Sống Lại Làm Dâu Thôn Núi


Cô đứng một lát rồi đi xuống tầng, thầm lên kế hoạch nên trang trí nhà như thế nào.

Không thể thay đổi kết cấu bởi vì không có nhiều tiền như vậy, nhưng dù có tốn công tốn sức cũng nhất định phải sửa ra hai phòng vệ sinh.
Sau đó còn phải đi lại đường dây điện, đường ống nước, quét sơn tường.

Cho dù chỉ là sửa chữa đơn giản như vậy, e rằng cũng phải tốn mấy trăm nghìn tệ.
Hơn nữa còn cả phòng bếp, phòng bếp mới là trọng điểm cải tạo.
Ra khỏi cửa nhà chính, bên hướng bắc còn có hai căn nhà ngói sát liền nhau, căn ở sát tòa nhà hai tầng là một nhà kho nhỏ, tiện cho việc cất giữ lương thực hoặc đồ đạc linh tinh, căn ở bên ngoài chính là phòng bếp.

Giai Tuệ không đi vào phòng mà chỉ nhìn vào trong phòng bếp qua cửa sổ.

Bên trong có một cái bếp lò đắp bằng đất, ngoài ra còn có một cái tủ bát cũ dựa vào tường.

Bởi vì mặt tường bám đầy bụi, có vết nước đọng và nấm mốc, cửa sổ lại nhỏ nên trông rất u ám.
Xem ra công trình cải tạo phòng bếp này cũng không nhỏ, cửa sổ nhỏ như vậy, chắc chắn là phải mở rộng, mái nhà cũng phải dỡ đi lợp lại...
Giai Tuệ thở dài, một lần nữa hy vọng đời này mình có thể phát tài đến mấy triệu.

May mà nông thôn đã phát triển nhiều năm, cho dù là nơi vắng vẻ như vậy mà vẫn có đầy đủ điện nước và đường thông thoáng, nếu không, Giai Tuệ thật không dám tưởng tượng, phải tốn bao nhiêu tiền mới có thể sửa sang nơi này thành chỗ cho người ở được.
Nghĩ đến điện nước, Giai Tuệ bỗng nhiên giật mình, đúng rồi, còn có một chuyện quan trọng hơn, trước khi trang trí, cô còn phải thiết kế hệ thống bể phốt cho phòng vệ sinh và phòng bếp.
Ở thời đại này, nước thải và rác thải ở nông thôn vẫn chưa được coi trọng cho lắm, hoặc là nói vẫn chưa có biện pháp giải quyết hữu hiệu được áp dụng.

Nhưng Giai Tuệ biết, chỉ mấy năm nữa thôi, các nơi sẽ dấy lên cuộc "Cách mạng nhà vệ sinh".

Đây là tin tức mà cô được biết khi làm chương trình cho đài truyền hình.

Cái gọi là cách mạng nhà vệ sinh chính là cải tạo nhà xí, chuồng heo cùng hệ thống xử lý nước thải ở nông thôn.
Trước lúc này, ở nông thôn không có việc xử lý nước thải.

Cơm canh thừa sẽ giữ lại cho heo ăn, phân và nước tiểu của người và động vật cũng là tài nguyên quý giá, phải giữ lại để ủ thành phân bón.

Khi còn bé Giai Tuệ đã từng nghe bà ngoại nói, dân quê nào chịu khó thì khi ra ngoài đều mang theo giỏi, nhìn thấy ven đường có phân trâu phải nhanh chóng nhặt vào giỏi mang về nhà.
Tuy nhiên, với sự tăng trưởng nhanh chóng của dân số và việc sử dụng rộng rãi phân bón hóa học, phân, nước tiểu và nước thải ngày càng trở nên vô dụng, trái lại còn gây ô nhiễm vệ sinh môi trường ngày càng nghiêm trọng.

Ví dụ như thôn Thạch Kiều Nam, nơi mà cô cả đang sống, nhìn từ ven đường thì một màu xanh biếc, lại có núi có sông, phong cảnh rất đẹp, nhưng đi vào thôn mới biết không phải vậy.

Đầu thôn là chỗ buộc trâu, nhà nào cũng nuôi heo, cống thoát nước lại chưa hoàn thiện, gặp phải trời mưa liên tục thì nước bẩn sẽ tích tụ ở chỗ trũng thấp, ruồi muỗi bu quanh khiến người ta rất khó chịu.
Trước mắt ngôi nhà này còn không có phòng vệ sinh, có lẽ cũng chẳng có hệ thống thoát nước ngầm nào, cùng lắm là đào hai cái mương thoát nước ở hai bên nhà, nước thải và nước mưa chảy theo mương xuống dưới sườn núi, lại chảy theo địa hình xuống đến trong dòng suối.

Đây cũng là nguyên nhân tại sao nhà ở nông thôn đều muốn xây ở chỗ cao.
Cũng may trong các cuộc phỏng vấn ở kiếp trước, Giai Tuệ từng học được rất nhiều kinh nghiệm cải tạo nhà vệ sinh ở nông thôn.

Cô lập tức quan sát xung quanh, tính toán trong đầu nên xây bể tự hoại và bể chứa nước thải ở đâu.

Phía sau phòng bếp là một cánh rừng mọc đầy cây cối cao thấp, Giai Tuệ chặt một bụi cây ở cạnh tường, sau khi xem xét thì quyết định xây bể tự hoại và bể chứa nước thải ở phía bắc của ngôi nhà.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui