24
Đêm nay, chính đêm nay
Ta sẽ có nhau
Anh yêu, em cảm tưởng như mình đã đợi chờ
Cả cuộc đời cho đêm nay
Thật may em đã đợi chờ
Mong ngón
Đêm nay chính là đêm để yêu anh.
“Đêm nay”
Trình bày: Heather Wells
Sáng tác: Dietz/Ryder
Album: Magic
Cartwright Records
***
Bị chụp X-quang thật là đau quá chừng, vì kĩ thuật viên phải gò tôi vào vài tư thế phi tự để đạt được góc độ chụp anh ta mong muốn. Thế là ngoại trừ một ít Motrin, tôi chẳng được cho tí gì để giảm đau.
Xin lỗi chứ. Motrin thì chẳng cần đơn cũng mua được. Thế Vicodin đâu? Morphin đâu? Bệnh viện này làm ăn kiểu gì vậy?
Sau khi chụp chiếu xong, họ đẩy tôi vào một phòng đợi với rất nhiều bệnh nhân khác đang nằm trên cáng. Hầu hết đều trông thê thảm hơn tôi. Và tất cả đều có vẻ đã được cho thuốc giảm đau tốt hơn tôi nhiều.
May mà họ cho tôi giữ cái sandwich. Nó là nguồn an ủi duy nhất của tôi. Ờ thì, thêm cả một ít Fritos tôi mua từ máy bán kẹo ở cuối dãy. Nhét mấy đồng xu vào khe máy bằng mấy ngón tay băng bó không phải chuyện đừa đâu nha, tin tôi đi.
Nhưng mà, ngay cả Fritos cũng không thể làm cho tôi thấy khá hơn được. Ý là, chínhra tôi phải chết rồi ấy chứ. Đáng lẽ tôi phải bị quả bom đó giết chết rồi. Vậy mà tôi đã không chết.
Không như Roberta Pace và Elizabeth Kellogg. Điều gì đã diễn ra trong tâm trí chúng khi bị treo lơ lửng cách mặt đất 16 hay 14 tầng? Chúng có vật lộn trước khi bị đẩy xuống không? Chẳng có dấu hiệu gì chứng tỏ điều đó, ngoại trừ vài vết bỏng.
Nhưng loại vết bỏng gì mới được kia chứ?
Và tại sao tôi lại sống, trong khi chúng thì chết. Có lý do nào khiến tôi được chừa cái mạng mình ra không? Có điều gì tôi cần phải làm không? Tìm ra hung thủ đã giết hai đứa đó chăng?
Hay là tôi được phép sống vì một mục đích khác, cao cả hơn? Chẳng hạn như để theo đuổi sự nghiệp y khoa của riêng mình, và đảm bảo rằng các nạn nhân tương lai của bom ống sẽ được kê thuốc tốt hơn khi được đem đến các bệnh viện địa phương.
Một bác sĩ chắc chắn không già hơn tôi là mấy rốt cuộcất hiện, đúng lúc tôi vừa ăn hết cái Fritos cuối cùng, cầm kết quả chụp X-quang của tôi và mỉm cười. Ít nhất là cho đến khi anh ta nhìn tôi thật kĩ.
“Cô có phải là...” tay bác sĩ đơ ra, vẻ hoảng sợ.
Tôi đã quá mệt mỏi để mà chơi trò ú tim bây giờ.
“Đúng,” tôi nói. “Tôi là Heather Wells. Đúng, tôi hát ‘Sugar Rush’.”
“Ô,” tay bác sĩ thốt lên, vẻ thất vọng. “Tôi cứ tưởng cô là Jessica Simpson.”
Jessica Simpson! Tôi kinh ngạc đến độ không nói được thêm tiếng nào, ngay cả khi anh ta bìn thản thông báo rằng vai tôi không bị gì nghiêm trọng, chỉ trầy xước mô sâu bên trong thôi. tôi cần nằm nghỉ, và không, anh ta không thể kê bất cứ thứ thuốc giảm đau nào hết.
Tôi thề là còn nghe thấy anh ta ngâm nga bài “With you” lúc bỏ đi nữa cơ.
