Quan Lộ Thương Đồ

30 tết, Trương Khác và mẹ cùng cả nhà chú về Đông Xã ăn tết.

Làm thế là do Trương Tri Hành kiên quyết yêu cầu, ông ở lại chính phụ trực ban, hai mẹ con không ở nhà, chẳng phải lo người khác tới nhà tặng quà làm phiền.

Cố Kiến Bình cũng dẫn Đường Thanh về quê, xem ra Đường Học Khiêm lần này hạ quyết tâm có hành động vào năm sau rồi.

Lúc này chính phủ không điều xe tới được, Trương Khác bảo Chu Văn Bân lái xe đưa Cố Kiếm Bình và Đường Thanh về quê, khỏi chịu cái khổ chen lấn trên xe khách.

Nhà tổ dưới tên Trương Tri Hành ở Đông Xã từ khi nhập đông đã đường mấy người anh em họ gom tiền tu sửa hộ, thêm trang thiết bị vệ sinh, nội thất không thua kém gì nhà ở thành phố.

Trương Tri Vi thấy hai mẹ con Trương Khác về quê rất bất ngờ, thời buổi này có ai làm quan đi trốn người tới nhà tặng quà.

Trương Khác ở Đông Xã buồn chán, rảnh rối là nấu cháo điện thoại với Đường Thanh, y muốn gọi cho Hứa Tư, nhưng liên hệ với cô rắc rối hơn, lại dễ sinh phiền toái không đáng có.

Trương Tri Hành giao thừa trực ở thành phố, mùng một mới tới Đông Xã, mùng hai lại vội trở về. Đường Học Khiêm và Chu Phú Minh mùng ba cùng nhau tới tỉnh thành, thay mặt quan viên Hải Châu chúc tết lánh đạo tỉnh, quà cáp đều do ông an bài.

Mùng 2 Trương Khác theo cha về thành phố, mùng 3 muốn lên tỉnh thành chúc tết Từ Học Bình, nhưng xét quan hệ với Chu Phú Minh, không tiện đi nhờ xe.

Trương Tri Hành lái xe thả con đầu đường, nghĩ hôm nay mình chắc bị quấn lấy ở chính phủ không thoát thân được, hỏi:

- Trưa con có tới chỗ ba ăn cơm không?

- Không có ba thì con cũng đâu có đói.

Trương Khác phủi áo khoác màu nâu, cười:

- Tối ba về Đông Xã chứ?


- Chắc ba sẽ ở lại trực, buổi tối con cũng ở lại chỗ chiêu đãi đi.

- Xem tình hình đã ạ, ngày mai con với ba có cùng đường để Cty Cẩm Hồ phái xe tới tỉnh thành.

Trương Tri Hành cũng chẳng quản con tối "lang chạ" ở đâu, lái xe đi thẳng luôn.

Xe đi từ Đông Xã tới thành phố chỉ cần một tiếng, dậy sớm, hiện giờ mới là 7 giờ sáng, sương sớm còn chưa tan hết, đang tết mọi người dạy muộn, đường phố vắng tanh, chỉ có xác pháo rải khắp nơi.

Lúc đó việc kiểm soát đốt pháo còn chưa chặt chẽ lắm.

Trương Khác vẫn mang cảm giác xa lạ khó diễn tả với thành phố này, có lẽ y quen với cuộc sống ở đô thị hiện đại. Ngó thấy sạp báo trên phố còn chưa bán, cũng chẳng gọi được điện thoại công cộng, liền cuốc bộ đi về hướng Sa Điền.

Trương Khác không vội đi tìm Hứa Tư ngay mà dạo quanh Sa Điền, vùng này có nhiều kiến trúc xây từ thời Dân Quốc, xen giữa đó là công trình còn lâu đời hơn, đứng xa dõi mắt nhìn chán lại tới gần quan sát, những đình viện, mái nhà, cột đỡ, tường viện mang đủ phong cách khác nhau, mang đủ vẻ đẹp khác biệt, không trùng lặp không hùa theo nhau, làm người ta nhìn mãi không biết chán.

Sương sớm tan dần, bầu trời xanh nhạt nhạt hiện ra, gió xuân se se lạnh, những chiếc lá rụng bay lác đác trong ngõ vắng, một khung cảnh thật trữ tình cổ điển.

Nếu chỗ này chỉnh đốn lại thật tốt thì ở cũng không tệ chút nào.

Mặc dù đường lối quy hoạch thành phố dần phát sinh chuyển biến nhưng với quần thể kiến trúc cũ kỹ của Sa Điền, rốt cuộc tháo rỡ hay tu sửa, vẫn còn tồn tại ý kiến hoàn toàn đối lập.

Quan trong vẫn là ở một chữ: Tiền.

Trương Khác đã tính toán sơ bộ, nếu muốn tiến hành bảo vệ và tu sửa kiến trúc cổ của Sa Điền sẽ phải dùng hơn 3 tỷ, là thu nhập tài chính 3 năm của Hải Châu, nếu đưa dự toán này ra, chỉ e Đường Học Khiêm sẽ là người đầu tiên từ bỏ nó.

Nếu rỡ bỏ xây dựng lại, khai phát thương nghiệp thì có thể lợi dụng vốn thương nghiệp hoàn thành cải tạo Sa Điền, đây là việc đỡ tốn công lại có chính tích lớn.


Thời đó du lịch còn chưa phát triển cho nên rất nhiều thành phố trong nước khi cải tạo thành phố vứt bỏ việc bảo hộ kiến trúc cổ.

Vị thị trưởng nào chịu được một miếng bánh treo lơ lửng trên miệng như Sa Điền?

Đường Học Khiêm không làm được chuyện thanh cao đó.

Sơ Cảng là bước đầu, Sa Điền là bước thứ hai, nếu thành phố không có tiền, nơi này sẽ giáo cho doanh nghiệp địa ốc khai thác, có thể một số kiến trúc tượng trưng như Thanh Dương đạo quán, biệt việt ngàn năm, đài Đan Tỉnh.. Có điều kiến trúc rời rạc lọt thỏm giữa ngôi nhà cao tầng cửa kính khung thép như thế sẽ chẳng có ý nghĩa gì.

Trương Khác đi tới ngõ Đan Tỉnh thì gặp Hứa Hồng Bá, thời tiết lạnh thế mà ông ta chỉ mặc áo phông quần thể thao mỏng manh, Trương Khác nhìn mà rùng mình thay ông ta.

- Thầy Hứa dậy sớm tập thể dục ạ?

Trương Khác lên tiếng chào hỏi:

- Sáng sớm thế này mà cậu đã tới Sa Điền đi dạo sao?

Hứa Hồng Bá đang chạy bộ, người đổ mồ hôi, ngạc nhiên vì mới sáng mùng 2 đã gặp được Trương Khác ở đây.

- Cháu về Đông Xã ăn tết rồi, sáng sớm theo ba cháu lên thành phố, đang định tới chúc tết thầy đây.

- Trông cậu đâu giống người nghĩ tới tôi vào sáng sớm, vả lại nhà tôi ở tít đằng kia cơ mà, cậu tới hướng này làm gì?

Hứa Hồng Bá vạch trần lời nói dối của Trương Khác.

Chẳng lẽ là nói sáng sớm mình đã nhớ tới con gái nhà người ta, tất nhiên là không. Trương Khác cười:


- Cháu đi qua Sa Điền, thấy những công trình kiến trúc cổ này, nhìn thành mê mẩn, nếu không gặp thầy Hứa, chắc cháu vẫn tiếp tục đi tới.

Hứa Hồng Bá cười ha hả, chấp nhận lời giải thích của Trương Khác, hiện giờ người ta chỉ thấy nơi này hỗn loạn sập xệ, trừ nhà nhiếp ảnh hoặc người say mê kiến trúc cổ mới nhìn ra vẻ đẹp của nó:

- Tôi về thay y phục trước đã, cậu tới viện cờ đợi tôi, tôi mời cậu uống trà.

Thấy Hứa Hồng bá có lời muốn nói, Trương Khác gật đầu, không nhắc tới chuyện chúc tết nữa, tiếp tục men theo ngõ Đơn Tỉnh đi sâu vào bên trong, rồi rẽ sang một con ngõ khác, tới trước cửa nhà Hứa Tư.

Nghe ngóng trong sân không có động tĩnh, chắc chưa có ai dậy, không tiện tới tìm Hứa Tư, Trương Khác đi tới hướng đạo quán. Ngõ này nhiều người nuôi chó, y đi qua, lũ chó đua nhau sủa như điên, làm y bủn rủn chân tay, hối hận không đi đường vòng.

Đi tới cửa ngõ là nhà Trần Phi Dung, đạo quán ở ngay đằng sau nhà cô, thấy Hứa Tư đang thò đầu ngó nghiêng từ cổng nhà Trần Phi Dung.

- Đúng là cậu thật à?

Hứa Tư mừng rỡ:

- Hôm nay mới mùng 2, không phải cậu về Đông Xã ăn tết sao?

- Sao chịu đoán ra là em?

Trương Khác lấy làm lạ:

- Em đâu có vừa đi vừa hát?

Hứa Tư cười khinh khích:

- Nghe thấy chó ở ngõ sủa dữ như thế, Hứa Duy nói nhất định là tên nhóc hư hỏng không chịu làm việc tốt tới rồi, ngó ra xem, đúng là cậu thật.

- Thi thoảng em cũng làm chuyện tốt mà, sao mọi người cứ nói xấu em như vậy?


"Hứa Duy cũng giỏi thật, sao biết mình muốn tìm chị cô ta làm chuyện xấu nhỉ?" Trương Khác cười:

- Sáng em theo ba về thành phố, thấy Hứa bảo em tới đây đợi, các chị mới sáng sớm đã tới nhà Trần Phi Dung làm gì?

- Nhà Phi Dung mai mời khách, hôm nay chuẩn bị, cho nên tới giúp.

Trương Khác thò đầu nhìn vào bên trong, Hứa Duy và Trần Phi Dung đang cầm vợt cầu lông nhìn về phía này.

Hứa Duy cười đắc thắng:

- Thấy chưa, em đã bảo mà, chó trong ngõ chỉ dữ với tên nhóc hư hỏng.

Mẹ Hứa Tư và Lưu Phân đang ngồi ở hành lanh, đứng dậy nạt con, rồi mời Trương Khác vào.

Trương Khác chắp tay chúc mừng năm mới rồi nói:

- Chú Trần mời cháu mai tới ăn cơm, nhưng mai cháu lên tỉnh thành rồi, cho nên hôm nay tới chúc tết trước. Bác Hứa và chú Trần đâu ạ.

- Tới chợ mua đồ cho ngày mai.

- Hôm nay mới mùng hai mà chợ đã có người bán hàng ạ?

Trương Khác ngạc nhiên:

- Có phải ai cũng như Đại thiếu gia cậu đâu, nhà máy làm việc sớm, ngài mai đã bắt đầu làm việc rồi.

Hứa Duy đứng bên ngọt nhạt châm chọc:

- Nhà máy giấy còn chẳng cho nghỉ tết, mùng một mẹ tôi đã phải đi làm.

Bên phía nhà máy đại tu máy móc hoặc máy móc hỏng hóc mới nghỉ, mẹ Hứa Tư làm việc ở kho có thể luân phiên nghỉ ngơi, xem như còn khá nhẹ nhàng.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận