Những người thổ dân đã đi rất xa; chúng tôi không nhìn thấy chiếc xuồng chở họ đâu nữa cả. Chúng tôi cũng không phải lo ngại lâu bởi vì chỉ hai giờ đồng hồ sau, lúc đó có lẽ họ chưa đi được một phần tư quăng đường, ngoài khơi bỗng có một cơn gió mùa tây bắc nổi lên dữ dội và kéo dài tới suốt đêm. Bị trái gió trong phong ba, xuồng lại chở nặng, chắc chắn họ không thể nào về tới bờ bên kia được. Chúng ta hãy trở lại chuyện của Thứ sáu. Anh ta cứ rối rít bên cạnh bố đến nỗi tôi không nỡ lòng gọi anh lại nữa. Một lúc sau khá lâu, xét thấy cũng tạm đủ cho anh tỏ nỗi hân hoan của mình rồi, tôi mới lên tiếng gọi. Anh chàng vừa chạy lại phía tôi vừa nhảy chân sáo, vừa cười vừa tỏ ra vui mừng vô độ. Tôi hỏi anh đã đưa bánh cho ông cụ ăn chưa? Anh trả lời có vẻ hối hận:
-Chưa! Tôi thật là đồ tồi!
Tôi ăn hết mất cả bánh rồi có còn gì đâu nữa mà đưa! Tôi lấy ở trong túi ra cho anh một cái bánh bột mì nướng và bảo anh uống lấy một hớp rượu mạnh. Anh không nhấp một tí nào mà đem tất cả lại cho bố anh. Tôi lại đưa thêm cho anh một vốc nho khô để đem lại cho ông lăo một thể. Một lát sau, anh nhảy ra khỏi xuồng và chạy vụt về phía nhà tôi ở, thoáng một cái đã mất hút bóng. Mặc cho tôi gọi ầm lên, anh vẫn làm ngơ như không nghe thấy gì và cứ cắm cổ chạy. Nhưng chỉ trong khoảnh khắc anh đã trở lại, chạy thong thả hơn vì đang vướng vật gì cầm trong tay không rõ. Thì ra anh về lấy ra một bình nước và mấy miếng bánh. Anh đưa bình nước cho tôi uống mấy hớp rồi xách lại cho bố. Uống nước xong, ông lão tỉnh hẳn dậy. Sở dĩ nước lã làm cho ông khoan khoái và khỏe khoắn lên như thế, hơn hẳn cả rượu mạnh lúc nãy, chỉ vì ông lão đã khát nước ráo cả họng. ông già uống xong, tôi bèn bảo Thứ sáu mang bình nước và một cái bánh lại cho người Tây-ban-nha đương nằm dài trên cỏ dưới bóng cây và tỏ ra suy nhược quá đỗi. ông ta cũng gắng gượng ngồi dậy ăn uống. Tôi lại gần và đưa cho ông một vốc nho khô. ông ta nhìn chúng tôi tỏ vẻ trìu mến và cảm kích muôn phần. Vừa rồi ông đã chiến đấu rất hùng dũng, nhưng vì mất sức nhiều quá nên bây giờ không thể đứng vững được. ông gắng gượng đứng dậy hai ba phen không nổi, vì chân bị trói chặt lâu quá nên sưng vù lên, nhức nhối lạ thường. Tôi bảo Thứ sáu lấy rượu mạnh xoa bóp cho ông ta, cũng như vừa rồi anh đã xoa bóp cho bố. Trong lúc đó tôi đi xem lại chiến trường và chôn cất mấy cái xác chết. Thứ sáu săn sóc người Tây-ban-nha rất tận tình, nhưng thỉnh thoảng vẫn ngoảnh mặt nhìn về phía bố anh để xem ông già có còn ở đó và có còn ngồi y nguyên như trước nữa không. Một lần không nhìn thấy ông già đâu cả, anh vội đứng phắt dậy, chạy như bay lại phía đó. Nhưng vừa nhảy vào trong xuồng, anh vui vẻ thấy không xảy ra việc gì đáng lo cả; bố anh chỉ nằm xuống để nghỉ một chút thôi. Khi Thứ sáu quay trở lại, tôi nhờ anh đỡ người
Tây-ban-nha đứng dậy và dìu ông ta ra xuồng để chở về nhà, có đủ điều kiện chăm nom săn sóc hơn. Anh ta không chờ người Tây-ban-nha nhỏm dậy nữa.
Vốn rất khỏe và cũng rất nhanh nhẹn, anh cõng ngay ông ta lên vai, đi một mạch tới xuồng và đặt ông ngồi xuống sát cạnh bố anh. Xong xuôi, anh trèo ra ngoài đẩy chiếc xuồng xuống nước rồi mặc dầu ngược chiều gió anh đẩy chiếc xuồng chạy men theo bờ nhanh hơn tôi đi trên bộ. Đưa xuồng vào trong vịnh xong, anh chạy như bay trở lại lấy nốt chiếc xuồng thứ nhì, đem về tới nơi cũng vừa kịp lúc tôi đi bộ về và chở tôi qua vịnh. Anh định giúp hai người kia ra khỏi xuồng nhưng cả hai đều suy nhược quá không bước nổi một bước, khiến anh lúng túng không biết xoay xở ra sao. Tôi thấy vậy bèn suy nghĩ tìm cách giải quyết khó khăn đó. Tôi bảo Thứ sáu hăy ngồi nghỉ một chút, còn tôi thì bắt tay làm một cái cáng. Chúng tôi đặt cả hai người lên trên cáng và khiêng về tận bức lũy đá bên ngoài. Nhưng tới đây, chúng tôi lại càng lúng túng hơn. Tôi không muốn phá lũy đá bất cứ chỗ nào nhưng chúng tôi cũng không nghĩ ra được cách gì để đưa hai người ấy vượt qua lũy đá được. Chỉ còn một cách là để cho họ nghỉ tạm ngoài này. Tức thì chỉ trong vòng hai tiếng đồng hồ chúng tôi dựng lên một nếp lều nhỏ che bằng cành lá và vải cũ, giữa bức lũy đá và lùm cây tôi đã trồng gần đó. Tôi lấy mấy bó rạ đánh thành hai cái nệm thật êm đem lót trong lều; trên nệm lại trải một cái chăn để nằm và có thêm một cái chăn khác để đắp.
Thế là hòn đảo vắng vẻ của tôi đã tăng thêm dân số; tôi đã có đông thêm tay chân thân tín. Cũng có lúc cao hứng, tôi lấy làm thích thú nghĩ rằng ở đây mình có thể tự coi là một vị chúa tể nhỏ, tất cả hòn đảo này là giang sơn của mình không ai có thể chối cãi được! Những người bạn của tôi thật là tốt nhất đời, họ mến phục và tin cậy tôi vô cùng. Dù sao thì tôi cũng đã cứu sống họ và chắc chắn họ sẽ không ngần ngại há sinh tính mạng để cứu tôi khi cần thiết. Thu xếp xong nơi ăn chốn ở cho những người mới, tôi nghĩ ngay đến việc lấy lại sức khỏe cho họ bằng một bữa ăn thịnh soạn. Tôi bảo Thứ sáu ra trại chăn nuôi bắt về một con dê non chừng một năm. Chúng tôi mổ thịt dê, chặt nhỏ đem nấu xáo và hầm. Tôi có thể cam đoan với các bạn rằng hai người khách quí đã được thết đăi một món thịt hầm đặc biệt và một món cháo rất ngon nấu bằng thịt dê với lúa mạch và gạo tẻ. Tôi bưng tất cả vào lều và dọn ra, bốn người ngồi chén tạc chén thù. Bữa cơm vui vẻ quá đi mất! Chúng tôi cố gắng tiếp đăi khách thật ân cần và tìm cách khuyến khích họ ăn uống cho thỏa thuê. Tôi nhờ Thứ sáu phiên dịch hộ, không những với bố và cả với ông bạn Tây-ban- nha nữa, ông này nói tiếng thổ dân thành thạo vô cùng.
Tôi thấy đã đến lúc có thể tâm sự với những người bạn mới này. Trước tiên, tôi nói chuyện với bố Thứ sáu. Tôi hỏi ông già có ý kiến gì về những người thổ dân đã trốn thoát cuộc chiến đấu vừa rồi không? Liệu họ có thể trở lại đây với một lực lượng khá đông để áp đảo chúng ta không? Theo ý ông ta thì họ không có há vọng thoát khỏi cơn dông tố và chắc là đã chết đuối hết. Hoặc giả họ có bị bão cuốn về phía nam, ghé được vào một bờ biển nào đó thì cũng bị kẻ địch bắt giết đi thôi. Ví thử họ có may mắn về tới xứ sở được thì ông lão cho rằng họ cũng đã mất mật vì cách tấn công bất ngờ của chúng tôi và choáng voáng vì ánh lửa và tiếng súng nổ. Chắc chắn họ sẽ kể lại cho đồng bào nghe là những người đi đã bị sấm sét đánh chết và hai kẻ địch đã xuất hiện bất ngờ chắc là thần thánh trên trời hiện xuống để tiêu diệt họ. ông lão rất tin vào sự phỏng đoán đó. ông đã nghe bọn chạy chốn nói với nhau không hiểu tại sao người ta lại thổi ra sét, nói ra sấm và giết chết được kẻ khác ở thật xa, chẳng cần giơ tay lên chút nào. Có lẽ đúng như thế vì từ đó chúng tôi không thấy một chiếc xuồng nào ghé vào đảo. Tôi tin lời ông lão và cũng khuây dần nỗi lo âu. Tôi tiếp tục nói chuyện với ông lão về dự kiến cuộc vượt biển sang đất liền. ông bố Thứ sáu cam đoan rằng đồng bào của ông sẽ đón tiếp tôi rất tử tế vì họ rất quí mến ông lão. Nhưng sau một buổi nói chuyện rất cặn kẽ với người Tây-ban-nha, tôi lại tạm hoãn cuộc hành trình đó. ông ta kể cho tôi biết rằng ông còn mười sáu bạn đồng hành, người Tây-ban-nha và Bồ-đào-nha, bị đắm tàu. Họ phải trải qua nhiều gian truân trước khi giạt vào bờ biển, thoát nạn, lên bờ và hiện còn ở trên đất liền. Thực ra ở đó thì họ sống cũng rất yên ổn với những bộ lạc thổ dân chung quanh, nhưng đời sống rất khổ cực, thiếu thốn quá chừng, phải cố gắng làm mới không đến nỗi bị chết đói. Tôi hỏi ông ta rất cặn kẽ mọi chi tiết về chuyến đi của họ.
Nhờ thế tôi biết được rằng họ là hành khách trên một chiếc tàu Tây-ban-nha. Tàu đi từ sông Ri-ô đờ la Pơ-la-ta đến La-ha-van, chở da, lông thú và bạc nén, rồi ở lại để nhận tất cả những hàng hóa châu âu có thể mua được. Sau khi vượt muôn ngàn nguy hiểm, họ giạt lên một bờ biển, có nhiều thổ dân, luôn luôn nơm nớp sợ bị giết chết nếu bất ngờ bị bắt gặp. Họ có mang theo mấy khẩu súng nhưng thiếu thuốc đạn. Chỉ trong mấy ngày đầu còn một ít thuốc đạn thì đã dùng để săn bắn kiếm ăn hết sạch tất cả. Tôi hỏi ông ta:
-Thế rồi họ sẽ ra sao? Không bao giờ các ông nghĩ tới việc thoát ra khỏi cái chốn khổ ải ấy ư?
ông ta trả lời là đã nhiều lần mấy anh em cũng có nghĩ tới việc ấy, nhưng hiện giờ họ đang gặp hoàn cảnh không có tàu bè, thiếu dụng cụ vật liệu để đóng một chiếc tàu khác, không có lương ăn. Bao nhiêu ý định của họ đều tan ra mây khói và họ càng ngày càng tuyệt vọng. Tôi bèn hỏi ông xem nếu bây giờ chúng tôi tìm cách đưa họ về đây cùng sống với mấy anh em thì thái độ của họ sẽ thế nào? Họ có vui lòng đem hết công hết sức ra làm lụng như mọi người ở đây không?
-Tuy nhiên,- tôi nói thêm,- cũng xin thú thật với ông rằng tôi vẫn cứ dè chừng một sự tráo trở nào đó về phía họ. Lòng biết ơn đâu có phải là một đức tốt quen thuộc của con người! Có mấy khi người ta lại đối xử tương xứng với chính những việc người khác làm ình! Thường chỉ là xứng với những lợi lộc mà người ta há vọng rút ra được từ những công việc đó thôi!
-Và quả là một cái gì quá ư tàn nhẫn cho tôi,
-tôi nói tiếp,- nếu, đáng ra được đối xử xứng đáng là người đã tổ chức giải thoát cho họ, tôi lại bị họ tóm lấy cổ, dẫn về tận Tây-ban-nha. Bất cứ một người Anh nào, do bất kỳ một tai họa nào mà có mặt ở đó, đều phải sẵn sàng nhận một số phận đau khổ nhất.
-Nếu gạt bỏ được điều e ngại đó,- tôi lại nói thêm nữa,- tôi nghĩ rằng ý định của tôi sẽ được thực hiện không có gì khó khăn.
-Nếu các bạn của ông đến đây tất cả thì chúng ta sẽ thừa sức đóng một chiếc thuyền khá lớn để cùng nhau vượt biển. Nếu đi về phía nam thì ghé vào nước Bra-din, nếu đi lên phía bắc thì ghé vào những hòn đảo thuộc Tây-ban-nha. Ghé vào đâu, chúng ta cũng sẽ thoát khỏi cảnh khổ cực hiện tại, miễn là mỗi người đều tin tưởng vào sự xếp đặt của tôi. Sau khi lắng nghe kỹ lời tôi, ông bạn Tây-ban-nha lại nói thêm rất chân thành rằng những người đó đã cảm thấy quá sâu sắc tất cả nỗi đau khổ của họ trong hoàn cảnh hiện nay. Chắc chắn họ sẽ hoàn toàn tin tưởng và nghe theo người đã đem hết tâm sức để cứu họ thoát khỏi cảnh đói và tất nhiên họ không hề mảy may có ý định phản bội ân nhân. ông nói tiếp với một giọng vui vẻ:
-Hoặc giả họ không muốn về nước mà thích ở lại đây lập nghiệp thì còn gì tốt hơn! ông sẽ chia cho họ đất đai để làm ăn sinh sống. Họ đều là những người lương thiện và đương lâm vào một tình cảnh cơ cực không thể tưởng tượng được, thiếu khí giới và áo quần, không có gì nuôi thân ngoài những sự giúp đỡ-cũng rất nghèo nàn-của những thổ dân tốt bụng. Họ không còn một tia há vọng nào trở về Tổ quốc nữa. Bây giờ nếu được thoát khỏi cảnh đó thì bảo gì mà họ không theo!
-Nếu ông đồng ý,
-Ông lại tiếp,
-Tôi xin cùng đi với ông già thổ dân đến gặp họ. Tôi sẽ nói ý định nhân đạo của ông và tôi lại trở về nói cho ông biết ý định của họ. Tôi sẽ không giao ước gì với họ nếu họ chưa hứa với tôi một lòng thực hiện giao ước hết sức trang nghiêm.
Tôi muốn thuyết phục họ vui lòng thừa nhận ông là chỉ huy của họ. Họ phải kính cẩn tuyên thệ và thành tâm theo ông đến bất cứ một xứ sở văn minh nào mà ông đưa họ đến. Họ sẽ tuyệt đối tuân theo mệnh lệnh của ông cho đến lúc tất cả chúng ta đều đến nơi đó. Tôi lại còn đưa về cho ông một bản cam đoan về tất cả những điều ấy, viết trên giấy và có chữ ký của tất cả những người ấy. Để cho tôi có thể tin ở ông ta hơn, ông ta xin được chính tự mình tuyên thệ với tôi trước khi lên đường. ông ta nguyền không bao giờ xa rời tôi nếu không được lệnh của tôi, sẽ bảo vệ tôi đến giọt máu cuối cùng nếu đồng bào của ông lại hèn nhát đến mức phản bội những điều đã giao ước. Biết được tình hình như thế, tôi lại càng nóng lòng chuẩn bị mọi thứ để cứu giúp những con người đáng thương ấy. Chúng tôi cử ông bạn Tây-ban-nha cùng đi với ông lăo thổ dân sang liên lạc trước với họ. Nhưng khi mọi việc chuẩn bị đã xong xuôi chỉ còn chờ ngày lên đường thì chính ông bạn Tây-ban-nha lại vạch cho tôi thấy một khó khăn mới. Qua ý kiến đó, tôi càng thấy rõ ông là người từng trải và rất chân thành. Tôi lại thêm tin cậy, quí mến ông và theo ngay lời khuyên của ông mà hoãn cuộc hành trình lại độ năm sáu tháng nữa. Đầu đuôi câu chuyện là như thế này: ông ta đã ở trên đảo này với chúng tôi một thời gian, tôi đã chỉ cho ông thấy tất cả số lương thực thu góp được nhờ sự cần cù lao động và sáng kiến của chúng tôi từ trước tới nay. ông ta thấy ngay tất cả số thóc lúa đó dẫu có thể đầy đủ hoặc có phần dư đật cho tôi và Thứ sáu thì cũng khó có thể nuôi đủ cái gia đình mới của tôi nếu không tiết kiệm hết sức. Thế thì nói chi đến chuyện cung cấp cho những người bạn ông ta, đến những mười sáu miệng ăn nữa! Mà nào đã hết đâu!
Chúng tôi lại còn cần một số lương thực dự trữ lớn, chuẩn bị cho cuộc hành trình sau này tới một xứ sở nào đó để tìm đường về Tổ quốc. ông góp ý là nên khai phá nhiều đất hoang nữa, gieo tất cả số thóc còn thừa và chờ mùa gặt hái xong sẽ đi đón những người bạn ông ta thì hơn.
-ông ạ,
-ông ta nói thêm
-nạn đói rất có thể đẩy họ đến chỗ nổi loạn vì nó sẽ làm cho họ cảm thấy rằng chúng ta đã đưa họ ra khỏi một cảnh khổ này để rơi vào một cảnh cơ cực khác. Từ nay, chúng tôi đã trở thành một lực lượng mạnh rồi, không còn sợ gì những người thổ dân nữa, trừ phi họ kéo đến thật đông. Chúng tôi đường hoàng đi dạo khắp trên đảo, không chút lo sợ. Lúc nào chúng tôi cũng nghĩ đến việc thoát ra khỏi hòn đảo cho nên luôn luôn tìm mọi cách thực hiện việc đó. Ngoài những việc thường ngày không thể thiếu, tôi chú ý đánh dấu nhiều cây to rất tốt để đóng thuyền sửa soạn vượt biển. Hai bố con Thứ sáu nhận nhiệm vụ ngả những cây đó xuống và ông bạn Tây-ban-nha được phân công giám sát. Phương pháp làm ván như xưa nay của tôi ở đây là ngả một cây gỗ xuống chặt cành và ngọn rồi đẽo hai bên cho tới khi thành một tấm ván dày vừa ý muốn. Theo cách ấy thì phải lao động vất vả và phí gỗ lắm, nhưng không có cưa lớn để xẻ gỗ thì cũng chẳng có cách nào khác nữa. Hai bố con Thứ sáu đã làm được mười hai tấm ván gỗ sồi rất tốt, rộng chừng hai bộ, dài ba mươi lăm bộ và dày từ hai đến bốn tấc. Các bạn cũng thấy ngay được họ đã mất bao nhiêu công sức vào đó.
Đồng thời chúng tôi lo lắng thêm đàn gia súc. Khi thì tôi đi săn với Thứ sáu, khi thì Thứ sáu đi cùng với ông bạn Tây-ban-nha. Mỗi lần bắn chết một con dê mẹ, bao giờ chúng tôi cũng cố gắng bắt sống cho được dê con. Kết quả là chúng tôi thêm được hai mươi tám con nữa vào đàn dê nuôi ở trại. Mùa nho chín cũng đã đến; chúng tôi hái và đem phơi rất nhiều những chùm nho chín mọng, đựng đầy sáu chục chiếc thùng. Cùng với bánh bột mì, nho khô giữ một địa vị quan trọng trong số lương thực của chúng tôi; tôi có thể cam đoan với các bạn rằng nho của chúng tôi là một thức ăn ngon và bổ tuyệt trần. Năm nay, chúng tôi được mùa lúa. Chúng tôi đã đem gieo hai mươi hai thùng lúa giống và gặt về được hai trăm hai mươi thùng lúa mạch; lúa tẻ cũng được mùa không kém. Như vậy, cho tới mùa gặt sau, chúng tôi có dồi dào lương ăn ình và cho những người bạn sẽ đến. Ví thử chúng tôi vượt biển ngay sau khi những người bạn đồng hành ấy tới như đã dự định thì cũng thừa lương thực ăn đường, bất kỳ sẽ ghé vào bờ biển nào trên đất châu Mỹ. Phơi thóc xong, chúng tôi đi kiếm cành miên liễu đan bốn cái vựa thật lớn để cất đặt cho cẩn thận. ông bạn Tây-ban-nha thật là khéo tay đan lát; ông cứ chê tôi không biết dùng cách này mà làm hàng rào và che lá. Nhưng bây giờ việc đó chẳng cần thiết nữa, ông chỉ nói ra cho vui thôi! Mọi thứ chuẩn bị xong xuôi, tôi đồng ý để ông bạn Tây-ban-nha vượt biển sang bên kia thu xếp với những người bạn của ông ta. Tôi viết một bức lệnh, cấm ông ta không được đem về bất cứ một người nào nếu chưa bắt buộc người đó phải trịnh trọng tuyên thệ trước ông và ông già thổ dân rằng không bao giờ gây bất cứ một điều phiền muộn nhỏ cho ông chủ đảo là người đã có lòng tốt tìm mọi cách cứu sống họ. Họ lại phải bảo vệ người đó không điều kiện, chống mọi sự mưu hại, họ phải tuyệt đối tuân theo mệnh lệnh của người đó, đi tới bất cứ nơi nào mà người đó đưa họ đi. Tôi lại cũng ra lệnh cho ông bạn Tây-ban-nha phải đưa về cho tôi một bản giao ước đúng quá cách, viết trên giấy, tất cả những người có mặt đều ký tên vào đó. Tôi cũng không nghĩ rằng cứ suy hoàn cảnh hiện tại của họ thì họ làm gì có bút có giấy mà viết! Hai người dùng một chiếc xuồng của thổ dân để vượt biển. Tôi đưa ỗi người một khẩu súng hỏa mai và chừng tám mồi thuốc đạn, không quên căn dặn họ hết sức dè dặt và tiết kiệm, chỉ nên dùng trong những trường hợp rất cấp bách thôi. Đây là bước đầu chuẩn bị cuộc vượt biển trở về Tổ quốc thân yêu sau hơn hai mươi bảy năm tôi bị giam hăm trên hòn đảo hoang này. Bởi thế, tôi không bỏ sót một chân tơ kẽ tóc. Chúng tôi chuyển xuống xuồng một số bánh và nho khô đủ cho hai người dùng trong một thời gian dài và lại còn đủ ười sáu người kia ăn trong tám ngày nữa. Chúng tôi qui định với nhau một dấu hiệu riêng để khi họ trở về thì nêu lên xuồng cho anh em trên đảo nhận thấy. Xong xuôi đâu đó, tôi chúc họ thuận buồm xuôi gió. Nhân được gió mát và thuận, họ lên đường vào dịp trăng tròn, khoảng tháng mười theo lịch của tôi. Tôi đã chờ các vị sứ giả của tôi trong tám ngày trời. Bất ngờ xảy ra một biến cố, có lẽ không bao giờ lại có thể xảy ra một câu chuyện tương tự được. Một buổi sáng sớm, tôi đương ngủ say, bỗng Thứ sáu chạy vội lại bên giường gọi ầm lên: " ông chủ. ông chủ! Dậy đi! Họ đã về kia rồi, họ đã về kia rồi!". Để nhận cho rő, tôi xách kính viễn vọng và vùng chạy theo Thứ sáu. Nhưng không ra thẳng bờ biển, tôi xách thang ra trèo lên núi, nấp sau tảng đá để xem xét cho rő ràng mà không bị lộ nếu lỡ gặp phải những kẻ có ý định không tốt. Vừa đặt chân lên trên mỏm núi, qua kính viễn vọng tôi thấy ngay một chiếc tàu buồm thả neo cách chúng tôi chừng hai dặm rưỡi về phía tây nam và một chiếc xuồng từ tàu đang tiến vào bờ. Nhận xét hình dáng tàu và xuồng, tôi đoán là một chiếc tàu của người Anh. Tôi không thể nói hết được những cảm xúc lộn xộn mơ hồ mà hình ảnh chiếc tàu đã gợi lên trong trí tôi.
Mặc dầu rất sung sướng được thấy một chiếc tàu với những thủy thủ chắc chắn là đồng bào mình, tôi vẫn như cảm thấy có cái gì khác thường không rõ nguyên do tự đâu nhưng làm cho tôi phải thận trọng suy nghĩ. Tôi dõi theo, thấy chiếc xuồng đã tới gần bờ và hình như đương tìm bến để ghé cho thuận tiện. Không tìm thấy cái vịnh nhỏ ở gần nhà tôi, những người trên xuồng bèn đẩy chiếc xuồng lên trên bãi cát, cách chỗ chúng tôi đứng chừng một phần tư dặm đường.
Thấy thế, tôi rất mừng. Nếu họ tìm thấy cái vịnh nhỏ mà đổ bộ ngay trước cửa nhà tôi thì cũng rất phiền. Họ sẽ có thể đuổi tôi ra khỏi nhà, cướp bóc hết của cải. Khi họ lên bờ, tôi nhận ra những người Anh, trừ một vài người có lẽ là người Hà-lan. Sự thật thì không đúng như thế. Tất cả có mười một người, nhưng trong đó lại có ba người không mang khí giới và hình như bị trói chặt. Dăm người vừa trong xuồng nhảy lên bờ đã lôi ba người kia như những người tù và đối xử với những người này rất tàn nhẫn. Trong ba người này, một người biểu lộ sự chán nản của mình một cách rõ ràng và có vẻ kỳ quặc, còn hai người kia thỉnh thoảng lại giơ tay lên trời tuy cũng có vẻ buồn nhưng không để lộ ra ngoài mấy.