Sau Khi Bị Nghe Thấy Tiếng Lòng Ta Trở Thành Sủng Phi Của Hậu Cung


Phó Quốc Công bị Hoài Viễn Hầu oánh cho một trận, vừa về nhà lại nhìn thấy đệ đệ của nợ này, ông ta tức đến mức oánh cho Phó nhị gia thêm một trận nữa.

Phó nhị gia tự biết mình có lỗi không dám oánh lại, nhưng ông ta vẫn không phục lắm: "Đại ca, huynh và Hoài Viễn Hầu cũng thân thiết như huynh đệ ruột th ị t cơ mà? Cuối cùng huynh vẫn cắm cho ông ta một cái sừng đó thôi.

Dù sao chúng ta cũng là huynh đệ ruột th ị t, chảy chung dòng máo, nuôi con cháu trong nhà vẫn tốt hơn là nuôi con cho người ngoài còn gì."

"Loại lời này mà ngươi cũng nói ra được, đồ không biết x ấ u hổ, ta oánh chớt ngươi." Phó Quốc Công tức giận lại giơ tay định oánh.

Phó nhị gia sợ hãi, vội tránh đi: "Đại ca, huynh đừng tức giận, đệ không nói nữa, không nói nữa.

Hay thế này nhé, đệ sẽ đưa Lương Triết đi, lại sắp xếp cho nó ở bên ngoài không ở đây làm huynh khó chịu nữa, có được không?"

Phó Quốc Công biết thừa Phó nhị gia đang tính toán cái gì, ông ta cười lạnh một tiếng: "Ngươi nằm mơ đi."

Mẫn thị chỉ biết tranh giành ghen tuông, không thèm chăm lo dạy dỗ nhi tử cho thật tốt, hai đứa con trai trưởng của Phó nhị gia đều vô dụng.

Còn con thứ thì càng không đáng nói tới, dưới sự áp đặt của Mẫn thị chúng trở nên nhút nhát, giả dối, hai mặt.

Bây giờ Phó nhị gia biết Phó Lương Triết là con của ông ta, ông ta vô cùng mừng rỡ vì bỗng dưng có được một đứa con tài giỏi như vậy.

Tâm trạng của Phó Quốc Công vô cùng tồi tệ.

Tuy ông ta có rất nhiều con trai nhưng chẳng tìm ra nổi hai đứa xuất sắc.

Phó Quốc Công vốn là bậc thầy quản lý thời gian, rất bận rộn, ông ta có rất nhiều nhi tử nhưng không thể quan tâm chăm sóc hết được.

Thỉnh thoảng chúng được gặp ông ta một lần là may mắn lắm rồi, càng đừng nói đến việc cầm tay tận tâm dạy dỗ.

Bởi vậy những thứ tử này lớn lên tự do giống như cỏ dại.

Tính tình Lương thị rất tốt chưa từng cắt xén tiền sinh hoạt của bọn họ, còn mời thầy về dạy cho chúng.

Tuy nhiên, gia phong Phó gia vốn không tốt, lại không ai bỏ nhiều công sức đi quản lý chúng.

Trẻ con có tính tự chủ rất thấp, lâu ngày bị ảnh hưởng bởi những bậc trưởng bối tệ hại, hầu như tất cả bọn chúng đều nhiễm đủ thói hư tật xấu như chơi gái, oánh bạc khi mới mười mấy tuổi.

Trước kia Phó Quốc Công cũng không thèm quan tâm, dù sao chỉ cần trưởng tử của ông ta có tiền đồ là đủ rồi.

Còn những đứa con trai khác, Phó gia giàu có, nuôi thêm vài người ăn không ngồi rồi cũng chẳng sao.

Nhưng chuyện hôm nay như sét oánh ngang tai, trưởng tử mà ông ta đặt nhiều kỳ vọng lại không phải con ruột của ông ta.

Nếu bây giờ phải lựa chọn thế tử khác, cũng quá khó khăn.

Những đứa còn lại không đứa nào bằng một nửa Phó Lương Triết, đã thấy được cái tốt hơn thì ai còn muốn những thứ tệ hại kia chứ.

Hơn nữa tuy nói Phó gia phát đạt nhờ nữ nhân, nhưng Phó Quốc Công không phải là người không có tầm nhìn.

Ông ta biết rõ, nếu muốn kéo dài vinh hoa phú quý của Phó gia, ngoài việc trông cậy vào vị ở trong cung, Phó gia ở bên ngoài cũng phải có người thừa kế xuất sắc mới được.

Bây giờ ông ta đã hơn năm mươi tuổi, việc đào tạo người thừa kế mới hơi quá sức với ông ta, càng không thể gửi gắm cho các tiểu thiếp dạy dỗ.

Chủ mẫu đại phòng nhị phòng đều không còn, nếu ông ta lại cưới thêm thê tử ở tuổi này thì chỉ có những người mong muốn leo lên cao hơn mới đồng ý.

Chắc chắn những gia tộc gia phong thanh chính nghiêm cẩn, gia giáo nghiêm khắc sẽ không đồng ý.

Vì vậy ông ta lại rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan.

Giả vờ không biết cũng không được.

Lần này gây ra rắc rối lớn như vậy, chắc chắn chưa đến hai ngày các quan viên và dân chúng Kinh Thành đều sẽ biết.

Nếu ông ta cố chịu nhục nhã không làm gì cả, để Phó Lương Triết tiếp tục làm thế tử thì sau này người đời sẽ nhìn ông ta ra sao đây?

Phó Quốc Công đang rất mâu thuẫn.

Ở một nơi khác, Lương thị đã dọn ra khỏi phủ Phó Quốc Công, tối nay bà ta chuyển vào ở trong một căn nhà hồi môn, cách nhà mẹ đẻ của bà ta không xa.

Tòa nhà không lớn chỉ có hai dãy phòng, nội thất bên trong đơn giản có phần cũ kỹ, nhưng mọi thứ đều sạch sẽ như mới, chắc hẳn thường xuyên có người đến căn nhà này quét dọn.

Sắc mặt Phó Lương Triết trắng bệch, hắn ta im lặng đi theo sau Lương thị.

Hắn ta vẫn chưa thể tiếp nhận sự thật này.

Mẫu thân của hắn ta luôn đoan trang hiền thục, làm sao bà có thể lén lút qua lại với người khác, thậm chí người kia còn là nhị thúc của hắn ta nữa.

Lương thị không giải thích gì, bà ta chỉ mặc một bộ y phục màu trắng giản dị, sống lưng thẳng tắp, xách một chiếc đèn lồng trắng đi về phía trước.

Phó Lương Triết yên lặng đi theo sau bà ta, hắn ta nhận ra mẫu thân đã già rồi, mái tóc mai đã điểm bạc, dáng đi không còn thẳng như khi còn trẻ nữa.

Hắn ta cảm thấy nghèn nghẹn như có một mớ bông chặn lại, khiến hắn ta khó chịu không thể diễn tả thành lời.

Lương thị đi thẳng tới hậu viện, đẩy cánh cửa gian phòng cuối cùng bên trái ra.

Ở chính giữa bức tường trong căn phòng trống đặt một chiếc bàn thờ cổ kính màu đỏ sẫm, trước bàn thờ có một bài vị.

Khi Phó Lương Triết thấy rõ mấy chữ trên bài vị, con ngươi bỗng co rụt lại, sau đó hắn ta nhìn về phía Lương thị bằng ánh mắt kinh hoàng.


Lương thị không quay đầu lại, chỉ lấy khăn tay ra tỉ mỉ lau sạch bài vị, sau đó lại dịu dàng vuốt ve dòng chữ "Tiên phu Quý Diêu Bài Vị" trên bài vị, phía dưới có dòng chữ nhỏ ghi rõ "Thê Lương Thị Lập".

Một lúc sau, bà ta đặt bài vị xuống quay đầu nhìn Phó Lương Triết: "Quỳ xuống, dập đầu dâng hương cho phụ thân con."

Phó Lương Triết choáng váng không nói nên lời.

Rất lâu sau đó, hắn ta mới khàn giọng hỏi: "Mẫu thân, chuyện này...!Rốt cuộc đã x ả y ra chuyện gì?"

Thực ra chuyện cũ cũng không quá phức tạp.

Khi còn trẻ Lương thị có một biểu ca ở xa, hai người là thanh mai trúc mã, tình đầu ý hợp, đã sớm đính hôn, chỉ chờ đến lúc xuân về hoa nở kết tóc se duyên, ở bên nhau cả đời.

Ngày hai mươi hai tháng chạp năm ấy, Quý Diêu cưỡi ngựa đến nhà vị hôn thê tương lai tặng lễ, trên đường đi Quý Diêu gặp phải một nhóm công tử cưỡi ngựa phi như đin trên đường lớn.

Mấy hôm đó tuyết rơi dày, mặt đất trơn trượt khiến ngựa của Quý Diêu hoảng sợ suýt giẫm phải một đứa trẻ bên đường.

Để tránh đứa trẻ Quý Diêu đành phải ghìm chặt cương ngựa, nhưng việc làm này khiến con ngựa càng đin cuồng hơn, nó lao như đin, cuối cùng nó hất Quý Diêu xuống đất.

Quý Diêu ngã rất nặng, g ãy cả xương sống.

Đến khi Lương thị nghe tin chạy tới, thì Quý Diêu đã trút hơi thở cuối cùng.

Người bất chấp luật lệ triều đình, dẫn đầu đám công tử phóng ngựa chạy như đin trên phố lúc ấy chính là Phó Quốc Công.

Vụ tai nạn này khiến hai người chớt, tám người b ị th ương nhưng thủ phạm lại không phải chịu bất cứ hình phạt nào, thậm chí thủ phạm còn không thèm xuất hiện, chỉ phái quản gia đến ra mặt thay.

Quý gia không cam tâm, họ đến phủ Kinh Triệu cáo trạng, nhưng kết quả lại là Quý phụ bị giáng chức và điều đi nơi khác.

Các nhà còn lại hoặc là nhận bạc của Phó gia để không truy cứu chuyện này nữa, hoặc là cũng bị trục xuất khỏi Kinh Thành.

Mất đi người yêu, Lương thị vô cùng đ a u đớn.

Càng tồi tệ hơn là đầu năm sau bà ta phát hiện mình đã mang thai, nhưng vị hôn phu lại không còn nữa.

Mặc dù phong tục Đại Ung khá cởi mở, nhưng một nữ tử chưa xuất giá mà đã có con cũng không phải là chuyện vẻ vang gì.

Đúng lúc này Phó gia đến cầu hôn, Lương thị không do dự quá lâu nhanh chóng đồng ý.

"Bọn họ hại chớt cha của con, thì phải trả lại cho con một người cha, bảo vệ con đến khi con trưởng thành."

"Còn Phó nhị gia, chỉ để đề phòng thôi, nếu ngày nào đó Phó Quốc Công phát hiện ra con không phải con ruột của ông ta thì có thể đổ tội cho Phó nhị gia.

Ông ta ngoo ngốc hơn Phó Quốc Công nhiều, cũng dễ lừa hơn."

Hóa ra sự thật lại tàn khốc đẫm máo như vậy.

Phó Lương Triết cắn chặt môi dưới, cảm giác khó chịu không thể nói thành lời.

Nhận giặc làm cha hai mươi mấy năm, trong chốc lát hắn ta thật sự không thể chấp nhận được.

Lương thị bình tĩnh nói hết tất cả, rồi mới ngẩng đầu nhìn Phó Lương Triết: "Hôm nay ta đưa con đến đây, chỉ muốn nói cho con biết thân phận và lai lịch của con.

Tình hình hiện tại của con không được tốt cho lắm, vi nương có lỗi với con, ngày mai con hãy xin đi nơi khác đi."

Mặc dù trong lòng Phó Lương Triết đang tràn ngập cảm giác cay đắng, vô cùng khó chịu.

Nhưng hắn ta biết rằng, Lương thị cảm thấy khó chịu hơn hắn ta rất nhiều.

Ban đầu mẫu thân đồng ý gả cho Phó Quốc Công, gả vào Phó gia, một phần là vì trả thù, một phần là vì hắn ta.

Nếu không làm vậy, việc mẫu thân mang thai trước khi xuất giá sẽ hủy hoại danh tiếng của bà, đến lúc đó bà sẽ phải làm gì để nuôi dưỡng con trai? Phải làm thế nào mới mời được danh sư về dạy dỗ con trai đây?

Phó Quốc Công quá bận rộn, không thể dành nhiều thời gian cho gia đình, cho dù Phó Lương Triết là trưởng tử được coi trọng nhất cũng không thường xuyên được gặp Phó Quốc Công.

Vì vậy, tình cảm của Phó Lương Triết dành cho Lương thị sâu sắc hơn Phó Quốc Công rất nhiều.

Nếu phải chọn lựa giữa mẫu thân và Phó Quốc Công thì hắn ta sẽ không do dự mà chọn mẫu thân.

Phó Lương Triết hít một hơi thật sâu rồi nói: "Mẫu thân, người hãy rời khỏi Kinh Thành với con, chúng ta sẽ đi thật xa."

Lương thị lưu luyến vuốt ve bài vị: "Con có tấm lòng hiếu thảo như vậy, vi nương rất vui.

Nhưng mà nương không đi đâu đâu, cha con chớt ở con đường cách đây không xa, nương muốn ở lại bầu bạn với ông ấy.

Tòa nhà này vốn là hôn phòng mà tổ phụ tổ mẫu con chuẩn bị cho chúng ta, khi hai người họ rời khỏi Kinh Thành, tổ mẫu con quyết định giao nơi này cho nương.

Từ nay đây sẽ là nhà của nương, con đi đi."

"Con không đi, trừ khi mẫu thân đi cùng với con." Đôi mắt Phó Lương Triết đã đỏ hoe.

Đường Thi nhìn thấy cảnh này thì cảm thấy vô cùng khó chịu, nàng quay sang than phiền với Qua Qua.

【 Hu hu hu, Lương thị quá đáng thương.

Bà ta vốn nên có một đoạn nhân duyên tốt đẹp, có mẹ chồng hiền từ, nhi tử thông minh, hiếu thuận, có tiền đồ.

Nhưng tất cả những thứ này đều bị tên cặn bã Phó Quốc Công kia hủy hoại hết.




Ngoại trừ trường hợp đặc biệt, không ai được phép giục ngựa chạy như đin trên đường phố ở Kinh Thành.

Đáng ra hành vi này của Phó Quốc Công phải bị xử phạt giống như tội uống rượu lái xe gây tai nạn chớt người ở hiện đại, nhất định phải bị xử lý theo pháp luật.

Vì Phó gia có quyền có thế hơn Quý gia và Lương gia, nên ông ta có thể thoát khỏi sự trừng phạt của pháp luật, ung dung ngoài vòng pháp luật.

Lương thị sao có thể không hựn được?

Ông ta hủy hoại cả cuộc đời của Lương thị, nên Lương thị cũng phải mang người thừa kế xuất sắc nhất của Phó Quốc Công đi, lên kế hoạch để phủ Phó Quốc Công phải nuôi con trai cho bà ta.

Đây chính là báo ứng.

Sau khi biết nguyên nhân mấy người Thục Phi cũng đồng cảm với Lương thị.

Vì chuyện này mà tâm trạng của mọi người đều có vẻ suy sụp, đến cả Đường Thi cũng không còn hứng thú ăn dưa nữa.

Thấy nàng không tiết lộ thêm thông tin, sau khi dùng bữa xong, Thiên Hành Đế giữ An Tần ở lại, còn bốn người khác tự về cung của mình.

Sau khi mọi người rời đi, Thiên Hành Đế viết một bức mật thư, phái người đưa ra ngoài giao cho Lương thị.

Ngày hôm sau, trên triều đình, Thiên Hành Đế hạ lệnh điều Phó Lương Triết đi Giang Nam, lập tức xuất phát.

Còn Lương thị ở lại kinh thành, ban ngày đến khu cứu trợ để giúp đỡ.

Khi Phó Quốc Công nhận được tin tức, ông ta đã theo loan giá của Thái Hậu rời khỏi Kinh Thành, cho dù ông ta quay ngựa trở lại ngay lập tức cũng không kịp.

Ông ta đành an ủi chính mình, bị điều ra ngoài ba năm cũng tốt, chờ chuyện này lắng xuống rồi lại xem xét tình hình.

Nếu trong mấy đứa con còn lại của ông ta có người phù hợp thừa kế tước vị Quốc Công hơn thì càng tốt, nếu không đành chờ mọi chuyện qua đi lại đến gặp Hoàng Đế xin đón Phó Lương Triết về là được.

Ông ta tính toán kỹ lưỡng, lại không hề hay biết rằng Phó Lương Triết vốn không phải là con cháu Phó gia, càng không có khả năng trở về nữa.

Không ngoài dự đoán, An Tần lại ở Thừa Càn cung một đêm nữa.

Ngày hôm sau, Thiên Hành Đế lại thưởng cho An Tần một đống đồ như thường lệ, tơ lụa, trang sức vàng bạc, cần cái gì là có cái đó.

Nhưng lần này Đường Thi không hâm mộ chút nào.

Kiếm tiền nhưng cũng phải có mạng để tiêu chứ, không thấy hôm qua Thái Hậu đã nhắm tới An Tần rồi à? Nếu không phải Thiên Hành Đế còn chút trách nhiệm, từ chối yêu cầu của Thái Hậu, có lẽ giờ này An Tần đã phải theo đến hành cung để hầu hạ Thái Hậu rồi, có thể quay lại hay không cũng khó nói.

Mối quan hệ giữa Thái Hậu và Thiên Hành Đế tưởng chừng rất tốt, nhưng thực tế giữa hai người họ lại có một mối thù sâu đậm, An Tần càng được "sủng ái" thì có lẽ sau này càng phải chịu nhiều đ a u khổ hơn.

Làm phông nền mờ nhạt vẫn tốt hơn, an nhàn tự tại.

Đường Thi càng quyết tâm hơn, kiên quyết không đến gần Thiên Hành Đế, chắc chắn phải tránh xa hắn ra.

Nàng phải học tập Chu Tài nhân, khi ở bên ngoài phải trầm mặc ít nói, cố gắng giảm bớt cảm giác tồn tại của mình, tận dụng tối đa những gì có thể tận dụng.

Trong hai ngày tiếp theo, hiếm khi thấy Thiên Hành Đế không triệu gọi các phi tử đến làm bạn.

Có kỳ nghỉ, Đường Thi thích thú nằm dài trong cung của mình, mọi thứ đều rất tốt.

Chỉ có một điều không thể quen nổi đó là chất lượng các bữa ăn giảm xuống rõ rệt, thua xa những món ăn ngon ở Thừa Càn Cung.

Nàng đã ăn quen những món ngon ở Thừa Càn Cung rồi, nên bây giờ nàng cảm thấy thức ăn trong cung của mình chẳng khác nào thức ăn cho heo, từ xa hoa chuyển sang tiết kiệm chẳng dễ dàng chút nào.

Đường Thi khóc không ra nước mắt, nàng hết hứng thú ngồi ăn dưa luôn gòi.

Ba ngày sau, Thiên Hành Đế lại triệu kiến các nàng đến "bầu bạn" với An Tần, nước miếng của Đường Thi lập tức chảy ròng ròng.

Nàng vừa bước chân vào Thừa Càn cung đã thầm cảm thán.

【 Qua Qua, ta nhớ điểm tâm ở Thừa Càn cung quá, ăn ngon lắm luôn á.

Đãi ngộ của cẩu Hoàng Đế tốt thật đấy, nhưng hắn lại không ăn nhiều, thật là lãng phí.



Thiên Hành Đế đã quen với việc này, thậm chí hắn còn cười nhạt nghiêng đầu dặn dò Đông Lai: "Bảo Ngự Thiện Phòng chuẩn bị thêm một ít điểm tâm, làm thêm món ăn cho bữa trưa nữa, có hải sản không?"

Thời tiết lạnh dần, thu hoạch của ngư dân cũng ít đi rất nhiều.

Đông Lai chỉ có thể nói: "Có, nhưng ít hơn trước đây một chút ạ."

Thiên Hành Đế gật đầu: "Vậy cứ đưa hết vào bữa trưa hôm nay đi."

Sau đó hắn dẫn các quan đại thần vào Ngự Thư Phòng nghị sự.

Vấn đề được thảo luận nhiều nhất vẫn là bệnh dịch hạch.

Mặc dù triều đình đã phòng ngừa kịp thời không để dịch hạch lây lan rộng rãi, nhưng dịch bệnh cũng không thể bị tiêu diệt trong vài ngày.


Trước mắt chỉ có thể nói dịch bệnh chưa lan rộng và vẫn đang nằm trong tầm kiểm soát, số người lây nhiễm và số người chớt đều đang giảm dần.

Đây là một quá trình dài, đầy khó khăn.

May mắn thay, mọi việc vẫn đang diễn ra một cách có trật tự.

Sau khi giải quyết xong vấn đề dịch hạch, Thiên Hành Đế và các đại thần lại được ăn một quả dưa nho nhỏ.

Quả dưa này là tranh chấp giữa Hoài Viễn Hầu và Hồng Quốc Công.

Hai bên đang tranh cãi về vấn đề bồi thường, trước đó Hoài Viễn Hầu đã bỏ ra một trăm vạn lượng bạc bồi thường, nhưng đám người Hồng Quốc Công vẫn không chịu nể mặt.

Hồng Quốc Công đã lớn tuổi, không giữ chức vụ quan trọng gì trong triều.

Nếu như không có chuyện gì thì ngày nào ông ta cũng chạy đến phủ Hoài Viễn Hầu đòi bạc, khiến phủ Hoài Viễn Hầu náo loạn hết cả lên, vô cùng náo nhiệt.

Đường Thi muốn nói, lão già này thật thú vị.

Hồng Quốc Công là một người thích tạo niềm vui cho người khác, ông ta không chỉ biết tự tạo niềm vui mà còn giỏi tìm kiếm niềm vui.

Nếu có cơ hội xuất cung, Đường Thi rất muốn đi xem ông ta chửi đổng.

Hiện tại, hai bên vẫn chưa giải quyết dứt điểm vấn đề này.

Thiên Hành Đế không định can thiệp vào chuyện này, có lẽ hắn cũng rất vui khi thấy mấy người Hồng Quốc Công cắn được một miếng th ị t trên người Hoài Viễn Hầu.

Thiên Hành Đế và các đại thần đều biết rõ chuyện này, vì vậy họ chỉ lắng nghe vài câu rồi tiếp tục bàn bạc chính sự.

Sắp đến giữa trưa, các đại thần đang chuẩn bị cáo lui thì nhìn thấy Cát Kinh Nghĩa vào cung với vẻ mặt khổ sở, còn có hai ông lão đi theo sau ông ta.

Một người là hòa thượng đầu trọc, người còn lại mặc mãng bào, mặt mày nhăn nhó giống như có ai thiếu tiền ông ta ấy.

Vừa bước chân vào Ngự Thư Phòng, ông lão mặc mãng bào đã giận dữ tố cáo với Thiên Hành Đế: "Hoàng Thượng, ngài phải lấy lại công bằng cho hoàng thúc.

Con lừa trọc Huệ Thanh này dám lừa bịp tống tiền vi thần, ông ta dám gây rối ở phủ của vi thần, khiến vi thần bị người khác cười nhạo."

Hòa thượng Huệ Thanh có vẻ ngoài đặc trưng của một người xuất gia, khuôn mặt hiền hòa từ bi, tạo thành sự tương phản với khuôn mặt dữ dằn của ông lão mặc mãng bào.

Ông ta bình thản hành phật lễ: "Hoàng Thượng, bần tăng không lừa gạt An Vương Điện hạ."

An Vương là đường thúc của Thiên Hành Đế, năm nay đã ngoài sáu mươi, là nam nhân có bối phận cao nhất trong hoàng thất.

Bình thường An Vương không tham gia vào việc triều chính, cũng hiếm khi vào cung, sống an nhàn trong vinh hoa phú quý, nhưng không biết vì sao hôm nay ông ta lại có liên quan đến hòa thượng chùa Tấn Bình.

Thiên Hành Đế nhìn về phía Cát Kinh Nghĩa hỏi: "Đã x ả y ra chuyện gì?"

Cát Kinh Nghĩa chậm rãi giải thích.

Việc này phải nói từ sở thích của An Vương.

An Vương tuy đã lớn tuổi nhưng tâm hồn vẫn còn trẻ trung lắm, không thể ngồi yên một chỗ.

Ông ta còn thường xuyên cải trang ra ngoài, lại khá khiêm tốn kín đáo, khi ra ngoài chỉ dẫn theo hai tùy tùng.

An Vương không có thói quen tiêu xài hoang phí, cũng không ham mê tửu sắc, sống đến tuổi này ông ta cũng chỉ cưới hai thê tử, dưới gối cũng chỉ có ba đứa con.

Nữ nhân ít, hài tử ít nên chi tiêu cũng ít, vì vậy phủ An Vương nổi tiếng giàu có.

An Vương thích làm từ thiện, thấy ăn mày áo rách quần manh, ông ta sẽ cho tiền; thấy một đứa trẻ đói lả bên đường, ông ta sẽ mời nó vào ăn cơm.

Ông ta nổi tiếng hào phóng dễ gần, cả Kinh Thành đều biết ông ta có thói quen này.

Thỉnh thoảng không mang theo bạc, ông ta sẽ ghi nợ với chủ quán, ngày hôm sau sẽ phái người trả gấp mười lần số bạc đã mượn.

Các thương gia cũng quen với chuyện này, cho nên mỗi khi An Vương mở lời họ đều sẵn sàng cho ông ta nợ.

Hai ngày nay, khu vực thành Đông bị canh giữ nghiêm ngặt không cho phép ai rời khỏi, các khu vực khác đã cho phép dân chúng ra ngoài.

Bỗng nhiên có rất nhiều ăn mày tóc tai bù xù, quần áo bẩn thỉu xuất hiện ở chùa Tấn Bình.

Đúng lúc An Vương cũng có mặt ở đó, ông ta thấy những đứa trẻ này phải đi chân trần, mặc quần áo rách rưới giữa mùa đông giá rét, chúng lạnh đến mức mặt mày tái xanh, nước mũi chảy ròng ròng.

An Vương động lòng trắc ẩn, đầu tiên ông ta bảo người trong chùa nấu cháo nóng cho những đứa bé này.

Sau đó An Vương lại hỏi tiểu hòa thượng trong chùa có vật gì chống lạnh không?

Tiểu hòa thượng nói vài ngày trước một phú thương Giang Nam đã vận chuyển một lô vải tốt đến đây, có tới vài ngàn cuộn.

Số vải này tạm thời được gửi ở trong chùa, chờ tìm được người mua phù hợp sẽ chuyển đi.

Vừa nghe thấy vậy, An Vương đã hào phóng bày tỏ rằng ông ta sẽ mua hết số vải này để tặng cho những đứa trẻ.

Mọi người đều biết An Vương rất hào phóng, chắc chắn giá cả ông ta đưa ra sẽ không thấp.

Vì vậy Huệ Thanh mới đồng ý thay phú thương kia, ông ta ra lệnh cho các hòa thượng trong chùa mang vải ra vui vẻ phát cho mấy trăm đứa trẻ ăn xin này, mỗi đứa nhận được hai ba cuộn vải.

Phát vải xong, Huệ Thanh chờ phủ An Vương đưa bạc tới.

Ai ngờ, đợi ròng rã cả một ngày vẫn không thấy người phủ An Vương đến.

Huệ Thanh đứng ngồi không yên, dù sao đây cũng là hàng hóa phú thương kia nhờ ông ta trông coi gửi bán, một ngày không nhận được tiền thì ông ta không thể yên tâm nổi.

Thế là Huệ Thanh dẫn một tiểu hòa thượng đến phủ An Vương đòi tiền.

Không ngờ phủ An Vương vốn nổi tiếng hiền lành hào phóng lại trở mặt, không chịu thừa nhận chuyện này.

Huệ Thanh luống cuống, bởi vì đây là hàng ngàn cuộn vải tốt được vận chuyển từ Giang Nam đến Kinh Thành, hai nơi cách nhau mấy nghìn dặm.

Chỉ riêng chi phí đã tốn hai đến ba lượng bạc một cuộn, đây không phải là con số nhỏ.

Nếu không thu được tiền, ông ta phải ăn nói với phú thương kia thế nào đây?


Vì vậy ông ta cố nán lại ở phủ An Vương, kiên quyết đòi gặp An Vương.

Nghe đến đó, An Vương tức giận nói tiếp: "Hoàng Thượng minh giám, tuy hôm qua vi thần có ra khỏi thành nhưng vi thần không hề đến chùa Tấn Bình, lại càng không có chuyện bảo Huệ Thanh phân phát hàng ngàn cuộn vải cho ăn mày."

Cát Kinh Nghĩa đau đầu nói: "Đây chính là điểm mâu thuẫn trong lời khai của An Vương và Huệ Thanh.

An Vương kiên quyết phủ nhận việc hôm qua ngài ấy đã đến chùa Tấn Bình, nhưng Huệ Thanh và những khách hành hương hôm qua đều khẳng định đã từng gặp An Vương ở chùa."

Hai bên giằng co không ai nhường ai, An Vương lại cứng đầu không chịu thừa nhận.

Thân phận của An Vương khá đặc biệt, Cát Kinh Nghĩa cũng không thể dụng hình với ông ta.

Vừa hay An Vương kêu gào muốn gặp Hoàng Thượng, Cát Kinh Nghĩa bèn dẫn bọn họ vào cung nhờ Thiên Hành Đế phân xử.

Thiên Hành Đế hiểu, thật ra Cát Kinh Nghĩa có xu hướng tin tưởng Huệ Thanh hơn.

Bởi vì, hôm qua trong chùa có rất nhiều khách hành hương.

Cát Kinh Nghĩa đã phái người đi điều tra, tất cả mọi người đều nói đã từng gặp An Vương, còn thấy An Vương tỏ vẻ thương xót đám ăn mày kia.

Nhưng An Vương không thừa nhận, Cát Kinh Nghĩa cũng không biết làm sao, đành phải tiến cung.

Đường Thi nghe hết câu chuyện, thấy chuyện này rất thú vị, nàng bắt đầu nói chuyện với Qua Qua.

【 Cát đại nhân luôn phá án theo đúng trình tự, nếu ông ta đã điều tra rõ ràng thì chắc chắn người sai là An Vương.

Có khi nào An Vương thấy số tiền quá lớn, nên muốn trốn tránh trách nhiệm? 】

An Vương giật mình khi nghe thấy một giọng nữ xa lạ, ông ta nhìn xung quanh lại không nhìn thấy ai cả.

Trong Ngự Thư Phòng của Hoàng Đế cũng không có cung nữ nào hầu hạ, vậy giọng nói đó phát ra từ chỗ nào? Ông ta đang định hỏi thì giọng nói kia lại vang lên.

【 Qua Qua, ngươi biết đã xảy ra chuyện gì không? 】

Qua Qua ra hiệu cho Đường Thi: 【Ngươi tự xem đi, rất thú vị đấy.



Nếu Qua Qua nói chuyện này rất thú vị, thì chắc chắn nó rất thú vị.

Đường Thi càng hào hứng hơn, vội vàng lật xem tin sốt dẻo.

Giọng nói này đột nhiên xuất hiện rồi lại nhanh chóng biến mất.

An Vương cảm thấy kỳ lạ, nhưng thấy hoàng đế và Cát Kinh Nghĩa không phản ứng gì, ông ta bắt đầu nghi ngờ mình nghe nhầm nên không cố gắng tìm tòi nghiên cứu thêm nữa.

Ông ta tức giận nói: "Cát Kinh Nghĩa ngươi có ý gì? Ý của ngươi là bản vương muốn quỵt nợ đúng không? Bản vương ở Kinh Thành bao nhiêu năm, chưa bao giờ làm chuyện thiếu phẩm cách như thế."

Nhưng chứng cứ bày ra trước mắt.

Cát Kinh Nghĩa cười khổ: "An Vương điện hạ, vi thần không nhằm vào ngài, hôm nay Hình bộ đã tra hỏi hơn sáu mươi khách hành hương đến chùa Tấn Bình hôm qua, họ đều nói từng gặp ngài ở đó.

Lúc chùa Tấn Bình phát vải, ngài cũng có mặt ở đó."

An Vương tức giận đến nỗi mặt mũi méo xệch: "Ta đã nói không phải ta, không phải ta, tại sao các ngươi lại không tin chứ? Huệ Thanh mắt mờ, nhìn nhầm người, bớt đổ lên đầu bản vương đi."

"A Di Đà Phật, người xuất gia không nói dối.

An Vương điện hạ, những gì bần tăng nói đều là sự thật, không có nửa câu giả dối." Huệ Thanh lại hành phật lễ.

Một mình Huệ Thanh có thể nhận nhầm, nhưng không thể có chuyện cả chục người đều nhận nhầm như thế được.

An Vương tức giận đến mức bật cười: "Chẳng lẽ bản vương có thể phân thân à? Ta nói chưa từng đến đó là chưa từng đến đó."

"Vậy An Vương có thể nói cho vi thần biết hôm qua ngài đã đi đâu không? Có nhân chứng không?" Cát Kinh Nghĩa đổi hướng.

An Vương ấp úng không trả lời ngay, một lúc lâu sau mới nói: "Ngươi quản chuyện ta đi đâu làm cái gì? Tóm lại là ta không đến chùa Tấn Bình, sau này cũng không đến cái chỗ chớt tiệt đó nữa."

Xem cái bộ dạng này đi, ai mà tin nổi chứ?

Đường Thi đang xem hiện trường phát sóng trực tiếp của Qua Qua, cũng thấy hơi tò mò.

Nàng bỏ qua tin tức đang xem dở, nhanh chóng đi kiểm tra xem hôm qua An Vương đã đi đâu, kết quả tra được khiến nàng suýt bật cười thành tiếng.

【 Há há há há, không ngờ An Vương già đầu rồi mà còn có sở thích này, thảo nào ông ta ngại nói ra.



An Vương có sở thích gì không tiện nói ra hử?

Tất cả mọi người nhìn chằm chằm An Vương.

An Vương đỏ mặt, bất chấp tất cả thừa nhận: "Bổn vương thừa nhận hôm qua đã đến chùa Tấn Bình, mấy cuộn vải đó đều là do ta phát, được chưa? Ta đưa tiền là được rồi chứ gì."

Nghe đến đây, Đường Thi không nhịn cười được nữa.

【 Cười chớt mất, An Vương già đầu rồi mà còn trẻ trâu như vậy.

Ông ta thích thi đá cầu với người khác, nhưng lại phải giữ gìn hình tượng của một Vương Gia, không tiện để người khác biết.

Vì vậy, ông thường xuyên cải trang ra ngoài thành tìm trẻ con thi đá cầu.



【 Ngày hôm qua ông ta không đến chùa Tấn Bình mà đến thôn Kê Minh, phương hướng đi đến hai nơi này hoàn toàn trái ngược nhau.

Ông ta đến đó thi đá cầu với ba đứa bé mũi chảy thò lò mặc quần thủng đuýt, ông ta thua hết ván này đến ván khác, còn phải gọi mấy đứa nhóc đó là đại ca, ha ha ha.





Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận