Nghiêm Thế Phiên, ngươi dám buông lời ngông cuồng, nguyền rủa mệnh quan triều đình.
Không đợi Lý Mặc lên cơn, đám người Lý đảng nhảy ra quát tháo:
- Ngươi đợi đấy, sáng mai ta dâng sớ tham tấu ngươi.

- Đúng, tham tấu hắn! Tham tấu hắn.
Lời này lập tức khiến một đám hùa theo phụ họa.

Nghiêm Thế Phiên quay đầu lại, mắt hung ác quét qua bọn chúng, cười lạnh:
- Đây là đám các ngươi nói đây nhé, nếu sang mai kẻ nào không dâng tấu, thì cởi quần chạy quanh thành Bắc Kinh ba vòng cho lão tử.

Có câu lạc đà gầy còn to hơn ngựa, đối diện với Nghiêm Thế Phiên tàn ác nổi danh, không có ai dám đối chọi, ánh mắt hắn quét tới đâu là những kẻ kia cúi đầu xuống tới đó.

- Ăn hại.
Nghiêm Thế Phiền chửi một tiếng, không ngờ dẫn đồng đảng quay lại, đuổi khách khứa đi, chiếm lấy một cái bàn.

Lý Mặc định nổi giận, nhưng đổi ý, nghĩ :" Đám khốn kiếp này tới phá đám yến hội của ta, nếu mình phát tác chẳng phải trúng kế bọn chúng sao?" Khoan dung xưa nay chỉ thuộc về kẻ thắng lợi cho nên ông ta nuốt cục tức này xuống, nói với xung quanh:
- Cào cào sau mùa thu chẳng nhảy nhót được mấy bữa, chúng ta cứ thưởng thức mấy tên hề này biểu diễn đi.

Tới trưa khách khứa đến đông đủ, Lý Mặc cười như gió xuân, đi từng bàn chúc rượu, nghe các quan viên a dua xu nịnh, trông rất là đắc ý.

~~~~~~~~~~~~

Phía bên này đang mở yến tiệc linh đình, mời hết trăm quan, nhưng trong cung Thánh Thọ Tây Uyển, lại là cảnh vắng lặng tiêu điều.

Gia Tĩnh cực mê hoa cúc, nhất là hoa cúc vàng, mỗi khi tới đúng mùa, liền sai người bày tẩm cung thành một biển cúc vàng, năm nay cũng không ngoại lệ.

Nhưng lúc này trên mặt hoàng thượng không có lấy một chút vẻ thưởng thức nào, mà mặt sương giá nhìn chằm chằm vào mấy bản tấu chương.

- Thẩm Mặc đã nói cái gì nhỉ?
Trong đại điện im lặng hồi lâu, hoàng đế hỏi một câu không đầu không cuối, làm Trần Hồng không biết phải trả lời ra sao.

May là Gia Tĩnh không định nhờ người khác trả lời, ông ta lẩm bẩm:
- Trường Giang trong hơn một chút, Hoàng Hà đục hơn một chút, có thể tươi tiêu mấy tỉnh, cũng tràn nước thành lũ. Nhìn khác biệt rất lớn, nhưng thực chất đều như nhau cả.

Trần Hồng lúc này hiểu ra rồi, thì ra hoàng đế nói tới Nghiêm Tung và Lý Mặc, mấy bản tấu chương đó là do ông ta đưa tới, tất nhiên là biết bên trên viết cái gì. Ông ta đã nghĩ tới rất nhiều loại phản ứng của hoàng đế, nhưng không ngờ Gia Tĩnh lại thốt lên một câu như thế, Trần công công không biết phải trả lời ra sao, đành tiếp tục giữ im lặng.

- Hôm nay sao không thấy Từ Vị.
Đối diện với Trần Hồng đần độn, Gia Tĩnh càng thêm nhớ Từ Vị thông minh tuyệt đỉnh :" Tên gia hỏa đó nhất định biết mình đang nói cái gì."

Trần Hồng vội bẩm báo:
- Hôm nay là thọ sáu mươi của Lý thượng thư, Từ thứ thường đi chúc mừng rồi.

- Ra là nhà lại bộ thượng thư mở tiệc.
Gia Tĩnh thuận miệng hỏi:
- Hắn là một viên quan nhỏ, tới đó làm cái gì?

Lúc khảo nghiệm nhân phẩm tới rồi, nếu như bình thường Lý Mặc đối xử với các thái giám tốt một chút, chú ý lo lót một chút, Trần Hồng khả năng sẽ nói :" Lý thượng thư không phải còn kiêm viện chưởng hàn lâm viện sao ạ? Từ Vị là cát sĩ Hàn lâm viện, sao dám không đi?" Như thế Lý Mặc có thể vui vẻ hết sinh nhật rồi.

Nhưng Lý Mặc thường ngày rất khinh bỉ hoạn quan, sau lưng thường gọi là "gà thiến", càng không thể đút lót bọn họ. Không may Trầm Hồng là kẻ cực kỳ hẹp hòi, thở dài nói:
- Từ thứ trường cũng là do không có cách nào khác.

- Sao lại là không có cách nào khác?
Gia Tĩnh đế cau mày hỏi.

- Nô tài nghe nói, lần sinh nhật này của Lý bộ đường tổ chức rất tưng bừng. Riêng thiếp mời sinh nhật phát đi đã hơn một nghìn tấm. Phàm là quan viên trong kinh bất kể chức vụ lớn nhỏ đều mời! Đường đường là lại bộ thượng thư mời, ai dám không tới? Ít nhất thì Từ thứ thường không dám.
Trần Hồng nói không nhanh không chậm nhưng rất thấm.

- Bát mỳ thọ này của Lý bộ đường không thể ăn miễn phí phải không?

- Cái này thì nô tài không biết.
Trần Hồng đá khẽ:
- Nhưng mà nô tài biết mấy ngày qua giá cả tranh chữ đồ cổ tăng lên vòn vọt gấp mấy lần, không biết có liên quan gì tới chuyện này hay không?
Đây chính là nghệ thuật cáo trạng, nếu ngươi nói quá rõ ràng sẽ khiến người ta nghi ngờ ngươi có dự mưu, khiến hiệu quả sụt giảm, cái kiều lờ lờ mờ mờ để lại không gian cho người ta tưởng tượng càng chết người.

Vì nhân loại chưa từng thiếu trí tưởng tượng, nhất là Gia Tĩnh đế xưa này luốn suy đoán các đại thần của mình theo cách ác ý nhất, trong đầu lập tức hiện lên cảnh Lý Mặc thu nhận núi vàng núi bạc, cười khoái trá trong ánh vàng ánh bạc lấp lánh.

Hoàng đế hừ mạnh một tiếng:
- Quả nhiên là cá mè một lứa.
Ông ta tức giận:
- Chẳng lẽ tất cả mọi người đều đi nịnh bợ ông ta sao?

- Cũng không phải là tấn cả.
Trần Hồng dè dặt nói:
- Ít nhất nô tài biết Nghiêm các lão còn đang trong phòng trực.
Nghiêm Tung mấy chục năm như một, hạ mình xưng huynh gọi đệ với các thái giám, hào phóng chi tiền, cuối cùng có quả ngọt vào lúc này.

- Ôi chao, nhân tình ấm lạnh thói đời vô thường.
Gia Tĩnh đế lại một phen tưởng tượng cảnh quan viên đang xun xoe quanh tân quý nhân, cô lập thủ phụ già của mình thui thủi trong một góc.

Nghiêm Tung làm bạn với hoàng đế bao năm, một lòng tận tụy, không ngại gian khổ, làm hoàng đế vui vẻ. Tình cảm hai người sớm đã vượt qua quân thần, thậm chí giống bằng hữu nhiều hơn. Cho nên Gia Tĩnh vừa tưởng tượng ra cảnh kia, trong lòng bùi ngùi thương xót, sai Trần Hồng:
- Mời lão thủ phụ tới đây, Lý Mặc mời khách, trẫm cũng mời khách.

Không lâu sau, Trần Hồng đỡ Nghiêm các lão run run đi vào điện kế, liền thấy một bàn ngự thiện đầy ắp, hoàng thượng ngồi sau bàn mỉm cười với lão ta.

Nghiêm Tung vừa cung kính vấn an hoàng thượng, vừa len lén quan sát, thấy Gia Tĩnh đế mặt tươi cười, nhưng hàng mi dầy lại khẽ giật giật, cho thấy đang bất mãn với ai đó.

"Đương nhiên không phải mình rồi, nếu không cũng chẳng được gặp bệ hạ ở phòng ăn. " Nghiêm Tung mừng thầm, xem ra mấy bản tấu chương và sự khích bác khéo léo của Trần Hồng đã có tác dụng.

Gia Tĩnh đế bảo Nghiêm Tung ngồi xuống cạnh mình, ôn hòa hỏi:
- Duy Trung, lâu lắm rồi không trò chuyện với khanh, gần đây có khỏe không? Ăn có ngon có có say không?

Nghe thấy hoàng thượng ân cần hỏi thăm sức khỏe của mình, Nghiêm Tung cảm động, hai mắt đỏ hoe:
- Lão thần vẫn khỏe...
Không phải là diễn kịch, giống như tỉnh cảm của Gia Tĩnh với Nghiêm Tung rất phức tạp, Nghiêm Tung với Gia Tĩnh cũng thế.

- Nhưng nghe tới không lo liệu được giang sơn rộng lớn của bệ hạ như ý muốn, lão thần là đại quản gia ăn không thấy ngọt miệng, đêm ngủ không thành giấc...
Nghiêm Tung ép ra hai giọt nước mắt, lần này hoàn toàn là diễn xuất.

Gia Tĩnh đế cười an ủi:
- Đừng gấp đừng gấp, từ khi trẫm đăng cơ tơi nay, đây là khoảng thời gian khó khăn nhất, khanh là thủ phụ cũng khó tránh khỏi vất vả.

Nghiêm Tung vội tỏ quyết tâm:
- Lão thần dốc hết tâm lực ...

- Ha ha ha.. Không cần nói nữa, thức ăn sắp nguội rồi, Duy Trung ăn cùng trẫm nào.

- Lão thần tạ long ân.
Nghiêm Tung cảm kích rơi lệ.

Quần thần sức ăn không lớn, ăn một chút là no, liền quay sang chính điện uống trà thưởng cúc.

Trên thích thì dưới thấy hay, Gia Tĩnh thích hoa cúc, Nghiêm các lão tất nhiên cũng phải bỏ công nghiên cứu, mỗi một chậu hoa đều có thể nói rõ ràng nguồn gốc, làm Gia Tĩnh đế hết sức cao hứng, đột nhiên cười nói:
- Nguyên Chẩn có một bài thơ vịnh Hoa Cúc, khanh có biết đó là bài gì không.

- Phải chăng là bài:
Thu tùng nhiễu xá tự Đào gia
Biến nhiễu ly biên nhật tiệm tà
Bất thị hoa trung thiên ái cúc
Thử hoa khai tận cánh vô hoa
Nghiêm Tung học thức yên bác, có thể xưng là đại gia, tất nhiên là không thể làm khó được lão.

***Ngày thu hoa nở tựa Đào gia
Dạo bước xem hoa đến xế tà
Chẳng phải niềm riêng yếu mến cúc
Hoa này tàn rụng, chẳng còn hoa
Cúc là loài hoa nớ quanh năm. Hai vụ chính là xuân hạ và thu đông.
Đào gia, nhà riêng của Đào Tiềm, tự Uyên Minh đời Tấn, nhà thơ yêu hoa cúc nổi tiếng..

- Chính nó.
Gia Tĩnh tựa cười tựa không nhìn lão thủ phụ của mình:
- Bài thơ này tặng khanh.

Nghiêm Tung nghe thế quỳ gối xuống, khóc rống lên:
- Lão thần có tài có đức gì mà được bệ hạ xem trọng như thế? Hổ thẹn hổ thẹn.

" Chẳng phải niềm riêng yếu mến cúc ,Hoa này tàn rụng, chẳng còn hoa" Câu này phản ánh tâm tình bất đắc dĩ của Gia Tĩnh đế, nhưng Nghiêm Tung nhất định vô sỉ lý giải nó là "thủ phụ chỉ thuộc về khanh", Gia Tĩnh đế chỉ biết cười mà thôi.

Quần thần ngồi một lúc, cuối cùng Gia Tĩnh đế đi vào chính đề:
- Trương Trì nghỉ bệnh nửa năm rồi, trong nội các chỉ còn ba khanh, có chèo chống nỏi không?

Nghiêm Tung tập trung một trăm hai mươi phần trăm tinh thần, lão ta biết, Gia Tĩnh nói câu nào cũng mù mờ, nhưng đều hàm chứa thâm ý, nào dàm lơ là? Cẩn thận đáp:
- Tạ ơn bệ hạ quan tâm, đúng là so với ban đầu có bận hơn một chút, nhưng ba người chúng thần cũng có thể ứng phó được.

- Các khanh đều là trọng thần của đất nước, quá mệt cũng không tốt.
Gia Tĩnh đế cười khẽ:
- Khanh thấy thêm các lão thì sao?

- Dám hỏi bệ hạ là vị nào?
Nghiêm Tung nét mặt không thay đổi.

- Lý Mặc.
Nói ra cái tên này, Gia Tĩnh nhìn Nghiêm Tung chăm chú, muốn từ nét mặt ông ta nhìn ra suy nghĩ chân thật.

Bất ngờ là Nghiêm Tung sau một hồi kinh ngạc ngắn ngủi, lại khen Lý Mặc không ngớt:
- Lý Thời Ngôn mới sáu mươi, trẻ hơn lão thần không ít, lại thành thục hơn Từ Giai, người này làm việc mạnh mẽ dứt khoát, có khí phách, dám nghĩ dám làm là nhân tài hiếm có.

Gia Tĩnh đế nhìn ra bên ngoài, không thấy mặt trời ở hướng tây? Sao cái lão tiểu tử này học tế tướng, có thể chèo thuyền trong bụng rồi? Liền hỏi thẳng tới:
- Vậy khanh đồng ý cho Lý Mặc nhập các?

- Nói về tư cách, ông ta xuất thân hàn lâm tu soạn, lại đã là quan nhất phẩm, tất nhiên là đủ.
Nghiêm Tung thở dài, nói ra một câu quan trọng nhất:
- Nhưng muốn vào nội cá phụ chính, quan trọng không phải ở kinh nghiệm tư cách, mà là ở đức hạnh. Đức hạnh tốt, kinh nghiệm thấp một chút cũng không sao, đức hạnh kém , kinh nghiệm có cao cũng vô dụng.
Tất cả đều là khen, đó là cảnh giới hạ thấp người khác cao nhất.

Gia Tĩnh cau mày:
- Ý khanh là đức hạnh có ông ta có thiếu sót.

- Xin bệ hạ thứ tội.
Nghiêm Tung quỳ xuống.

- Khanh có tội gì?

- Có chuyện này lão thần tạm che giấu cho Lý thượng thư.
Nghiêm Tung dập đầu nói.

- Khanh dám khi quân.
Gia Tĩnh mặt lạnh xuống.

- Thần chưa từng dám khi quân, thần luôn mang tấu chương trên người.
Nghiêm Tung tỏ ra sợ hãi nói:
- Lý thượng thư trước đó chủ trì ngoại sát, đó là đại kế ngàn năm của triều đình, lão thần phải để ông ta làm xong mới bẩm báo với bệ hạ, tránh làm lỡ chính sự của triều đình.

- Chính sự xong rồi bẩm báo đi.
Gia Tĩnh lạnh lùng nói.

- Xin bệ hạ bớt giận trước.
Nghiêm Tung cố chấp nói.

- Ta không giận.
Gia Tĩnh đế cười nói, nhưng trong nụ cười đó không có chút vui vẻ nào, lại lạnh như cơn gió cắt da mùa đông.

- Xin bệ hạ xem, đây là văn thư Đường Nhữ Tập của viện hàn lâm đàn hặc Lý Mặc.
Nói rồi đưa hai tay dâng lên.

Gia Tĩnh nhận lấy mở ra xem, lại xem một tờ giấy khác dán kèm vào, sắc mặt rất nhanh từ vàng thành trắng, từ trắng thành xanh, từ xanh thành đen, lửa giận ngút trời quát:
- Trần Hồng, mang theo người của ngươi bắt Lý Mặc cho ta ! Bắt ngay.

Trần Hồng lập tức điểm danh thuộc hạ, thân là bình bút thái giám, thông lệ cũng là đề đốc đông xưởng, ông ta lập tức dẫn một đám phiên tử xuất phát.

*** Phiên tử: Sai dịch truy bắt tội phạm của Đông Xưởng.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui