Vài vị cô nương ngồi cùng một bên thấy cảnh này, thế mà không hẹn lại cùng đứng dậy, nhường chỗ.
Cố Phù cứ như vậy bị buộc phải xuất đầu lộ diện, để người bên phía nam đình nhìn rõ ràng.
Mấy vị thiếu niên tùy tiện làm thơ trước đó đỏ mặt, những người khen hay cũng im bặt, không lâu sau nam đình cũng đi theo vết xe đổ của nữ đình, từng người đều bắt đầu vắt óc suy nghĩ, nửa bài thơ sau nên tiếp như thế nào mới có thể tương xứng với mỹ nhân trước mắt
Trong lúc đó Cố Phù như đứa trẻ đáng thương bị bỏ rơi, ngồi bơ vơ trên chỗ ngồi của mình, để hai bên quan sát tham khảo.
Người hầu của phủ Lâm An Bá còn thay nàng đổi bát đĩa cốc chén trên bàn, điểm tâm cũng được dọn lên cái mới.
Cố Phù cạn lời, muốn đứng dậy trở về chỗ cũ, cô nương nhỏ tuổi kia lại chạy ra, nũng nịu với nàng, cầu xin nàng ngồi thêm một lát.
Cố Phù véo má tiểu cô nương, cảm giác làn da mềm mại, tạm thời đồng ý.
Ở đây Cố Phù không khỏi một lần nữa cảm tạ bản thân mặt dày, nếu không thì thật sự không chịu nổi.
Sau đó cuối cùng cũng có người tiếp được nửa bài thơ sau, khiến cho những người trong hai đình đều vỗ tay khen hay, không khí thơ hội cũng theo đó mà sôi nổi hơn.
Mọi người có mặt đều biết, sau hôm nay, danh tiếng của Cố gia nhị cô nương cùng với Tùy Trang của nàng sẽ cùng với bài thơ này truyền ra khỏi phủ Lâm An Bá, trở thành một giai thoại khác khiến người ta kể lại hăng say.
Trong lòng Cố Phù không hề gợn sóng, chỉ muốn hỏi có gương không.
Nàng trở về bên cạnh Mục Thanh Dao, quả nhiên hỏi Mục Thanh Dao vấn đề này, như đã chuẩn bị sẵn, Mục Thanh Dao lấy ra từ trong tay áo một chiếc gương đồng to bằng bàn tay.
Cố Phù qua gương đồng, nhìn thấy dáng vẻ của mình lúc này—— Vẫn là khuôn mặt đó, nhưng hình dáng lông mày được vẽ cực kỳ mảnh và cong, khóe mắt dùng đá xanh vẽ ra độ cong nhếch lên, son môi không tô đầy môi, mà trước tiên dùng phấn mỏng phủ lên, sau đó dùng son màu sắc tươi tắn tô ra hình dáng đôi môi nhỏ nhắn.
Tuy nhiên đây chỉ là chi tiết, trên má, giữa mày, trán, khóe mắt, khóe môi của Cố Phù đều được trang trí bằng ngũ sắc vân mẫu, cực kỳ diễm lệ phức tạp.
Người kinh đô thế mà lại thích kiểu trang điểm như vậy sao?
Cố Phù có chút không hiểu, bởi vì trong ấn tượng của nàng, kinh thành lưu hành đều là những kiểu trang điểm thanh nhã, sao đột nhiên lại thích kiểu nặng nề như vậy?
Rất lâu sau Cố Phù mới biết, Bắc Cảnh tuy vẫn chưa tính là thái bình, nhưng trừ Bắc Cảnh ra, khắp nơi đều là một cảnh tượng tươi tốt phồn vinh, càng có các bộ tộc tiểu quốc bên ngoài Đông Cảnh giao thương với Đại Dung, thương lữ nối đuôi nhau đổ vào kinh đô, khiến cho kinh đô ngày càng phồn hoa, các thế gia đại tộc cũng theo đuổi hưởng thụ, phong khí nhàn nhã xa hoa bắt đầu hiển lộ.
Kiểu trang điểm thanh nhã trước kia cũng không thể thỏa mãn các nữ tử kinh đô nữa, bọn họ bắt đầu theo đuổi kiểu dáng diễm lệ hơn, nhưng khuynh hướng thẩm mỹ lưu hành từ thời tiền triều sao có thể thay đổi trong một sớm một chiều, cho nên các cô nương dù có quá đà, cũng chỉ là lôi phấn hồng và cách vẽ má lúm đồng tiền của tiền triều ra, thay đổi cách sử dụng.
Cho đến trước đó không lâu, Thụy Dương trưởng công chúa khi tham gia yến tiệc đã dán trân châu vào nơi vốn nên vẽ hoa điền (*), phấn hồng và má lúm, sáng tạo ra trang điểm kiểu trân châu, nhất thời thịnh hành ở kinh đô, khiến cho các nữ tử hậu trạch đua nhau bắt chước.
(*) Hoa Điền là một loại hoa văn trang trí dùng để trang điểm trên mặt của phụ nữ thời xưa.
Vẽ Hoa Điền thường dùng 3 màu sắc chủ yếu là: đỏ, xanh và vàng, trong đó màu đỏ là màu được dùng phổ biến nhất.