Quan Cư Nhất Phẩm

鹧鸪天
彩袖殷勤捧玉钟. 当年拚却醉颜红.
舞低杨柳楼心月, 歌尽桃花扇底风.
从别后, 忆相逢. 几回魂梦与君同.
今宵剩把银釭照, 犹恐相逢是梦中.
.
Phiên âm Hán Việt
Thải tụ ân cần phủng ngọc chung. Đương niên biện khước túy nhan hồng.
Vũ đê dương liễu lâu tâm nguyệt, ca tẫn đào hoa phiến để phong.
Tòng biệt hậu, ức tương phùng. Kỷ hồi hồn mộng dữ quân đồng.
Kim tiêu thặng bả ngân công chiếu, do khủng tương phùng thị mộng trung.
.
Bài thơ này Yến Kỷ Đạo viết để hồi ức năm đó ông nhất kiến chung tình, tình huống khi đó có bao nhiêu vui sướng cùng hạnh phúc. Yến Kỷ Đạo có xuất thân từ nhà quyền quý, căm ghét thói xu nịnh và coi thường chốn quan trưỡng. Một lần ông vào Câu Lan viện giải khuây, đã gặp được một ca nữ. Lần đầu tương phùng với luyến nhân, nàng tay ngọc dâng chén, ân cần mời rượu, vừa ôn nhu vừa đa tình. Nói chung là bài thơ này Yến Kỷ Đạo đã thuật lại cho mọi người biết ngày hôm đó ái nhân của ông có bao phần xinh đẹp, hai người đã có những phút giây vui vẻ như thế nào. Bốn câu đầu để miêu tả cuộc sống xa mỹ năm xưa, hai câu sau kể về nỗi tương tư, hai câu thơ cuối lại là cảm xúc của tác giả khi nửa đêm bừng tỉnh bên ngọn đèn cầy, như hư như thực.

(nguồn internet…)

~~~~

Bài Chá Cô Thiên của Yến Kỳ Đạo, chính phù hợp với tâm cảnh của Thẩm Mặc và Từ Vị lúc này, hai người đều tắm rửa sạch sẽ, trời còn chưa sáng đã ra khỏi nhà, tới cổng thành phải đợi một lúc mới tới giờ mở cửa, vội vội vàng vàng tới Thông Châu.

Xe ngựa phi như bay trên con đường tới Thông Châu, Thẩm Mặc nhìn Từ Vị mà cười, vì trông trẻ hơn, hắn đã cạo sạch râu, vì trông thon thả hơn, hắn siết chặt đai lưng, vì trông đẹp trai hơn, hắn thậm chí bảo thị nữ vẽ lông mày ...

Thấy Thẩm Mặc cứ nhìn mình, Từ Vị khẩn trương hỏi:
- Thế nào ? Có trẻ trung không, có anh tuấn không?

- Ừm ừ.... Không những trẻ trung anh tuấn mà còn đỏm dáng..

- Chết đi..
Từ Vị vừa định chửi, nhưng nhớ ra hôm nay phải giữ phong độ, liền phẩy quạt nói:
- Không chấp với đệ.

Thẩm Mặc lúc này mới chú ý, hắn mặc cầm bảo thêu mây thêu hoa, hông thắt đai lưng vàng, đeo ngọc bội, từ trên xuống dưới toàn là hàng hiệu ... Thô tục không chịu nổi ...

Nhìn hắn ăn mặc như đi hát tuồng, Thẩm Mặc cười chảy cả nước mắt:
- Thời tiết này còn dùng quạt? Để quạt mát hay là để đuổi muỗi thế?

Từ Vị có chút xấu hổ:
- Không phải quạt mát (phiến phong) mà vì phong nhã, không phải đuổi muỗi (văn tử) mà để văn minh.

Thẩm Mặc cười phá lên, hai người đi một dặm, Từ Vị bị y cười ghẹo một dặm.
Chẳng phải là vì Thẩm Mặc lắm chuyện đến thế, mà là y cảm thấy, nếu không như vậy, khi gặp người kia, đoán chừng y sụp đổ mất, thế thì hoàn toàn tuyệt vọng.

May là Từ Vị cuối cùng chịu không nổi, cởi y phục ra, thay bằng trang phục thường ngày. Tới Thông Châu xuống xe, đã thành Từ Văn Trường áo vải khăn nho ở Sơn Âm rồi.

Thấy hắn khôi phục nguyên dạng, Thẩm An cả kinh:
- Từ đại nhân, sao ngài không mặc y phục? À, không mặc y phục kia ...

Từ Vì trừng mắt, không thèm để ý tới tên gia hỏa kém thú vị này.

Thẩm Mặc lúc này mới biết, thì ra Từ Vị ăn mặc thế kia là do sáng kiến tên gia hỏa này, nghiêm trụng cảnh cáo:
- Sau này khoác lác với người ta thì không được phép nhắc tới đã từng làm thư đồng cho ta.

- Hả?
Đó là tiết mục sở trường của Thẩm An, thế này bảo hắn khoác lác ra sao? Mặt mày đau khổ nói:
- Không phải chứ, lão gia, vì sao không được nhắc tới?

- Lão gia ta không chịu nổi mất mặt.
Thẩm Mặc lườm hắn, đi thẳng tới bên bến tàu đỗ quan thuyền.

Sóng ì oạm vỗ bờ, Đại Vận Hà vĩnh viễn bận rộn, bốn xung quanh tiếng người huyên náo, nhưng Thẩm Mặc không bận tâmy nhìn chăm chăm vào bên sông, mỗi khi một chiếc thuyền xuất hiện trong tầm mắt, y lại khẩn trương, sau đó nhìn thấy cờ đầu thuyền, lại thất vọng ...

~~~~~~~~~~~~~~~

Chiếc thuyền làm mong ngóng đang thong thả đi trên Đại Vận Hà, trên boong thuyền rộng lớn, có hai đứa bé trai bốn năm tuổi đang chơi đuổi bắt. Chỉ có đám trẻ con như thế mới có thể giữ được tinh lực tràn trề sau hơn một tháng đi đường.

Hai bọn chúng chạy đi chạy lại không sao, nhưng nha hoàn và thị vệ sợ chết khiếp. Đây đang ở trên sông, chẳng may hai vị tiểu thiếu gia xảy chân ngã xuống nước, mọi người còn sống nổi không? Chỉ biết thấp thỏm làm rào ở bên cạnh, luôn miệng nói:
- Chậm thôi, thiếu gia, chậm thôi ...
Nhưng hai tiểu gia hỏa căn bản không nghe lời, càng chạy càng nhanh.

Lúc này cửa khoang thuyền mở ra, một nữ tử trang phục đạm nhã, bế một đứa bé đang tập tễnh tập đi xuất hiện.

Hai đứa bé kia vừa thấy nàng, liền ngừng chơi đùa, chạy ùa tới, miệng nhỏ ríu rít:
- Di nương, di nương ..

Thiếu phụ yểu điệu kia cười:
- Không phải là di nương di nương, mà là kẹo, kẹo phải không? Ăn kẹo nhiều hỏng răng đấy.
Nhưng nhìn hai đứa bé bày ra dáng vẻ tội nghiệp, nàng vẫn lấy ra ba cái kẹo xinh xắn, đưa cho một đứa:
- A Cát là đại ca, con chia cho các đệ đệ đi.

Đứa tên A Cát chớp mắt:
- Di nương lại nhầm rồi, con là Thập Phân.
Chỉ sang đứa bé giống y hệt nói:
- Đây mới là A Cát.
Đứa bé kia gật đầu, ý bảo :" Đúng là như thế".

Di nương đó vươn ngón tay trắng hồng, chỉ vào trán đứa tự xưng là Thập Phân:
- Tiểu bại hoại, định lừa di nương à, cái vết sẹo lần trước còn ở trên cằm kìa.

Tiểu tử đó kiềm tra cằm mình, quả nhiên có xẹo, cười hì hì:
- Di nương thật lợi hại! Con chính là A Cát.

Thập Phần thở dài như ông cụ non:
- A Cát ca, đệ đã bảo rồi, huynh không lừa được di nương đâu.

Vị di nương kia chính là Nhu Nương, nàng nghe tiếng hò hét bên ngoài, thầm nghĩ :" Sắp gặp lão gia rồi, ngàn vạn lần đừng để xảy ra chuyện gì ngoài ý muốn." Liền đi ra dỗ hai tiểu thiếu gia vào. Thấy hai tên quỷ nhỏ phá hoại còn muốn trêu người, nàng vờ giận:
- Không ăn thì thôi, ta thu kẹo lại.
Liền cho ba cái kẹo vào túi, chân bước vào trong khoang thuyền.

Hai tên tiểu quỷ mặc dù giảo hoạt ma mãnh, nhưng dù sao vẫn là đứa trẻ năm tuổi, bất giác theo nàng vào khoang thuyền.

- Con ăn con ăn.
A Cát cầm lấy kéo, so sánh một lúc, phát hiện trong ba cái kẹo có cái nhỏ cái to, liền nói với Thập Phân:
- Mẹ nói phải kính già yêu trẻ, chúng ta phải học tập.

- Học tập thế nào?
Thập Phần hỏi:

- Bình Thường bé nhất, chúng ta phải yêu quý nó.
A Cát liền đưa viên kẹo to nhất cho Bình Thường, A Cát gật đầu:
- Đệ đồng ý.

- Tiếp đó, trong ba huynh đệ, ca lớn tuổi nhất, đệ phải tôn kính ta, cho nên ta ăn cái kẹo lớn.
A Cát cầm lấy cái kẹo lớn nhất, chia viên kẹo nhỏ nhất cho A Cát:
- Cái này chính là của đệ.

- Huynh bắt nạt đệ .. Đệ muốn ăn cái to..
Thập Phầm bĩu môi khóc :

- Cho, cho ca ca...
Bình Thường duỗi bàn tay mùm mĩm đưa cái kẹo cho Thập Phần.

- Đệ cứ giữ đi, ta không cần, ta muốn cái này cơ.
Thập Phần đưa tay ra giật lấy cái kéo của A Cát, A Cát không cẩn thận, bị nó cướp mất.

- Trả cho ta.
A Cát nào chịu bỏ qua, quay người cướp lại, hai đứa ôm lấy nhau, ngã lăn ra sàn, vật đi vật lại.

Nhu Nương đặt Bình Thường một bên, vội tới tách hai tiểu tổ tông ra, ai ngờ hai tên tiểu tử trơn như trạch, nàng mệt vã mồ hôi mà chẳng làm được.

- Không được nhúc nhích.
Đột nhiên tiếng quát vang lên, hai tên tiểu quỷ vội tách nhau ra, sau đó vội phủi bịu cho nhau, nói:
- Đi, chúng ta ra ngoài chơi thôi.
- Ừm, đi thôi.
Rồi định bôi mỡ vào chân.

- Đứng lại.
Giọng nói đó không nghiêm, ngược lại còn rất êm tai, nhưng hai tên tiểu quỷ sợ không dám nhúc nhích, hiển nhiên thường ngày bị chỉnh sợ rồi.

Có thể làm hai vị công tử của Thẩm Mặc sợ thành như vậy, đương nhiên không thể là ai khác. Hai tên tiểu quỷ từ từ quay đầu lại, cười ngọt lìm:
- Mẹ...

Nhược Hạm so với một năm trước không có gì thay đổi, làm da vẫn như tuyết, dung nhan hơn hoa xuân, chỉ gầy đi một chút, nàng nghiêm mặt nói:
- Không biết đổi trò đi à, gây ra chuyện là giả bộ đáng yêu, đây là chuyện nam tử hán làm sao?

- Con biết sai rồi...
Hai đứa bé ngoan ngoãn nằm xuống đất, cởi quần, lộ hai cái mông nhỏ, rưng rưng nước mắt nói:
- Bọn con còn nhỏ, mẹ thương tình, đánh nhẹ thôi.

Nhược Hạm vốn đầy một bụng tức, nghe thế buồn cười, nhưng không được cười, còn phải vờ giận, làm nàng nhịn tới mặt đỏ bừng bừng.
Nàng rất buồn bực, sao hai đứa bé con khi nhỏ đáng yêu vô cùng, mới năm tuổi biến thành chó cũng ngại rồi?
Nhược Hạm mỗi ngày bị chúng chọc giận năm ba lần, thực sắp phát điên rồi, lòng than khóc :" Sự ưu nhã của ta, sự điềm đạm của ta, Thẩm Triều Sinh, chàng phải đền cho thiếp."

Lúc này có một nữ tử xinh đẹp ăn mặc kiểu đạo cô tới nói đỡ cho hai tên tiểu quỷ. Bọn chúng cảm động chảy nước mắt:
- Lữ cô cô là tốt nhất.

- Di nương tốt, Lữ cô cô cũng tốt, chỉ có nương thân là không tốt, phải không?
Nhược Hạm giận tới mày liễu dựng ngược:
- Trận đòn này ghi nợ, đợi tới Bắc Kinh, cho cha các ngươi đánh.
Nói rồi hầm hầm đi vào phòng trong.

Nhu Nương nói với Lữ đạo cô:
- Nơi này có ta, đạo cô vào nói chuyện với phu nhân đi.

- Bần đạo biết rồi.
Đạo cô đó quay sang nói với hai đứa bé:
- Đừng chọc giận mẹ các cháu nữa, không được để mẹ cháu tức giận gặp cha các cháu.

Lai đứa bé kia tựa hiểu tựa không, gật đầu đáp:
- Vâng, cháu nghe Lữ cô cô.

Đạo cô đó chính là Lữ tiểu thư, Thẩm Mặc viết thư cho Nhược Hạm, trình bày ân oán với Lữ gia, cùng lời phó thác trước lúc lâm chung của Lữ Đậu Ấn và sự si tình của Từ Vị. Nhờ nàng nghĩ cách đưa Lữ tiểu thư tới Bắc Kinh, tác hợp cho hai người.

Phu quân đại nhân dặn, Nhược Hạm sao có thể không theo, nàng biết tính khí của Lữ tiểu thư, nếu nói thật sẽ không chịu vào thành. Nghĩ đi nghĩ lại, liền bịa chuyện triều đình truy phong Lữ Đậu Ấn, lệnh con cái vào kinh nhận thưởng ...

Lữ Đậu Ấn có một nam một nữ, đó là đệ đệ của Lữ tiểu thư, đang ngày đêm dùi mài kinh sử, đi về một chuyến mất nửa năm, Lữ tiểu thư sao để đệ đệ lỡ dở học hành, quyết định tiến kinh.

Đương nhiên vị lão công bản lĩnh của Nhược Hạm thông qua thao tác, đã kiếm được vĩnh hàm của lễ bộ truy phong cho Lữ Đậu Ấn, đôi vợ chồng này không tính là nói dối.

Lữ tiểu thư theo vào phòng, Nhược Hạm xin lỗi nàng:
- Lại nổi giận bừa bãi, làm muội muội chê cười rồi.
Hai nàng đã so tuổi, Nhược Hạm hơn Lữ tiểu thư hai tuổi.

Lữ tiểu thư cười:
- Người làm mẹ có ai không vất vả, huống hồ lại những hai đứa.

- Ôi, trước kia chúng không bướng như vậy, chỉ trách các cụ trong nhà, hơi chút là bênh vực can ngăn, đâm ra thành hai đứa tiểu ma tinh.
Nhược Hạm phiền muộn nói.

Mắt Lữ tiểu thư thoáng hiện vẻ hâm mộ, cười nói:
- Hiện giờ hai lão nhân gia có muốn bảo vệ cũng không được nữa, tỷ tỷ đừng vội, từ từ giáo dục là được.

- Ta mặc kệ.
Nhược Hạm quay đầu đi:
- Nuôi mà không dạy là tội của cha, không phải là trách nhiệm của người mẹ, để cho cha nó dạy dỗ.
Rồi nắm tay Lữ tiểu thư, nói:
- Nữ nhân không thể tức giận, nếu không thành chóng già, thiệt thòi vẫn là mình.

- Tỷ tỷ nói sai người rồi, tiểu muội là người ngoài hồng trần, không ai làm muội giận, cũng chẳng quan tâm tới dụng mạo của mình.

- Muội mội ...
Nhược Hạm nghĩ :" Nếu để cô ấy không có chút chuẩn bị nào thì không nên, tiết lộ một chút vậy", liền khuyên:
- Muội mới trên hai mươi, tuổi hoa tươi đẹp còn ở đằng sau, chẳng lẽ định cứ ở vậy một mình.

- Vâng, như vậy rất tốt, không lo cơm áo, cuộc sống yên bình, lòng như nước đọng, còn mong gì được nữa?

- Ví như ... Hôn nhân này, con cái này, không có hai thứ đó không phải là nữ nhân toàn vẹn.
Nhược Hạm tiến dần từng bước.

Lữ tiểu thư lòng nhói đau:
- Có người toàn vẹn có người thiếu, sao có thể làm mọi người như ý được.

- Nếu như có cơ hội đệ muội toàn vẹn thì sao?
Nhược Hạm thăm dò.

Lữ tiểu thư buồn bã:
- Không có đâu, muội là nữ nhân không may mắn, sao hại người khác được.

- Nhưng có người coi cái đó như mây khói, thật lòng thích muội.
Nhược Hạm thầm nghĩ :" Đừng để cô ấy hiểu nhầm thành phu quân." Vội bổ xung:
- Người đó bao năm qua vẫn si mê đợi muội, tới giờ vẫn chưa kết hôn.

Lữ tiểu thư hiểu ra, mặt biến sắc:
- Tỷ tỷ nói Từ tiên sinh?

- À ... Cũng không nhất định, nói không chừng là người khác.
Nhược Hạm dấu đầu lòi đuôi.

Lữ tiểu thư thông minh nhường nào? Ý thức được mình trúng kế, mặt cứng lại, đứng dậy nói:
- Dọc đường may nhờ tỷ tỷ chiếu cố, tiểu muội cảm kích vô cùng, nhưng tới kinh thành rồi, không thể quấy nhiễu nữa, tiểu muội tới chỗ sư cô ở.

- Được rồi, ta nói thật với muội.
Nhược Hạm đành khai:
- Phu thê ta đúng là có ý tác hợp cho muội và Từ Văn Trường, huynh ấy tuy nhiều tuổi một chút, nhưng là tài tử vang danh thiên hạ, là quan hàm lâm, tiền đồ vô lượng, không làm muội ủy khuất làm thiếp, cho nên bọn ta đều thấy hai người rất hợp..

Lữ tiểu thư cắn môi dưới, run giọng nói:
- Hai người còn thấy muội chưa đủ hạ tiện sao? Muội là học sinh của Từ sư phụ.

- Cái đó đâu tính, chẳng qua chỉ là dạy thi họa, Từ tiên sinh nói rồi, hai người chưa chính thức bái sư.
Nhược Hạm vội nói.

- Nhưng trong lòng muội, đó là sư phụ của mội.
Lữ tiểu thư lắc đầu:
- Chuyện này đừng nhắc nữa, nếu không chẳng thề làm bằng hữu được ..
Nói xong liền quay người đi, không biết là không thể làm bằng hữu với Từ Vị hay Nhược Hạm.

Thấy Lữ tiểu thư rời đi, Nhược Hạm thở dài:
- Ôi, chuyện này làm sao bây giờ ...
Đang đau đầu thì Nhu Nương lách người vào, thấy nàng còn chưa thay y phục, giục:
- Phu nhân, nửa canh giờ nữa là tới Thông Châu, phu nhân nên chuẩn bị rồi chứ?

- Ba đứa chúng nó thì sao?
Nhược Hạm đứng dậy đi tới tủ quần áo.

- Để nha hoàn thay y phục mới cho chúng rồi, đám nhỏ nghe nói sắp chặp cha, cao hứng vô cùng.

- Ừ, cha là cha tốt, di nương là di nương tốt, chỉ có ta không phải mẹ tốt.
Nhược Hạm buồn bực nói:
- Muội đừng cứ che chở cho bọn chúng, đáng đánh phải đánh, không thể để ta làm người xấu mãi ... Ta mặc bộ y phục này thế nào?
Nói rồi ướm chừng y phục trước gương, tự phủ đình:
- Màu quá tươi, nếu trẻ hơn vài tuổi còn được.

- Muội thấy đẹp lắm, phu nhân còn rất trẻ mà.

- Trẻ cái gì nữa? Là mẹ hai đứa bé rồi.
Nhược Hạm lại lấy ra bộ khác:
- Bộ này thế nào?

- Cũng đẹp, nhìn như tiên nữ vậy.

Nhược Hạm vẫn lắc đầu:
- Bộ này quá xa hoa, vị kia của chúng ta suốt ngày mặt áo vải, mặc bộ này không hòa hợp.
Nàng thử liền mấy bộ đều không vừa ý, cuối cùng giận dỗi nói:
- Không thay nữa, không thay nữa, mặc y phục thường ngày vậy.

- Phu nhân mặc cái gì cũng đẹp.
Nhu Nương đi tới chải đầu cho nàng, mỉm cười nói:
- Chẳng cần phải cố ý chuẩn bị, chẳng ai bì được với phu nhân hết.

- Cũng chưa chắc ...
Nhược Hạm lắc đầu, hai nàng cùng nghĩ tới một người. Nghĩ tới Tô Tuyết, Nhu Nương cảm thấy vô cùng may mắn.

Nhược Hạm thì lại có chút buồn bã:
- Chuyện này ta có hơi quá đáng rồi, nam nhân mà, có ai không tham hoa, huống hồ là hồng nhan tri kỷ khuynh quốc khuynh thành như thế? Nhưng ta nhất định không chịu , ngăn cản cô ấy mất bao năm.

- Chuyện này muội không dám nói nhiều, đó là chuyện giữa phu nhân và lão gia.

- Muội ấy à ...
Nhược Hạm nhìn dáng vẻ nhu thuận của Nhu Nương trong gương, lắc đầu cười không nói tiếp nữa.

Ở trong khoang thuyền, Nhược Hạm còn cảm thấy mình có chút ích kỷ, nhưng thuyền cách bên tàu ngày một gần, khi nam nhân áo trắng như tuyết, phiêu dật tuấn tú xuất hiện trước mắt, tim nàng loạn nhịp, chớp mắt một cái quên hết chút tấm lòng vô tư đó, lập tức nuốt lời :" Đây là nam nhân của mình, không chia cho ai hết." Chẳng biết vì sao, nước mắt lã chã tuôn rơi, khôi phục sự yếu đuối của nữ nhân.

Lúc này nàng mới hiểu, nữ nhân không thể rời khỏi trượng phu quá lâu, nếu không đóa hoa kiều diễm đến mấy cũng sẽ khô héo.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui