Sau khi nói chuyện với bác Mộc xong, ông tôi ngày càng ít nói, có hôm ông chẳng nói câu nào.
Tôi thấy ông hay tự nhốt mình ở trong phòng, hình như ông đang suy nghĩ việc gì hệ trọng lắm.
Rồi cái gì cần đến thì cũng sẽ đến, chẳng ai thay đổi được dòng chảy của thời gian, ngày đưa ma thằng Thủy ra đồng đã tới.
Lúc này ông tôi cũng xuất hiện, vẫn lạnh lùng lặng im.
Mọi người đều tập trung tại nhà ông Bình trưởng thôn, chuẩn bị đưa quan tài của thằng Thủy ra đồng, mặc dù có vài người nhát gan cũng hơi sợ, khi thấy tình cảnh ở sân đình và tiếng Quạ cứ kêu réo mấy ngày qua, nhưng âu, nghĩa tử là nghĩa tận, người ta lúc sống cho nhau được tình cảm, chứ khi chết đi rồi, cho dù có để lại vật chất hay tài sản gì hay chăng nữa, thì qua một đoạn thời gian, những thứ đó rồi cũng biến mất theo tuế nguyệt.
Chỉ có cái tình, người ta sẽ nói cho nhau nghe mãi về sau, kể cả khi người đó đã không còn, bóng khuất sau núi.
Dân làng bu đông nghẹt tại nhà ông Bình, tiếng kèn đám ma, tiếng chiêng, tiếng trống kèm theo lẫn tiếng khóc của gia đình, khiến ai lấy đều đau thương, khung cảnh buồn rười rượi, lúc ở đó vì bầu không khí tác động, tôi cũng rơm rớm nước mắt.- Thùng, thùng, thùng, Beng.Mấy anh thanh niên xúm lại, bê quan tài lên, đưa dần dần ra ngoài cổng, ở đó đã có chiếc xe tang của làng chờ sẵn.
Ông Bình ôm di ảnh thằng Thủy đi trước, mẹ nó hình như mấy hôm nay khóc lóc nhiều quá, không khóc nổi nữa, mất sức lịm đi, mấy thím ở gần đấy phải dìu lấy, cố lê lết mấy bước chân đi theo quan tài.
Việc chẳng có gì đáng nói, đơn thuần đây là một đám ma đúng nghĩa, nếu không có tiếng Quạ kêu lên inh ỏi ở cây Xoan trước nhà ông Bình.
Thấy người ta đem quan tài thằng Thủy ra, chúng như bị kích thích bởi một điều gì đó, bay tán loạn rồi kêu lên liên hồi:- Quạ, quạ , quạ,....Mọi người đều biến sắc, vì ai cũng biết rằng, tiếng Quạ mang lại điềm rủi, có mấy chú gần đấy cố lấy đá ném bọn nó, nhưng những hành động đó là vô ích, vì bọn chúng bay quá cao.
Không làm được gì cả, mấy người đều lắc đầu, tỏ vẻ bó tay rồi.
Thế là đành mặc kệ, đành tiến hành nghi thức như bình thường.
Nhưng ai ngờ đâu bốn anh thanh niên đang vác quan tài trên vai, mới ra ngoài cổng, đang chuẩn bị đưa lên xe tang, thì hai anh đi trước, tự nhiên chúi đầu xuống, tí nữa ngã.
Mọi người mới hết hồn, ông Bình hoảng quá nói:- Ây, mấy chú làm ăn cho cẩn thận, coi chừng, coi chừng, đừng để làm rơi con tôi.Hai anh thanh niên sau khi lấy lại thăng bằng, giữ chặt lại quan tài, tức giận chửi:- Đcm thằng nào nghịch ngu vậy, kéo chân tao.Mấy người xung quanh đấy mới ngạc nhiên, dáo dác nhìn khắp nơi.
Lúc này ông Bình cũng thấy lạ hỏi ngược lại:- Hai chú nói gì thế? Tôi ở đây nãy giờ, làm gì thấy ai kéo chân hai chú?Hai anh thanh niên quả quyết:- Hai bọn cháu thề, có đứa nào đó mới kéo chân, nó giật rất mạnh, may mà cháu co chân lại kịp.Nghe hai anh thanh niên nói chắc nịch như vậy, mọi người mới xì xào bàn tán, ai mà thất đức như vậy, đám ma con nhà người ta mà còn quấy phá.
Lúc này từ giữa đám đông, ông tôi mới dùng tay gạt mọi người ra, đi đến chỗ hai anh thanh niên.
Thấy ông tôi, mọi người đều chủ động nhường đường, dù gì trong làng, ông tôi cũng là hương sắc, rất có tiếng nói.
Đến nơi, ông tôi chẳng nói chẳng rằng, ngồi xổm xuống, kéo ống quần của một anh thanh niên lên.
Anh kia la oai oái, ông tôi trừng mắt quát:- Đứng im, muốn rơi quan tài hả? Trật tự giữ quan tài cho chắc.Anh thanh niên với vẻ mặt vô tội khi bị ông tôi quát, không biết minh làm gì sai, nhưng vẫn ngoan ngoãn đứng im.
Ông hành động rất nhanh, kéo ống quần lên rồi hạ xuống.
Chẳng ai thấy được gì vì góc đó đã bị che bởi lưng ông tôi.
Ông tôi cau mày đứng dậy, lại gần ghé vào tai ông Bình thì thầm gì đấy.
Ông Bình nghe xong đầy hoảng sợ, gật đầu lia lịa, quay lại nói với người nhà gì đấy.
Còn ông tôi ra hiệu cho mấy anh thanh niên giữ nguyên ở vị trí.
Người nhà ông Bình đi lấy giấy tiền vàng mã, đốt ở trước cổng nhà, rồi ông tôi đến chỗ người nhà ông Bình lấy gạo muối, bắt đầu rải một vòng xung quanh chiếc xe tang.
Xong việc, ông ra hiệu cho mấy anh thanh niên đưa quan tài thằng Thủy lên xe tang.
Cứ tưởng là mọi việc đã xong, ai dè biến cố lại xảy ra tiếp, bốn anh thanh niên đang vác quan tài đột nhiên khụy gối, tí thì ngã chúi xuống.
Có người ở gần đấy phản ứng nhanh, nhảy vào đỡ lấy quan tài.
Ông Bình tức giận quát lên:- Mấy anh có làm được không? Mẹ nó chứ, thanh niên sức dài vai rộng, có mỗi cái quan tài của thằng bé, mà cứ ngã lên ngã xuống là sao? Làm được không? Không để tôi mời người khác.Bốn anh thanh niên đổ mồ hôi như mưa, cắn răng, hai chân thì run run, một anh trong đó cười khổ nói:- Không phải chú Bình ơi, quan tài, quan tài,..Anh này vừa nói vừa thở hổn hển không ra hơi như kiểu cực kỳ tốn sức, điều này càng chọc tức ông Bình, ông Bình gào lên:- Quan tài làm sao? Mẹ nó..Anh kia nói lớn:- Quan tài tự nhiên nặng lắm, nặng kinh khủng.Mọi người nghe vậy đều ngớ người, ông Bình cũng vậy.
Không tin việc lạ, ông Bình nhảy vào nghiêng một bên vai vào quan tài đỡ lên thử.
Thì lúc này ông Bình cũng ngạc nhiên cực độ.
Vì trong quan tài chỉ có xác thằng Thủy, một thằng bé chưa đầy 10 tuổi, sao lại nặng như vậy? Lúc này ông tôi vội vàng lớn tiếng:- Không được, tuyệt đối không được để quan tài chạm đất, mẹ thằng Thủy đâu? Ra đây.Mẹ thằng Thủy nghe ông tôi gọi, giật mình ở gần đấy đi vào, vô lực đáp:- Dạ, cháu đây chú.Thấy mẹ thằng Thủy đi vào, ông tôi gật đầu nói:- Cô khóc đi, khóc lớn vào, thằng Thủy nó không muốn rời nhà đấy, cô khuyên bảo nó đi.Nghe ông tôi nói vậy, mẹ thằng Thủy bỗng gào lên khóc đau đớn:- Ôi, con ơi, con trai của mẹ, con chết oan quá, ôi con ơi là con, mẹ nuôi con bao lâu con mới lớn được từng này, ôi con ơi, nếu con tiếc thương bố mẹ thì đừng đi, ở lại nhà cũng được, không phải đi đâu.
Ôi Thủy ơi.Ông tôi sợ hãi quát lớn:- Trời ơi, cô khóc kiểu gì vậy? Cô khuyên kiểu gì thế? Người nhà đâu? Bịt miệng cô ấy lại, nhanh, nhanh lên.Ông tôi rối rít, có mấy người nhà tính đến bịt miệng, nhưng lại thấy làm vậy là không đúng, thất đức quá, cứ lưỡng lự, tính làm nhưng lại thôi.
Ông tôi lần này không giữ được bình tĩnh nữa, chỉ mấy người đó chửi thẳng:- Ngu, ngu quá, mẹ nó, khóc như vậy thì thằng Thủy sao chịu rời đi, nó mà không đi thì trẻ con làng này chết sạch, cả cái nhà này cũng chết theo, mẹ nó chứ, tôi kệ mấy người đấy.Ông nhìn dáo dác xung quanh, không thấy tôi, ông quát lớn.- Thằng Đức, thằng Đức đâu? Đi về, mặc kệ lũ điên này.Thấy ông tôi nổi điên lên như vậy, ông Bình sợ hãi, chạy lại gần chỗ ông cầu khẩn:- Chú, chú bớt giận, chú bớt giận.Rồi ông Bình quay lại phía mấy người nhà rối rít:- Giữ cho bà ấy im lặng đi, coi như tôi xin mấy người đấy.Ai ngờ lúc này mấy người khiêng quan tài thằng Thủy phía trước la lên oai oái:- Trời ơi, quan tài sao càng ngày càng nặng thế này, mấy người gần đấy chạy ra đỡ giúp với, sắp không chịu nổi rồi.Thấy thế, có mấy người chạy lại giúp, mấy người đỡ lấy cái quan tài, ai cũng cắn răng, người run run, mồ hôi thì chảy dòng dòng.
Thấy sự việc bỗng diễn ra lạ thường như thế, mấy người nhà còn bán tín bán nghi, hoảng hốt bịt lấy miệng mẹ thằng Thủy, tính đưa vào trong nhà.
Nhưng hình như mấy ngày qua vì đau đớn, khóc lóc nhiều quá nên bà ấy lăn ra ngất lịm.
Mấy người xúm lại, đỡ lấy.
Lúc này ông tôi đã định rời đi, liền dừng bước.
Nói với ông Bình:- Ông đem cho tôi con dao, à không cây xà beng.Rất nhanh chóng người nhà đã đem ra đồ vật mà ông yêu cầu, ông đốt 3 nén nhang, nhét vào kẽ quan tài, nói với nhóm người đang khiêng quan tài:- Hạ thấp quan tài xuống.Nhóm người liền nghe theo răm rắp.
Ông đứng trước quan tài, trầm giọng mắng:- Thủy cháu, cháu đã chết, gia đình, bạn bè bà con chòm xóm ai cũng tiếc thương, điều này cháu cũng đã biết.
Nhưng cháu cũng phải biết âm dương đôi đường, khi con ngời ta tắt hơi thở thì đường đi khác biệt, vậy hà cớ chi còn lưu luyến, cớ chi còn ở lại nhân thế? Điều này không tốt không những với gia đình mà là tất cả mọi người.
Nay ta ép cháu dời đi, nên nhớ là ép, không phải giao dịch, một cháu dời đi, mọi người đều vui, hai cháu ở lại cả làng đều buồn.
Nếu cháu không đi, ta cũng không còn cách nào khác, ngoài việc cạy nắp quan tài, phơi thây trời nắng.
Cháu hãy chọn lựa đi, cháu ắt cũng không muốn mọi người thấy thân xác xấu xí của mình lúc bây giờ đúng không? Vậy hãy vui vẻ rời đi, tàn nhang sẽ tỏ, mọi vật đều tường.Nói rồi, ông ra hiệu cho mấy người đỡ quan tài giữ nguyên vị trí, không được cử động.
Tất cả mọi người xung quanh đấy đều nghe rõ những gì mà ông tôi nói, mọi người nín thở chờ đợi, thời gian chậm chạp trôi qua.
Ánh mắt tất cả đều rơi vào ba cây nhang cắm trên nóc quan tài.
Điều gì đến rồi sẽ đến.
Ba cây nhang cháy đến lúc tàn.
Ông tôi liền ra hiệu cho mấy người đỡ quan tài đứng dậy.
Cả nhóm cố đứng dậy, nhưng lại khụy gối, mấy người lắc đầu ra hiệu ý tứ nói rằng, quan tài vẫn rất nặng.
Ông tôi thở dài thườn thượt, lắc đầu lên tiếng:- Thủy cháu, cháu đã chọn lựa, ta đành mang tiếng xấu, ta xin lỗi,..Nói đoạn, ông liền giơ cao cây xà beng trong tay, dự định phá nắp quan.
Cây xà beng mới được giơ cao, thì mấy người đang đỡ quan tài bỗng vui mừng, nhanh nhảu nói:- Khoan đã chú, lên rồi, lên rồi, nhẹ rồi.Thì ra, quan tài đã nhẹ đi, mọi người ai nấy đều thở phảo, ông tôi cũng vậy, bèn hạ xà beng trong tay xuống.
Ông nói với mọi người:- Được rồi, tất cả tiến hành như bình thường đi, à mà mẹ thằng Thủy đâu?Ông Bình ở gần đấy khổ sở nói:- Nhà cháu mất sức, ngất xỉu, đã đưa vào trong phòng nằm nghỉ rồi.- Chú cho mấy người dẫn cô ấy theo, đưa thằng Thủy ra đồng.Ông tôi giọng chắc nịch, nghe thế ông Bình hơi khó xử.
Ông tôi thấy vậy liền tiếp tục nói:- Tôi không cần biết chú nhờ ai đưa cô ấy theo, cũng không cần biết chú dùng cách gì, cõng, bồng, bế,..
Nhất định phải đưa cô ấy theo, điều này là tốt cho cả nhà chú và làng, tôi không muốn nói nhiều, tôi mệt quá rồi, chú cứ làm theo lời tôi là được.Nghe ông nói xong ông Bình nước mắt lăn dài không biết vì bi thương hay cảm động, vâng dạ rồi làm theo.
Thế là mọi việc lại diễn ra bình thường, cờ phướn đi đằng trước, tiếng kèn, tiếng trống, tiếng khóc, rồi đến chiếc xe tang do mấy người kéo đi phía sau.
Trên bầu trời, mấy con Quạ đen không chịu ở yên trên cây, mà chúng lũ lượt bay theo, kêu lên inh ỏi:- Quạ, quạ, quạ,...Trên con đường đưa tang từ nhà ông Bình đi ra ngoài bãi tha ma của làng, đoàn tang phải đi qua ao Nghè.
Đoàn tang chầm chậm đi gần hết ao, thì một đứa trẻ đang trong đoàn đưa tang khóc ré lên, ai dỗ cũng không được, nằm lăn ra đất mà giãy, tôi liền tò mò tới gần xem, thì nhận ra đó là thằng Hanh, con chú Sử bán gà.
Chú Sử dỗ kiểu gì nó cũng không nín, dọa kiểu gì nó cũng không nguôi, tức giận chú đưa tay đánh vào mông nó mấy cái.
Nó lại khóc dữ tợn hơn, lúc đó bác Mộc đang ở gần đấy, lại dỗ nó hỏi sao nó khóc vậy, một hồi nó mới sụt sùi, rồi nói:- Tại cháu thấy thằng Thủy, nó cứ dọa cháu.Bác Mộc biến sắc mặt, như không tin vào tai mình, bác hỏi dồn nó:- Cái gì? Thằng Thủy? Thằng Thủy ở đâu?Thằng Hanh sụt sùi, mặt sợ hãi, rồi nó đưa ngón tay chỉ xuống phía dưới ao Nghè.