Quỷ Vương Đại Định - Full


CHƯƠNG CUỐI


Tác giả: Nam Hàn


Xác của Trần Nhật Kiên cuối cùng được chôn ở núi Đại Mông. Điều hắn sợ nhất cuối cùng cũng đã xảy ra. Âm binh bắt đầu xuất hiện quanh xác Nhật Kiên.


Tên thống lĩnh cười lớn một cách man rợ “Ha ha ha ngươi đã trở về. Món nợ này cuối cùng cũng phải trả”.


Linh hồn của Nhật Kiên xuất ra khỏi xác, buôn mình chịu trận, không nói được nên lời.

Tên thống lĩnh nói “Sao vậy, bạo chúa Đại Định Trần Nhật… à không ! Dương Nhật Lễ mới đúng”.


Các oan hồn nghe thấy lần lượt kêu “Bạo chúa Đại Định Dương Nhật Lễ. Hắn là Dương Nhật Lễ !!”.


Rất nhiều oan hồn gào khóc, sợ hãi bỏ chạy, làm cả đoàn âm binh cộng hưởng sự sợ hãi theo.


Không ít oan hồn nơi đây lúc sinh thời là người chết vì Dương Nhật Lễ. Khi nghe danh Dương Nhật Lễ liền sợ đến mất hồn. Âm hồn vốn nhát gan hơn người sống, dù là chuyện đã qua cũng không làm họ hết kinh sợ.



Tên thống lĩnh hét lớn “Hắn là tù binh của bổn tướng, làm gì phải sợ hắn”.


Nhật Kiên bắt đầu nói “Ngươi là tướng quân ư ? Ngươi từng là tướng gì ? Trẫm sinh thời là Đại Định Hoàng Đế, vua của Đại Việt. Thiên Thuộc, Thiên Chương, Thánh Dực, Chương Thánh, Thần Sách, Củng Thần đều dưới quyền trẫm, sẵn sàng tiêu diệt bất kỳ kẻ nào trái lệnh trẫm”.


Vốn chẳng có đại tướng quân nào ở nơi đây cả, đoàn âm binh gốc là từ khởi nghĩa nông dân mà ra, ma tướng thống lĩnh cũng là một nông dân có gan nhất lãnh đạo đoàn khởi nghĩa mà thôi. Âm hồn tồn tại dựa trên hoài niệm, sinh thời là gì thì chết đi cũng được xem là vị trí đó. Nhật Kiên chỉ là ma mới nhưng sinh thời từng làm vua, cái uy của người làm vua lấn áp bất kỳ âm hồn nào nơi đây. Tên thống lĩnh cũng không bằng đành khuất phục. Tất cả ma binh khác cũng cúi đầu.


Lúc sống làm vua, đến chết cũng vậy. Trần Nhật Kiên liền trở thành vua quỷ Đại Định, thống lĩnh âm binh ở núi Đại Mông.


Tưởng sẽ kiềm chế được một hôn quân nhưng lại sinh ra thêm một quỷ vương, nhà Trần lại gặp họa.


Lúc này ở Thăng Long, Cung Định Vương Trần Phủ đã lên ngôi vua, xưng là Nghệ Hoàng, đổi niên hiệu Thiệu Khánh.


Cùng thời đó, ở phía nam nước Đại Việt là nước Chiêm Thành xuất hiện vị vua kiệt xuất, tên Chế Bồng Nga. Vị vua này rất tài giỏi, trong thời gian ngắn biến Chiêm Thành từ một nước suy đồi trở thành một thế lực có thể đe dọa Đại Việt.


Vào một đêm kỳ lạ, Chế Bồng Nga nằm mơ thấy một người từ phương bắc đi xuống tự xưng là Dương Nhật Lễ. Nhật Lễ khóc lóc nói bản thân là vua của Đại Việt nhưng đã bị cướp ngôi. Nhật Lễ cầu xin Chế Bồng Nga hãy trả thù cho hắn. Hắn còn nói Đại Việt vừa thoát khỏi cảnh nội chiến, binh lực không còn mạnh như xưa, quân Chiêm có thể thừa cơ tiến đánh Đại Việt từ biển.



Chế Bồng Nga tỉnh lại liền cho người điều tra về Dương Nhật Lễ. Đúng như Nhật Lễ nói, tình hình Đại Việt đang rất suy yếu, có thể đánh. Phải nắm bắt cơ hội. Chế Bồng Nga gửi thư cho nhà Minh mong nước này đừng giúp Đại Việt, rồi bắt đầu phát binh đánh Đại Việt với lý do trả thù cho Dương Nhật Lễ.


Nhà Trần vô cùng ngạc nhiên khi Chiêm Thành tấn công vì trả thù cho Dương Nhật Lễ. Nhà Trần liền cho người ra biên giới chặn đánh. Chế Bồng Nga thì từ cửa biển đánh vào. Lối đánh rất bất ngờ. Rất nhanh đã đánh vào Thọ Xương. Quân Chiêm như bị quỷ nhập, vô cùng hung mãnh, đánh cho quân Trần tan tác. Quân Chiêm tiến quá nhanh, rất sớm sẽ vào Thăng Long, vua Trần phải bỏ Thăng Long lánh nạn.


Tháng 3 năm Thiệu Khánh đầu tiên, quân Chiêm tiên đánh thẳng vào được thành Thăng Long. Vua quan nhà Trần đã bỏ thành, quân Chiêm vào thành dễ như chốn không người. Quân Chiêm vào thành thỏa sức cướp phá, bắt đàn bà trẻ con, đoạt của cải.


Trong lúc cướp phá, quân Chiêm tụ tập tù binh bắt được trong thành vào một chỗ. Có một người được quân Chiêm lôi ra từ nhà lao cười lớn nói muốn gặp vua Chiêm. Hành động thể hiện sự vui mừng làm quân Chiêm thấy kỳ lạ mà báo cho vua. Chế Bồng Nga phải đích thân xuống xem tên tù binh.


Khi Chế Bồng Nga tới, người đó chấp tay cười lớn “Cảm ơn Chiêm vương đã giúp trẫm trả thù”.


Chế Bồng Nga không biết người này, liền quay qua hỏi quân lính lấy người này từ đâu ra. Quân lính nói hắn bị giam trong nhà lao, quân lính đã mang hắn ra. Chế Bồng Nga nhìn hoài vẫn không biết người này là ai.


Rồi người đó nói lớn “Trẫm là Đại Định Hoàng Đế, Dương Nhật Lễ, vua của Đại Việt, bị phản tặc Trần Phủ bắt giam”.


Tất cả đều giật mình khi nghe người đó giới thiệu mình là Dương Nhật Lễ. Chế Bồng Nga cũng kinh ngạc vì người này không hề giống với người báo mộng cho mình.



Người tự nhận là Dương Nhật Lễ đó đưa tay đang bị trói của mình lên như ra hiệu cho quân Chiêm cởi trói giùm. Quân Chiêm không dám manh động, chỉ đứng nhìn. Dương Nhật Lễ mặc kệ tay vẫn bị trói, không hề sợ hãi, ung dung đi về phía trước.


Vua quan nhà Trần biết tin quân Chiêm đến đã bỏ chạy rồi. Giờ trong thành chỉ có dân thường bị bắt. Không có bất kỳ quý tộc nào có gan ở lại. Người này vẻ ngoài tiều tụy nhưng khó trách, vì hắn vừa từ nhà lao ra. Nhưng vẻ vui mừng khi Thăng Long thất thủ, sự ung dung đi lại giữa quân Chiêm cho thấy người này rất có thể là quý tộc ghét nhà Trần và cũng có thể là Dương Nhật Lễ như đã giới thiệu.


Chế Bồng Nga vô hỏi “Dương Nhật Lễ không phải đã chết rồi sao ?”.


Dương Nhật Lễ nói “Người chết là Trần Nhật Kiên. Em trai của trẫm. Nó là đứa em trung thành nhất của trẫm. Nó có chết cũng báo mộng cho người này người kia để phục thù cho trẫm”.


Chế Bồng Nga nghe thấy báo mộng liền giật mình. Quân Chiêm bắt đầu hô “Dương Nhật Lễ. Hắn mới là Dương Nhật Lễ”. Quân Chiêm có người quỳ xuống, vài người nhìn rồi cũng quỳ theo. Từ trong người lính chiêm có vài oan hồn bay ra. Thì ra ngoài báo mộng, âm binh ở núi Đại Mông đã nhập vào quân Chiêm để quân Chiêm có thể chiến đấu dũng mãnh.


Một tên lính Chiêm hét lớn “Không phải ! Hắn là Vân Vận, không phải Dương Nhật Lễ”.


Mọi người quay qua nhìn tên lính Chiêm. Dương Nhật Lễ cũng quay qua nhìn rồi quát “Hỗn xược, một tên lính chiêm thì biết gì về trẫm”.


Tên lính đó đang bị Trần Nhật Kiên nhập thân. Vừa nhìn đã biết người mạo danh kia là Vân Vận. Nhật Kiên vạch mặt người kia là Vân Vận nhưng mọi người xung quanh không tin vì lính Chiêm thì làm gì biết về hoàng thân nhà Trần được.


Nhật Kiên thấy không ai tin liền điên lên, rút gươm đâm về phía Vân Vận, vừa lao vừa hét “Tên chết tiệt Vân Vận, tất cả là tại ngươi mà ta ra nông nổi này”.


Vân Vận không né tránh, bị Nhật Kiên đâm chết. Lúc ngã xuống chỉ nói “Chế Bồng Nga ngươi ác lắm. Mượn danh đến trả thù cho trẫm mà lại cho người giết trẫm”.



Chế Bồng Nga giận dữ quát lớn “Tên điên kia ! Sao ngươi giết Dương Nhật Lễ. Ngươi giết hắn thì làm sao ta ăn nói với nhà Minh đây”.


Tất cả âm binh đang nhập thân quân Chiêm kinh sợ, chạy thoát hết ra ngoài vì nghe danh Dương Nhật Lễ.


Chế Bồng Nga chém chết tên lính bị Nhật Kiên nhập rồi ra lệnh cho quân Chiêm rút khỏi thành Thăng Long. Sau vài ngày chiếm đóng cướp bóc Thăng Long, quân Chiêm đã rút về nước mà không chiếm luôn nơi này.


Người thì chết nhưng Nhật Kiên vốn là hồn nên không chết. Nhưng Nhật Kiên bị mất hết thân phận. Âm binh vẫn nghĩ rằng Vân Vận bị giết kia mới là Dương Nhật Lễ, Nhật Kiên không có tư cách gì để điều khiển âm binh nữa. Quân Chiêm rút, âm binh cũng tán đi.


Nhật Kiên cuối cùng cũng hiểu mình lại dính bẫy của Vân Vận. Khi nghe tin quân Chiêm đòi trả thù cho Dương Nhật Lễ, Vân Vận ở kinh thành đã đoán ra là do hồn của Nhật Kiên xúi vua Chiêm. Vân Vận đành phải dùng chiêu cuối, lấy mạng ra thí. Vân Vận cố tình chui vào nhà lao để đợi quân Chiêm. Rồi giả một màn kịch giả danh Dương Nhật Lễ để phủ nhận hết vai trò của Nhật Kiên. Vân Vận cũng cố tình chịu chết để quân Chiêm và âm binh nghĩ rằng đã giết nhầm Nhật Lễ. Đúng như vậy, quân Chiêm và cả âm binh đều nghĩ Dương Nhật Lễ bị giết nhầm. Quân Chiêm rút vì mất lý do, đi trả thù cuối cùng đi giết người cần trả thù. Âm binh thì vốn nghe lệnh Nhật Kiên khi biết Nhật Kiên không phải Nhật Lễ liền bỏ hắn mà đi.


Cuối cùng, Vân Vận đã hy sinh mạng sống để đẩy lùi quân Chiêm và dẹp bỏ tai tiếng của vua quỷ Dương Nhật Lễ.


Một thời gian sau, khi quân Chiêm rút đi, vua quan nhà Trần đã trở lại Thăng Long, xây dựng lại nơi này.


Trần Nghệ Tông quá sợ hãi quân Chiêm hoặc một ai đó mượn danh trả thù cho Dương Nhật Lễ mà tấn công Thăng Long nữa nên đã ra lệnh xóa bỏ lý lịch về Dương Nhật Lễ trong thư sách, không được ai nhắc tới Dương Nhật Lễ nữa. Triều đại phong kiến nhà Trần sau Dụ Tông sẽ là Nghệ Tông, không hề có người nào họ Dương chen ngang cả.


Lâu dần người ta quên luôn lịch sử Việt Nam có một vị vua họ Dương. Thế là truyền thuyết về quỷ vương Đại Định đã kết thúc.



Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận