Quan Cư Nhất Phẩm

Sáng này hôm nay là buổi giảng của Thẩm Mặc, khi y rời Quốc tử giám tới Dụ vương phủ thì vừa mới qua giờ Mão, có thể thấy y rời nhà sớm thế nào.

Gác cửa vừa thấy là Thẩm sư phụ mới tới, không nói một lời cho y vào, không bao lâu thái giám Phùng Bào tươi cười ra đón:
- Ôi chao, Thẩm đại nhân, ngài tới thật là sớm.

Thẩm Mặc gật đầu:
- Kiếm cơm dưới trướng Cao đại nhân, không thể không sớm được.

Phùng Bào nghe vậy rất đồng cảm:
- Đúng thế, trước kia khi Cao sư phụ giảng học ở phủ, làm cho phủ từ trên xuống dưới nơm nớp lo sợ suốt cả ngày, mọi người khẩn trương vô cùng.

Thẩm Mặc lấy làm lạ:
- Các ngươi khẩn trương cái gì? Ông ấy dạy vương gia chứ có dạy các ngươi đâu.

- Ai nói không dạy chúng tôi?
Phùng Bào buồn bực nói:
- Cung nhân bình thường ông ấy không dạy, nhưng chúng tôi vốn biết chữ, ông ấy dạy chúng tôi phải hiểu kinh nghĩa, biết liêm sỉ, giữ tín nghĩa. Hơi trái ý một chút là đuổi hỏi bên người vương gia, cả ngày lo sợ, sống khổ không sao tả xiết.

- Nâng cao tu dương một chút là tốt mà.
Thẩm Mặc cười:
- Cao sư phụ khổ công làm thế, sớm muộn mọi người cũng hiểu ra.

Đang khi nói chuyện, Phùng Bào đã đưa y tới chính đường, mang trà và điểm tâm lên, nói nhỏ:
- Vương gia còn chưa dạy, tiên sinh ngài ngồi đây uống chút trà ăn miếng bánh đợi nhé.

- Được mà được mà. Phùng công công có chuyện thì đi làm đi, không có chuyện thì chúng ta ngồi tán gẫu.

Phùng Bào được tôn trọng đâm sợ, loại hoạn quan như hắn, các thanh lưu xưa nay tranh còn chẳng kịp, nếu là Cao Củng hoặc là Trần Dĩ Cần, nhất định chỉ có nửa câu đầu "có chuyện ngươi đi trước đi", không có câu sau "không có chuyện thì chúng ta ngồi tán gẫu".

Được Thẩm Mặc đãi ngộ như thế, lòng Phùng Bào rất kích động, gật mạnh đầu:
- Vâng, nô gia nói chuyện tiếp chuyện Thẩm sư phụ.

Vì thế hai người chuyện trò, đầu tiên tất nhiên là hỏi thăm nhau:
- Phùng công công quê ở đâu?

- Nô gia là người Thâm Châu phủ Chân Định Nam Trực Đãi, tự Vĩnh Đình hiệu Song Lâm.

Thẩm Mặc thầm cả kinh, y tiếp xúc với thái giám không ít, chưa từng nghe qua ai có tự hiệu ...
Bởi vì cái nghê thái giám thực sự là mất mặt tổ tông, cho dù là làm tới thủ lĩnh ti lễ giám cũng thế, nên các thái giám thường thường sau khi vào cung danh tính thay đổi, càng chẳng cần nói tới tự hiệu gì,

Đối với bọn họ mà nói, tên chỉ là cái để cho chủ nhân nhớ lấy, còn toàn bộ những ý nghĩ khác là có thể vứt bỏ.

Nhưng Phùng Bảo không chỉ có tự còn có cả hiệu, thực sự là bất ngờ. Nhưng càng bất ngờ hơn nữa ở đằng sau, cùng với việc trò chuyện sâu hơn, Thẩm Mặc phát hiện ra Phùng Bào là một thái giám vô cùng kỳ lạ ... Kỳ lạ tới mức chẳng giống thái giám.

Căn cứ vào hiểu biết của y với thái giám trước kia, những người này thường do xuất thân nghèo khó, tố chất văn hóa không cao, mặc dù về sau vào cung được học chữ, những chỉ là nhận mấy chữ to, căn bản là một đám nửa mù chữ.

So với những người đó, Phùng Bào đúng là hạc giữa bầy gà rồi, Thẩm Mặc phát hiện ra hắn chẳng những tinh thông kinh sử, nói chuyện đâu ra đấy, lại còn biết diễn tấu nhiều loại nhạc khí, ngoài ra còn thích hội họa, kinh kịch.
Riêng phần đa tài đa nghệ thì Thẩm trạng nguyên phải nhận thua rồi.

"Câu nói kia ra làm sao nhỉ ?" Thẩm Mặc thầm đọc :" Không sợ thái giám dã tâm lớn, chỉ sợ thái giám có văn hóa." Phùng Bào bụng đầy chữ nghĩa, đó chừng so với Bạch y tú sĩ Vương Chấn còn biết nhiều hơn, tương lai khẳng định là nhân vật lớn.

*** Vương Chấn: Thái giám thời Minh Anh Tông, được cho là có "công" khiến Anh Tông bị Mông Cổ bắt trong biến cố Thổ Mộc bảo.

Nhưng thái giám có văn hóa như thế, chẳng phải là trong cung thiếu sao? Phải giữ lại ở ti lễ giám chứ? Thẩm Mặc hỏi:
- Trước giờ công công luôn làm ở vương phủ sao?

Phùng Bào lắc đầu, buồn bã nói:
- Nô tài vốn làm ở ti lễ giám, là thái giám đi theo lão tổ tông, về sau vì phạm sai lầm, bị đưa tới vương phủ quét sân, may nhờ được vương gia không chê, thấy nô tài có chút kiến thức, liền cho nô tài hầu hạ trong thư phòng.

- Thì ra như thế.
Thẩm Mặc gật đầu, an ủi hắn:
- Đời người khó tránh khỏi những lúc lên xuống, không ai là không gắp khó khăn, ta tin công công sớm muộn cũng có ngày vươn lên.

- Đa tạ lời may mắn của đại nhân.
Phùng Bào cười tươi nói.

Lúc này có cung nữ bẩm báo, Dụ vương gia đã dậy, Phùng Bào liền cười nói:
- Thẩm sư phụ nghỉ tạm trước, nô tài ra sau hầu hạ.

- Phùng công công cứ tự nhiên.
Thẩm Mặc gật đầu.

Không bao lâu sau Dụ vương gia từ nhà sau đi ra, thấy Thẩm Mặc liền cười híp mắt:
- Ngại quá ngại quá, cô dậy hơi muộn một chút.

- Quý thể của vương gia quan trọng hơn, vi thần đợi một chút có sao đâu.

- Đi nào, chúng ta vào thư phòng tán gẫu tiếp .... À không, học tiếp.
Dụ vương hưng phấn kéo tay Thẩm Mặc vào thư phòng.

Vào thư phòng rồi, hai người ngồi xuống đối diện với nhau như ngày hôm qua, Dụ vương hào hứng nói:
- Hôm nay kể chuyện cười gì đây?

Thẩm Mặc suy nghĩ một lúc rồi nói:
- Nếu như bệ hạ bảo thần tới giảng Mạnh Tử cho vương gia, vậy thần kể câu chuyện đôi phu thê dùng Mạnh Tử đánh nhau.
Nhìn Dụ vương mặt đầy mong đợi, y liền kể:
- Có thư sinh muốn cưới thiếp, thê tử không cao hứng, liền hỏi hắn :"nhất phu phối nhất phụ, thú thiếp nói ở sách nào?" Trượng phu nói đầy hùng hồn: Mạnh tử nói "Người Tề có nhất thê nhất thiếp." Có thể thấy chuyện nạp thiếp đã có từ xưa.

Dụ Vương gật gù:
- Đúng là có câu này thật.

Thẩm Mặc mỉm cười:
- Thê tử kia không phục nói: Nếu là như thế thiếp cũng tuyển thêm nhị phu. Thư sinh cả kinh: “Vì sao? Ai cho nàng có ba trượng phu?” Thê tử liền bảo: "Mạnh Tử nói, luận trượng phu hữu tam, đại trượng phu, tiểu trượng phu, tiện trượng phu." Nói tới đó nhìn thư sinh kia khinh bỉ :" Chàng à, miễn cưỡng chỉ được tính là tiện trượng phu!"

Dụ vương vỗ tay cười lớn:
- Vị phu nhân này mồm mép thật lợi hại, chuyện cười này Thẩm tiên sinh nghe được ở đâu?

Thẩm Mặc cười bình đạm:
- Đây gọi là đọc sách trăm lượt, tự thấy nghĩa khác, hạ quan đọc sách nhiều, tự bịa bừa ra thôi.

- Thật không ngờ xem sách còn có tác dụng đó. Không giấu gì tiên sinh, cô đọc sách chỉ thấy khô khan vô vị, toàn lời cũ rích , làm người ta nghe mà chỉ muốn ngủ.

- Kỳ thực tới tầng cấp của điện hạ, không cần thiết phải đọc thuộc sách cứng nhắc nữa, chúng ta nên dùng lời thánh nhân nói, cùng chuyện phát sinh xung quanh kiểm chứng lẫn nhau, có được chân lý thuộc về mình. Đó mới là học vấn thực sự.

Dụ Vương nghe thế cũng thấy đúng, liền hỏi:
- Vậy chân lý là gì.

- Mỗi người một khác.
Thẩm Mặc lắc đầu:
- Chỉ có cách tự mình ngộ ra, điều này cần một quá trình. Có điều hiện giờ người có thể đem nghi vấn trong lòng nói ra, hai ta cùng thảo luận.

- Đúng vậy thật...
Dụ vương rơi vào trầm tư, một lúc sau mới hỏi:
- Lão tử nói :" Ta có tam bảo 'viết từ, viết giản, viết bất cảm vi thiên hạ tiên', trong tam đức này, nhất là bất cám thiên hạ vi tiên', rốt cuộc là có ý gì? Xin tiên sinh chỉ giáo.

***Ta có ba báu vật, ta hết sức nắm giữ chắt chiu. Một là khoan từ. Hai là tiết kiệm. Ba là không dám đứng trước thiên hạ (coi mình hơn người). Khoan từ nên mới hùng dũng. Tiết kiệm nên mới rộng rãi. Không dám đứng trước người, nên mới được hiển dương.

Câu nói này Thẩm Mặc đã thấy trong Ngọc Hi cung, còn bị Gia Tĩnh đế lấy ra dạy dỗ, có thể thấy là châm ngôn mà hoàng đế tôn sùng. Thầm nghĩ :" Xem ra vị vương gia này cũng có truy cầu". Truy cầu đó được lòng Gia Tĩnh đế, để chiến thắng đệ đệ của mình, lên ngôi hoàng đế.

Thẩm Mặc chỉ sợ hắn không có ham muốn mong mỏi gì, chỉ muốn làm một vương gia thái bình. Liền hắng giọng nói:
- Đạo đức kinh của Lão Tử chẳng qua là có mấy trăm câu, nhưng lại hàm chứa chí lý thiên địa .. Thế nào gọi là chí ý?
Mắt nhìn Dụ vương chăm chú:
- Với điện hạ mà nói, tất nhiên nhận thức về đạo trị quốc.

- Mời tiên sinh nói.
Dụ vương ngồi ngay ngắn lại, chỉ cần là vấn đề mà hắn thực sự muốn biết, tất nhiên sẽ nghiêm túc lắng nghe.

- Có thể nói "tam bảo" là khái quán cao độ cái nhìn về chấp chính của Lão Tử. Đức thứ nhất là "từ", tức là coi trọng trách nhiệm của trên với dưới, người ở trên, phải lấy thái độ nhân từ đối đãi với con dân của mình, như thế mới được bách tính hướng về.
Thẩm Mặc giọng vang vang:
- Mà Nho gia ta chú trọng"trung hiếu", nhấn mạnh trách nhiệm dưới với trên, chỉ cần thần tử trung thành hiếu thuận với nước với vua ... Điều này đã cường điệu hai nghìn năm rồi, nhưng kết quả ra sao? Hán Đường Tống Nguyên, phải vong vẫn vong, có triều đại nào tồn tại vĩnh viễn được đâu.

- Nguyên nhân là vì sao? Giống như một cái hồ, nếu như không có nước mưa sống suối không ngừng đổ vào, thì cho dù có lớn đến mấy cũng sẽ khô cạn. Bất kỳ một quốc gia nào cũng như cái hồ, nếu bậc quốc quân không biết yêu dân, chỉ biết hưởng thụ, sớm muộn cũng có ngày khô kiệt bại quốc; ngược lại, nếu như quốc quân biết nhân nghĩa yêu dân, người dân sẽ yêu quý, giống như vô số con sông đổ vào hồ lớn, quốc gia chỉ có ngày càng lớn mạnh, cường thịnh mà không còn lo suy bại.
Nói rồi nhìn Dụ vương :
- Bệ hạ chính bởi vì nhìn thấy điều này cho nên mới đưa đạo gia vào, để nho đạo hai nhà bổ xung cho nhau, không chỉ yêu cầu dưới trung với trên mà còn yêu cầu trên từ với dưới. Chỉ có thế mới được bách tính ủng hộ, mới có thể trưởng cửu an lành, cho nên đạo làm vua, điều đầu tiên là yêu dân.

Dụ vương gật đầu:
- Tiểu vương nhớ kỹ rồi.

- Lại nói về "kiệm", chính là triều đình đang phố biến tiết kiệm, bớt xây dựng hoang phí, cố gắng tránh nhiễu dân, giảm thiểu chi tiêu hành chính, cố gắng đem lợi cho dân. Nếu như triều đình hao phí tài phú của xã hội ít đi một chút, thì tài phú trong tay người dân thêm một chút, người dân sẽ có cuộc sống tốt hơn; nếu như người dân có cuộc sống tốt đẹp thì còn ai muốn tạo phản? Cho dù có kẻ dã tâm bừng bừng, chỉ e còn chưa khởi sự đã bị người ta nộp cho quan phủ rồi.
Thẩm Mặc bình tĩnh giảng:
- Thực tế cho thấy chỉ có cho người dân cuộc sống êm đềm, bọn họ mới trung quân ái quốc thực sự; nếu như người dân tới ngay cả cơm cũng ăn không no, không thể sống tiếp được nữa, thì cái ngày Trần Thắng, Ngô Quảng, Trương Giang xuất hiện không còn xa nữa.

=============
*** Ngô Quảng, Trần Thắng : Khởi nghĩa nông dân thời Tần.

Dụ vương đã nghe Cao Củng nói, hiện giờ khắp cả nước dân chúng lầm than, cuộc sống vô cùng khó khăn, hiện giờ lại nghe Thẩm Mặc nói thế, không khỏi hoảng hốt :
- Không phải ... Không phải sắp phản rồi chứ?

- Một số nơi đã tạo phản rồi... Nhưng hiện giờ chỉ là quy mô nhỏ cục bộ, điều này nói lên có khả năng, nếu để cho nó tiếp tục như vậy, thì thực sự sẽ xảy ra chuyện lớn.

Dụ vương lau mồ hôi:
- Đúng là phải quản lý cho thật tổt rồi.
Vừa nói vừa nhìn Thẩm Mặc trông đợi:
- Tiên sinh nói tiếp điều thứ ba đi.

- Bất cảm vi thiên hạ tiên, là chỉ quân vương và triều đình không thể chỉ biết đứng trước mặt người dân hất hàm sai khiến, tác oai tác quái.
Thẩm Mặc trầm giọng nói:
- Lão Tử cho rằng "không được đi trước bách tính thiên hạ, quan lại không sai khiến chỉ huy bách tính, thì bách tính sẽ an bình, "không dám hưởng lạc trước bách tính, thì quan lại không dám tranh lợi với dân, dân sẽ được no đủ"," không dám làm người dân thuận theo mình, mà mình phải thuận theo người dân, thì người dân không bị áp bức và kìm kẹp, năng lực độc lập tự chủ của bách tính mới phát triển được.

Dụ vương nghe thế thì bật cười:
- Vậy theo ý của lão tử "làm quan không làm chủ vì dân, không mặt mũi nào ăn ba thạch cốc", câu nói này là châm ngôn của quan tốt, tựa hồ tự nó có vấn đề.

- Đúng thế.
Thẩm Mặc gật đầu:
- Quan viên làm chủ cho dân sẽ làm dân trở nên hèn yếu vô dụng, bách tính tự làm chủ, mới có thể tự cường giàu có.

- Vậy còn cần quan viên làm gì?
Dụ vương hỏi.

- Bảo hộ. Bảo hộ an bình cho người dân, bảo hộ quyền lực bọn họ tự cường và giàu có, tất nhiên sẽ được người dân nhiệt tình ủng hộ, đó là quan hệ tương hỗ, trăm ngàn năm qua, người chấp chính bởi vì chỉ biết đòi hỏi mà không biết bỏ ra, cho nên mới có nhiều vương triều đổi dời như vậy. Điện hạ, lấy sử mà soi, là biết hưng suy ngay.

Dụ vương nổi lòng kính trọng:
- Tiên sinh, học sinh thụ giáo rồi.

~~~~~~~~~

Thẩm Mặc liền dùng phương pháp giáo dục vui vẻ vừa kể chuyện cười, vừa kể đạo lý , làm Dụ vương hăng hái nghe bài, rồi thường xuyên nghiền ngẫm, tức thì thấy vị tiên sinh này thực sự không đơn giản ...

Kỳ thực Thẩm Mặc sở dĩ làm như thế là bởi vì y biết, nếu như một lộng thần kể chuyện cười xuông, tất nhiên có thể làm cho Dụ vương cực kỳ thích mình, nhưng tuyệt đối không có được sự tôn trọng. Đương nhiên, nếu như chỉ biết giảng đạo lý khô khan, Dụ vương càng cảm thấy nhàm chán, không nhận ra mình các khác gì những sư phụ khác.

Chỉ có những bài giảng sinh động này, mới có thể giữ được hứng thú cho Dụ vương, lại không thấy vị sư phụ này bất học vô thuật ...

Thực tế, Dụ vương mau chóng mê y dạy học rồi, vừa tới lượt Thẩm Mặc dạy học, liền hăng hái tăng vọt, tập trung lắng nghe; tới lượt người khác dạy thì ủ rũ mất tinh thần, thậm chí còn vì quan điểm chênh lệch mà cãi nhau với sư phụ khác, bảo vệ sự tôn nghiêm của Thẩm sư phụ.

Thế là Trương Cư Chính thì còn được, Ân Sĩ Chiêm và Trần Dĩ Cần liền nghĩ :" Tên Thẩm tiểu tử này tới đập bể chén cơm của chúng ta sao?" Trần Dĩ Cần nói:
- Chúng ta phải giáo huấn y một bài.
Ân Sĩ Chiêm hỏi:
- Giáo huấn như thế nào.

- Vào trong rồi hẵng nói.
Hai tên liền đi vào đại điện, vừa thấy Thẩm Mặc và Phùng Bào trò chuyện sôi nổi, liền tức không để đâu cho hết, mặc dù cố kỵ thể diện đồng liêu, không kiếm chuyện trực tiếp với Thẩm Mặc , nhưng có thể lấy Phùng Bào ra trêu, chỉ gà mắng chó.

Hai tên nhìn nhau một cái, lập tức có ngay kế xấu, cười to không ngừng.

Phùng Bào quả nhiên bị thu hút, cười bồi hỏi:
- Hai vị sư phụ cười gì đấy.

- Trên đường Ân đại nhân kể cho ta câu chuyện cười.
Trần Dĩ Cần lau nước mắt nói:
- Đúng là buồn cười không chịu nổi.

- Chuyện cười gì mà hay như thế, Ân sư phụ có thể kể lại nghe không?
Phùng Bảo hỏi.

Ân Sĩ Chiêm tính tình trung hậu, không nói ra được lời tổn thương người khác, liền đánh miệng:
- Cứ để Trần sư phụ kể đi.

- Được.
Trần Dĩ Cần cười kể:
- Rất lâu rất lâu rồi, có một vị vương gia, bên cạnh có một vị công công có thể lên trời xuống đất võ công cực cao..
Kể tới đó hắn dừng lại uống một ngụm trà.

Phùng Bào lấy làm lạ:
- Sau đó thế nào...

- Rất lâu rất lâu rồi, có một vị vương gia, bên cạnh có một vị công công có thể lên trời xuống đất võ công cực cao...
Trần Dĩ Cần lặp lại lần nữa, lần này làm Phùng Bảo sốt ruột hỏi:
- Tiếp theo công công là gì?

( hạ diện vừa có nghĩa là phía dưới, vừa có nghĩa là tiếp theo? Câu này có thể hiểu phía dưới công công là gì? Trong nguyên bản tiếng Trung thì câu chuyện Trần Dĩ Cần kể đang dừng ở “võ công cực cao đích công công..” nên Phùng Bào mới hỏi thế)

Trần Dĩ Cần cười đểu giả, nhưng nghiêm trang nói:
- Tiếp theo công công hết rồi.
