Quan Cư Nhất Phẩm

Nghiêm các lão năm qua ăn mừng đại thọ, ở vào thời đại này, đúng là thọ cao thật rồi, làm Từ các lão luốn đợi tham gia truy điệu lão ta bắt đầu hoài nghi, rốt cuộc ai sẽ dự lễ truy điệu của ai.

Nhưng thời gian bào mòn sinh mạng con người thì ai cũng không kháng cự được, Nghiêm các lão đã già thật rồi, mắt đã mờ tới không nhìn rõ văn kiện nữa, đưa tay cầm bút cũng run run, đi lại cần có người đỡ, sinh hoạt không thể tự chăm lo. Nhất là gặp những ngày âm u đổ mưa, khớp xương đau đớn, cả đem lăn qua vật lại ngủ không yên.

Ngày hôm qua trời vẫn còn quang mây, nhưng Nghiêm các lão dựa vào phản ứng cơ thể của mình, dự đoán:
- Thời tiết sắp thay đổi rồi.
Quả nhiên tới tới tối gió nổi lên, mây đen kéo tới rồi bắt đầu đổ mưa.

Nghiêm các lão lại bị dày vò cho cả đêm không ngủ được, làm Nghiêm phu nhân bệnh nặng cũng không ngủ ngon, lão ta chỉ đành thức dậy nửa đêm, tới thư phòng nằm. Tứ Đinh, tiểu nha hoàn Giang Nam bóp chân cho lão ta tới khi trời sắp sáng mới mơ màng chìm vào giấc mộng đẹp.

Ai ngờ vừa mới ngủ bị tiếng gõ cửa cốc cốc đánh thức.

- Chuyện gì đấy.
Nghiêm Tung choàng tỉnh từ giấc mộng, sai nha hoàn đỡ dậy, hỏi:
- Có phải phu nhân làm sao không?

Thê tử của lão, Âu Dương thị từ mùa xuân đã nằm liệt giường, theo thái y nói bệnh trầm kha khó trừ, chỉ đành dưỡng bệnh rồi xem số trời. Cho nên Nghiêm Tung rất lo lắng ngày nào đó mình tỉnh lại, không còn nhìn thấy phu nhân của mình nữa.

Một ông lão trên tám mươi quan tâm một bà lão ngót tám chục như vậy, tình cảm phu thê khỏi cần phải nói.

Bên ngoài vang lên giọng của lão quản gia Nghiêm Niên:
- Lão gia, không phải là phu nhân, mà là Lý công công trong cung ...

Nghe câu đầu Nghiêm Tung nhẹ cả lòng, nhưng lập tức lại trở nên khẩn trương:
- Lý công công nào?

- Là Lý Phương, Lý tổng quản.
Nghiêm Niên đứng ngoài cửa khom mình đáp, khi nói tới ba chữ "Lý công công", giọng càng thêm ôn hòa, cung kính.

Nói ra Nghiêm Niên cũng là nhân vật có hạng, có câu gác cửa tế tướng quan thất phẩm, huống hồ ông ta còn là Đại tổng quản của Nghiêm phủ, trước mặt người ngoài làm bộ làm tịch rất cao.
Còn trước mặt quan viên không có khí cốt, muốn dựa vào cha con Nghiêm gia thăng quan tiến chức lại càng ghê gớm. Đám quan viên đó không dám hô thẳng tên mà gọi là "tiên sinh", tới ngay cả quan lớn như thượng thư thị lang cũng không phải là ngoại lệ, đúng là đáng buồn đáng thở dài.

Nhưng tổng quản này với tổng quản kia là không thể so sánh với nhau được. Lý Phương là thái giám nắm ấn của ti lễ giám, người theo bên hoàng đế lâu năm, có thể ngồi ngang hàng với Nghiêm Tung thì Nghiêm niên chỉ là một tên nô tài sao dám sánh?
Cái hạng xu thời nịnh thế càng hiếp yếu sợ mạnh, cho nên vừa nhắc tới tên Lý tổng quan là giọng của Nghiêm Niên cũng hạ thật thấp xuống, dường như không phải như thế thì không thể hiện được sự tôn kính của mình vậy.

Nghe nói là Lý Phương tới, Nghiêm Tung tức thì tỉnh táo lại, vội sai người thay y phục cho mình, đầu óc càng vận chuyển nhanh hơn. Lý Phương là tổng quản đại nội, thường ngày theo bên hoàng đế, nếu như Gia Tĩnh đế có ý chỉ thì tối đa cũng chỉ sai Trần Hồng đi thông báo, chưa bao giờ làm phiền tới ông ta.

Hiện giờ trời còn chưa sáng mà Lý Phương đã tới, hiển nhiên là đợi sẵn từ trước, cửa cung mở ra là đi ngay. Điều này tuyệt đối không phù hợp với lẽ thường, rốt cuộc là có chuyện gì khiến ông ta gấp gáp như thế? Nghiêm Tung càng nghĩ càng không yên lòng, chẳng để ý tới rửa mặt, dụi mắt sai người đỡ ra gặp Lý Phương.

Bên trong phòng khách của Nghiêm phủ, Lý Phương chắp tay sau lưng thưởng thức tấm hoành phi trên tường, chỉ nhìn nét chữ vuông vắn kia thì biết ngay là tác phẩm ưng ý của Nghiêm các lão, trên đó viết:

"Vô đoan thế lộ nhiễu dương tràng, ngẫu dĩ sơ lại đắc tự tàng. Chủng trúc toàn thiêm tuần hạc kính, mãi sơn liêu khởi độc thư đường. Khai song cổ mộc vũ tiêu tốc, ẩn kỷ hàn hoa tịch tịch hương. Mạc tiếu dã nhân sanh kế thiếu, trạc anh tùy xử hữu thương lãng"

Bên cạnh bài thi văn còn có mấy hàng chữ nỏ chú thích, nói là vì tổ phủ và mẫu thân nối nhau qua đời, lão theo chế độ phải đình chức chịu tang, nhưng sau khi mãn tang, bởi vì gian thần nắm quyền quân tử né tránh, lão ta liền lấy lý do đau thương, không ra làm quan nữa.
Vào năm Chính Đức thứ tư, mới từ thông Giới Kiều tới huyện thành, nhân lúc nhàn rỗi tới thư viện đọc sách, bắt đầu cuộc sống ẩn dật tám năm, bới thơ này này xưng là Đông Đường, là dùng để kỷ niệm thời gian đó

Bài thơ hay, thoáng đãng, bình đạm, tự nhiên lại dùng điển cố khéo léo, đơn giản mà điên nhã, mơ hồ cón ẩn chứa hào khí làm người ta dễ liên tưởng tới một vị nhã sĩ nhân phẩm cao lớn tinh khiết, căn bản không nghĩ tới Nghiêm các lão kéo bè kết phái, quyết thế ngợp trời.

Năm Chính Đức thứ tư, Lý Phương tính thầm, khi ấy Nghiêm Tung còn chưa tròn 30 tuổi, tác giả khi làm bài thơ này hẳn không bao giờ nghĩ tới bản thân sẽ trở thành như ngày nay? Nếu như là Nghiêm Tung thời đó còn tới ngày nay, không biết có lại lần nữa cáo quan về nhà hay không?

Chính đang lắc đầu cảm thán, liền nghe thấy tiếng hơi thở nặng nề từ bên ngoài vang lên, Lý Phương liền cố ý nói lớn:
- Thơ hay chữ đẹp văn sĩ tài.

Đúng lúc đó Nghiêm Tung đi vào, nghe được câu đó cười tươi nói:
- Khi còn trẻ thích kêu ca phàn nàn bừa bãi ấy mà, bây giờ còn treo nó chẳng qua là hồi tưởng dĩ vãng mà thôi, làm cho Lý công công chê cười rồi.
Xem ra lão ta cũng tự biết bản thân mình hiện giờ khác biết với thời đó cả ngàn dặm rồi.

Lý Phương lắc đầu, mặt đầy cảm khái:
- Sớm đã nghe nói các lão là bậc đại gia thi từ thư pháp, nhưng nô gia trừ thanh từ mà ngài viết ra, hôm nay mới lần đầu tiên được thấy, quả nhiên nghe danh chẳng bằng thấy mắt, thì ra mấy chục năm trước Nghiêm các lão độc chiếm đỉnh cao văn đàn.

Nghiêm Tung nghe thế cười càng tươi hơn:
- Công công đừng khen nữa, còn khen lão hủ bay lên trời mất.
Mặt lão ta tuy cười, nhưng trong lòng chẳng hề bớt khẩn trương đi chút nào, bởi vì lão ta biết, đại tổng quản bên cạnh hoàng đế sáng sớm tới nhà, tuyệt đối không phải là để thưởng thức thư pháp của lão.
Vì thế Nghiêm Tung luôn kín đáo quan sát khuôn mặt Lý Phương, hi vọng thông qua biến hóa nhỏ đề tìm được chút manh mối đoán lành dữ.

Lý Phương hầu hạ bên cạnh Gia Tĩnh đế, công phu xem mặt đoán ý tự nhiên là thứ hai thì thiên hạ này không ai dám nhận là thứ nhất nữa. Cho nên tâm tình Nghiêm các lão lúc này thế nào, ông ta nắm rõ như lòng bàn tay.
Nhưng bất kể thế nào, nhìn thấy Nghiêm các lão quyền lực nghiêng ngả thiên hạ lòng thấp thỏm khẩn trương đều là chuyện rất khoái chí. Cũng không biết là xuất phát từ nguyên cớ gì, Lý Phương cứ một mực chỉ nói tới thi từ tranh họa.

Nghiêm Tung ban đầu còn kiên nhẫn ứng phó, nhưng cuối cùng vẫn không chịu nổi, cười khổ chắp tay hỏi:

- Công công nếu như thích thì bức tranh chữ này xin tặng cho công công đó, chỉ mong công công đừng trì hoãn nữa, có gì nói nấy luôn đi được không?

Lý Phương lúc này không còn cách nào lề mề được nữa, mỉm cười nói:
- Không giấu gì các lão, hoàng thưởng có ý chỉ mời đại nhân xem qua.
Nói tới đó thở dài:
- Thế nhưng ngôn tử có hơi nghiêm khắc, nô gia sợ ngài không được vui, cho nên mới do dự chưa lấy ra.

Lời này làm cho tim Nghiêm Tung đập loạn nhịp, cố gượng cười:
- Coi công công nói kia, lão hủ hầu hạ hoàng thượng mấy chục năm, bị chửi mắng té tát đã mấy lần rồi, cho nên chút năng lực đón nhận thì vẫn có.

- Vậy thì tốt, vậy thì tốt.
Lý Phương lúc này mới đem ý chỉ của Gia Tĩnh từ trong lòng ra đưa cho Nghiêm Tung. Nghiêm Tung cung kính quỳ xuống nhận lấy, thấy từng chữ to như cái đấu. Đó là bởi vì Gia Tĩnh đế biết lão ta mắt mờ cho nên cố ý viết lớn, nhưng nét chữ đậm mùi đao kiếm sát phạt, ẩn chưa cơn giận không thể kiềm chế, hoàn toàn không mang tiên khí như thường ngày.

Chỉ thấy bên trên đó viết : "Trẫm dùng khanh gia, hi vọng được tai mắt thanh tịnh, nhưng cha con khanh gia to gan lớn mật, dám coi đại sự triều đình như trò đùa, dám lấy cả đại điển thi tài của triều đình biến thành cái chợ để nhà khanh vơ vét tiền tài sao? Chuyện này nhịn được thì còn chuyện gì không nhịn được? Hay tin trẫm nổi giận, ưu lo không cởi bỏ được, chẳng ngờ bệnh cũ tái phát, trong lòng khó chịu, khí tích thành tật! Muốn tắm rửa tĩnh dưỡng, thế nhưng âm khí tà quái xâm chiếm sơn hà, không trừ tà khí, làm sao cởi bỏ được ưu lo? Không nghĩ ra được thì đừng tới gặp trẫm nữa."

