Siêu Cấp Hệ Thống
Tác giả: Phong Điên Cuồng Tiếu Cường
Version 1.X
Chương 84: Xây Dựng Hệ Thống Văn Kiện
Dịch: Đường Ngọc Ninh
Nguồn: 4vn.eu
Lời dịch giả: Chương này phải công nhận là rất khó dịch, ta phải mất mấy ngày mới làm xong. Ở chương này lý luận cùng thuật ngữ rất nhiều. Tuy nhiên, lão Ninh ta đã cố gắng hết sức để đơn giản hóa nó. Bản thân không dám nói là mình dịch đúng hoàn toàn 100%, nhưng cũng tự tin là trên 85% là đúng. Ở phần lý luận, ta đã cố gắng diễn đạt đúng theo truyện, đồng thời cũng đơn giản từ ngữ lại cho mọi người dễ hiểu. Nếu có gì sai sót, mọi người góp ý nhé. Tất nhiên, nếu có ai đọc VP, đọc tiếng trung luôn, sẽ cảm thấy 1,2 câu hơi khác một tí so với bản gốc tiếng trung, đa phần những chỗ đó là những đoạn khi dịch ra sẽ ko có ý nghĩa gì hoặc ko phù hợp với văn phong việt, hoặc là quá mức khó hiểu, ta chỉ sửa nó lại cho dễ đọc thôi, ngoài ra nó cũng không khác gì mấy so với nghĩa ban đầu tác giả đã ghi. Ok, nói nhiều vậy rồi, giờ thì mời mọi người thưởng thức tiếp chương 84 hen
Từ trong quán ăn đi ra, Hàn Phong trực tiếp bắt xe về tới ký túc xá lấy laptop.
Bữa cơm này ăn có chút mạc danh kỳ diệu, Hàn Phong không nghĩ tới là chị em tốt ở trung tâm mỹ viện mà Dương Hi Văn đã mất hết bao tâm tư để hắn đi gặp kia lại thành ra kết quả như vậy.
Dương Hi Văn cũng đâu giống les đâu? (Nguyên văn là lạp lạp, bất quá không có ý nghĩa gì nên dịch giả sửa thành les, les = lesbian = đồng tính nữ)
Đối với điểm đó, Hàn Phong vẫn có thể cảm giác được. Dù sao cùng nàng tiếp xúc qua cũng không ít, ít nhiều gì cũng hiểu được.
Nhưng mà, loại chuyện này ai có thể nói rõ đây chứ. Nhất là Hàn Phong, hắn đối với chuyện đó cũng không am hiểu, mặt khác hắn cũng không rảnh để đi quản chuyện này, les thì les, dù sao cùng hắn cũng không quan hệ.
Trở lại phòng thuê, Hàn Phong bắt đầu toàn lực hoàn thiện hệ thống văn kiện tư tưởng mới.
Bây giờ, tất cả dữ liệu bên trong siêu cấp hệ thống của hắn, đều là căn cứ theo cơ chế hệ nhị phân, là hoàn toàn dựa theo tư tưởng của máy vi tính mà mô phỏng.
Nhưng Hàn Phong cũng rất rõ ràng, loại cơ chế mã hóa này bây giờ là phi thường bất hợp lý.
Máy vi tính, cũng không nhất định phải sử dụng cơ chế hệ nhị phân, sở dĩ sử dụng hệ nhị phân để mã hóa dữ liệu, là do ổ cứng cùng thành phẩm quyết định.
Máy vi tính thời kỳ sơ khai, cũng không phải là hệ nhị phân, có rất nhiều hệ khác, ví dụ như hệ thập phân, hệ bát phân, thập lục phân...... (Theo nguyên văn thì "nhị tiến chế" dịch là "hệ nhị phân". Theo đó "thập tiến chế" là "hệ thập phân", cứ thế mà dịch ra. Nhưng ở cái cuối cùng là "Tam tiến chế" thì không thể dịch là "hệ tam phân", bởi căn bản vốn không có hệ tam phân, trải qua tham khảo google. Thì "Tam tiến chế" nghĩa là "Hệ thập lục phân")
Sở dĩ cuối cùng lựa chọn cơ chế hệ nhị phân, là vì vừa lúc hệ nhị phân khá đơn giản(Chỉ có 0 với 1), chỉ cần hai loại trạng thái là có thể biểu hiện ra ngoài, điện áp cao thấp đơn giản một chút là thể hiện được. Mà hệ thập phân thì khác với hệ nhị phân, trạng thái so ra còn nhiều hơn nữa. Vì vậy, sử dụng hệ nhị phân biểu lộ số liệu, so với việc dùng hệ thập phân thiết kế ổ cứng, còn muốn đơn giản hơn nhiều nữa lắm kìa, có thể tiết kiệm được thành phẩm(DG: ở đây không rõ ý thành phẩm là như thế nào, có thể là chi phí, vật tư xây dựng). Đương nhiên, hệ nhị phân cũng có khuyết điểm. Ví dụ như số 9, hệ nhị phân biểu lộ ra là 1001, cần tới 4 đơn vị đại diện, mà hệ thập phân thì chỉ cần 1 đơn vị. Nếu như con số lớn hơn nữa, hiển nhiên nếu sử dụng hệ nhị phân lâu dài thì...... Hay nói cách khác, sử dụng hệ nhị phân, chính là hy sinh hiệu suất lưu trữ mà cam đoan tốc độ tính toán.
Hiệu suất lưu trữ như vậy, kỹ thuật chế tạo bây giờ cũng có thể tiếp nhận được. Ví dụ thử nhé, mặc dù là hiệu suất lưu trữ như thế rất thấp, nhưng mà với một con chip nhỏ, bạn đã có thể tạo ra ma trận. Vậy với một ổ cứng nhỏ thì sao, dữ liệu lưu trữ lại có thể đạt tới 1TB chứ không ít.(DG: Giải thích chỗ này một chút cho mọi người dễ hiểu, chip tạo ma trận thì khỏi nói gì nhiều cho dong dài, mọi người ai từng xài qua máy tính Casio FX 500 hẳn cũng biết cái trò bấm số tạo ma trận chạy rồi, đó là một ví dụ đơn giản nhất. Ngoài ra, chú thích thêm theo lời tác giả, 1TB=1024GB)
Cho nên người ta mới nói, ổ cứng cùng với thành phẩm, là yếu tố quyết định máy vi tính sẽ sử dụng hệ nào (Hệ thập phân hay nhị phân hay tam phân......)
Bất quá, hiện tại ổ cứng của Hàn Phong đã thay đổi. Nó đã biến thành thân thể của hắn, đại não của hắn, hệ thống mạng thần kinh của hắn. (DG: Ở đây nguyên văn là thần kinh võng lạc hệ thống, dịch ra là hệ thống thần kinh inte, nhưng mà bởi vì hiện tại Hàn Phong không thể kết nối inte bên ngoài, cho nên dịch giả gọi nó là mạng thần kinh)
Về phương diện thành phẩm thì, Hàn Phong lại càng dư sức không tiếc bất cứ đại giới gì mà hình dung. Cho nên, bây giờ Hàn Phong đã không cần nhất định phải sử dụng hệ nhị phân để diễn đạt dữ liệu. Sử dụng hệ nhị phân, hiệu suất lưu trữ khỏi phải nói, thấp đến đáng thương. Cả phương diện tốc độ đề cao cũng không nổi, ngược lại còn có khả năng giảm bớt, căn bản là không có bất cứ chỗ tốt gì.
Khoảng đoạn thời gian trước, Hàn Phong cẩn thận nghiên cứu nghiền ngẫm đại bộ phận thành quả nghiên cứu thuộc phương diện thần kinh inte nhân tạo của các nhà khoa học lĩnh vực vinh tính. Sau đó lại căn cứ đối chiếu theo kết cấu sợi trục thần kinh và tế bào hình cây của Neuron quan sát tử tế, Hàn Phong vô tình có được phát hiện trọng đại cùng đột phá, đưa ra một thuật toán mã hóa lưu trữ tin tức hoàn toàn mới. Nhờ đó mà có thể đề cao dung lượng lưu trữ của não bàn.
Đây là căn cứ vào thuật toán thần kinh inte chân chính, chứ không phải là do các nhà khoa học tự mình chế tạo hoặc đưa ra giả thiết của hệ thần kinh inte nhân tạo.
Hệ thống thần kinh inte nhân tạo này là do đại lượng các tế bào thần kinh tạo thành, mỗi tế bào thần kinh đều có đầu vào cùng đầu ra, phân biệt là "tế bào hình cây" cùng "sợi trục thần kinh", đầu vào và đầu ra này kết nối tương hỗ liên tiếp, nhờ đó mà tạo ra một hệ thống phức tạp mà cường đại. Tế bào hình cây tiếp nhận tín hiệu, tế bào Neuron sẽ xử lý tín hiệu, sợi trục thần kinh vận chuyển tín hiệu. Mặc dù năng lực vận tính của mỗi một Neuron phi thường đơn giản, hơn nữa hiệu suất của tín hiệu truyền cũng khá thấp, nhưng mà nhờ sau khi đại lượng neuron tiến hành quan hệ kết nối, hình thành một hệ thống. Ngoài ra chức năng tăng cường của nó không phải đơn giản là 1+1=2 như vậy, mà là gia tăng theo số lần. Đây là lý do tại sao mà đại não của một người bình thường lại có thể trong 1 giây đồng hồ hoàn thành ngay những bước mà máy vi tính ít nhất cũng phải xử lý hơn 10 triệu lần mới có thể hoàn thành nhiệm vụ. (Vận tính: Chuyển động tính toán)
Bình thường, các nhà khoa học đều cho rằng sợi trục thần kinh cùng tế bào hình cây chỉ có chức năng truyền dẫn tin tức, tức là truyền dẫn các loại tín hiệu bên trong neuron.
Nhưng mà Hàn Phong lại sớm đã phát hiện ra, sợi trục thần kinh cùng tế bào hình cây trừ việc có thể truyền dẫn tin tức, còn có thể lưu trữ tin tức. Chúng nó có rất nhiều loại trạng thái, hắn căn cứ vào cường độ của chúng, đại khái đem trạng thái đó chia làm hai loại, mạnh cùng với yếu. Sau đó dùng hệ nhị phân tiến hành biên mã, thành công thực hiện lưu trữ tin tức.
Từ điểm đó cũng có thể cho thấy được đại não cùng ổ cứng vi tính là khác nhau.
Bình thường, device lưu trữ(Storage Controllers) cùng device vận tính(Processors) là độc lập lẫn nhau, ví dụ như chia làm ổ cứng(hard drive) cùng với CPU. Nói cách khác, số liệu lưu trữ cùng với dữ liệu vận tính cũng không có vấn đề gì, chỉ có thông qua chương trình người ta biên soạn, thì mới có thể khiến chúng tiến hành giao tiếp, trao đổi, xử lý số liệu.
Nhưng mà ở trong đại não, khu vực lưu trữ cùng khu vực vận tính thì lại hòa hợp thành một thể, đều là Neuron(Neuron này tính luôn cả tế bào Neuron cùng với hai thứ tương liên với nó là tế bào hình cây và sợi trục thần kinh)
Ưu điểm của kết cấu đặc thù như vậy là vô cùng lớn, lúc tiến hành trao đổi số liệu, trong quá trình truyền tống cơ hồ là không cần tiêu hao năng lượng gì cả, cũng không vì vấn đề chướng ngại của ổ cứng mà hạn chế tốc độ.
Mặc dù bây giờ tế bào Neuron mà Hàn Phong sử dùng trên cơ bản là tế bào bị vây trong trạng thái "ngủ", lúc tiến hành xử lý số liệu, thì vẫn phải đem số liệu mang trạng thái tĩnh truyền đến tế bào thần kinh hoạt động để tiến hành gia công xử lý số liệu, nhưng bởi vì tính hiệu quả cao của bản thân hệ thống mạng thần kinh, nên thời gian hao tổn cùng truyền dẫn cơ hồ là có thể quên đi.
Hàn Phong bây giờ đã có đủ tự tin để thăng cấp phương thức mã hóa của siêu cấp hệ thống. Điểm trọng yếu nhất là ở phương diện biểu hiện trạng thái tín hiệu của sợi trục thần kinh cùng tế bào hình cây lại có phát hiện trọng đại.
Trước là hắn chỉ đơn giản đem tín hiệu của chúng chia làm 2 loại mạnh yếu, dùng hệ nhị phân để biểu hiện, nhưng mà bây giờ, hắn lại phát hiện ra loại tín hiệu này còn có thể tiến thêm một bước tiếp tục chia nhỏ. Thật giống như là FM radio, có thể điều chỉnh tần số bất đồng, nhờ đó mà biểu hiện càng thêm nhiều tin tức.
Mấy ngày này, hắn vẫn một mực dùng máy vi tính tiến hành mô phỏng, chính là muốn biết rõ ràng xem, tế bào hình cây cùng sợi trục thần kinh rốt cuộc có thể biểu hiện được bao nhiêu trạng thái.
Nhưng mà trải qua nhiều ngày quan sát, nghiên cứu cùng mô phỏng, hắn phát hiện ra, các đoạn tần số của tế bào hình cây cùng sợi trục thần kinh, tựa hồ đã gần vượt qua 100 loại!
**********
Hàn Phong rất khó tưởng tượng nổi, đại não rốt cuộc là làm như thế nào mà xử lý được tin tức mã hóa phức tạp như vậy, hệ bách phân? Cái này cũng quá phức tạp rồi! (DG: Hệ bách phân là không có, cái này ghi theo tác giả thôi, nguyên văn là "Nhất bách tiến chế" , nhất bách = 100)
Nếu muốn hoàn toàn mô phỏng phương thức lưu trữ tin tức của tế bào thần kinh đại não, thì bầy giờ nó đã biến thành một nhiệm vụ không thể hoàn thành.
Không có biện pháp, lui một bước tiến bước kế tiếp vậy, không thể mô phỏng được tới 100%, thôi thì giản lược nó lại.
Đơn giản chính là đẹp! (DG: Không biết tại sao tác giả lại nói câu này nữa T_T)
Vì vậy, Hàn Phong đem sợi trục thần kinh cùng tế bào hình cây thống nhất trở thành "tế bào mã hóa", đem loại tế bào mạnh yếu này đại khái chia làm 10 cấp. Nói cách khác, sau này siêu cấp hệ thống của hắn sẽ lấy hệ thập phân làm cơ sở.
Mặt khác, căn cứ theo đặc điểm của mạng thần kinh, lấy loại hệ thập phân mới này làm cơ sở hệ thống văn kiện, đem nó lưu trữ ở một mặt không gian ba chiều(3D) hoàn toàn mới. Đối với kết cấu hai chiều(2D) trước đây chính là một đột phá lớn. Nói cách khác, thì đồ vật để trước kia phải trên mặt bàn, còn bây giờ, thì lại được đứng trong một cái tủ, dung lượng lưu trữ được gia tăng thật lớn.
Kết hợp đặc điểm của hai cái mới, dung lượng lưu trữ của tân não bàn, đem so với trước kia tăng lên ít nhất đã hơn 10 vạn lần. Tạm thời trên cơ bản là không cần lo lắng vấn đề dung lượng không đủ xài nữa.
Vấn đề dung lượng của não bàn đã giải quyết, Hàn Phong liền bắt đầu bắt tay vào việc căn cứ theo đặc điểm của não bàn mà thiết kế hệ thống văn kiện. Bởi vì não bàn bây giờ là kết cấu không gian ba chiều, hệ thống văn kiện mới chẳng những yêu cầu phải có chức năng liệt kê mặt phẳng, hơn nữa mục lục còn phải theo hàng dọc.
Cũng may chỉ thuần túy là thiết kế phần mềm, Hàn Phong đối với thứ này kinh nghiệm khá là phong phú. Hơn nữa đã sớm nghĩ đến không sai biệt lắm, tìm một chút thời gian hoàn thiện lại, cách thức "xây dựng hệ thống văn kiện" mới sẽ ra lò.
Về phương diện mã hóa số liệu, Hàn Phong cũng không thiết kế lại hệ thống mã hóa lần nữa, chỉ đơn giản dựa theo hệ nhị phân chuyển đối chiếu chuyển thành hệ thập phân, nhờ đó hình thành số liễu mã hóa hiện tại.
Vì để tránh cho bản thân lâm vào cục diện tê liệt, Hàn Phong cũng không có vội vã đem hệ thống văn kiện trước kia xử gọn, mà là ở một chỗ khác trong đại não tạo ra một khối không gian, rồi mới dựa theo cách thức "xây dựng hệ thống văn kiện mới bắt đầu tiến hành cách thức hóa.
Bởi vì để tiến hành cách tân triệt để từ tầng chót, lúc mới bắt đầu cách thức hóa, Hàn Phong đành phải tự thân ra tay làm vậy.
Hệ thống văn kiện này quá mức phức tạp, trong 2 ngày cuối tuần, thời gian của Hàn Phong trên cơ bản cũng chỉ dành cho việc cách thức hóa.
Đây là một quá trình phức tạp, dựa theo hệ thập phân mà làm, từng bước từng bước rồi mới bắt đầu biến hóa trạng thái dựa theo cách thức thiết kế của mình mà tiến hành thiết định.
Hàn Phong trước cũng không có chuẩn bị không gian lớn bao nhiêu, chỉ làm một khối nhỏ. Sau đó dùng quy tắc mã hóa mới của hắn, đầu tiên biên soạn một chức năng phi thường đơn giản, thậm chí còn không thể xưng là hệ thống của hệ thống thao tác, nó chỉ có một nhiệm vụ duy nhất, chính là cách thức hóa.
Sau khi khởi động hệ thống, công việc cách thức hóa sẽ hoàn toàn do nó làm giùm, Hàn Phong rốt cuộc cũng thoát ly khổ hải rồi. (Khổ hải: Biển khổ, bể khổ)
____________________________
Chú Thích:
-Neuron: là các tế bào kích thích điện trong hệ thần kinh có chức năng xử lý và vận chuyển thông tin. Ở các động vật xương sống, neuron là thành phần chính hợp thành bộ não, tủy sống và thần kinh ngoại biên.
-Tế bào hình cây: Tên tiếng anh là dendrite, còn gọi là tế bào tua gai thần kinh, là những phần mở rộng của tế bào với nhiều nhánh, và do đó trông giống như một cái cây hình cây. Hình dạng tổng thể và cấu trúc của phần cây của neuron được gọi là trục hình cây của nó, và là nơi tiếp nhận phần lớn các thông tin vào neuron. Tuy nhiên, dòng thông tin ra (chẳng hạn từ phần cây đến các neuron khác) cũng có thể xuất phát ra từ đó.
-Sợi trục thần kinh: Tên tiếng anh là Axon, là một phần nhô ra mảnh, giống dây cáp trải ra gấp mười, gấp trăm hay thậm chí gấp hàng ngàn lần độ dài đường kính của soma. Sợi trục mang tín hiệu thần kinh ra khỏi soma (và cũng mang một vài loại thông tin lại). Nhiều neuron chỉ có một sợi trục (axon), nhưng axon này – và thỉnh thoảng sẽ - trải rộng nhánh ra, cho phép liên lạc được với nhiều tế bào đích. Phần axon lòi ra từ soma được gọi là “gò axon”. Bên cạnh việc là một cấu trúc giải phẫu, gò axon còn là phần của neuron có mật độ điện áp cao nhất – phụ thuộc vào các kênh Natri. Điều này làm cho nó trở thành phần dễ gây kích thích nhất của neuron và là phần bắt đầu nhọn của axon: trong thuật ngữ thần kinh học nó có ngưỡng hoạt động siêu phân cực điện thế cao nhất. Trong khi axon và gò axon thường là có liên quan đến các dòng thông tin ra, nhưng chúng cũng có thể nhận tín hiệu vào từ các neuron khác.
Ở những chương trước, chúng ta có thấy về thứ gọi là thần kinh inte nhân tạo, sau khi dò tìm trên google, lão Ninh ta có tìm ra một chút thông tin về nó, mạng thần kinh inte, tên đúng tiếng anh là Neuronwork, tiếng việt gọi là mạng nơ-ron trí tuệ nhân tạo (Đây là một lỗi dịch sai của Ninh trong truyện, vì từ "võng lạc" nó vừa mang nghĩa là mạng, vừa mang nghĩa inte, ở đây xin cáo lỗi với độc giả, thế nhưng ở những chương tiếp theo, Ninh vẫn xin phép tiếp tục giữ cái tên "thần kinh inte" để nó phân biệt với "mạng thần kinh" trong đại não của Hàn Phong) , Neuronwork là một loại mô hình toán học khá hay. Nhưng cụ thể hay thế nào thì lão Ninh ta ko rõ lắm. Mọi người có thể xem thông tin tại bên dưới:
vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%A1ng_n%C6%A1-ron
Thảo Luận Về Siêu Cấp Hệ Thống: 4vn.eu/forum/showthread.php?t=66177