Mấy người họ nói chuyện rom rả với nhau tầm nửa giờ đồng hồ sau thì bố với anh tôi về, họ lại quây quần bên nhau như những người thân. Mẹ, Như cùng với mấy đứa con gái rủ nhau đi chợ tết mua đồ về làm cơm trưa dự rằng sẽ có một mâm cơm thật hoành tráng đây mà. Bấy giờ chỉ còn lại toàn đực rựa với nhau không quen mùi bếp nên kéo nhau ra nhà trước, mấy thằng nó thằng nào cũng đòi cõng tôi hết.
- Bọn mầy sáng uống nhằm thuốc hết à ? – Tôi đặt ra nghi vấn.
- Hehe – Đáp lại chỉ là những nụ cười.
- Ừa mà sao không Yến với Mai đâu ? – Tôi thấy lạ.
- Sáng thằng Tùng có chạy qua rủ Mai nhưng bác gái bảo Mai đi đâu rồ còn nhà Yến đóng cửa rồi – thằng Chung đang cõng tôi nó nói.
- Ừ.
- Nhớ hả mầy ? – thằng Đức hỏi.
- Có khi nhỏ Yến, Tố Như với Mai yêu nó đấy tụi bây – thằng Khôi lắc đầu khổ sở.
- Đệch – Tôi thốt thành lời.
- Mầy mới biết à. – thằng Sang tham chiến
- Biết lâu rồi nhưng giờ mới nói. – thằng Khôi cười tươi rói.
- Bọn mầy tào lao quá, làm gì có chuyện đó – Nó đặt tôi xuống rồi bắt đầu cãi nhau.
- Ờ để mà xem.
- Bọn tao là đệ tử của Lưu Bá Ôn không đấy nhé mầy.
- Ừ giỏi – Tôi lắc đầu ngao ngán.
Dù trong lòng cứ nghĩ rằng bọn nó đùa cho vui nhưng tâm trí cứ bấn loạn lên, suy nghĩ tứ lung tung về những chuyện ấy. Có khi nói chơi lại thành một sự thật rất phũ phàng, người ở ngoài sẽ rõ hơn người ở trong cuộc, tôi biết rất rõ điều đó.
- Thôi bỏ qua cho nó đi – thằng Hùng hôm nay đúng là anh hùng cứu cánh cho anh em.
- Ừ mà chân cẳng mầy thế nào rồi. – thằng Khôi đen hỏi.
- Chắc tốt hơn rồi.
- Ừa, cố nhanh bình phục để đá bóng với bọn tao nữa.
- Hehe, ok. – Tôi cười khây khẩy với bọn chúng nó.
Nói chuyện một lát sau bố tôi bước ra với vẻ mặt tươi rói, không khí của những ngày tết thật sự đang nhộn nhịp và hối thúc lòng người hơn bao giờ hết. Trên bàn thờ là những mâm ngũ quả đầy màu sắc, cạnh bên là mấy chậu hoa mai với những chiếc bông vàng hoe rực rỡ, những cơn gió cứ thổi thoảng qua đung đưa ánh nắng sáng đầy ban mai. Tôi cảm nhận thấy cuộc sống ở mùa xuân nó đẹp làm sao…
Nói chuyện một hồi không được lâu thì mấy thằng bạn của tôi đặc biệt là thằng cờ hó chung rủ đánh cờ.
- Đánh cờ bác ơi ! – Thằng Chung nháy mắt với bố.
- Hehe được – Đúng nghề của bố.
Không mất lâu thời gian thì binh sĩ đã được dàn sẵn trên bàn, một bên chỉ có một bậc tiền bối đang ngồi cùng với đứa con của mình, còn phe kia gồm hai đứa anh đã phản bội và đám bạn cờ hó đang bàn bạc tác chiến, cuối cùng người làm đối thủ vói bố tôi là hằng Chung.
- Mong bác đao hạ lưu tình. – thằng Chung làm giọng kiếm hiệp.
- Hehe, chỉ quân hạ nhường. – Bố tôi cũng chẳng thua kém đám trẻ sì tin, đó là lý do bọn chúng rất quý mến nhà tô ở chỗ đó.
Ván cờ được tuân theo quy luật giang hồ đó là lớn cầm quân đỏ nhỏ cầm quân xanh, xanh tiến đỏ lùi. Thằng Chung trung pháo, bố lên sĩ bỏ tốt nhanh chóng quân tốt bị hốt gọn và cờ xanh chiếu tướng ở ngay nước thứ 2. Chiếu ở đây cho có lệ chứ đâu ăn thua gì chứ đẩy tượng lên là xong ngay ấy mà nhưng bố lại chạy tướng ra về phía sĩ đã chống lên làm cho cả bọn ngạc nhiên.
- Gì thế ? – thằng Hùng gãi đầu.
- Chõi tượng lên là xong rồi mà. – thằng Khôi cũng không giấu được vẻ nghi vấn.
- Từ từ mầy Chung – thằng Đức tỉnh táo suy tư.
Tôi đoán được tý ý định của bố mình, nước cờ này chủ yếu là phòng thủ thôi nhưng bọn chúng nó đã quan trọng hoá vấn đề rồi. Ngay ở nước sau thằng Chung quyết định lên ngựa, bố đưa pháo vào giữ mặt tướng, đám bạn cờ hó đến giờ mới hiểu được ý định của bậc tiền bối.
- Bác đánh tâm lý cao thâm quá – thằng Khôi lại lắc đầu.
- Ừ, ghê quá
-…
Ván cờ tiếp tục diễn ra, hai thằng anh tôi ra tay trừ gian diệt bạo, liên tiếp thay phiên nhau chỉ thằng Chung đi cờ còn những thằng ngồi kế bên thì hiến kế, phân tích trận đấu tùm lum hết, tôi chỉ ngồi mỉm cười. Qủa thật bố đúng là một tay đánh cờ tướng cừ khôi, vẫn cứ điềm tỉnh mà khiển quân, thái độ rất ung dung không một lo lắng gì cả.
- Kính coong – tiếng chuông phá vỡ âm thanh nhộn nhịp bàn về trận đấu.
- Để con ra mở cửa – tôi nói.
- Mầy khùng à ? chân thế mà đi đâu ? – thằng Tùng hỏi.
- Tỉnh ngủ chưa ?
- Thôi ngồi đấy đi ông anh hai ơi.
- Để cháu mở cho – thằng Sang chạy ra mở cửa.
Ván cờ vẫn tiếp tục, hai bên điều quân khiển tiếp làm cho đối phương phải cực nhọc chống đỡ, trên trán bố cũng đã xuất hiện những giọt mồ hôi mệt mỏi với những đứa trẻ này. Chúng nó cũng không phải là tay vừa khi đua ra những nước cờ hiếm, kế sách hay đối trọi với “ rừng càng già càng cay “ làm cho trận đấu trở nên quyết liệt hơn. Tôi chăm chú nhìn vào bàn cờ phân tích nước đi tiếp theo của hai bên nhưng rơi vào bế tắc khi cả hai bên xây dựng một chiến thuật phòng ngự rất cứng, không thể phá vỡ hoặc tạo nên một cái gì đó bất ngờ ở đây. Không khí rất căng thẳng, không ai để ý đến ai là người bấm chuông, tôi cũng thế cứ nghĩ rằng là vịt trời đã về…
Bố định bốc lấy con xe đâm thẳng xuống chiếu tướng, vừa cầm quân xe nhấc lên và chuẩn bị để xuống…
- Bác ơi có ai kiếm. – Tiếng thằng Sang vang lên.
Không khí im lặng và hồi hợp bị giọng nói của thằng cờ hó đó phá vỡ, nhanh chóng bố đặt quân xe về vị trí của đứng dậy xem khách mời nào đến. Chúng tôi cũng rơi vào tình trạng hụt hẫn nhưng không biết phải làm sao, ván cờ hay chưa kết thúc. Tôi chắc là đứa nhanh nhất trong đám bọn nó đưa mắt nhìn xem những vị khách đấy là ai. Trước ánh mắt của tôi là một người đang ông trung niên tầm cỡ bố nhưng với vẻ bề ngoài oai phong, sang trọng thì độ tuổi có lẽ ít hơn, đứng cạnh bên là một người phụ nữ xinh đẹp ăn mặc rất công sở đặc biệt cái điểm thu hút tôi chính là cái ánh mắt và cái kẹp tóc với chiếc hoa hồng xinh xắn, thuần khiết dù nó rất nhỏ. Người phụ nữ ấy đưa ánh mắt long lanh huyền ảo của mình nhìn lấy tôi, trong người có một cảm giác gì đó hoảng hốt khi nhìn thấy ánh mắt đấy.
- Ối, sao lại nhìn mình không vậy nè. Ánh mắt này quen quá. – Tôi nói thầm trong bụng nhưng một cảm giác run bần bật ập về.
Và… đứng cạnh bên người phụ nữ xinh đẹp ấy là…
- Chào bác ạ ! – Bạch Yến lễ phép gật đầu thưa trong trang phục cũng rất công sở. Một chiếc áo sơ mi trắng tinh khôi cùng với cái cà-vạt màu hồng ở bên trong, bên ngoài là chiếc áo khoác đen nhưng dù thế nào em vẫn xinh xắn như ngày nào.
- À, Yến. Còn đây là ? – Bố tôi nhận ra đứa “ con “ ở trong nhà mình được một khoảng thời gian và mới về nhà để nghỉ tết.
- Chào anh ! – Giọng nói trầm nghe rất sang trọng của người đàn ông ấy và một cánh tay đưa ra rất thiện chí.
- Chào anh ! – Giọng nói ngọt ngào cùng với nụ cười say đắm của người phụ nữ ấy.
- Chào anh chị, chắc anh chị đây là bố và mẹ của Yến. – Bố tôi thì rất hoà nhã.
- Vâng phải ! – Người đàn ông trả lời.
- Cháu chào bác ạ – Mấy thằng cờ hó kia cùng với hai ông anh tôi lần lượt tiến đến chào hỏi khi biết hai người đấy là bậc phụ huynh của Bạch Yến.
Tôi thì ngồi đấy chứ có đứng dậy được đâu, không biết người ta có ình là thất lễ không nữa, có một cái gì đó sợ hãi và lo lắng trong ngày đầu gặp “ nhạc phụ và nhạc mẫu “.
Bố tôi kêu mấy người họ dọn dẹp bàn cờ vào trong nhà rồi mời hai người họ ngồi xuống, mời trà, mời bánh.
- Cháu chào hai bác – Đến lúc này tôi mới chào được họ khi ngồi đối diện với nhau.
Đáp lại lời chào của tôi là hai nụ cười tươi và khuôn mặt hiền hoà. Chẳng hiểu tại sao tôi lại thấy run run khi đối diện với hai người ấy… Bạch Yến ngồi kế bên người mẹ của mình, không quên chào hỏi tôi bằng một nụ cười tươi tắn của mình. Mấy thằng cờ hó kia tự nhiên chạy đâu mất tích, tôi giống một thằng người lớn đang ngồi tiếp chuyện với bậc phụ huynh của Bạch Yến.
- Chắc đây là Minh Tâm phải không con ? – Người mẹ giọng âu yếm hỏi người con, đặc biệt có một chỗ tôi thấy lạ là khi hỏi tên một người thường thì họ sẽ nhìn vào mắt của đối phương nhưng đối với mẹ em thì khác.
Hai người họ có khuôn mặt khác nhau nhưng về sắc đẹp thì khỏi bàn, người tám lạng người nửa cân, đúng là mẹ con với nhau mang vẻ đẹp thuần khiết và trong sáng y đúc.
- Dạ phải – Yến trả lời với giọng ngọt ngào cùng với ánh mắt long lanh nhìn tôi.
Mẹ Bạch Yến quay sang nhìn nên thấy được đôi mắt long lanh của em đang đưa về phía người con trai ấy, khuôn mặt hơi chau mày lại, có vẻ khó hiểu một điều gì đó. Tôi đang nhìn mẹ Bạch Yến nên thấy được nét mặt lúc ấy.
- Vết thương của cháu thế nào rồi ? – Bố Bạch Yến có vẻ rất thân thiện.
- Dạ thưa cũng đỡ rồi bác ạ, chỉ có đôi chân chưa bình phục hẳn nên không thể cử động được. – Tôi nói mà giọng run run, sợ thiếu cái này dư cái kia. Trả lời không quên dạ thưa cho tử tế.
- Ừ, qua tết nếu không bình phục thì theo bác, bác chở đi bệnh viện này điều trị cho nhanh.
- Dạ, cháu cảm ơn trước ạ. – Tôi lại lễ phép kính cẩn thưa, Bạch Yến cười nhẹ.
Bố tôi bước ra với trên tay một khay trà cùng với đĩa bánh và hai ly nước cam dành cho Bạch Yến và mẹ của em.
- Mời anh chị và Yến, cứ tự nhiên nhé.– Bố niềm nở để bánh cùng với hai ly nước cam cho Yến và mẹ em.
- Cảm ơn anh - Mẹ Yến gật đầu nhẹ nhàng.
Bạch Yến thì lễ phép cảm ơn, cho thấy gia đình của họ rất gia giáo.
- Cảm ơn anh, chị cùng với mấy cháu đã giúp Yến trong thời gian cháu ở Việt Nam. – Bác trai thưa chuyện.
- Đâu có gì đâu anh, giữa cháu nó với thằng con tôi cũng là chỗ bạn học cùng lớp với lại ở nhà cũng có nhỏ bé con bạn của tôi nên kêu cháu nó qua ở cho vui nhà vui cửa. – Bố có vẻ hơi bị hớ thì phải.
- Cảm ơn anh ! – Nụ cười nở trên môi bác gái – Tôi cũng có nghe Yến nói lại hôm qua khi vừa về đến nhà. ? – Lúc này mẹ Bạch Yến lại đưa ánh mắt long lanh của mình nhìn tôi.
Tôi chợt giật bắn cả người khi bắt gặp ánh mắt ấy, tự nhiên mồ hôi trong cơ thể cũng tuông ra.
- Vậy à ! Thế anh chị không ở Việt Nam à ?
- Không anh! Chúng tôi ở Nhật Bản. – Bác trai tiếp chuyện cho đúng lễ nghĩa.
- Nhật Bản ? – Bố tò ngần.
- Chúng tôi là người Việt Nam nhưng gia đình của vợ tôi sống ở bên Nhật những năm 1945 và có truyền thống là con gái phải ở bên đấy. – Bố Bạch Yến giải thích.
- À ra vậy..anh chị dùng nước đi – Bố đưa tách trà lên.
Tôi cũng cầm tách trà lên để mời cho đủ lễ phép nhưng trong trí vẫn suy nghĩ..
- Thế chẳng khác nào Bạch Yến nữa cũng phải ở Nhật chứ không được ở Việt Nam hay sao ? – Tôi chợt thông minh đột xuất.
- Cạch - Tiếng để ly xuống mặt bàn làm cho tôi chợt bừng tỉnh.
Uống một ngụm nước trà vào để khỏi cho người ta nói thất lễ..
- Cháu với Yến học cùng lớp hả Minh Tâm ? – Giọng nói ngọt ngào của mẹ Bạch Yến, trong rất hiền hoà và thân thiện.
Đấy là điều làm cho tôi không lưu tâm nên…
- Dạ thưa phải ạ, hai đứa cháu còn là bạn thân nữa. – Tôi “ tự hào “ khi nói đến vấn đề của hai đứa vì đã suy nghĩ trước rồi. Nói là bạn thân nếu sau này họ phát hiện ra đứa tôi yêu nhau cũng không vấn đề gì, ranh giới giữa bạn thân và người yêu của nhau không xa là mấy, đấy là cách suy nghĩ chu toàn của tôi.
Nhưng chuyện đời nó đâu có dễ đến như thế, đâu có khi nào nằm trong sự tính toán trước của con người, sự việc diễn ra luôn đi theo tình huống ngược lại…
- Bạn thân ở mức nào vậy Tâm ? – Bác gái hỏi ngay cùng với đó là ánh mắt nhìn thẳng vào tôi.
- ÔI CÁI ĐỆCH – Tôi giật nảy cả người thốt thầm trong bụng