Những lời quở trách này làm Nghiêm Tung xem mà đầu óc u u mê mê, nhất là câu hỏi nghiêm khắc kia càng làm lão ta tim đập chân run, hai tay tưởng chừng không cầm vững nổi chiếu thư, khuôn mặt vốn tiều tụy lại càng thêm nhợt nhạt, mồ hôi to như hạt đậu nhỏ xuống tong tong...

Lý Phương biết những lời trách cứ nghiêm khắc chưa từng có đó làm Nghiêm Tung lòng dạ đại loạn rồi, nhưng bề ngoài cứ giả vờ như không biết gì, phẩy phất trần lên cánh tay, đứng dậy nói:
- Thánh chỉ đã được đưa tới tay các lão, công việc của nô gia xem như đã hoàn thành, nô gia về cung phục mệnh đây.
Nói xong thi lễ rồi muốn lui ra.

- Xin công công chờ một chút đã.
Nghiêm Túc lúc này mới tỉnh lại, lão ta biết cơn giận lôi đình của hoàng thượng, cần phải dựa vào Lý Phương để làm giảm bớt, thậm chí là hóa giải, làm sao để ông ta đi như vậy cho được, nên vội giữ lấy.

- Nhà bếp đã chuẩn bị ít cơm thừa, công công dậy sớm như vậy tới đây, nhất định là còn chưa ăn sáng, dùng cơm xong rồi hẵng đi cũng không muộn mà.
Nói xóng nắm chặt cổ tay Lý Phương không chịu buông ra.

Lý Phương hết cách, chỉ đành theo lão ta tới phòng ăn sát vách, cũng tế cái bụng đã rồi hẵng hay.

- Nào nào, công công hãy thử món cháo nhạt thị khô của quê hương chúng tôi...
Mặc dù đã đưa lên mười mấy món ăn, Nghiêm Tung vẫn cứ nhiệt tình niềm nở:
- Còn có cả món xíu mại này nữa, đều là đầu bếp quê chúng tôi làm, Lý công công phải ăn nhiều một chút nhé.

Lý Phương ăn hết nửa cái xíu mại trong đĩa, gượng cười nói:
- Không ăn nổi nữa, nếu còn ăn tiếp thì bụng nô gia nứt căng ra mất.
Nói xong dùng khăn ăn lau miệng không cho lão mời tiếp:
- Các lão, ngày có lời gì cứ nói đi, nô gia hoảng thay cho ngài rồi đây.

Thấy tâm tư bị người ta nhìn trúng, Nghiêm Tung cười ngượng ngập:
- Được được, vậy thì lão hủ đành nói..
Rồi hạ thấp giọng xuống, chắp tay hỏi:
- Lão hủ xin hỏi công công, khi hoàng thượng viết thánh dụ, công công có ở bên cạnh hậu hạ không?

- Chuyện này à...
Lý Phương ngập ngừng, chậm rãi gật đầu:
- Các lão nhìn mắt nô gia thức đêm tới đỏ kè đây này.
Mặc dù không nói rõ, nhưng hiển nhiên là đã thừa nhận.

- Vậy thì tốt quá..
Nghiêm Tung đứng dậy, vái Lý Phương thật sâu:
- Lão hủ cả gan xin hỏi công công, hoàng thượng vì cớ gì mà viết chiếu chỉ này, khi đó nói gì, tâm tình ra sao? Xin công công cho hay, lão hủ cảm kích bất tận.

- Các lão nói cái gì vậy?
Lý Phương nghe thế nụ cười trên mặt mất hết, nghiêm túc nói:
- Thái tổ định ra thiết luật, nội thị không được phép can dự vào chính sự, kẻ vi phạm chém đầu, ngài muốn nô gia mất mạng à?

Nghiêm Tung nghe vậy trong lòng cười khẩy :" Vậy thì hạng Vương Chấn, Lưu Cẩn làm cái gì? Con chó già nhà ngươi cũng không ít lần ngầm gây sóng gây gió, hiện giờ lại còn dám vờ vờ vịt vịt với ta à?"
Nhưng ngoài mặt hết sức thành khẩn:
- Chuyện này chỉ có trời biết đất biết, ta biết ngài biết, công công coi như là giúp lão bằng hữu đi. Lão hủ suốt đời không quên.
Nói xong vỗ tay một cái, Nghiêm Niên từ ngoài đi vào, dâng lên một phong thư dầy, đặt lên bàn xong rồi biết điều lui ra.

Nghiêm Tung đẩy phong thư dầy tới trước mặt Lý Phương, tươi cười nói:
- Công công ngày đêm hầu hạ hoàng thượng, vất cả cực khổ, lão hủ có chút tâm ý, không đáng kể gì, mong công công thu nhận.

Lý Phương cầm phong thư lên mở ra nhìn, đó là ngân phiếu chỉ nhận phiếu không nhận tiền, mười tấm một nghìn lượng. Xem xong gập lá thư lại, trả nguyên vẹn cho chủ nói:
- Thịnh tình của các lão nô gia xin nhận, nhưng nô gia một mình ở trong cung, ăn uống ở trong cung, chẳng cần tiêu tới tiền.

- Ài, công công nói thế là sai rồi:
Nghiêm Tung lắc đầu:
- Tình hình tương lai ra sao chẳng ai dám nói chắc, công công nên đề phòng trước vẫn hơn.
Đúng là xúi bẩy phạm tội trắng trợn.

- Các lão nói có lý.
Lý Phương dường như chịu theo, nhưng ngừng lại một chút, nói:
- Có điều nô gia không công không dám nhận lộc, sao dám cầm trước, như thế thì làm người ta chê cười mất.

Nghiêm Tung thầm nghĩ :" Chỉ đợi mỗi câu này của ngươi thôi." Rồi biểu diễn công phu tu luyện nhiều năm, sắc mặt càng ngay càng trở nên bi thương, chớp mắt cái đã có lệ già tuôn ra, lại chắp tay, đau khổ khẩn cầu:
- Công công, xin hãy giúp lão hủ, nhất định phải giúp lão hủ...

- Ối chà, các lão làm cái gì thế này.
Lý Phương vội vàng đứng dậy trả lễ:
- Muốn làm lão nô phải tội hay sao?

- Công công không nhận lời với ta , ta ...
Nghiêm Tung nói xong, không ngờ vịn mép bàn từ từ quỳ xống:
- Ta quỳ lạy ngài.

Nói thực lòng, Lý Phương rất muốn nhận cái quỳ này của Nghiêm Tung, nhưng cũng biết, nếu nhận rồi ngày sau Nghiêm Tung nhất định báo thù mình. Cho nên đành tiếc nuỗi đỡ lão ta dậy, thở dài nói:
- Ài, các lão đối đã với lão nô như thế, lão nô cho dù có vứt bỏ cái mạng già này cũng phải giúp ngài rồi.

- Đa ta, đa tạ.
Nghiêm Tung mặt còn mang nước mắt, nhưng miệng đã nở nụ cười, ngồi ngay về chỗ, hỏi:
- Xin hỏi công công, chuyện này rốt cuộc là sao, là ai khiến bệ hạ nổi giận như vậy?

Nhìn hành động nhanh gọn của lão ta, Lý Phương biết lão già này căn bản chỉ làm bộ làm tịch hoàn toàn không định quỳ với mình, không khỏi tức tới bể phổi. Biết thế nào là gừng càng già càng cay rồi, cãi lão già 80 tuổi này còn mặt dày vô sỉ hơn ông già 60 là mình.

Nghĩ thì nghĩ thế, nhưng điều cần nói thì vẫn phải nói, kỳ thực những chuyện thế này căn bản chẳng giấu được ai, không biết có bao nhiêu cung nữ thái giám nhận tiền thành tai mắt của ngoại thần, hôm qua hoàng đế lại không nghiên cấm, thế nào cũng mau chóng truyền ra ngoài.
Lý Phương biết Nghiêm Tung chẳng qua đột ngột bị hoàng đế quở trách, lòng dạ đại loạn, cho nên mới bệnh gấp cầu y, nhờ tới mình, cho nên không bằng bán cái ân tình này trách đắc tội với lão ta.

Ông ta đem mọi chuyện ngày hôm qua kể cho Nghiêm Tung nghe, đương nhiên là vì căn cứ theo nhu cầu của mình, nên chỗ thì thêm dầu thêm mỡ, chỗ thì kể qua loa, nói mập mờ, nhưng chung quy là để cho Nghiêm Tung biết rốt cuộc chuyện gì đã xảy ra.

Nghiêm Tung nghe xong lại vã mồ hôi hột, luôn mồm phủ nhận:
- Lão phu dám thề với trời hoàn toàn không hay biết gì chuyện này, cũng tuyệt đối không có gan thao túng đại điển kén tài của triều đình.

- Lão nô đương nhiên là tin các lão.
Lý Phương cười cười:
- Nhưng tính cách của bệ hạ thì ngài đâu phải là không biết, chủ kiến rất mạnh mẽ, nô gia không dám tùy tiện nói đỡ cho ngài, nếu không thành càng bôi càng đen.

- Đúng thế, đúng thế.
Nghiêm Tung rối rít gật đầu, chắp tay nói:
- Tính khi của bệ hạ thì lão hủ vẫn biết .... Xin hỏi công công, lão hủ phải ứng phó ra làm sao?

- Theo nô gia thấy ...
Lý Phương đáp:
- Ngài trước tiên tra rõ chuyện này đã, phía bệ hạ tạm thời đừng tới, đợi qua một hồi bệ hạ bớt giận, nô gia sẽ tùy cơ hội giúp ngài nhắc tới, rồi các lão tới nói khó với bệ hạ, cởi bỏ hiểu lầm là thượng sách ... Đương nhiên, nô gia nói chưa chắc đã đúng, chủ ý còn cần tự các lão đưa ra.
Nói xong kín đáo nhét phong thư kia vào ống tay áo, đứng dậy chắp tay cười nói:
- Đi làm việc không được tự do, nô gia ra ngoài đã lâu rồi, không thể trì hoãn nữa.

Nghiêm Tung đã đạt được mục đích, tất nhiên không giữ lão ta nữa, vịn bàn đứng dậy nói:
- Lão hủ tiễn công công.

- Các lão dừng bước, không cần đâu, nô gia tự đi là được.
Lý Phương vội vàng ngăn lại, nhưng Nghiêm Tung vẫn cứ tiễn ông ta tới thùy hoa môn, nhìn ông ta biến mất ở tiền viện, mới vịn tường quay lại, nhìn cái cây cánh là xơ xác trong vườn tới thẫn thờ.

Đứng được môt lúc lão càm thấy hai chân nhũn ra, đầu óc váng vất, Nghiêm Niên vội vàng đi tới đỡ lấy, nói:
- Lão gia, chúng ta về phòng nghỉ ngơi thôi.

Nghiêm Tung thời dài:
- Già rồi, già thật rồi..
Được Nghiêm Niên đỡ vào phòng, trước tiên là đi thăm phu nhân, nói chuyện cùng bà ta một lúc, sau đó quay lại thư hòng, nằm lên chiếc ghế dài thường dùng, nhắm mắt dưỡng thần.

Khi hạ nhân cho rằng lão ta đã ngủ rồi, muốn lặng lẽ lui ra thì Nghiêm Tung chậm rãi nói:
- Nghiêm Thế Phiên dậy chưa?

- Giờ này hẳn là chưa đâu ạ.
Nghiêm Niên đáp.

- Bây giờ là giờ nào rồi còn nằm lỳ trên trường?
Nghiêm Tung hừ một tiếng:
- Gọi nó lại đây cho ta, nhanh lên.

- Vâng.
Nghiêm Niên thấy lão gia nổi giận, nào còn dám chậm trễ, vội vàng tới viện tử của Nghiêm Thế Phiên.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui