Siêu Việt Tài Chính

Cũng may lúc Thiếu Kiệt rơi đi Diệp Nhi thấy nhưng không lên tiếng chỉ để cho Ngô Long hưởng thụ cái vinh quang mà đã tạo ra cho con mình. Khải Huy thấy được ba người Thiếu Kiệt đi từ trong khu tổ chức cuộc ký kết hợp đồng cũng nhanh chóng bước vào xe chạy đến trước mặt ba người.

Để cho hai người Chu Tương và Khải Huy để Thiếu Kiệt lên xe. Khải huy gấp lại cái xe lăn đặt vào cốp sau. Sau khi lên xe Khải Huy thắc chặt dây an toàn của chính mình lại rồi vào số tay để xe chạy đi. Được một lúc Thiếu Kiệt thấy được đã rời xa khỏi nơi ký kết hắn mới gỡ hết lớp ngụy trang ở phần thân trên. chỉ còn lại phần bên dưới vì được quấn chặt với quần áo nên có chút khó khăn.

Sau khi trút bỏ hết mọi thứ để vào một góc bên cạnh mình. Thiếu Kiệt nói với Hà Vi.

- Lát em để Khải Huy với em đi Ngân Hàng đi để anh với Chu Tường qua bên quân khu xem tình hình như thế nào. Có gì ghé về đón anh sau.

- Ừ như thế cũng được đỡ phải cho anh đợi. Mà em công nhận anh kiên nhẫn thật đấy. Nếu hồi nãy không có mấy lần anh cắt ngang em chắc em đã đánh Ngô Long một trận đúng quá đáng mà.

Thiếu Kiệt lúc này chỉ cười cười. Hắn cảm thấy việc hôm nay không là gì cả, Con người không phải lúc nào cũng phong quan vô hạn nếu hắn không nhịn được chuyện nhỏ sẽ làm hư chuyện lớn. Việc làm ấy không tốt trong kinh doanh với phần hôm nay bản thân hắn cũng chỉ muốn xem Ngô Long ngang tàn như thế nào.

Nhưng trái với ý nghĩ của hắn. Một người theo suy nghĩ của Thiếu Kiệt là cũng được trọng sinh như mình nhưng tâm tính quá tệ. Dựa và thực lực không có mà lại muốn lật ngược thế cờ đối với hắn. Nếu không có kiến thức về những lĩnh vực này đấu với Thiếu Kiệt hắn thì cũng như một người không hiểu gì. Cơ hội tự mọi người nắm bắt lấy.

Ngô Long đã có cơ hội nhưng thay vì phát triển bản thân hắn lại không làm mà dựa vào thế lực có sẵn đề thực hiện việc đuổi theo bước phát triển Thiếu Kiệt là một sự lựa chọn sai lầm cho con đường của mình.

- Người ta muốn tỏ vẽ hơn người nên phải làm cho đối thủ thấy được sự cường đại của mình chứ. Tính ra công nhận những người đó kéo được đầu tư danh nghĩa cũng khá nhiều đấy chứ nhưng mà không biết nếu họ biết tiền đầu tư của họ là vật chết mà không phải vật sống là như thế nào.

- Ấy tiền mà cũng có tiền chết và tiền sống nữa sao? Cái này mới nghe nè.

Hà Vi lần đầu nghe được định nghĩa về một sự vật mà có hai mặt khác nhau. Chu Tường cũng nghe thấy việc này cười nói.

- Kinh tế làm gì có hai loại tiền này thế anh kiếm vài đồng mới được xem xem nó chết và sống như thế nào.

Biết hai người châm chọc mình. Thiếu Kiệt cũng chỉ cười cười. Đối với người có học thì hai đồng tiền này dường như không tồn tại nhưng đối với những người ở cấp bật thấp trong xã hội thì đồng tiền này luôn hiện hữu.

- Hai khai niệm hoàn toàn khác nhau chỉ khi sống ở tầng thấp nhất của xã hội như em sẽ hiểu thôi. Tiền chết là đồng tiền bất di bất dịch mỗi tháng anh đi làm tiền lương sẽ quy ra thành hai loại một là tiền chi phí trong tháng. Thứ nhất tiền phòng trọ thứ hai tiền sinh hoạt chi phi đi kèm. Mỗi tháng lương lãnh ra sẽ cố định tiền nhà trọ cũng cố định lãnh lương ra bắt buộc anh phải đóng cho chủ trỏ. Như thế thì nó gọi là tiền chết. còn tiền sống là các loại tiền anh có thêm trong thời gian làm việc của tháng và để dành dư ra.

Hà Vi với Chu Tường lúc này nhìn chằm chằm Thiếu Kiệt bởi hắn giải thích đơn giản một cách thái quá. Một người sống và làm việc ở một nơi không có nhà ở cố định đều phải thuê phòng trọ và việc trả phòng trọ là hiển nhiên.

- Em nói này Tiền thuê nhà sao gọi là tiền chết em công nhận bởi vì người ta lãnh lương ra đều có thể phải đóng tiền nhà đi. Tiền này là bắt buộc rồi. Vậy còn tiền dư ra sao gọi là tiền sống được.

- Sao mà không được chứ. Tiền dư ra em có thể làm được việc khác tuy theo mức độ của nó là bao nhiêu mà. Tiền đó em có thể cho vay lấy lãi. Còn không thì đầu tư mua vàng để dành khi nào vàng lên cao thì bán lúc đó thu về lợi nhuận. Thế không sống sao. Nó phải sống mới sản sinh ra được tiền chứ. Nếu cứ chết như tiền thuê nhà thì không có lợi nhuận từ nó cũng không có phát sinh lãi nên gọi nó là tiền sống không phải sao.

Chu Tương lúc này cũng gật đầu. Hắn nghe Thiếu Kiệt giải thích tuy bản thân chưa bao giờ nghe được cách phân tích này. Nhưng lời Thiếu Kiệt không phải không có lý.

- Tại mọi người không sống ở tầng thấp nên không biết đấy thôi. Ở tầng thấp nhất ở xã hội luôn có những khái niệm này. Họ dựa và nó mà muốn giàu hay nghèo tùy theo mức độ tiền sống và chết của mỗi người đấy.

Hà Vi nghe thế cũng cười cười hỏi Thiếu Kiệt.

- Tùy theo tiền sống và tiền chết mà cũng làm giàu được sao. Có thiệt không đấy. Phi lý quá chừng

- Thế mà có đấy xã hội này là cá lớn nuốt cá bé mà Hà Vi không ít trường hợp anh đã thấy rồi chắc Thiếu Kiệt nói không sai đâu chắc cậu ấy có đạo lý riêng mới nói như thế chứ.

Chu Tường bây giờ cũng trả lời lại cho Hà Vi. Hắn đã sống không ít tuổi cũng có thể nhận ra được một số điều Thiếu Kiệt. Vì Hà Vi ở trong môi trường nhà nước từ nhỏ. Nhất là cô chưa từng sống như Chu Tường hoặc Thiếu Kiệt. Kiếm bửa nay lao bửa mai. Thì những việc này cô hoàn toàn không hiểu được.

Khải Huy đang ngồi lái xe cũng xác nhận với Hà Vi. Bởi trong cuộc sống hắn thấy Hà Vi vẫn chưa từng trả nhiều. Như cả ba người ở đây nên nói.

- Đúng đấy Hà Vi em không hiểu đâu cuộc sống có nhiều thứ phi lý đến mức mà chúng ta tưởng chừng như không tồn tại như nó vẫn xuất hiện đấy thôi. Cái em thấy được trên báo đài chỉ là một phần nổi trong tảng băng chìm của xã hội thôi. Tính ra ở đây có kinh nghiệm nhất vẫn là Thiếu Kiệt nhỉ.

- Kinh nghiệm thì em không dám như em dám chắc một điều cuộc sống em vô cũng phong phú.

Lời Thiếu Kiệt làm cho mọi người trên xe đều bật cười nhưng không ai biết được vốn dĩ cuộn sống của Thiếu Kiệt sẽ không như thế này nếu hắn không được một lần cơ duyên thay đổi nó.

Hà Vi cũng không phải là người cố chấp. Cô hiểu những gì mình biết và mình không biết quá ít. Nên mới hỏi Thiếu Kiệt.

- Cậu nói xem người ta làm sao mà giàu lên nhờ tiền sống và tiền chết. Mình thấy ngoài cách cho vay thì đâu còn cách nào khác đâu.

- Không hẳn thế cho vay chỉ đối với những người có dư mới làm thôi họ chắc rằng tiền đó sẽ không hao hụt mới làm thôi còn nhưng người bình thường thì lại dựa theo tiền sống và tiền chết khá nhiều. Điển hình bạn hay thấy mấy người bán hàng rong không.

Thiếu Kiệt vừa nói vừa chỉ ra bên ngoài cửa xe ô tô. Nơi đó có vài chỗ bán hàng rong của những người lao động. Hà Vi nhìn thấy thế cũng gật đầu.

- Nhưng người họ cũng áp dụng tiền này đấy. Cậu nghĩ xem nhé những người vùng quê lên đây không có tay nghề công việc họ dựa vào gì đề sống trong khi mỗi tháng đều phải đóng tiền nhà.

- Không phải họ bán hàng rong để kiếm tiền sao? tiền đó họ đóng tiền nhà được mà.

Thấy Thiếu Kiệt hỏi mình một cách ngây ngô làm cho Hà Vi cũng giật mình bởi câu trả lời không phải có sẳn là họ bán hàng rong lấy tiền để đóng tiền nhà như bình thường hay sao. Nhưng đáp lại lời cô là sự lắc đầu của Thiếu Kiệt.

- Nếu họ có vốn anh không nói như nếu có vốn rồi thì cũng sẽ như thế Tiền nhà của họ tới ngày đóng tiền thường là đi mượn từ những người cho vay mà không phải của chính họ.

Hà Vi nhìn trừng trừng Thiếu Kiệt bởi cô thấy việc này thật sự hoang đường. Một người có kinh doanh thì sao phải mượn tiền đề đóng tiền nhà cho chính gia đình mình.

- Cái gì kỳ vậy! Họ làm như vậy không phải đem tiền đưa cho người cho vay sao. Sao họ không suy nghĩ mà làm chuyện diên rồ này.

- Đây là điều bình thường thôi. Trong dân lao động có hai loại tiền. Một là Tiền mượn Đứng trả lãi hằng ngày hai là tiền góp mỗi ngày cộng lãi. Em nghĩ xem tiền nhà là một tiền cố định. Nhưng việc kinh doanh mỗi ngày của họ lại không cố định. Ngoài tiền vốn tiền lời thu về từ kinh doanh chi phí trong gia đình thì họ làm gì có số tiền lớn để đóng tiền nhà. Bắt buộc họ phải mượn. Nếu tiền đứng thì chỉ để dành cho người khi thật sự không xoay sở được mới mượn còn tiền góp thì lại là dạng trả dần mỗi ngày.

Chu Tường cũng chưa từng biết đến dịch vụ này nên hỏi Thiếu Kiệt.

- Giống như của Cao Thịnh sao Thiếu Kiệt hay một dạng khác nữa

- Của Cao Thịnh là khác. Còn ở đây thường phổ thông nhất là tiền góp với giá trị là một triệu trả thành một triệu hai mỗi ngày bốn mươi ngàn trong vòng ba mươi ngày hoặc hai mươi tám ngày. Người vay có thể mượn lại số tiền như thế hoặc người cho vay thấy người vay có điều kiện sẽ tăng hạn mức cho vay lên. Mỗi ngày họ tới nơi người vay bán hoặc nhà của họ đề thu tiền. Còn với tiền đứng cũng vậy. nó cố định mỗi ngày là hai mươi ngàn góp đều trong một ngày cho đến khi trả gốc thì thôi.

Hà Vi lúc này cũng im lặng. Cô không ngờ ngoài những cách kiếm tiền còn có những cách kiếm tiền trên xương máu của người khác mà những người bên dưới tầng chót nhất của xã hội vì khó khăn hầu như là phải dính vào những loại tiền này.

- Người bán hàng rong luôn bán hàng, mượn trả tiền nhà,rồi mỗi ngày lại góp đều. Đến ngày đóng tiền nhà thì tiền kia cũng góp xong lại tiếp tục mượn lại cứ như thế vong luân hôi của đồng tiền chết và đồng tiền sống bắt đầu cho đến khi tự bản thân người vay nhận ra mới kết thúc.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui