"Thấy nai"
Thôn Chử Đình chăn nuôi heo Trà Hương càng ngày càng nổi danh, sau khi Tri châu nghe được điều này còn khen Huyện lệnh Thượng Nhiêu và Lý chính trong thôn.
Thê tử Huyện lệnh Thượng Nhiêu từng đề cập về khí trời ở thôn Chử Đình dưỡng người, chỉ là hắn đã nhanh chóng quên mất điều này, hiện tại nghe quan trên khen hắn làm tốt, hắn mới lại nhớ đến, nên cùng thê tử, Chủ bộ nha môn cùng đến thôn Chử Đình trước.
(Chủ bộ: chức quan phụ trách văn thư, sổ sách, quản lý con dấu.
trực thuộc dưới quyền quan lại các cấp, như chức thư ký ở hiện đại)
Xe ngựa của nữ quyến đi ở phía trước, Huyện lệnh và Chủ bộ cưỡi ngựa đi phía sau.
Chủ bộ vừa thị sát, vừa cầm sổ sách tô thuế hai năm qua báo cáo với Huyện lệnh: "Năm trước thôn Chử Đình thu hoạch không tệ, năm vừa rồi tiền mạ non còn thiếu cũng đã bổ sung, nghe nói đều là vì heo Trà Hương bán được giá.
Còn không ít hộ trà viên đều muốn mua đất ở đây để trồng trà, thuế trà thu được cũng là từ thôn Chử Đình là chính..."
Huyện lệnh thấy bá tánh bận rộn dưới đồng, trên hai bên bờ ruộng là bóng dáng nhóm hài đồng đang cười đùa ầm ĩ, trên mặt cũng không khỏi toát lên vẻ tươi cười, nói: "Tứ lang Kỳ gia và Chu tiểu nương tử này cũng thật đúng là một đôi phu thê kỳ quái!"
Chuyện heo Trà Hương do Kỳ tứ lang làm ra đã sớm huyên náo ồn ào, thậm chí hắn còn tính lấy heo Trà Hương làm thành cống phẩm, đưa vào kinh.
Còn có tiểu thư Chu gia tạo ra trà Chử Đình Hồng, lúc đó hắn cũng có ý đồ thu về làm sở hữu của quan trà viên.
Thôn Chử Đình tạo ra được hai loại đặc sản mà cố tình lại là do cùng một đôi phu thê tạo ra, nói trùng hợp thì chẳng thà nói là cường cường liên thủ, thu hút tương hỗ.
Trên một đường đến đây bọn họ còn có thể thấy đồ phu đến mua heo và nhóm trà thương đến trà viên Chu gia mua trà, một con đường bằng phẳng đều bị giẫm ra không ít vết lõm.
Huyện lệnh thở dài: "Đường này vẫn nên sửa lại một chút mới tốt, hẹp lắm rồi!"
Cũng không ngờ, trước kia thôn Chử Đình cũng không phải là một thôn lớn, không có đại hộ hào môn hỗ trợ sửa đường, quan lại tu sửa cũng chỉ có lệ.
Hiện thời người đến, xe đi lui đến không dứt, cho nên mới có vẻ nhỏ hẹp và tả tơi thế này.
Huyện lệnh để nữ quyến đi du ngoạn trước, hắn cho người đi tìm nhóm Lý chính trong thôn, chỉ là khi nhóm tôi tớ trở lại thì chỉ có hơn hai người ở đây, số còn lại dường như đều ở biệt trang Kỳ gia.
Huyện lệnh buồn cười nói: "Từ lúc nào thì Kỳ tứ lang này đã có lực hiệu triệu vậy rồi? Ta cũng đến hội hợp náo nhiệt xem!"
Đi đến biệt trang Kỳ gia, không cần cải trang vi hành, tôi tớ Kỳ gia đã nhận ra hắn đến đây, sau khi thông báo thì rất khách khí mời hắn và Chủ bộ vào trong.
Mọi người đang nói chuyện ở công đường đều kinh ngạc đứng lên nghênh đón Huyện lệnh và Chủ bộ, không biết sao đột nhiên bọn họ lại chạy đến đây.
Huyệnh lệnh thấy nhóm Lý chính đều có chút khẩn trương, còn dè dặt cẩn trọng, nên nói: "Các vị không cần khẩn tưởng, hôm nay ta đi theo thê tử ra ngoài Đqạp thanh, chỉ là một bá tánh bình thường, các ngươi cứ tiếp tục thảo luận công sự đi."
Tuy rằng thái độ hắn bình thản, nhưng mọi người cũng không thể xem hắn như một bá tánh bình thường được, nên nói chuyện bọn họ đang thảo luận cho Huyện lệnh nghe, xin Huyện lệnh cho quyết định.
Thì ra là sau khi Kỳ Hữu Vọng hợp tác cùng thôn dân chăn nuôi heo, tiếp đó lại đưa ra không ít ý kiến để kiến thiết cho thôn Chử Đình.
Tuy rằng Lý chính có nhiệm vụ thu thuế má, quản lý hộ dịch sai dịch trong thôn, nhưng đặt ở hiện tại thì phải là Thôn ủy, cho nên nếu thôn phát triển có thể giảm bớt gánh nặng cho bọn họ, cũng giúp cho thôn bọn họ tăng thêm danh vọng.
Kỳ Hữu Vọng muốn để thanh danh thôn Chử Đình không chỉ hạn chế trong Tín Châu, tỷ như làm cho thôn Chử Đình lớn mạnh không thua gì quê hương của danh trà như Phù Lương, Bắc Uyển Kiến An, để khi người khác nhắc đến Hồng trà hay heo Trà Hương thì sẽ nghĩ ngay đến thôn Chử Đình.
Đồng thời, vì để đề cao thanh danh, cần thiết lập nên nhiều thứ để thu hút văn nhân sĩ phu cũng là điều cần thiết, tỷ như xây nơi dạy học, thư quán miễn phí.
Mặt khác còn phải tu sửa đường sá cho rộng rãi, bằng phẳng một chút, phân ngựa, phân trâu, phân lừa trên đường cũng phải nhanh chóng dọn dẹp, để người đi đường được thư thái.
Phân thì có thể dùng cho việc ủ phân, việc này nhiều người dân đều biết, cho nên không lo phân không có người lấy, chuyện duy nhất cần phải thảo luận sâu đó là xây thư quán và sửa đường.
Kỳ Hữu Vọng tỏ ý nàng có thể xuất tiền giúp xây thư quán và sửa đường, chỉ cần nhóm Lý chính cũng xuất ra một phần lực, hoặc là tìm nhóm thân hào (nhà giàu có) trong thôn xuất tiền, thì sẽ giải quyết được.
Huyện lệnh tán dương: "Việc này vô cùng có ích cho thôn, chư vị cũng thật sự rất giỏi!"
Nhóm Lý chính đều là luân phiên đảm nhiệm chức vụ, trong nhà hoặc là có nhiều điền sản, hoặc là nhiều tiền, Kỳ Hữu Vọng là người đi đầu, lại có Huyện lệnh quan sát ở bên cạnh, bọn họ muốn biểu hiện trước mặt Huyện lệnh, nên đều đáp ứng một miệng: "Ta quyên mười mẫu ruộng làm học điền!" (Học điền: ruộng đất dùng cho giáo dục, lợi nhuận thu được sẽ dùng cho giáo dục)
"Ta quyên trăm quan tiền sửa đường!"
"Ta xuất một ít tiền xây thư quán..."
Cứ thế có nhiều Lý chính lục tục bày tỏ thái độ, có vài người thật sự không muốn xuất tiền, nên mặt dày không lên tiếng.
Kỳ Hữu Vọng cũng không ép buộc, nàng chỉ là người đề nghị, còn việc chứng thực thì phải tìm người khác đến làm.
Trong số những Lý chính này có người rất có tiếng tăm, Kỳ Hữu Vọng cũng không giành lấy phần công lao này, mọi người lại sinh ra vài phần hảo cảm với nàng.
Thảo luận chuyện này xong, nhóm Lý chính lại tiền hô hậu ủng đi theo Huyện lệnh dạo quanh thôn Chử Đình.
Huyện lệnh đi qua một mảnh cây cối, cánh rừng xanh um tươi tốt, hắn thấy có nai đang đi lại trong rừng, thì thở dài: "Thơ Lý Thái Bạch có câu: Khuyển phệ thủy thanh trung, đào hoa đới lộ nùng.
Thụ thâm thì kiến lộc, khê ngọ bất văn chung*.
Nơi này cũng không phải nơi rừng sâu, nhưng vì cây cối tươi tốt, mà làm lũ nai cho rằng đang là nơi rừng sâu, cho nên mới dám đi lại nơi này?!"
Trước kia mọi người có thói quen săn bắn, bởi vì nai (lộc) có ngụ ý cát tường, cho nên từ cung đình, cho đến quan phủ đều thích dùng nai để tế tự.
Nai bị săn bắt nhiều hơn, nên thế nhân càng khó thấy được nai đi lại trong rừng.
Hàng năm khi đến lễ tế tự trọng đại, quan phủ cũng sẽ chi một số tiền lớn để mua nai, hiện thời lũ nai lại có tư thái tự do tản mạn thế này, lại tuyệt không sợ người lạ, quả thật hiếm thấy!
Có Lý chính bên cạnh nói: "Cánh rừng này là của lão phu nhân Kỳ gia, nghe nói lão phu nhân đã cho Kỳ tứ lang.
Đó là tư sản Kỳ gia, không có ai dám tùy tiện đi vào, mà từ sau năm Kỳ tứ lang đi vào rừng gặp phải dã trư, thì cũng không còn vào săn bắn nữa, không có người qua lại, dần dần lũ nai cũng bạo dạn xuất hiện hơn."
Khu rừng này nằm cạnh Sinh cơ nhàn viên của Kỳ Hữu Vọng, mà Sinh cơ nhàn viên lại có người tuần tra trông coi, cho nên lũ nai càng thích đến gần Sinh cơ nhàn viên, mỗi đêm lại chạy sâu vào trong rừng, để cho đám người muốn săn bắn chúng nó chỉ còn cách trở về trong vô vọng.
Dần dà, người trong thôn truyền tai nhau rằng có phải đám nai này đều thành tinh rồi không.
Có một con nai con nhảy ra từ trong rừng, đôi mắt to tròn đen nhánh nhìn chằm chằm vào mọi người, dường như nó không chút nào sợ hãi.
Mọi người bị nhìn mà phát hoảng, lại kiềm không được mà muốn tiến lên bắt nó, con nai này lại cơ trí mà chạy đi, hướng đến con đường phía sau chỗ Sinh cơ nhàn viên của Kỳ Hữu Vọng.
Mọi người trông thấy nai con này đứng trước mặt Kỳ Hữu Vọng, lại vô cùng thân thiết nhẹ nhàng ủi đầu vào người nàng, cặp sừng nho nhỏ làm Kỳ Hữu Vọng nhịn không được mà cười khanh khách.
"Nai này không phải là do Kỳ tứ lang nuôi đó chứ?!" Tâm tư Huyện lệnh chợt động, nếu thật sự là Kỳ Hữu Vọng nuôi, đến khi tế tự cũng không cần lo không có nai rồi.
Sau khi hắn nói xong lời này, con nai này quay lại nhìn hắn một cái, lại nhảy lên chạy vào lại trong rừng, bỗng chốc biến mất ở nơi cỏ cây tươi tốt.
Kỳ Hữu Vọng cũng không ngăn nó rời đi, tiến lên trước nói: "Nai này cũng không phải ta nuôi, chỉ là khi ta cho ngựa ăn, đôi lúc nó sẽ đến tranh ăn cùng đám ngựa.
Đừng thấy nó nhu thuận như vậy, thời điểm giành ăn cũng rất dã man.".
Ngôn Tình Ngược
Kỳ Hữu Vọng cũng không nói thật, thời điểm nàng mới gặp con nai này kỳ thực là khi đang đánh đàn cho Chu Thư nghe trong cầm thất.
Đàn xong rồi, lại nói chuyện tâm tình với nhau, khi động tình thì lại muốn làm chút gì đó, bởi vì cạnh đầm nước xuất hiện hai con nai một lớn một nhỏ mà Chu Thư đẩy nàng ra đi đến ngắm chúng nó, cho nên nàng mới nhớ kỹ hai con nai này.
Kết quả không ngờ con nai này lại lớn gan như vậy, sau này không chỉ xâm nhập vào nơi bí mật của nàng và Chu Thư phía sau cầm thất, còn chạy đến giành ăn với đám gia súc trong Sinh cơ nhàn viên nữa.
Kỳ Hữu Vọng xoa tay muốn bắt nai lại để nuôi, Chu Thư lại nói: "Nai có linh tính, mang ngụ ý cát tường, vẫn không nên tùy tiện bắt nhốt chúng."
Nàng không chỉ không cho Kỳ Hữu Vọng bắt, còn hạ lệnh cho tôi tớ Kỳ gia phải đặc biệt chú ý, không cho phép người khác làm chúng bị thương.
Dần dà, phó dịch ở Kỳ gia chỉ đơn giản cho là tứ công tử bọn họ nuôi hai con nai mà thôi.
Có người cười nói với Huyện lệnh: "Minh phủ, gặp nai là điềm tốt!"
Lộc (nai 鹿) giống với lộc (tốt lành 禄), có ý chỉ thăng quan, người khác nhắc đến như vậy, Huyện lệnh biết rõ con nai này thân cận với Kỳ Hữu Vọng hơn, nhưng vẫn không nhịn được mà vui sướng trong lòng.
Sau khi hắn rời khỏi thôn Chử Đình, mỗi khi đến các thôn khác thị sát, đều sẽ đề cập đến thôn Chử Đình, còn muốn các thôn khác cũng nên học tập theo thôn Chử Đình.
Cùng lúc đó, hắn cũng nhớ đến việc Kỳ Hữu Vọng đưa ý kiến xây thư quán, mà chỉ xây thư quán thôi thì không đủ, còn phải có phu tử, vì thế hắn tìm Kỳ Thầm thương lượng một chút, hi vọng Kỳ Thầm có thể hỗ trợ mời một vài bằng hữu tốt đến thư quán dạy học.
Kỳ Thầm: "..."
Nhi tử của ông muốn xây thư quán, vì sao Huyện lệnh lại tìm đến muốn ông làm phu tử dạy học?
Nếu Huyện lệnh không đề cập đến, ông cũng không biết thì ra Kỳ Hữu Vọng làm ra chuyện lớn như vậy ở thôn Chử Đình.
Phương thị cười hà hà nói: "Lão thân đã nói rồi, tiềm lực của Xuân Ca nhi là vô hạn, là một hài tử xuất sắc!"
Đương nhiên, Kỳ Hữu Vọng cũng không thật sự quên bản lĩnh của cha nàng, phải nói là, tìm phu tử nào khác cũng không bằng tìm cha nàng! Cha nàng chính là danh sư đó! Xuất thân từ Thái Học Viện - - Một trường trực thuộc triều đình, cả đời đều dạy học ở nơi này, là người đứng đầu kiêm Giáo thụ của danh quán 'Ứng Thiên Phủ thư quán', chỉ cần ông gửi thư mời, chắc chắn sẽ có rất nhiều phu tử nguyện ý đến thư quán này dạy học còn không phải sao?
Nhưng nàng biết tính khí cha nàng, vì thế chỉ có thể dùng kế sách vu hồi (vòng quanh), trước mời Phương thị đến biệt trang nghỉ dưỡng, sau đó nói với cha nàng: "Cha, nếu cha có thể đến thư quán ở thôn Chử Đình để dạy học, vậy thì có thể thường xuyên ở bên cạnh phụng dưỡng tổ mẫu, có phải là nhất cử lưỡng tiện không?"
Kỳ Thầm: "Cút."
Ông không tin một người không học vấn không nghề nghiệp như Kỳ Hữu Vọng có thể tạo dựng nên một thư quán nào tốt, nhưng Kỳ Hữu Vọng nói, nàng cũng giống với những thổ hào không biết chữ khác, chỉ xuất tiền xây dựng thư quán, thu chút tiếng tăm, tích chút công đức mà thôi.
Nhưng nếu thư quán thật sự được mở cửa, hơn nữa còn bồi dưỡng ra được nhiều sĩ tử xuất chúng, thì người được lợi không chỉ có bọn họ không thôi!
Kỳ Thầm cũng biết xây thư quán là chuyện có công đức thiên thu, tuy Kỳ gia đã có danh tộc học, nhưng nếu có thể cùng tạo dựng thư quán, thì tất nhiên có thể giúp Kỳ gia càng thêm hiển danh!
Cho nên Kỳ Thầm không đáp ứng đến thư quán dạy học, nhưng cũng có nói, nếu Kỳ Hữu Vọng thật sự có thể xây nên thư quán, ông có thể giúp đỡ mời một vài bằng hữu tốt trước kia đến truyền thụ.
- ------
Kỳ Hữu Vọng đang từng bước nâng cao sức ảnh hưởng của mình ở thôn Chử Đình và chỗ quan phủ, Chu Thư thì vẫn như trước dốc lòng vào việc quản lý thật tốt trà nghiệp của Chu gia.
Tạo ra Hồng trà không phải là nghiên cứu cuối cùng của nàng, nàng cũng sẽ không dừng bước, bởi vì dù là Hồng trà, thì chắc chắn cũng có thể không ngừng cải tiến phương thức chế trà, để tạo ra một Hồng trà còn ngon hơn nữa.
Đương nhiên, trước đó, nàng phải dọn sạch đám người có tâm bất chính trong trà viên ra trước đã.
- ----------------
*Trích từ bài thơ 'Phỏng Đới Thiên sơn đạo sĩ bất ngộ (Thăm đạo sĩ ở núi Thiên Sơn nhưng không gặp)
Khuyển phệ thuỷ thanh trung,
Đào hoa đới lộ nùng.
Thụ thâm thì kiến lộc,
Khê ngọ bất văn chung.
Dã trúc phân thanh ái,
Phi tuyền quải bích phong.
Vô nhân tri sở khứ,
Sầu ỷ lưỡng tam tùng.
Dịch thơ:
Chó sủa hoà tiếng suối,
Hoa đào thắm dưới mưa.
Bóng hươu trong cây rậm,
Chuông bặt giữa khe trưa.
Trúc hoang cách sương biếc,
Núi tím, suối đong đưa.
Thầy đi đâu chẳng biết,
Tựa thông đứng thẫn thờ..