( nguyên bản là một liễu, tức là hết rồi, cũng là không có gì, phía dưới công công chẳng có gì.)

Phùng Bào tức thì mặt tím tái như gan lợn, hai nắm đấm trong ống tay áo siết chặt, gân nổi cả lên ...
Hắn tuy là thái giám, nhưng cũng là thanh niên có máu nóng, làm sao chấp nhận để người ta bỡn cợt như thế? Liền nheo mắt lại nhìn Trần Dĩ Cẩn, thấy hắn đang mùa hè nóng bức mà mặc rất dày, liên tục phẩy quạt giảm nhiệt, lòng máy động, liền cười nói:
- Sớm nghe nói Trần sư phụ làm đối rất lợi hại, nô gia có một vế thượng liên , cả gian thỉnh giáo Trần sư phụ.

- Quá khen quá khen.
Trần Dĩ Cẩn huênh hoang nói, Phùng Bào mặc dù có văn hóa, nhưng cũng chỉ có trình độ tú tài, đem so với đám đại tài bọn chúng, thực sự là không đáng để vào mắt, liền gật đầu:
- Ngươi nói đi.

- Lão sư phụ, xuyên đông y, trì hạ phiến, sổ tái xuân thu khả tằng hư độ?
Phùng Bào cười rất gượng nói:

Trần Dĩ Cẩn nghe thế hiểu ngay :"Á à, đang nhạo báng ta, tuổi đã lớn mà chưa làm được việc gì, mới chỉ là thị giảng nho nhỏ đây." Hắn sao để một thái giám lấy làm trò đùa? Đang muốn đáp lễ đột nhiên nhận ra tên gia hỏa nà cho mình vế đối, bên trong có xuân hạ thu đông tứ quý, tthầm nghĩ :" Tên gia hỏa này bụng còn có chút chữ nghĩa", cười âm hiểm " xem ta đáp trả ngươi". Nghĩ tới đó hắn cười nhạt:
- Vế hạ liên có rồi , ngươi nghe cho kỹ ... Tiểu thái giám, nhạn nam phi, lai bắc kinh, na cá đông tây, khả còn tại phù?!"

Nói xong cười phá lên, Ân sĩ chiêm cũng quay đầu đi mím miệng cười. Thẩm Mặc kỳ thực cũng muốn cười, nhưng thấy Phùng Bào mặt mày cực kỳ khó coi, nển giao tình vừa rồi, liền cố nhịn cười.

*** lão sư phụ, mặc áo mùa đông, cầm quạt mùa hè, cứ vậy trải qua mấy độ xuân thu có phí hoài không?
Tiểu thái giám, bay về phía nam, tới Bắc kinh, cái thứ (đông tây) kia, vẫn còn đấy chứ?

Phùng Bào biết mình không đấu lại đám người này, có cố chống đỡ chỉ tự làm mất mặt mà thôi, liền chắp tay nói nhỏ:
- Nô tài đi xem xem vương gia đã dậyy chưa?
Rồi hầm hầm đi ngay.

Thấy Phùng Bào đi rồi, Trần Dĩ Cần tới bên Thẩm Mặc nói:
- Nghe nói khi Trạng nguyên lang ở Giang Nam được khen cao thủ đối, bình luận một chút vế đối này của tại hạ ra sao?

Thẩm Mặc sao không nhận ra sự khiêu khích trong lòng của hắn, cười khẽ:
- Diệu thì diệu đấy...
Từ xưa tới nay văn vô đệ nhất, không trấn áp hắn, hắn tưởng mình sợ hắn.

- Sao?
Trần Dĩ Cần hỏi:
- Còn nửa câu nữa là cái gì?

- Có một số lời thật sự không tiện nói.
Thẩm Mặc một lời hai ý:
- Nói nhiều đắc tội.

Một câu nói mềm mỏng dấu gai góc bên trong, cắm vào mặt Trần Dĩ Cần, hắn hừ một tiếng, mấy lần mấy lần muốn dùng lời lẽ đấu với Thẩm Mặc. Nhưng đều bị Ân Sĩ Chiêm nói gạt đi, còn dùng ánh mắt ám thị với hắn, dù sao mọi người đều làm thần tử trong một điện, phải để lại chút thể diện. Thế nên mới làm tên Trần Dĩ Cần thích khoe khoang này nhẫn nhịn.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui