Quan Cư Nhất Phẩm

- Thiên hạ của nhà nào nhà đó chịu trách nhiệm.
Hải Thụy không chút do dự nói:
- Đại Minh từ khi khai quốc tới nay, vương thân, quận vương, hoàng thất trải khắp thiên hạ. Quốc gia phải phụng dưỡng những kẻ ăn không ngồi rồi này. Năm Hồng Vũ tông thất chẳng qua chỉ có mấy chục người, nhưng mười năm trước đã hơn 17000 người, bằng đấy kẻ biết hao phí của dân bao nhiêu, hút máu của Đại Minh ta nhiều thế nào. Càng vô lý hơn nữa, đám tông thất này được triều đình phụng dưỡng nhưng ngang ngượng cướp chiếm ruộng đất của dân, tùy tiện kiếm một vương gia, sở hữu hơn vạn mẫu ruộng, lại còn không phải nộp thuế.
Nói tới đó hắn tức quá bật cười:
- Những kẻ này chiếm quá nửa ruộng đất của người dân, vậy mà người dân lại phải nộp thuế nuôi chúng! Cho dù là địa chủ cũng không đi bóc lột điền hộ của mình như vậy. Hoàng gia không biết quý trọng thiên hạ, cướp đoạt vô độ của người dân, như thế quan viên cũng học theo, cũng chẳng cần quý trọng. Những chuyện này chỉ trách tội Nghiêm Tung, Nghiêm Thế Phiên mà được sao?

Nghe lời Hải Thụy nói, Thẩm Mặc im lặng, cuối cùng gật đầu:
- Huynh nói đúng lắm, tông thất hoàng tộc là cái nhọt độc lớn của Đại Minh ta, nhưng cái nhọt đó như con quái vật khổng lồ chắn trước mặt, huynh biết nó chặn đường, nhưng làm gì nổi?

- Khó đến đâu cũng phải có người làm.
Hải Thụy thấy Thẩm Mặc tán đồng suy nghĩ của mình, kích động nói:
- Tệ nạn lớn của thiên hạ không sửa thì Nghiêm đảng này đổ sẽ có Nghiêm đảng khác. Nếu như có thể làm chút việc cho điều này, Hải Thụy chết không nuối tiếc.

Ở nhà Hải Thụy một đêm, Thẩm Mặc lên đường nam hạ, lần này y rời khỏi hoàng thượng, một là không muốn học theo đám người Viên Vĩ, cả ngày chỉ làm văn chương tởm lợm nịnh bợ hoàng đế, hai là Giang Nam là căn cơ của y, tâm huyết y ngưng tụ vào đó, toàn bộ sức mạnh và mộng tượng của y đều khởi nguồn ở nơi này.

Lần này cuối cùng có cơ hội có thể đia dạo quanh vùng đất này, xem cái mầm mình gieo xuống có đâm chồi này lộc không. Đây là chuyện vô cùng quan trọng, lại làm người ta vui sướng.

Điều duy nhất không hài lòng là vì hoàng đế nam tuần, mặt sông bị thủy sư giới nghiêm, khiến vô số đội thuyện kẹt cứng ở bến tàu, Thẩm Mặc xuất phát từ Hoài An không lâu thì bị tắc đường, đợi đúng nửa ngày mới đi được, lại mất thêm đúng ba ngày mới tới được Dương Châu.

Thẩm Mặc không muốn vào thành mà trực tiếp nam hạ, nhưng nghe ngóng thấy thành giá rời đi hôm qua, y không khỏi thầm lấy làm lạ.

Phải biết rằng mộng tưởng trong đời của người dân Đại Minh là "sinh ở Dương Châu, chết ở Bắc Mang", chốn phồn hoa tự gần như thế là thiên đường hưởng thụ. Hoàng đế trên đường đi, chỉ cần là nơi có chút danh tiếng là ở lại năm ba ngày du ngoạn một vòng, sao tới Dương Châu lừng danh thiên hạ lại ở mỗi một ngày là đi?

Mang theo nghi vấn này, Thẩm Mặc lệnh thuyền phu ở lại thành Dương Châu nghỉ một đêm rồi tính sau, thuyền tới gần bến tàu thì đã gần hoàng hôn, Tam Xích hỏi:
- Đại nhân, chúng ta tìm dịch trạm ở chứ?

- Không đi.
Thẩm Mặc lắc đầu:
- Đại đội ngũ vừa qua, dịch trạm nhất định rối loạn, chúng ta đứng tới gây phiền phức thêm. Ngươi đi mua ít tôm cá tươi , chúng ta ở trên thuyền đốt lửa nướng ăn, há chẳng phải tự tại sao?

Mọi người vui vẻ đồng ý, vì thế chia nhau ra mua bán, đốt lửa làm cơm, tất nhiên không cần Thẩm Mặc bận lòng, y xuống thuyền thong thả dạo bước, định bụng tìm người nha môn nghe ngóng xem vì sao thánh giá vội vã rời đi.

Lúc này mặt nước sóng ánh hào quang, bên tràu dừng đủ các loại thuyền khách, trên thuyền cột khói lượn lờ, các thuyền nương bận rộn cơm nước, chẳng biết cô nương mỹ lệ nào còn hát bài ngư ca ê tai.

Gọi ta tới đây ta đã tới rồi.
Rút thanh củi đốt lò, hương thơm tựa Ngọc Lan.
Bươm bướm nào chẳng tham hoa, uyên ương nào chẳng muốn giỡn nước.
Lang quân nho nhỏ ơi, mẫu đơn dưới ánh trăng nở rồi ...

Khúc ca tươi đẹp lại nóng bỏng đó, được cô nương trẻ trung giọng thanh thanh hát lên, làm người lữ hành như tắm trong gió xuân, bến tầu tức thì cực kỳ yên tĩnh, Thẩm Mặc cũng dừng chân, đứng đó im lặng lắng nghe bài hát thấm vào lòng người này, cho tới tận khi một tiếng reo kinh ngạc xen lẫn mừng rỡ vang lên...

- Chuyết Ngôn huynh! Là huynh à?
Thẩm Mặc đang nghe hát, đột nhiên có người gọi tên mình, quay đầu lại nhìn, cười:
- Đúng là đời người thế nào rồi cũng gặp được nhau, không ngờ lại thấy Nhược Vũ huynh ở nơi này.

Người kia trông tuổi tương đương với Thẩm Mặc, dáng cao gầy, da trắng, ngũ quan ưa nhìn, vốn mang vẻ đẹp nhu mỹ giống như nữ tử, nhưng lại có cái cằm nhọn như đao gọt, đôi mắt sáng mà có thần, nên trong hùng khí ngời ngời, đúng là một thiếu niên lang đỉnh thiên lập địa.

Người này là đồng khoa, đồng niên của Thẩm Mặc họ Lâm tên Nhuận tự Nhược Vũ, khuôn mặt như tên gọi, nhưng người quen biết hắn đều biết, dưới khuôn mặt hiền lành ưa nhìn kia, che giấu một trái tim còn nóng hơn lửa, cứng hơn đao.

Mặc dù xuất thân đồng tiến sĩ, nhưng trong đồng niên khoa Bính Thìn, tên tuổi của hắn chắc chắn xếp năm hạng đầu, chỉ kém hơn đám Thẩm Mặc, Từ Vị, Trâu Ứng Long một chút, nhắc tới Lâm Nhược Vũ, không ai không giơ ngón tay cái lên.

Đặc điểm lớn nhất của người này là "ghét ác như thù", năm xưa thi tiến sĩ, văn chương của hắn viết cực hay, vốn nắm chắc vào hàn lâm viện, nhưng vì thắng thắn luận quốc sự, ngôn từ kịch liệt, đầu mâu chĩa thẳng vào cha con họ Nghiêm, khảo quan dù thích văn tài của hắn, nhưng ai dám cho hắn đỗ cao? Đó cũng là vì muốn bảo vệ hắn, cho nên hạ xuống tam giáp.

Bảng được công bố, ai ai cũng tiếc cho hắn, nhưng hắn lại vui vẻ nói :
- Ta đọc sách làm quan là để làm việc thực vì dân vì nước, không vào viện hàn lâm hưởng phúc cũng được.

Mọi người vốn cho rằng hắn thoa phấn lên mặt, nhưng Lâm Nhuận đã dùng hành động thực tế chứng minh hành động đi đôi với lời nói.
Tam giáp đồng tiến sĩ, công bố bảng là dùng, liền đưa hắn tới huyện Lâm Xuyên trị an hỗn loạn, dân sống không yên. Hắn biến nơi này thành chốn thanh bình đêm đêm nhà nhà không cần đóng cửa, bách tính gọi hắn là "thanh thiên", được tỉnh lấy làm điển hình, yêu cầu các huyện lệnh khác học tập.

Lâm Nhuận lòng mang chí lớn, một cái huyện nho nhỏ thật không đủ để thi triển tài năng, cùng với làm tốt công việc trong bổn phận, còn tích cực đề xuất ý kiến với tri phủ đại nhân. Thẳng thắn nêu lên mười mấy vấn đề lớn tồn đọng trong phủ, đồng thời đưa ra cách giải quyết từng vấn đề một.

Hắn làm quan không tham ô, không nhận hối lộ, không chơi nữ nhân .. Nhưng người ta thì không thể làm thế, mọi người ai chịu cho nổi? Vì thế tri phủ đại nhân giáo huấn hắn một trận, bảo hắn lo tốt bổn phận của mình là được!
Nhưng Lâm Nhuận là kẻ mang tinh thần không đạt được mục đích thề không chịu thôi. Tri phủ ông không chịu nghe hả? Được, ta báo cáo lên tỉnh. Bố chính sứ xem xong cũng thấy khó chịu, nhưng vừa mới lập làm điển hình, không thể kéo đổ được, đợi ba năm sau liền tiến cửa đô sát viện làm giám sát ngự sử, tiễn chân vị tiểu ôn thần này.

Ai ngờ Lâm Nhuận làm ngự sử lại tìm trúng vũ đài của mình, hắn có ba sở trường lớn. Một là tinh tế thấu suốt sự việc, luôn nhìn thấy thứ rất nhiều người không thấy, hai là tư duy kín đáo mà linh hoạt, chỉ có thế mới viết được lời văn sắc bén như dao, thứ ba, gan lớn trùm trời, bất kể là ngươi có là ông trời, chỉ cần có chuyện phạm pháp lọt vào tay hắn là chuẩn bị đón thư đàn hặc mệt nghỉ đi.

Thêm vào tính ghét ác như thù, thành điển hình sống động cho ngự sử thiên hạ.

Trong hơn hai năm ở kinh sư, hắn là người dâng tấu nhiều nhất đô sát viện, trong năm Gia Tĩnh thứ 39 đàn hặc hơn một trăm người, thành công kéo ngã ngựa một vị quan tam phẩm, hai vị tứ phẩm, cùng mười tám quan viên trung hạ cấp từ tứ phẩm trở xuống, bản thân hoàn toàn lành lặn.

Nguyên nhân hắn không làm sao chẳng phải là do ông trời chiếu cố, lão đại bảo vệ mà là vì kẻ này sức chiến đấu vô song trên đời.

Rất nhiều người xem thường xuất thân đồng tiến sĩ của hắn, ai ngờ hắn chỉ là vật hi sinh của giáo dục ứng thí, thực lực chân chính của hắn trong đấu tranh chính trị trường kỳ mới thể hiện ra.

Tấu chương đàn hặc của hắn cực kỳ sắc bén, không có sơ hở, được coi là điển hình công thủ kiêm toàn, không ai hạ được.

Mồm miệng của hắn càng độc ác vô cùng, đối thủ chỉ cần dám đấu khẩu với hắn là đàm bảo tới một tên chết một tên, tới hai tên chết cả đôi. Lại phản ứng cực nhanh, địch chửi hôm nay là chửi lại đúng hôm nay, không để qua đêm bao giờ, đánh khắp triều đình vô địch thủ.

Người ta tặng cho hắn ngoại hiệu "Lâm Nhất Đao", chuyên trị các loại không phục tùng.

Mọi người đều tin, nếu như chẳng phải vì hoàng đế bảo vệ Nghiêm đảng, số quan viên bị Lâm Nhuận xử lý còn tăng gấp đôi.

Có kẻ này trong triều, Nghiêm đảng tất nhiên như có đinh dưới đít, vậy mà không làm gì nổi hắn, đành dùng thủ đoạn đê hèn. Năm Gia Tĩnh thứ 40, dùng chiêu ngoài thăng trong giáng, đầy hắn tới đô sát viện Nam Kinh, khỏi ngứa mắt.

Nghiêm Thế Phiên mang trong lòng e sợ với hắn, muốn cảnh cáo một phen, khi Lâm Nhuận đi nhậm chức, vờ bày tiệc tiễn chân hắn, còn mời các ngự sử khác đi cùng.
Trong bàn tiệc mọi người chỉ nói lời khách sáo, không dám nhiều lời, e đụng chạm tới tiểu các lão quyền thế ngút trời. Nhưng Lâm Nhuận thái độ khác mọi người, chẳng hề cố kỵ gì chuyện trò vui vẻ , thích gì nói nấy ...

Nghiêm Thế Phiên thấy thái độ của hắn có chút khác thường, lòng càng bất an, liền sai khách mà hắn an bài trước nói chuyện với Lâm Nhuận. Bảo, tiểu các lão hi vọng ngươi không tùy tiện nghị luận triều chính nữa, tránh chuốc lấy tai họa, sau này ít nói đi thì hơn.

Nhưng Lâm Nhuận coi lời Nghiêm Thế Phiên như gió thoảng bên tai, sau khi tới Nam Kinh không ngừng đàn hặc, nhất là phần tử Nghiêm đảng bị hắn nổ pháo liên tục, chiến quả càng thêm huy hoàng, Yên Mậu Khanh, Thẩm Tuyền, Đồ lập đều ngã dưới đao của hắn.

Thế là uy danh hiển hách, tham quan ô lại nghe tên biến sắc, cùng Trâu Ứng Long được xưng là "Nam Long Bắc Lâm'.

Nhưng khác với cách thành danh của Trâu Ứng Long, uy danh của Lâm Nhuận do năm tháng tích lũy, bản sắc không đổi mà ra, vì thế càng được người ta tôn kính, càng khiến người ta khiếp sợ hơn.

Thẩm Mặc và Lâm Nhuận ở kinh sư có tiếp xúc với nhau nửa năm, ấn tượng với hắn rất tốt, vì hắn chẳng những giống như Hải Thụy, mà còn có tình người, khoan dung được cho sai lầm nhỏ của người khác, nhất là khi ở cùng bằng hữu luôn khôi khài nhã nhặn, làm người ta dễ chịu.

Cho nên vừa thấy Lâm Nhuận xuất hiện ở nơi này, Thẩm Mặc vui mừng, thân thiết vỗ vai hắn:
- Sao huynh lại ở đây?

Lâm Nhuận mỉm cười, ung dung nói:
- Đợi huynh đấy.

Thẩm Mặc không tin, cười lớn:
- Láo nào, sao ta chưa nghe nói huynh biết tiên tri nhỉ?

- Ta đợi huynh thật mà, đợi một ngày rồi, vốn nghĩ tối nay không gặp được huynh, ta sẽ tới Thiệu Hưng đợi, không ngờ ông trời phù hộ đợi được huynh rồi.

Nghe hắn nói thế, Thẩm Mặc liền tin:
- Tới thuyền ta nói chuyện nào.

- Hay tới thuyền ta thuê đi, thuyền nương biết nướng món Hoài Dương rất ngon, ta ăn chưa ăn đủ.

- Được.
Thẩm Mặc vui vẻ nhận lời, nói với thị vệ đằng sau:
- Ta không về ăn nữa, ngươi bảo người mang chút tôm cá tươi tới.
Thị vệ nhận lệnh rời đi.

Hai người đi vài bước, liền tới thuyền mà Lâm Nhuận thuê, một chiếc "thuyền nhẹ mui che" rất phổ thông, thuyền gia là hai mẹ con, lúc này cô con gái đang giúp mẹ làm thức ăn trên thuyền, nghe thấy có người đi lên, nhún nhảy tới mũi thuyền, thân thiệt chào:
- Lâm công tử, ngài về rồi.

Tiếp đó liền xuất hiện ở cửa, chỉ thấy nàng đeo một cái tạp dề, vừa lau tay vừa cười rạng rỡ, hai đuôi sam đen nhánh lắc lư, nổi bật khuôn mặt trắng hồng, mang phong vận thật khiêu khích lòng người.

Nhưng lúc này tiểu thuyền nương xinh xắn có chút tự ti, nàng không ngờ Lâm công tử đẹp như tranh vẽ còn dần về một vị công tự càng đẹp trai hơn, cúi đầu xuống, có chút bối rối nói:
- Ngài có khách à?

Lâm Nhuận cười:
- Ừ, vị này là đồng môn tốt của ta, cô gọi một tiếng Thẩm công tử là được.
Nói rồi bảo Thẩm Mặc:
- Đây là A Bích.

- Làm phiền A Bích cô nương rồi.

- Ồ.. Không phiền, không phiền đâu.
A Bích ráng hồng phủ đầy mặt, nhún eo thi lễ với hai người.

Lâm Nhuận lấy ra một đính bạc nhỏ trong lòng đưa cho nàng:
- Bảo a mỗ của cô làm vài món ăn ngon, vị Thẩm công tử này là người sành ăn, món tầm thường không lọt vào mắt huynh ấy đâu.

Nghe hắn nói thế, A Bích tinh thần phấn chấn, cất giọng trong trẻo:
- Món ăn trên thuyền của chúng tôi có tiếng lắm, hai vị công tử đợi nhé.
Nắm chặt đĩnh bạc nhỏ, nhún nhảy chạy ra sau thuyền, chuyển lời cho mẫu thân.

Nghe giọng nói như chuông bạc của nàng, hai người Thẩm Mặc nhìn nhau cười, ngồi đối diện trong khoang thuyền, mở cửa sổ ra nhìn mặt sông. A Bích mang tới mấy món bánh, sau đó là một vò "Quỳnh Hoa Lộ" bản địa, sắc rượu nhu hòa, vị thuần vừa miệng, còn có mùi hương thơm mát, rất được văn nhân ưa thích.

Dù sao còn cả một đêm, hai người không vội, vừa nhấm rượu, kể chuyện vui của đồng môn sau khi chia tay, thời gian trôi qua nhanh, chớp mắt bóng đêm đã buông xuống, ánh trắng chiếu đầy mặt sông.

- Ăn cơm nào.
A Bích thắp đèn lên, mang tới thức ăn nóng, bày liền bốn món, miệng rất lanh lợi nói:
- Tiểu thuyền tiểu hộ không có món gì ngon, mong khách quan lượng thú.

Nghe nàng nói thú vị, Thẩm Mặc cầm đũa thử, thấy rất ngon miệng, liền khen:
- Có thể làm món ăn bình thường thành món ngon mới là giỏi đấy.

- Đừng nghe A Bích nói, ba món ăn nổi danh của Dương Châu, mẹ A Bích đều sở trường, những quán ăn lớn cũng không bì nổi.
Lâm Nhuận cười:

A Bích che miệng cười:
- Hôm nay không có món "bái thiêu chỉnh trư đầu", nhưng có thể ăn hai món còn lại.
Còn hưng phấn kể:
- Gia nhân của Thẩm công tử đưa tới hơn mười cân tôm lớn đấy.

Ba món nổi tiếng của Dương Châu là “thanh đôn giải phấn sư tử đầu", "sách quái liên ngư đầu" và " bái thiêu chỉnh trư đầu", đều là lấy thứ tầm thường chế biến thành, nhưng tươi ngon, làm người ta ăn mãi không chán, tuy không phải là món Dương Châu đắt giá nhất, nhưng nổi tiếng nhất.

Hai người thoải mái múa đũa, đêm trên sông dưới ánh trăng dìu dịu lại có tiểu mỹ nhân phục vụ, khung cảnh đầy ý thơ, bất tri bất giác cơm no rượu đủ, lòng cảm thấy rất mỹ mãn.

Lúc này trăng đã lên tới giữa trời, hai người liền ra ngoài khoang, ngồi đầu thuyền, A Bích mang lên một ấm trà Bích Loa Xuân, rồi nhu thuận vào bên trong thu dọn chén bát.

Thẩm Mặc không khỏi than:
- Chẳng trách người ta nói "Dương Châu mạn, Dương Châu mạn", con người ta tới Dương Châu, liền bất giác sống chậm lại.

Lâm Nhuận thiếu chút nữa phun trà ra, cười mắng:
- Lần đầu tiên ta nghe thấy cái câu "Dương Châu mạn" này, huynh tự bịa ra đấy à?

- Ta bịa ra hay không không quan trọng.
Thẩm Mặc lắc đầu:
- Quan trọng là một nơi tuyệt vời như Dương Châu, sao hoàng đế lại vội vã đi như vậy? Chẳng lẽ tương khắc với Dương Châu sao?

- Hoàng thượng không tương khắc với Dương Châu.
Luân Nhuận nhỏ giọng đáp:
- Nhưng thành Dương Châu tương khắc với hoàng thượng.

- Vậy tức là sao?
Thẩm Mặc hứng thú hỏi.

- Tri phủ Dương Châu là Hà Vạn Niên muốn bài trí thật long trọng nghênh tiếp hoàng đế, nhưng đại hộ trong thành không cho. Đám tấn thân phú hộ ý kiến rất nhất trí, nói rằng chuyện này không nên làm rùm beng.

- Vì sao thế?

- Chuyện này không khó giải thích, hầu hạ tốt hoàng đế, thăng quan phát tài chỉ có một mình tri phủ đại nhân, đám đại tài chủ kia nhọc nhằn mà chẳng được công trạng gì ...
Lâm Nhuận cười khẩy :
- Triều đình luôn luôn muốn tăng thuế công thương, đám đại tài chủ rải tiền khắp nơi, không biết mua chuộc biết bao nhiêu quan lớn trong triều để bọn họ giúp đám đại t ài chủ kêu khóc kể nghèo dùm, cứ như thuế tăng lên một xu là bức tử cả nhà bọn họ vậy.

- Ta hiểu rồi.
Thẩm Mặc vỡ lẽ:
- Cho nên bọn họ không dám phô trương, sợ hoàng đế nhìn thấy, trở về liền tăng thuế lên, đúng không.

- Chứ còn gì nữa.
Lâm Nhuận gật đầu.

Dương Châu chậm, thì ra không phải chỉ là tiết tấu chậm, mà còn thiếu chu đáo với hoàng đế.

( ***mạn là chậm, đãi mạn là chậm trễ hay thất lễ, thiếu chu đáo)

Lâm Nhuận kể chuyện người Dương Châu đối đãi với hoàng đế cho Thẩm Mặc nghe.

Đại hộ ở Dương Châu nhiều như lông trông, trong đó chủ yếu là đại diêm thương (buôn muối), những người này căn cơ sâu, đồng lòng nhất chí, bọn họ là chúa tể của Dương Châu. Khi bọn họ quyết định làm như thế thì ngay cả tri phủ Dương Châu cũng chẳng thể làm gì.

Vì thế thành Dương Châu giàu xếp 5 thứ hạng đầu toàn quốc, chỉ dùng lễ binh thường đón hoàng đế. Đám gia hỏa khuyết đức này trang trí bến tầu hết sức đơn giản, bất kỳ thứ nào trông quá xa hòa là đều bị chuyển đi, không chuyển đi được là đập nát, không cho hoàng đế nhìn thấy.

Vì thế khi long thuyền tới bến tàu chẳng thấy đèn hoa kéo dài mười dặm, cũng chẳng thấy pháo nổ đón mừng. Thậm chí tấn thân Dương Châu ra nghênh tiếp chẳng một ai mặc lụa là, khác quá xa trong tưởng tượng. Gia Tĩnh lấy làm lạ hỏi:
- Người xưa nói "mười năm mơ một giấc Dương Châu", nơi này phải rất phồn hoa mới đúng, sao trông qua lại chẳng giàu có bằng phương bắc?

Mấy vị đại thân hầu hạ bên cạnh nghe hoàng đế hỏi đều nhìn sang Viên Vĩ, ông ta đành đáp:
- Hoàng thượng, người nói là chuyện ngày xưa, thành Dương Châu bây giờ không được như xưa nữa ...
Lúc này nói xấu thành Dương Châu chẳng phải là vì có thù với người Dương Châu, mà là đã bị đại hộ mua chuộc rồi.

Vì bảo vệ tỉ lệ thuế thấp, đại hộ Dương Châu quyết không keo kiệt, vì để cảnh tượng giả không bị lật tẩy, bọn họ bất kể tốn kém hối lộ người bên cạnh hoàng đế.
Ví dụ như Viên Vĩ thích học đòi làm sang, không tích tiền hôi thối, liền sưu tập tranh chữ của Vương Hi Chi, Tô Đông Pha tặng cho ông ta. Món nào cũng có giá trị không nhỏ, làm Viên Vĩ thích vô cùng, tất nhiên là "miễn cưỡng" đồng ý.

Không chỉ hối lộ một mình Viên Vĩ, những kẻ nịnh bợ được hoàng đế tin cẩn đều có, gần như chẳng sót một ai, há miệng mắc quai, lúc này chẳng ai phá vỡ chân tướng, ngược lại giúp người Dương Châu cùng lừa gạt hoàng thượng.

Bọn họ nói với Gia Tĩnh đế, ba nguyên nhân khiến thành Dương Châu trở nên nghèo đói, một là giặc Oa quấy nhiễu Giang Đông, Tô Bắc có gần vạn quân đội, tiền quân lương luôn do phủ Dương Châu chi trả, kéo dài hơn mư năm như vậy rồi.

Cho dù căn cơ có sâu tới đâu cũng chẳng chịu nổi.

Hai là khi Yên Mậu Khanh quản lý diêm chính, thi hành chính sách hỗn loạn , làm diêm thương khốn khổ.

Gia Tĩnh đế hỏi:
- Không phải đã miễn hết thuế muối do Yên Mậu Khanh thu rồi sao?

Mọi người đáp:
- Thuế má là vỏ, diêm chính mới là cái gốc, thuế muối thu bao nhiêu, chỉ gây ảnh hưởng bề ngoài. Chỉ diêm chính hỏng, mới làm tổn thương tới cái gốc.

Nguyên nhân thứ ba trong miệng các quan viên là cùng với mậu dịch đối ngoại thịnh vượng, Tô Châu quật khởi, thương buôn lớn ùn ùn kéo nhau bỏ đi, thành Dương Châu đã kém xa trước kia, ngay cả nghành nghề giải trí cũng rất vắng khách.

Đủ mọi nhân tố ở các phương diện níu kéo, tạo thành khung cảnh buồn thảm trong mắt bệ hạ hiện nay.

Gia Tĩnh đế nghe xong hết sức thương cảm cho cảnh ngộ của thành Dương Châu, nên không trách bọn họ tiếp đãi thánh giá thiếu chu đáo nữa, nhưng ông ta có một tâm nguyện là được xem hoa Quỳnh Dương Châu vang danh thiên hạ.

Nghe thấy hoàng đế muốn ngắm hoa Quỳnh, quan viên tấn thân thành Dương Châu sợ vỡ mật, vì nơi ngắm hoa Quỳnh ở chỗ náo nhiệt trong thành, cảnh tượng phồn hoa tráng lệ nơi đó không sao che giấu được. Hoàng đế chỉ cần nhìn một cái thôi là tám phần bị lộ rồi, đành ngong ngóng nhìn Viên Vĩ, ý tứ là "ngài tiếp tục lừa gạt đi chứ!"

Viên Vĩ kêu khổ trong lòng :" Tiền của đám buôn lậu muối này thật không dễ cầm." Có điều ông ta lên nhầm thuyền giặc, đành đỡ bọn họ tới cùng thôi, liền lén lau mồ hôi, khấu đầu nói với Gia Tĩnh:
- Hoàng thượng, hoa Quỳnh không cần xem nữa cũng được.

- Vì sao?
Gia Tĩnh thắc mắc:

- Trước kia Tùy Dương đế thuận theo Đại Vận Hà, chuyên môn tới Dương Châu ngắm hoa Quỳnh, kết quả đánh mất giang sơn.
Viên Vĩ đánh liều nói:
- Cho nên hoàng đế đời sau đều kiêng kỵ thứ hoa này, xa đâu chưa nói, riêng Vũ Tông hoàng đế, một vị quân vương thích du ngoạn là vậy mà khi tới Dương Châu cũng không ngắm hoa Quỳnh, chẳng phải lo lắng cho vận nước sao?

*** Vũ Tông: Chính Đức, tên vua hoang dâm, hoang đường nhất lịch sử triều Minh.

- Thành Dương Châu danh tiếng lẫy lừng, chẳng lẽ không có nơi nào đáng du ngoạn sao?
Gia Tĩnh cau mày, hiển nhiên là đã từ bỏ ý định ngắm hoa, dù sao hoa Quỳnh đẹp tới đâu chẳng đáng bằng một phần vạn hoàng vị, ông ta không muốn gặp phải vận rủi.

- Hoàng thượng cho thần bẩm báo.
Viên Vĩ hạ thấp giọng xuống:
- Vùng đất này sở dĩ có danh tiếng lớn như thế chẳng phải vì là thẳng cảnh văn vật nhiều, mà là ...Tần lâu Sở quán đặc biệt nhiều, cho nên cổ nhân mới nói " mười năm một giấc mộng Dương Châu, bạc tình được tiếng chốn thanh lâu ." Chỉ bằng vào một món đó thôi đủ cho nó vang danh hoa hạ rồi. Vị danh nhân nào tới Dương Châu đều để lại một hồi chuyện phong lưu, mặc dù rất nhiều là bịa đặt, nhưng mọi người đều thích tin ...

Gia Tĩnh đế nghe ra thâm ý trong lời ông ta. Chốn phấn son này không phải nơi hoàng đế nên ở lại, ngài không muốn bị đám văn nhân bất lương thêu dệt, thì chúng ta mau chóng rời khỏi nơi này đi.

Nghe Viên Vĩ nói, Gia Tĩnh đế trầm ngâm một hồi, tới đây mất cả hưng, chỉ ở lại trong hành cung một đêm, dùng bữa cơm Hoài Dương "nhạt nhẽo vô vị" xong, liền hoàn toàn thất vọng tới nơi này, liền rời khỏi thành Dương Châu "chỉ có hư danh" này.

~~~~~~~~~~~~

Nghe Lâm Nhuận kể xong, Thẩm Mặc lắc đầu cười:
- Nghĩ lại thấy hoàng thượng thật đáng thương, mặc dù được xưng tụng là người sở hữu tất cả, nhưng người dưới không muốn cho thấy, hoàng thượng không thấy được, không muốn cho biết, hoàng thượng không biết được.

Lâm Nhuận gật đầu mỉm cười:
- Mặc dù ta không tán thành cách làm của những kẻ ấy, nhưng lại vui vẻ nhìn thấy kết quả này, chứ cái kiểu làm như ở phương bắc, hoang phí quá lớn, hi vọng thành Dương Châu là ví dụ khiến phủ huyện đằng sau thông minh hơn một chút.

- Tám phần là sẽ như thế.
Thẩm Mặc nhấp một ngụm trà:
- Sĩ đại phu phương nam xưa nay kiêu ngạo, chẳng hề kính trọng hoàng thượng như người phương bắc, làm ra loại chuyện này cũng chẳng có gì là lạ.

- Đúng thế.
Lâm Nhuận cảm khái nói:
- Ta cũng làm quan ở phương bắc rồi, phát hiện nam bắc Đại Minh khác biệt không nhỏ, ngăn cách cũng lớn, người phương nam khinh thường người phương bắc thô lỗ, người phương bắc xem thường người phương nam yếu đuối. Hố ngăn cách này thậm chí mang tới cả triều đình, ảnh hưởng tới chính sách quốc gia... Thậm chí có người nói, Đại Minh sở dĩ đi xuống, là vì luôn là người phương nam nắm triều chính, chuyện gì cũng nghĩ cho phương nam, mặc kệ phương bắc sống chết ...

Thẩm Mặc cười:
- Nói những chuyện này có hơi xa, đợi hai ta vào hàng công khanh hãy thảo luận cũng không muộn.
Rồi nghiêm nghị hỏi:
- Huynh nói chuyên môn đợi ta, rốt cuộc là vì sao?

- Chà, xem cái đầu óc của ta này, cao hứng quá nên quên cả chính sự.
Lâm Nhuận hạ thấp giọng xuống:
- Ta muốn tham tấu một người.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui