Sau khi tin vui truyền đến, Ôn Ý Sơ cũng xem như nổi danh khắp vùng, dân xung quanh cùng nhau chạy tới xem Trạng Nguyên chia sẻ niềm vui.
Dung Dữ từ chối cảnh bị vây xem như khỉ, hôm sau đã dọn đồ lên kinh thành.
Hôm hắn đi, toàn bộ bà con trấn Nhạc Tây đến tiễn, đám nhóc lùn đứa nào cũng đỏ vành mắt không nỡ để hắn đi.
Tiểu Hổ hỏi: "Ôn ca ca, sau này chúng em còn được gặp lại anh không?"
Dung Dữ tùy tiện đáp: "Các ngươi cũng thi Trạng nguyên là có thể đến kinh thành gặp ta."
Đám nhóc lùn: "..."
Ngay lúc này, bọn nhóc đồng loạt thề rằng, nhất định phải học tập thật giỏi, siêng năng chăm chỉ, tương lai trở thành quan với Ôn ca ca, ngẩng đầu không gặp thì cúi đầu gặp.
Xe ngựa ở cổ đại đi rất chậm, đường sá xa xôi, từ trấn Nhạc Tây đến kinh thành cũng phải mất mấy tháng.
Trước kia Ôn Ý Sơ vào kinh thi, phải dãi nắng dầm mưa, quãng dường vô cùng gian khổ.
Còn Dung Dữ lại cùng Yến Chiêu du sơn ngoạn thủy hết sức nhàn nhã.
Bọn họ chưa bao giờ cùng nhau đi dạo trên đường phố đông vui ở cổ đại, xem nhà dân thắp đèn, ngắm nhìn một thời đại phồn hoa.
Dung Dữ thích ăn thích chơi, Yến Chiêu bèn hiện ra, đi theo hắn trả tiền xách đồ, Dung Dữ muốn cái gì đều mua cho hắn.
Người ngoài nhìn vào cứ ngỡ là anh cả cưng chiều em út nhà mình, dẫn em út ra ngoài chơi.
Người ngoài làm sao biết được, đêm đến sau cánh cửa đóng kín, trong ánh nến lờ mờ của phòng khách điếm, người 'anh cả' kia đã đè 'em út' của mình lên giường hôn sâu, mười ngón tay quấn quýt khó xa khó rời như thế nào.
Mỗi khi muốn cởi áo tháo đai nhưng nghĩ đến người phàm không chịu được khí lạnh thấu xương, lại nhẫn nhịn chịu đựng, cuối cùng cũng chỉ dám ôm tạm một đêm.
Cứ như thế đi qua non xanh nước biếc, đi qua xuân thu.
Sắp đến kinh thành, thời gian Dung Dữ ở đây cũng được nửa năm.
Càng đến gần kinh thành, Dung Dữ càng mất đi hứng thú.
Hắn thích cuộc sống tiêu dao tự tại, kinh thành quá gò bó người khác.
Yến Chiêu nhận ra người yêu ngày càng phiền não, đêm nào đó sau khi dỗ người ngủ xong, y đến một nơi khác.
Y vào trong giấc mơ của Hoàng đế.
- -
Hoàng cung là nơi thiên tử ở, có long khí bảo vệ, các yêu ma quỷ quái không thể xâm phạm.
Đừng nói là giấc mơ của vị cửu ngũ chí tôn*, ngay cả tẩm cung đám quỷ quái cũng không bước vào được nửa bước.
Nhưng Yến Chiêu vào giấc mơ của Hoàng đế dễ như trở bàn tay, cứ như hoàng cung là nơi không người.
Đêm đó, vị Hoàng đế trẻ tuổi đang trong giấc mơ.
Hắn mơ thấy một Kim Long năm vuốt tỏa ánh vàng bay đến, hóa thành một người đàn ông khoác long bào, đầu đội mũ miện.
Mặt mũi của người đàn ông bị kim quang che lại, nhìn không rõ ắm, nhưng lại không giấu được khí chất uy nghiêm.
Nhân Đế hỏi: "Ngươi là người phương nào? Sao có thể mặc long bào?"
Kim quang đáp: "Trẫm là tổ tiên của ngươi."
Nhân đế: "..."
Hắn vừa định quát 'láo xược', bỗng nhiên ngẫm lại, biến sắc: "Ngài là Hoàng tổ phụ?"
Yến Chiêu điềm tĩnh đáp: "Ừ."
Quan tâm hắn là tổ phụ (ông nội) hay tằng tổ phụ (ông cố) làm gì, miễn sao để con cháu nghe lời là được.
Nhân Đế vội vàng quỳ xuống: "Hoàng tổ phụ báo mộng cho tôn nhi, là có gì chỉ bảo?"
"Trẫm vốn là Tử Vi Đế Quân* hạ phàm lịch kiếp, sau băng hà đã trở về cõi Tiên, ở thiên đình có một người bạn tốt là Văn Xương Tinh." Yến Chiêu bịa chuyện, "Bây giờ Văn Xương Tinh Quân nhận lệnh hạ phàm phụ tá ngươi, đó chính là tân Trạng Nguyên Ôn Ý Sơ.
Là thần tử, nên vì quân hạ*.
Nhưng hắn là bạn của Hoàng tổ phụ, vậy cũng là trưởng bối của ngươi, lại là thần tiên hạ phàm công đức vô lượng.
Phải làm thế nào, ngươi có hiểu?"
(Hạ ở đây có thể hiểu là quỳ, hoặc cúi đầu thần phục)
Nhân đế toát mồ hôi: "Hiểu, hiểu được..."
Hắn vẫn nhớ Ôn Ý Sơ, văn chương người đó viết cực tốt, mới đầu hắn còn khen không dứt miệng, phong làm Trạng Nguyên.
Vốn chỉ xem là người tài có thể rèn giũa, ai ngờ lại có thân phận như thế, Văn Xương Tinh hạ phàm, còn là bạn của Hoàng tổ phụ trên Thiên Đình...!
Nhân Đế yếu ớt hỏi: "Hoàng tổ phụ muốn tôn nhi lập miếu thờ y sao?"
Yến Chiêu: "...Ý của trẫm không phải vậy.
Trẫm muốn ngươi lễ phép một chút."
Nhân Đế vội vàng gật đầu: "Tôn nhi hiểu!"
"Cầm vật này làm chứng." Yến Chiêu mở lòng bàn tay, có một thỏi vàng nặng trịch.
Nhân Đế ngớ người, không biết thỏi vàng thì chứng minh điều gì, trong quốc khố của hắn đâu có thiếu vàng?
Nhưng hắn chưa kịp hỏi thì Hoàng tổ phụ đã hóa rồng bay đi.
"Hoàng tổ phụ!" Nhân Đế chợt bừng tỉnh kêu lên.
Mấy cung nữ nghe được âm thanh, vội vàng vén rèm lên: "Quan gia?"*
(Lúc đầu mình tưởng là người làm quan, nhưng hóa ra không phải, nó là một xưng hô với vua thời xưa, tương tự hoàng thượng)
Nhân Đế nhìn xung quanh, hắn vẫn còn ở tẩm cung, vừa nãy chỉ là một giấc mộng.
Sao lại thấy được Hoàng tổ phụ đã cưỡi hạc về Tây Thiên từ lâu, còn nằm mơ thấy cái gì mà...!Tân Trạng Nguyên Ôn Ý Sơ?
"Không sao, lui ra hết đi." Nhân Đế khoát tay.
Các cung nữ trố mắt nhìn nhau: "Vâng."
Chờ rèm che buông xuống, Nhân Đế muốn nằm xuống ngủ lại thì phát hiện dưới chăn có thứ gì đó.
Hắn móc ra nhìn, là một thỏi vàng rực rỡ.
Nhân Đế sợ run nhìn thỏi vàng.
Hắn biết...!Thỏi vàng là để chứng minh, tất cả xảy ra trong mơ cũng không phải chỉ là một giấc mộng.
- -
Yến Chiêu hoàn thành nhiệm vụ, trở về khách điếm ôm Dung Dữ ngủ tiếp.
Hoàng đế đương triều cũng không phải không giận tự uy như bọn nhỏ tưởng tượng, mà trái lại còn rất nho nhã hiền lành.
Hắn tài giỏi, hiếu thảo với tổ tiên, tin quỷ thần, hôm nay y làm thế là quá đúng.
Giả mạo tổ tiên người ta đúng là hơi có lỗi, nhưng Yến Chiêu không thể để Dung Dữ kiêu ngạo như thế lại cúi đầu xưng thần với người khác.
Không chỉ Dung Dữ không chịu nổi, mà y cũng không chịu được.
Còn gì mà thần tiên hạ phàm, đều là y bịa bừa.
Thời nay làm Hoàng đế phải là Tử Vi Tinh, làm đại thần cũng là Văn Khúc Văn Xương Tinh...!Thế nào cũng là tự dát vàng lên mặt mình.
Có điều y nói bậy nói bạ lại nói trúng sự thật.
Ôn Ý Sơ là đứa con số mệnh của thế giới này, cũng là Văn Xương Tinh hạ phàm.
Yến Chiêu tạo một giấc mơ xong đã vội vàng trở về, chỉ sợ làm mất thời gian ngủ cùng Dung Dữ.
Lúc quay về thấy Dung Dữ đang ngủ, không muốn đánh thức hắn, y rón rén leo lên giường.
Dung Dữ thình lình hỏi: "Anh vừa đi đâu về?"
Hắn không mở mắt, nhưng giọng nói lại không có chút ngái ngủ nào, rõ ràng là đã tỉnh dậy được một lúc.
Yến Chiêu khựng người, sau đó lại chui vào chăn ôm người vào lòng: "Ra ngoài hóng gió chút thôi.
Sao em dậy rồi?"
Là quỷ rồi còn hóng gió gì? Lý do này cũng thật qua loa.
"Anh không bên cạnh, sao em ngủ được." Dung Dữ hé mắt nhìn y.
Ánh mắt Yến Chiêu mềm nhũn: "Sau này ta sẽ không đi khi em ngủ nữa."
Dung Dữ trở mình xoay lưng về phía y: "À."
Chỉ một âm tiết thôi nhưng Yến Chiêu nghe mà da đầu tê dại, vậy nên áp dụng cách đơn giản nhất thô bạo nhất --- xoay người hắn lại hôn hắn.
Dung Dữ chưa bao giờ từ chối, ngoan đến mức muốn mạng người ta.
Lúc này cũng vậy, Dung Dữ đã bị hôn đến mềm nhũn như con chi chi, không tiếp tục truy hỏi Yến Chiêu rốt cuộc đã đi đâu.
- -
Hôm đi triều đình báo cáo, trên đại điện hai bên văn võ đứng hàng dài, Hoàng đế khoác long bào ngồi trên ngai vàng.
Dưới điện có Trạng Nguyên, Bảng Nhãn*, Thám Hoa* đang đứng, giống như sắp bị thẩm vấn hội đồng.
(Bảng Nhãn, Thám Hoa: tên gọi thời khoa cử.
Hai đời nhà Minh, Thanh gọi người đứng nhì và ba trong kỳ thi Điện thí - tức là kỳ thi cuối cùng do nhà vua chủ trì)
Dù có cố gắng đứng thẳng lưng nhưng Bảng Nhãn và Thám Hoa vẫn lo sợ đến chảy cả mồ hôi, chỉ có Dung Dữ dáng người cao ngất tự tin*, anh tuấn kiệt xuất như chàng thiếu niên trong sách hay viết.
(từ gốc là 疏狂, sơ cuồng: dạn dĩ và không bị kiềm chế, tạm thời không biết để thế nào:(((()
Các đại thần âm thầm gật đầu, cảm thấy Trạng Nguyên năm nay đúng là bất phàm.
Bãng Nhãn và Thám Hoa cùng quỳ xuống hành lễ, kêu một tiếng 'tham kiến Quan gia'.
Còn Dung Dữ vẫn đứng đó, giống như không kịp phản ứng.
Thật ra thì hắn hoàn toàn không muốn cong đầu gối dù chỉ một chút, thậm chí đã nghĩ ra hẳn một lý do vớ vấn là khớp xương đầu gối mình cứng đờ không thể làm được động tác có độ khó cao...!Người khác có tin hay không hắn mặc kệ, có quậy thì chỉ là không làm nhiệm vụ thôi.
Dung Dữ có thể chịu đựng tâm nguyện của nguyên chủ trong phạm vi giới hạn của hắn, nhưng Ma vương là Ma vương, vĩnh viễn sẽ không thấy người ngoài quan trọng hơn bản thân mình.
Các đại thần thấy hắn không quỳ, thầm nghĩ Trạng Nguyên này còn trẻ, có khi nào thấy Quan gia đã bị sợ đến choáng váng rồi không? Quan gia đang ở trước mặt, sao có thể thất lễ như thế.
Ai ngờ Quan gia cũng không trách tội, thậm chí còn kích động đứng lên: "Mau, ban cho Ôn ái khanh, không, dọn ghế ra!"
Ngay cả từ 'ban ngồi' Nhân Đế cũng không dám nói, này dù sao cũng là cấp trên ban thưởng cấp dưới, sợ là có xúc phạm.
Nếu không phải quá mức kinh hãi thế tục, được thì hắn đã nhường Long ỷ của mình cho Dung Dữ ngồi rồi.
Bá quan văn võ sửng sốt, không hiểu tại sao Quan gia lại thất thố như vậy.
Nhân Đế căng thẳng cực.
Các ngươi thì biết cái gì? Đây chính là bạn của Hoàng tổ phụ, Văn Xương Tinh Quân của Thiên đình đấy!
Nhân đế cũng là một Hoàng đế trẻ tuổi, cũng có tham vọng và chính kiến khi trị quốc, đồng thời cũng tin thần phật, càng kính trọng bậc trưởng bối.
Có giấc mơ đó xúi giục, sao dám tỏ vẻ vua tôi trước mặt Dung Dữ.
Cả triều đình này bá quan văn võ đều lớn tuổi, Bảng Nhãn và Thám Hoa cũng đã trung niên.
Nhân đế chỉ lớn hơn Ôn Ý Sơ vài tuổi, hai người trạc tuổi nhau, lại có tài năng và hoài bão giống nhau.
Trong tuyến thế giới chính, hai người này là quân thần, cũng như chí hữu (bạn tốt) và thủ túc (tay chân).
Nhưng chỉ mơ một giấc mơ, vai vế của Dung Dữ đã được nâng lên một tầm cao mới, được Nhân Đế đối đãi như ông nội.
Thật ra cũng không có gì đáng ngại.
Sau khi Dung Dữ thoát khỏi thế giới này, Nhân Đế và Ôn Ý Sơ vẫn sẽ ở chung với nhau như tuyến thế giới cũ.
Chỉ là bây giờ Dung Dữ còn ở đây, Hoàng đế cũng phải làm cháu trai.
Dung Dữ cũng kinh ngạc vì thái độ của Hoàng đế, nhưng động tác ngồi xuống vẫn lưu loát tự nhiên.
Thái độ Nhân Đế đối với hắn vô cùng nhiệt tình, mà trong nhiệt tình lại xen lẫn chút tôn kính vi diệu...!
Tất nhiên, cũng không thiếu bài kiểm tra đánh giá, hỏi hắn một vài câu về tấu chương* trị quốc.
(thời phong kiến chỉ các bài văn nghị luận về các vấn đề chính trị phía trước để hiến sách cho triều đình)
Cả quá trình Dung Dữ nghe như nghe Thiên Thư...!Không, hắn vẫn còn hiểu được Thiên Thư, còn những thứ này hắn thật sự không rõ.
Cũng may có Yến Chiêu hỗ trợ.
Trừ Dung Dữ, ai cũng không thấy trên đại điện còn có một vị Đại học sĩ đang đĩnh đạc diễn thuyết.
Yến Chiêu gần như không cần suy nghĩ đã giải đáp được hết các câu hỏi Nhân Đế đặt ra, Dung Dữ biến thành cái máy lặp.
Ánh mắt Nhân Đế và các đại thần ngày càng sáng, ngày càng khâm phục.
Nghe nghiêm túc giống những người ở đây còn có đèn hồn Ôn Ý Sơ.
Cậu khổ cực học tập mười mấy năm, nhưng cũng là lần đầu nghe những chuyện trong triều.
Những điều này là những kiến thức vô cùng sâu sắc, cậu còn phải ra sức học tập hơn.
Ôn Ý Sơ đã học hỏi được rất nhiều từ lời giảng của Yến Chiêu.
Chờ đến khi kết thúc, Nhân Đế là người đầu tiên vỗ tay: "Nói rất hay!"
Dung Dữ: Thật ra cũng không biết mình đang nói gì.
Nhân Đế đang trong thời kỳ cầu hiền tài như khát, giờ đây hết sức kích động, phong cho Dung Dữ quan văn Tứ phẩm, cũng cho phép hắn không cần hành lễ với Hoàng đế.
Ngoài ra còn ban cho một tòa trạch, vạn lượng hoàng kim, ngàn khoảnh* ruộng tốt.
(rộng 100 mẫu TQ, chừng 6, 6667 hecta)
Đừng thấy chức quan Tứ phẩm không lớn, giới quan lại cũng phải xét tư cách và kinh nghiệm.
Ở đây đại thần nào cũng phải tốn mấy chục năm từ từ thăng chức.
Người bình thường phải bắt đầu từ chức quan Thất phẩm bé như hạt mè, Tứ phẩm đã như một bước lên mây, bậc khởi điểm đã rất cao.
Nếu mới bắt đầu đã phong Nhất phẩm, có khi mấy đại thần khác sẽ làm phản mất.
Mặc kệ người khác có hâm mộ ghen tị cỡ nào, trong lòng Dung Dữ cũng không chút gợn sóng, người khác nhìn vào, đó là trầm ổn.
Còn trẻ mà đã có tài năng và học vấn như thế, tiền đồ vô lượng, một tương lai đáng mong đợi.
Ai mà ngờ đừng nói một chức quan Tứ phẩm, nếu Nhân Đế còn muốn nhường cả ngôi vị cho hắn, hắn còn ngại hạ thấp thân phận đây.
Sau khi bãi triều, Dung Dữ còn phải mặc áo bào Trạng Nguyên đỏ thẫm cưỡi ngựa dạo quanh kinh thành, người dân khắp nơi kéo ra vây xem.
Màu đỏ thích hợp với hắn nhất, tiên y nộ mã*, phong lưu tùy ý, Yến Chiêu ngắm mà mắt sáng rực, lòng như thiêu như đốt.
(Quần áo sang trọng cưỡi ngựa đẹp, hào hoa phong nhã)
Nhưng đến chiều vào nhà mới, chàng Trạng Nguyên hăm hở đó đã trở mặt than phiền với Yến Chiêu: "Cưỡi ngựa làm chân em bị mài đỏ lên rồi, phải là em ngồi kiệu, anh cưỡi ngựa mặc hồng bào (áo có vạt dài) đến đón em mới phải."
Để ăn mừng, khắp phủ Trạng Nguyên một màu đỏ rực, một gian phòng ngủ trang trí cứ như phòng tân hôn.
Dung Dữ ngồi trên trường kỷ, Yến Chiêu nửa quỳ giúp hắn cởi giày, rủ mắt nói: "Hôm nay em mệt rồi, nghỉ ngơi sớm đi."
Dung Dữ nhìn y: "Hoàng đế kia cung kính với em như thế, là anh bày trò à?"
Yến Chiêu nói: "Chỉ là một cái nhấc tay."
Dung Dữ không hỏi Yến Chiêu dùng cách gì, chỉ cần hắn thấy kết quả hữu hiệu là đủ rồi.
Dung Dữ nói: "Yến Chiêu, anh biết bốn niềm vui của đạo nhân* là gì không?"
"Hửm?"
"Là lúc trời hạn gặp mưa rào, tha hương ngộ cố tri*, tên đề bảng vàng."
(Nơi đất khách gặp bạn cũ)
Yến Chiêu ngẩng đầu: "Không phải bốn niềm vui à? Còn một cái nữa là gì?"
Dung Dữ nhìn chăm chú y chốc lát, sau đó kéo người lên giường, thuận tay thả rèm xuống.
Hắn cởi bào Trạng Nguyên trên người mình ra, rơi lên thân người lạnh lẽo bên dưới.
"Còn có, đêm động phòng hoa chúc."
Hết chương 63.
Chú thích:
*Tử Vi Đế Quân: Trung Thiên Bắc Cực Tử Vi Đại Đế là vị cai quản Trung Thiên Tinh Quan, một trong Ngũ Đẩu Tinh Quan coi sóc về phước báo, mệnh căn của chúng sinh vật loại.
Ngũ Đẩu Tinh Quan này trực thuộc Đẩu Mẫu Nguyên Quân chưởng quản, cai quản toàn bộ các vì tinh tú.
Tử Vi Đại Đế ngự tại Tử Vi Tinh nên Ngài còn được gọi với tôn danh Tử Vi Tinh Quân, Tử Vi Đế Quân, chủ mệnh về sự hưng thịnh, công danh thành tựu tột bậc của một người, quốc gia dân tộc.
Ngài còn được hiểu như là một hóa thân chiết linh của Đức Nguyên Thủy Thiên Tôn, cai quản vạn tinh tú vậy.
Ngoài ra Ngài còn có các tôn danh khác như:
Bắc Đế, Đế Tinh, Đẩu Số Chi Chủ, Đỗng Uyên Chủ, Kim Luân Sí Thịnh, Tử Vi, Tử Vi Tinh, Tử Vi Tinh Quân, Bắc Cực Đại Đế.
*đạo nhân: 道人: Cũng gọi Đạo giả, Đạo sĩ.
Người tu hành Phật đạo.
Trong Thiền tông, danh từ này chỉ riêng cho người đồng hành (người có chí xuất gia vào ở chùa nhưng chưa được độ).
Có khi từ ngữ này được dùng để chỉ cho người tham lễ các nơi Thần xã và chùa viện.
Người xuất gia chuyên cầu đạo, tu đạo, nên gọi là Đạo, còn người tại gia thì sống cuộc đời thế tục, nên gọi là Tục, hợp chung lại, gọi là Đạo tục.
Những người bạn tu đạo với nhau gọi là Đạo hữu, Đạo lữ; bạn đạo cũ gọi là Đạo cựu.
Ngoài ra chí tu hành Phật đạo gọi là Đạo tâm (Đạo niệm), thể nghiệm Phật đạo biểu hiện qua ba nghiệp thân, khẩu, ý gọi là Đạo nghiệp.
Sau thời Thái vũ đế nhà Bắc Ngụy thì danh hiệu Đạo sĩ, Đạo nhân dần dần trở thành danh từ chuyên dùng của Đạo giáo.
[X.
luận Đại trí độ Q.36; Pháp uyển châu lâm Q.55; Tục cao tăng truyện Q.23]..