Jessica Simpson á? Tôi chẳng có gì giống Jessica Simspon cả! Okay, cả hai chúng tôi đều có mái tóc dài màu vàng. Nhưng đến đó là hết, chẳng còn giống gì nữa.
Đúng không nhỉ?
Tôi vội tìm phòng vệ sinh nữ và chui vào. Dòm khuônn mặt mình trong chiếc gương bên trên bồn rửa, tôi mừng rỡ thấy mình không hề giống Jessica Simspon tí nào.
Nhưng tôi cũng chẳng giống người cho lắm. Quần tôi te tua và dính đầu dầu mỡ với máu me. Tôi đang khoác lùm lùm cái áo da của Cooper và cái chăn màu cam choé quanh vai. Máu và đất bê bết khắp mặt, còn tóc thì bết thành những lọn bóng nhẫy. Chẳng hề có tí dấu vết son phấn gì quanh
Ngắn gọn là, trông tôi gớm chết.
Tôi cố chỉnh trang đến mức tốt nhất có thể, Mặc dù vậy, kết quả chẳng có gì đáng khoe khoang với ai.
Nhưng cũng may là tôi đã cố tươi tỉnh hơn một chút, vì sau khi bước ra khỏi phòng đợi, với hoá đơn viện phí trong túi sau - tất cả 700 đô, để New York College chi trả - tôi gần như bị loá mắt vì rừng đèn flash toé lên. Hơn chục người tôi không hề quen biết cùng nhao nhao hỏi, “Cô Wells! Cô Wells, bên này! Chỉ một câu hỏi thôi, cô Wells...” và viên bảo vệ bệnh viện đang cố hết sức để ngăng không cho nhiều phóng viên nữa từ ngoài đường tràn vào sảnh.
“Heather!” một giọng nói quen thuộc vang lên đâu đó trong đám người, nhưng chưa kịp gì thì một phụ nữ với lớp trang điểm dày cộm vả mái tóc cũng rất dày đã dí một cái micro vào mặt tôi và hỏi, “Cô Wells, có phải cô và người tình cũ, cựu thành viên Easy Street Jordan Cartwright đã quay lại với nhau không?”
Tôi chưa kịp mở miệng trả lời thì một phóng viên khác đã xen vào.
“Cô Wells, có đúng đây là lần thứ hai trong vòng hai ngày có kẻ nào đó đã tìm cách giết cô?”
“Cô Welss,” một phóng viên thứ ba hỏi. “liệu có sự thật nào trong tin đồn rằng quả bom này là một phần trong âm mưu khủng bố tinh vi nhằm trừ khử những ngôi sao nhạc pop được yêu thích nhất nước Mỹ không?”
“Heather!”
Gương mặt Cooper nổi lên trên từng micro và camera. Anh ra hiệu cho tôi, chỉ vào một cái của ngách đề Dành riêng cho nhân viên Bệnh viện.
Nhưng tôi chưa kịp né về phía đó thì ai đấy đã chộp ấy bên vai đau tôi và hét, “Heather, có đúng là cô sẽ quay lại với sự nghiệp ca hát bằng cách đại diện cho mùi nước hoa mới của Calvin Klein trong bộ sưu tập mùa thu của công ty ấy không?”
May thay, một cảnh sát xuất hiện, phá vỡ bức tường phóng viên và chộp lấy bên tay lành của tôi. Anh ta thực sự đẩy tôi đi từ giữa đám đông, dùng dùi cui mở đường để đẩy nhanh tiến độ.
“Được rồi, được rồi,” anh ta luôn miệng nói đi nói lại, bằng một khẩu âm Brooklyn bèn bẹt mà tôi đã quen và tin tưởng từ hồi chuyễn đến New York City. “Cho cô ấy qua nào. Các vị thông cảm với bệnh nhân đi chứ, vui lòng tránh đường nào.”
Viên cảnh sát vô danh ấy hướng tôi về phía lối đi Dành riêng cho nhân viên Bệnh viện, rồi đứng chặn ở trước cửa như một siêu nhân trong truyện tranh Marvel canh giữ pháo đài Knox.
Khi đã vào được cái nơi mà hoá ra lại chính là cái hành lang ban nãy tôi đã rời Cooper và thanh tra Canavan để đi chụp X-quang, tôi liền được nhập hội với một số người, gồm có Patty và Frank, Magda và bác Pete, và vì một lí do nào đó mà có cả Ts. Jessup.
Vừa thấy tôi, cả Patty và Magda đều thốt ra những tiếng kêu khóc thảm thiết. Tôi chẳng hiểu gì. Tôi nghĩ mình đã chỉnh trang lại khá kĩ rồi mà.
Bất chấp mọi thứ, Patty chồm dậy khỏi chiếc ghế nhựa và ôm chầm lấy tôi. Tôi tin chắc là cô ấy muốn tỏ ra thâm mật, nhưng thật sự lại làm tôi đau muốn chết. Patty cứ khóc và lải nhải những thứ như, “Mình đã bảo cậy tìm việc khác rồi! Việc này chẳng tốt lành gì cho cậu cả, nó quá nguy hiểm!”
Trong lúc đó, Magda cứ nhìn trừng trừng vào tay tôi, miệng thì méo qua xệch lại một cách kì lạ. tôi chưa bao giờ thấy mắt chị to đến thế.
“Ôi lạy chúa,” chị nói đi nói lại, ném những cái nhìn trách móc về phía bác Pete. “Bác nói là tệ, nhưng đâu có nói là tệ đến mức này.”
“Mình không sao mà,” tôi khăng khăng, cố thoát khỏi vòng tay dài không thể hiểu nổi của Patty. “thật đấy, Patty, mình không sao mà...”
“Chúa ơi, Pats, em đang làm Heather đau đấy,” Frank cố gỡ tay vợ mình ra khỏi tay tôi, và nhìn tôi đầy lo lắng. “Em ổn thật không? Trông em như ma ấy.”
“Em ổn mà,” tôi nói dối. Tôi vẫn đang run, nhưng không phải vì vụ việc trong giếng thang mà vì chuyện mấy tên phóng viên ban nãy. Họ đến từ đâu vậy? Làm sao họ biết về quả bom nhanh đến thế? New York College rất ít khi lên báo, và nếu có thì đều là tin tốt cả.
Chuyện này sẽ được ghi nhận thế nào trong bảng tổng kết 6 tháng thử việc của tôi đây? Liệu nó có thể được dùng để chống lại tôi không?
Bỗng nhiến Ts. Jessup hắng giọng, và mọi người quay sang nhìn ông. Trong tay ông là một bó ướng dương khổng lồ.
Cho tôi. Ts. Jessup mua hoa cho tôi!
“Ừm,” ông nói, bằng chất giọng thô mộc của mình. “Lúc nào cũng phải nổi bật, đúng không nào?”
Tô mỉm cười, cảm động không thể nói lên lời. Gì thì gì, Ts. Jessup cũng rất bận, là phó chủ tịch này nọ kia mà. Thật không thể tin nổi là ông đã dành thời gian xuống tận bệnh viện để tặng hoa cho tôi.
Nhưng Ts. Jessup vẫn chưa xong. Ông cúi xuống, hôn lên má tôi và nói, “ Rất mừng là cô vẫn bình an, cô Wells. Đây là của khoa.” Ông chìa bó hoa về phía tôi, và khi tôi bất lực giơ bàn tay băng bó của mình lên, Magda bước tới, cầm bó hoa hộ tôi. Ts. Jessup không thể thấy vẻ nhăn nhó của chị, hoặc nếu có, ông cũng phớt lờ. Ông cũng không nghe thấy tiếng lầm bầm của chị, “Ông tặng hoa cho con bé, trong khi đáng lẽ ông phải cho nó một màn tăng lương béo bở
“Rachel nhờ tôi nói với cô là cô ấy xin lỗi không đến được, vì cần có người canh giữ pháo đài.” Ts. Jessup cười, nhe hết cả hàm răng. “Dĩ nhiên cô ấy không biết gì về lũ săn ảnh vừa rồi. Tôi cá là khi nghe chuyện cô ấy sẽ rất tiếc đã để lỡ mất vụ đó. thế, cô định bán câu chuyện này cho ai, Entertainment Tonight hay Access Hollywood?”
“The Post sẽ chào em giá cao nhất,” Magda thông báo cho tôi, không biết là Ts. Jessup đang đùa. “Hoặc là The Enquirer.”
“Đừng lo,” tôi nói với một nụ cười. “Tôi sẽ không nói chuyện với báo chí đâu.”
Ts. Jessup có vẻ không bị thuyết phục. Vẻ mặt ông đã đổi từ quan tâm thân thiện sang vẻ nghi ngờ, lo lắng. Đột nhiên tôi chợt nhận ra rằng, lí do duy nhất khiến ông ấy ló mặt đến bệnh viện chỉ là để xem liệu tôi có định công bố câu chuyện của mình hay không.
Đáng lẽ tôi phải đoán ra từ trước mới phải, tôi nghĩ. Ý tôi là, Ts. Jessup không đến đây vì lo lắng cho tôi. Ông ấy đến với một mục đích duy nhất, chỉ một mà thôi:
Kiểm soát thiệt hại.
Tôi nghĩ Ts. Jessup ngờ rằng mọi chuyện sẽ rất tệ - còn lý do nào khác khiến ông ấy phải lặn lội xa xôi vào tậnWest Village này? - nhưng đảm bảo ông ấy không nghĩ chuyện lại tệ đến mức này. Một quả bom nổ trong kí túc xáNew York College - ý tôi là khu cư trú - đích thị là một tin giật gân. Chuyện tương tự đã từng xảy ra ở Yale - CNN đã đưa tin - và trở thành một tin chủ đạo ở tất cả các báo đài địa phương, mặc dù hoá ra vụ việc chẳng liên quan gì đến khủng bố cả.
Và việc một trong những nạn nhân của quả bom lần này lại là một cựu thần tượng nhạc teen pop ư? Hừ, điều này chỉ càng làm cho câu chuyện thêm phần hấp dẫn thôi. S biến mất của tôi khỏi thế giới âm nhạc đâu phải là không kèn không trống, và lý do đằng sau nó - bao gồm cả cái trại gia súc mới của mẹ tôi ở Argentina - đã được đàng hoàng đưa lên báo chí. Tôi có thể hình dung ngay được trang bìa của The Post:
QUẢ BOM TÓC VÀNG.
Cựu sao nhạc pop Heather Wells
Suýt nổ tung thành nghìn mảnh
Với công việc và đồng lương còm cõi mà cô buộc phải nhận từ New York College để tự nuôi sống bản thân sau khi sự nghiệp âm nhạc chìm xuồng và bị hôn phu cũ - thành viên nhóm Easy Street, Jordan Cartwright - đá ra đường.
Dẫu sao, tôi cũng hiểu được lo lắng của Ts. Jessup. Hai nhân viên bị thương trong một tai nạn thang máy đã đành một chuyện.
Nhưng còn chuyện có quả bom trong kí túc - ý tôi là khu cư trú - thì sao? Tệ hơn nữa, quả bom ấy lại được đặt trong chính toà nhà, nơi ngài chủ tịch của trường đang sống. Ông sẽ phải nói với hội đồng thế nào đây? Người đàn ông tội nghiệp ấiy hẳng phải nghĩ rằng chức vụ phó chủ tịch đang tuột khỏi tầm tay mình.
Tôi cũng chẳng trách Ts. Jessup vì ông đã quá lo lắng đến số phận của mình hơn số phận tôi. Gì thì gì, ông cũng còn có con cái. Còn tôi chỉ có mỗi một con chó.
“Heather,” Ts. Jessup lại mở lời. “Tôi tin là cô hiểu. Vụ này là một cơn ác mộng PR. Ta không thể để công chúng nghĩ rằng các khu cư trú của ta nằm ngoài tầm kiểm soát được...”
Trước sự ngạc nhiên của tôi, chính thanh tra Canavan đã cắt lời ngài phó chủ tịch. Hắng giọng một cáchào, rời nhìn quanh tìm một chỗ để nhổ nhưng không thành công, thanh tra Canavan đành thở dài và nuốt xuống.
Rồi ông nói, “Nào. Rất tiếc phải cắt ngang, nhưng cô Wells xớ rớ ở đây càng lâu, người của tôi càng khó kiểm soát đám đông ngoài kia.”
Tôi cảm nhận được một cánh tay ôm vòng quanh vai mình. Ngước lên, tôi ngạc nhiên thấy đấy chính là cánh tay Cooper. Tuy nhiên, anh không nhìn tôi. Anh đang nhìn ra cửa.
“Đi nào, Heather,” anh nói. “Frank và Patty có xe. Họ để nó dưới gara. Họ sẽ đưa ta về nhà.”
“Ừ đúng rồi, đi thôi,” Patty giục. Khuôn mặt xinh đẹp của cô đầy khó chịu. “Mình ghét bọn phóng viên còn hơn cả ghét cái bệnh viện này,” Rồi đôi mắt sẫm hình quả hạnh nhân của Patty lướt sang Ts. Jessup, và trông có vẻ như cô sắp thêm vào, “Nhưng mình ghét nhất là mấy thằng cha quan chức cứng ngắc này.” Song Patty đã kịp rút lại, hoàn toàn vì lợi ích của tôi - chắc luôn - vì lúc đó tôi dẫm lên chân cô một cái khá đau, làm cô thốt ra một tiếng kêu nho nhỏ.
Sau khi tôi chào tạm biệt bác Pete và Magda - họ hứa sẽ ở lại bệnh viện cho đến khi gặp được Julio - một quản lý bệnh viện vui mừng chỉ cho chúng tôi đường xuống bãi đỗ xe, như thể bất cứ hy sinh nào cô ta có thể làm để tống khứ chúng tôi đi - và nhờ đó, tống luôn được cả lũ phóng viên - đều hoàn toàn xứng đáng.
Suốt dọc đường về nhà, ngoài những lúc nghĩ “Ôi chúa ơi, cái tay, cái tay Cooper,” tôi chỉ nghĩ được thêm, “Ôi chúa ơi! Mình mất việc chắc rồi.”
Chỉ có điều khi đã an toàn trong xe, Cooper lập tức thả tay ra. Thế nên lúc đấy tôi chỉ phải lo có mỗi một việc.
“Ôi chúa ơi,” tôi không thể không thốt ra một cách đau khổ, nghẹn ứ trong cổ họng, từ ghế sau. “Chắc Ts. Jessup sẽ đuổi việc em mất.
“Chẳng ai đuổi việc em cả, Heather,” Cooper nói. “Lão ấy chỉ đang bảo vệ lợi ích của riêng lão thôi.”
“Thằng cha ấy mà dám lườm cậu xem, sẽ phải tay bo với mình cho coi,” Patty gầm gừ sau bánh lái. Patty là một người lái xe quyết đoán - có thể nói là hung hăng - và cũng vì lí do ấy mà chính cô, chứ không phải Frank, đảm nhận toàn bộ việc lái xe khi họ ở trong thành phố. Patty nhấn còi lúc một chiếc taxi màu vàng tạt qua đầu xe. “Đừng hòng lôi thôi với bạn gái thân nhất của tôi.”
Frank quay lại nhìn tôi từ ghế trước, và hỏi, “Cooper đưa em áo khoác của anh ấy à?”
Tôi nhìn xuống cái áo da vẫn choàng quanh vai mình. Nó có mùi của Cooper, da và xà phòng. Tôi chẳng bao giờ muốn cởi nó ra, không bao giờ nữa. Nhưng tôi biết mình sắp phải cởi nó ra, khi chúng tôi về đến nhà.
“Không,” tôi nói. “Ý em là, chỉ mượn thôi.”
“Ô,” Frank nói. “Vì, em biết đấy, em dấy máu vào áo hết rồi kìa.”
“Frank,” Patty nói. “Anh im đi.”
“Không sao đâu,” Cooper vừa nói vừa ngó qua cửa xe, nghiên cứu vô số thằng hâm đang làm bên bộ mặt đường phố của West Village.
Không sao đâu! Tim tôi nở tướng ra. Cooper đã nói tôi dính máu khắp áo da của anh cũng không sao! Chắc bởi vì, thì đấy, sau vụ này chúng tôi sẽ hẹn hò, và kiểu gì rồi anh cũng sẽ cho tôi cái áo. Và tôi sẽ có nó - và Cooper - luôn luôn, để giữ ấm cho mình.
Nhưng rồi Cooper thêm vào, “Tôi biết một tiệm giặt ủi chuyên tẩy vết máu trên áo.
Đấy, tóm lại hôm nay không phải ngày của tôi.