Quan Lộ Thương Đồ

Cao Chân truyền đạt ý tứ của Lý Viễn Hồ tới, Lục Văn Phu chỉ đành gọi điện cho Chu Du, hạng mục bột giấy do Chu Du phụ trách, hắn lần nào cũng chỉ gọi cho Chu Du, chưa bao giờ trực tiếp nói chuyện với Trương Khác.

Lục Văn Phu gần như đem nguyên văn lời của Cao Chân chuyển cho Chu Du:

- Tỉnh trưởng luôn coi hạng mục bột giấy là trọng điểm, bọn họ có hành động gì lớn, phải nên báo trước cho tỉnh trưởng một tiếng chứ?

Chu Du kêu oan kể khổ:

- Không phải là chúng tôi không muốn đánh tiếng trước với tỉnh, mà người Tây quy củ rất nghiêm, nếu chúng tôi đơn phương lộ ra nội dung đàm phán với một bên thứ ba, sẽ phải chịu toàn bộ trách nhiệm. Bất kể Cẩm Hồ, Ái Đạt hay Tân Quang đều là doanh nghiệp của tỉnh Đông Hải, chúng tôi làm gì chắc chắn phải báo cho tỉnh trước, chẳng qua chưa tới lúc.

Lục Văn Phú cũng không muốn ép Cẩm Hồ quá mức, hắn chỉ cần một câu giải thích của Cẩm Hồ, dù chỉ là cái cớ cho có cũng được, để hắn còn ăn nói với Lý Viễn Hồ.

Chu Du thông qua Lục Văn Phu chuyển câu trả lời tới Lý Viễn Hồ, nhưng chắc chắn không an ủi được ông ta.

Ái Đạt và TI phát công bố, lập tức gãi trúng chỗ ngứa của giới truyền thông, nhưng đụng vào chỗ đau của Lý Viễn Hồ.

Lý Viễn Hồ lo lắng thiếu niên kia nổi tính ương ngạnh lên, đem tổng bộ Cẩm Hồ chuyển tới Bắc Kinh.

Người trong nước không có thói quen bàn luận chính trị, tiêu điểm chú ý tất nhiên đặt vào việc kiếm tiền, tựa hồ tìm không thấy cái dân tộc nào coi kiếm tiền là sự nghiệp hơn thế nữa.

Mặc dù không có tài liệu công khai, nhưng giới truyền thông đều ra sức đoán già đoán non lương của Trần Tín Sinh tại Ái Đạt nhất định không ít hơn 800 vạn một năm.

Đầu thập niên 90, một xí nghiệp dân doanh dùng tiền lương 50 vạn một năm thua tổng giám sát tiêu thụ, truyền thông đua nhau đăng tin, được phong là Hoàng đế làm công.

Sau này lương cao tới trăm vạn không còn mới mẻ nữa, nhưng con số gần ngàn vạn thì là lần đầu được nghe trong nước, cho nên gây xôn xao lần nữa là cái chắc.

Thời đó giới truyền thông trong nước đăng tin về đơn vị sự nghiệp đều khá cẩn thận, bị hạn chế rất nhiều, nhưng với xí nghiệp dân doanh thì có thể đăng tin thoái mái, khó khăn lắm tóm được được tin nóng, tất nhiên là hưng phấn như uống phải thuốc kích thích.

Khi đó trong nước chế độ phân phối vẫn nắm vai trò chủ đạo, năm 97, 1000 vạn tương đương tổng thu nhập bình quân cả năm của 2000 người, chẳng lẽ năng lực một người có thể bằng 2000 người? Trong lòng rất nhiều người không tránh khỏi có nghi vấn này.

Giới truyền thông ngoài đăng tin còn triển khai cuộc đại tranh luận.

Từ tính hợp lý trong chế độ thù lao tới với coi trọng nhân tài, rồi từ năng lực cá nhân phát huy tới sức sống dân doanh, rồi lan san cả địa vị xí nghiệp dân doanh trong nền kinh tế quốc dân.

Ái Đạt luôn nằm ở trung tâm cuộc biện luận này, danh tiếng nổi như cồn, thanh thế còn hơn cả khoảng thời gian một năm trước đoạt Tiêu Vương, chính bản thân Trương Khác cũng không ngờ, y chưa hành động mấy mà kế "giương đông" đã đạt hiệu quả hoàn mỹ rồi.

Sáng ngày 18 tháng 3, tập đoàn Ái Đạt, đại học Thanh Hoa, đại học Bưu điện Bắc Kinh, viện khoa học TW liên hợp trù kiến khu khoa học kỹ thuật ở Trung Quan Thôn chính thức treo biển.

Trừ Diệp Trăn Dân ra, Trần Tín Sinh còn mời Chu Thanh phó bộ trưởng bộ công nghiệp điện tử, Tạ Duy Nghĩa phó hiệu trưởng ĐH Thanh Hoa, tham gia buổi lễ cắt băng khánh thành, Át Đạt đầu tư 40 triệu làm tiền khởi động trung tâm, đồng thời đổi tên tòa nhà thành "tòa nhà Ái Đạt".

Công ty mạng đầu tiên trong nước Côn Đằng online được Ái Đạt đầu tư 25 triệu cũng chính thức treo biển hoạt động ở tòa nhà Ái Đạt.

Trần Tín Sinh còn tuyên bố Ái Đạt tiến quân toàn diện vào thị trưởng điện tử tiêu dùng, sẽ đầu tư 600 - 800 triệu xây dựng một khu khoa kỹ làm trụ sở phát triển sản phẩm và nghiên cứu kỹ thuật làm chỗ dự cho Ái Đạt tiến quân vào thị trường.

Cho dù là tập đoàn điện tử cỡ lớn trong nước cũng chưa có doanh nghiệp nào đầu tư tới 800 triệu vào nghiên cứu kỹ thuật, tin tức này tất nhiên làm giới truyền thông tiếp tục đổ dồn chú ý vào Ái Đạt.

Chiều ngày 19 tháng 3, nhìn tiêu chí hình cánh buồm cực lớn trước sân tòa nhà Ái Đạt, kính pha lê màu làm đặt trung khung thép sơn đó, mang sức sống vô hạn, Tiêu Thụy Dân ngồi trong xe nói với Chu Hưng Đông:

- Nhìn thấy chưa, đó là một kẻ bừng bừng dã tâm.

Chu Hưng Đông lòng thù hận Trương Khác không giảm chút nào, giọng khinh bỉ nói:

- Chẳng qua chỉ là một thị trường bị bỏ qua mà thôi, bọn chúng chẳng lẽ ngăn cản nổi bánh xe của Liên Tín?

Không chỉ thể hiện coi thường Ái Đạt mà còn tự tin hoàn toàn vào Liên Tín.

- Chưa chắc đâu.

Tiêu Thụy Dân bình tĩnh nói:

- Không thể phủ nhận sức sống của kinh tế dân doanh, cũng không thể phủ nhận năng lực hoạt động sau sân khấu của Ái Đạt. Nếu không hạ quyết tâm cải cách, rất nhiều ưu thế của Liên Tín sẽ không thể hiện được, bộ cũng không thể đem hết ích lợi cho chúng ta. Như thế bộ công nghiệp điện tử sẽ tạo phản, phó thủ tướng Triệu Tể Đông cũng cường điệu phải cho kinh tế dân doanh cơ hội cạnh tranh bình đẳng, áp lực trong bộ rất lớn, cuối cùng chỉ có thể dựa vào bản thân.

Đang nói chuyện thì một chiếc Cadillac đen đi qua, từ cửa sổ xe mở, Chu Hưng Đông nhìn thấy Trương Khác, cau mày lại:

- Thẳng nhóc này đi đâu đây?

Trương Khác tới sân bay về Hải Châu, y không biết hành động của Ái Đạt đã kinh động tới Tiêu Thụy Dân tới quan sát.

Tối hôm qua Lý Viễn Hồ thông qua văn phòng chính phủ tỉnh thông báo cho chính phủ thành ủy Hải Châu, hi vọng trong thời gian thị sát Hải Châu có cơ hội thăm quan tập đoàn Ái Đạt.

Đường Học Khiêm gọi điện tới Bắc Kinh, Lý Viễn Hồ đã chủ động tới thị sát Ái Đạt rồi, Trương Khác cứ trốn ở Bắc Kinh không ra mặt thì quá không biết điều.

Nên Trương Khác về gặp mặt Lý Viễn Hồ.

Trong không khí chính trị trước khi Hong Kong trở về nước, Lý Viễn Hồ không thể kháng cự nổi sức dụ hoặc chính trị của công ty trong địa phận lên thị trường chứng khoán Hong Kong, càng không thể mạo hiểm chính trị ngăn cản. Đồng thời ông ta cũng không hi vọng tổng bộ công ty này chuyển khỏi địa hạt của mình, càng không muốn công ty này đem trọng tâm phát triển ở nơi khác.

Từ sân bay Hải Châu, Trương Khác trực tiếp về thành phố.

Thành phố phải bố trí trước chuyến thị sát của Lý Viễn Hồ, Cẩm Hồ là nơi ông ta chỉ định muốn thăm quan, tất nhiên phải phái người tới thành phố họp.

Trương Khác xuống sân bay thì biết tin Tương Vi đã tới thành phố họp, Đường Học Khiêm muốn họp xong gặp mặt Trương Khác, bảo y tới gặp mình, ai cũng biết Lý Viễn Hồ chuyến này tới là vì Trương Khác.

Trương Khác trước Tết rời Hải Châu tới Tân Vu, sau đó đi Bắc Kinh ăn Tết, rồi tới Dallas, về Hong Kong, tới Kiến Nghiệp rồi lại đến Bắc Kinh, ở lại Bắc Kinh gần 20 ngày, trong thời gian đó chưa hề về qua Hải Châu.

Trong thời gian này xảy ra rất nhiều chuyện, Chu Phú Minh từ bỏ quyền lực hạch tâm địa phương, Đường Học Khiêm lên làm bí thư thành ủy, Tô Dật Quần chính thức làm thị trưởng Hải Châu.

Tô Dật Quần còn chưa kịp liên hợp với Chu Phú Minh kiềm chế Đường Học Khiêm thì Ái Đạt đã khơi lên cơn bão biện luận, Hải Châu thành trung tâm truyền thông chú ý cả tháng trời, thêm vào trong đầu đĩa Ái Đạt quảng cáo phong cảnh tuyệt mỹ của Ái Đạt, khiến Hải Châu được người trong nước hoan nghênh hơn rất nhiều, bị ảnh hưởng quảng cáo, thậm chí rất nhiều học sinh ghi tên vào ĐH Hải Châu.

Trương Khác vốn cho rằng Lý Viễn Hồ có đi sớm thì cũng phải hơn mười giờ mới tới được Hải Châu, ngày 21 tháng 3, Trương Khác đang nằm trên giường ôm chăn ngủ ngon lành thì bị điện thoại của Hứa Thụy Bình đánh thức, nói Lý Viễn Hồ xuất phát từ Kiến Nghiệp lúc 5 giờ sáng, khoảng 8 giờ sẽ tới Hải Châu.

"Mẹ nó, thời buổi này làm cái gì cũng khó khăn" Mấy ngày qua trời lạnh, nhiệt độ quanh quẩn ở mức 3-4 độ, Trương Khác rất miễn cưỡng bò ra khỏi chăn, còn chưa ngủ được 5 tiếng đã bị đánh thức, y hối hận hôm qua không tắt di động đi, ôm chăn ngồi trên giường, mặt vẫn đần ra nhìn ánh sáng mặt trời ngoài khe cửa.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui