Quan Lộ Thương Đồ

Quyết định mở cửa lần này của bộ thông tin, làm những xí nghiệp di động phía dưới là Liên Tấn, Liên Tín, Đông Hưng chịu áp lực lớn nhất, nhưng là một thành viên trong thể chế, bọn họ không có tư cách, cũng không có lực lượng để phản khác, chỉ kỳ vọng Cẩm Hồ có thể làm gì đó.

Với Tiêu Thụy Dân mà nói, ông ta càng hi vọng có thể gặp mặt Trương Khác nói chuyện một lần.

Trương Khác biết mâu thuẫn giữ Tiêu Thụy Dân và Cát Kiến Đức ngày một sâu, cũng không có khả năng được lòng Cảnh Trọng Dương, nghĩ mãi, thấy không thể hứa hẹn gì với ông ta, nên không gặp. Còn việc Tiêu Thụy Dân hi vọng tăng cường hợp tác kỹ thuật, Trương Khác cho câu trả lời khẳng định, trước kia y lấy kỹ thuật chế tạo di động chia sẻ miễn phí, chính là muốn hình thành liên minh kỹ thuật, như thế di động trong nước mới có tư cách đối kháng với doanh nghiệp ngoại.

Bộ thông tin cũng lo Cẩm Hồ sẽ giở trò đằng sau, thêm vào xí nghiệp tới xếp hàng ở bộ thông tin xin giấy phép thành hàng dài đằng dặc, cho nên công tác kháo sát tư cách thực tế đã tiến hành từ giữa năm ngoái, công ác phê duyệt chính thức triển khai mau chóng vào tháng ba năm nay.

Rất nhiều nhân tố xúc tiến bộ thông tin ra quyết định mở cửa sản nghiệp di động, có điều vẫn đồng ý để hiệp hội xúc tiến kỹ thuật tham dự vào chuyện xí nghiệp xin giấy phép này.

Kết quả đấu tranh các bên là ngưỡng cửa đầu tiên phải thuộc thành viên của hiệp hội xúc tiến kỹ thuật, còn hiệp hội phải tháo bỏ hạn chế địa phận với các xí nghiệp được hưởng kx thuật.


Hiệp hội cũng có yêu cầu với hội viên nộp đơn xin giấy phép, những xí nghiệp có được giấy phép di động năm nay đều phải là xí nghiệp đã đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất hoặc trung tâm nghiên cứu ở Kiến Nghiệp hoặc Hải Châu, như thế mới đảm bảo lợi ích địa phương cho Hải Châu và Kiến Nghiệp.

Đây cũng là sách lược chỉ mưu cầu sức ảnh hưởng, sức thẩm thấu mà không mưu cầu khống chế của Cẩm Hồ, khiến hiệp hội xúc tiến kỹ thuật được bộ thông tin thừa nhận.

Tốc độ thẩm duyệt rất nhanh, tới hạ tuần tháng ba, danh sách xí nghiệp được tuyển được công bố, tổng cộng có mười một xí nghiệp có kinh nghiệp sản xuất thực tế, có cơ sử nghiên cứu kỹ thuật, lại là thành viên của hiệp hội xúc tiến kỹ thuật, Cao Khoa KV đương nhiên cũng nằm trong số đó. Trừ Cao Khoa KV ra thì 10 xí nghiệp khác đếu là xí nghiệp quốc hữu thuộc địa phương hoặc bộ ủy ban quốc gia.

Khác với 10 xí nghiệp kia, Cao Khoa KV thực tế đã có cơ sở sản xuất di động, trung tâm nghiên cứu phát triển, có mạng lưới tiêu thụ, thực tế Cao Khoa KV đã có sản phẩm di động.

Từ nửa cuối năm 97 tới tháng 3 năm 99, Cao Khoa KV tổng công sản xất dán mác cho Liên Tín bốn chiếc di động, mặc dù trước đó kỹ hiệp nghị bổ xung với Liên Tín, trước khi bốn chiếc di động này bị đào thải tự nhiên, vẫn do Cao Khoa KV sản xuất dán mác Liên Tín, nhưng ngay sau ngày có được giấy phép, Cao Khoa KV đã đưa ra 2 chiếc di động mới --- Thực chất là cải tiến 2 chiếc thành công nhất trong 4 cái trước kia --- Liên Tín tuy có ý kiến, nhưng chẳng thể nói ra.


10 xí nghiệp có được giấy phép di động kia do Cẩm Hồ và Liên Tín, Liên Tấn, Đông Hưng liên hợp với nhau hạn chế hành vi dán mác thay, nên chẳng hề có kinh nghiệm sản xuất, sau khi có giấy phép, chuyện quan trọng nhất là lập cơ sở sản xuất.

Nhờ nỗ lực của Cẩm Hồ, Kiến Nghiệp thành trung tâm nghiên cứu phát triển kỹ thuật di động lớn nhất cả nước, còn Hải Châu thành cơ sở sản xuất di động nội địa lớn nhất, năm 98 có tới 60% di động từ Hải Châu đưa ra thị trường.

Trong 10 xí nghiệp kia, từ Liên Tưởng quyết định rời trung tâm nghiên cứu về Bắc Kinh, Hải Nhĩ đưa về Thanh Đảo, 8 công ty còn lại đều quyết định đầu tư mở rộng trung tâm nghiên cứu ở Kiến Nghiệp, để nó thực sự thành trung tâm phát triển kỹ thuật di động.

Từ hạ tuần tháng 3 tới thượng tuần tháng 4, tổng cộng có 3 công ty quyết định xây cơ sở sản xuất ở Kiến Nghiệp, 2 ở Hải Châu. Còn 5 công ty kia xây dựng ở Bắc Kinh, Thanh Đảo, Thâm Quyến, Thiên Tân.

Chẳng thể trách những công ty này nóng vội đến thế, danh sách 100 doanh nghiệp công nghiệp điện tử xuất hiện vào trung tuần tháng ba, điện tử Hoa Hạ đứng đầu bảng, Ái Đạt đứng thứ ba, nghiệp vụ di động cống hiến cho Ái Đạt tới 9 tỷ, mặc dù người thông minh đều biết con số này bố láo, nhưng người trong nghề vẫn cảm thấy khó tin riêng năm 98, tập đoàn Ái Đạt riêng nghiệp vụ di động đã lãi ròng 1.8 tỷ. Mặc dù con số thành cũng đã bị rút gọn một phần rồi, nhưng trừ đi tổng đầu tư thị trường


Doanh nghiệp có được giấy phép di động đợt hai có dư thừa tự tin vào thị trường di động, một số người to gan một chút khi phân tích thị trường khẳng định tổng lượng tiêu thụ di động trong nước năm 99 sẽ đột phá mức 32 triệu chiếc, tới năm 2000 sẽ đột phá 50 triệu chiếc, trong hai năm này doanh nghiệp di động trong nước có không gian tăng trưởng thị trường 70 tới 85 tỷ.

Thu lợi cao như thế, không gian thị trường lớn như thế, xây dựng nhà máy chậm một ngày thôi có khả năng tổn thất cả trăm vạn, sao không gấp cho được? Nhất là Cao Khoa KV gần như lập tức đưa ra sản phẩm ngay sau khi có được giấy phép.

Nhưng số giấy phép đợt hai này vẫn còn xa mới đủ được, những xí nghiệp không có giấy phép cáo trạng tới tận phó thủ tướng phân quản.

Ngoại trừ xây nhà xưởng, nhập dây chuyền sản xuất thì chiêu mộ nhà quản lý có kinh nghiệm sản xuất cùng công nhân viên cũng là chuyện khẩn cấp nhất của các xí nghiệp này.

So với Liên Tấn, Liên Tín, Đông Hưng thì hai năm qua Cẩm Hồ bồi dưỡng cho trong nước nhóm nhân tài thực sự về quản lý và nghiên cứu di động cho quốc gia, hơn nữa Cẩm Hồ luôn chuẩn bị mở rộng sản xuất, vẫn không ngừng chiêu mộ và bồi dưỡng nhân viên.

Vì thế không tránh khỏi sau trung tuần tháng ba, Cẩm Hồ thất thoát một lượng lớn nhân tài chuyên nghiệp ở bộ phận di động.

Làm người ta căm tức là rất nhiều xí nghiệp có được giấy phép di động công khai thành lập văn phòng chuyên môn tuyển mộ nhân viên ngay đối diện với nhà máy của Cẩm Hồ, thậm chí tới cuối tuần mở cả ngày hội tuyển mộ nhân viên ở trước cửa nhà máy của Cẩm Hồ.


Thời kỳ đặc thù khiến Lỗ Khánh Sinh không thể không đích thân nắm công tác nhân sự phòng sự nghiệp, nhưng mỗ ngày vẫn nhận được mười mấy lá đơn từ chức, Lỗ Khánh Sinh hận không thể đập chết những tên khốn kiếp đó ngay tại chỗ.

Nước chảy xuống chỗ thấp, người leo lên chỗ cao, xí nghiệp khác trả lương gấp hai ba lần, Cẩm Hồ không thể cưỡng ép họ ở lại, cũng không thể lập tức tăng lương cho những người nộp đơn từ chức hoặc đưa họ lên cương vị cao hơn.

Mặc dù đãi ngộ lương bổng của Cẩm Hồ với công nhân viên phổ thông tương đối cao ở Hải Châu, nhưng so với Bắc Kinh, Thâm Quyến thì vẫn kém hơn một bậc. Đặc biệt là những xí nghiệp kia cực khát nhân tài, cho nên trừ lương ra, một nhân viên phổ thông của Cẩm Hồ nhảy sang gần như có thể lên ngay cương vị quản lý, đây là điều rất có sức hấp dẫn.

Để đối phó với hiện tượng này, Trương Khác chuyên môn triệu cập cao tầng Ái Đạt mở cuộc họp thương lượng, yêu cầu phòng nhân sự tức cực kiên nhẫn làm công tác tư tưởng cho công nhân viên, đối với những người nhất quyết muốn đi không sắp đặt thêm chướng ngại gì, lúc này phải chú trọng khí độ, phong cách như thế có thể bảo vệ lợi ích lâu dài.

Trong vòng hơn một tháng, nhà máy di động Cẩm Hồ ở Hải Châu đã mất đi hơn 20% công nhân viên, điều duy nhất làm người ta an ủi là nhân viên cốt cán tuy có đi, nhưng ít hơn, dù sao lương bổng, đãi ngộ phúc lợi với thành viên cốt cán của Cẩm Hồ khá cao, mà những người này càng nhìn rõ hơn sự phát triển của Cẩm Hồ. Trung tầng quản lý được nhận cổ phần khích lệ bỏ đi càng ít, chỉ có 5 người nộp đơn từ chức, trong đó có 2 người được Cẩm Hồ ngầm chấp thuận cho sang Cao Khoa KV, hai người này mặc dù từ chức trong thời hạn hợp đồng, nhưng vẫn giữ được cổ phần khích lệ trước đó, đó là chuyện chẳng đặng đừng. Ba nhân viên trung tầng kia sang xí nghiệp khác làm phó tổng giám đốc.

Vì thế cơ cấu nhân sự của Cẩm Hồ không thể không đột xuất tăng thêm 300 người kế hoạch tuyển mộ.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận