Sủng Thê Của Nịnh Thần

(*) phơi: ở đây có nghĩa làm lộ rõ ra cho tất cả mọi người cùng thấy.

Tổ tiên Mạnh gia từng giàu sang phú quý, đến triều đại này lại được hậu thưởng vì dâng lên Ngọc tỷ truyền quốc nên chưa bao giờ phải sầu lo về chuyện tiền bạc.

Nhà mẹ đẻ của Nghê thị nổi tiếng là giàu có, lúc trước Nghê lão đại nhân giữ chức vị quan trọng ở Giang Nam, vả lại vị trí này rất sung túc và đủ đầy dẫn đến của hồi môn của Nghê thị năm đó vô cùng phong phú, thậm chí có không ít quý nữ trong kinh cũng phải mỏi mắt ngóng theo. Qua gần hai mươi năm kinh doanh, họ đã khá giả hơn xưa kia rất nhiều.

Chiếu theo kiếp trước, Mạnh Nguyên biết của hồi môn của mình chắc hẳn chẳng hề đơn giản và ít ỏi, bởi vậy nàng hoàn toàn không quan tâm đến việc này.

Tuy đã biết từ trước nhưng khi Nghê thị đưa danh sách của hồi môn đã được chỉnh sửa hơn mười mấy lần cho Mạnh Nguyên xem thử, nàng vẫn cảm thấy mình đã đánh giá thấp tấm lòng làm mẹ của Nghê thị rồi.

Nghê thị sợ Mạnh Nguyên trẻ tuổi chưa trải sự đời nên còn vừa giải thích vừa chỉ bảo.

“Con đừng xem thường những sổ sách này. Nó là sức mạnh để sau này con được sống yên thân gửi phận ở nhà chồng đó.”

Mạnh Nguyên âm thầm nói chen vào một câu, những sức mạnh kiểu này hầu như chẳng có tác dụng gì khi nàng sống ở Mộ gia cả.

Tuy vậy nàng vẫn tỏ ra ngoan ngoãn và lễ phép đáp lại.

“Con thường không để tâm vào những việc vặt nhưng chuyện của hồi môn này thì không được qua loa. Vi nương sẽ theo đó giải thích cặn kẽ 128 hòm này theo trình tự cho con, vả lại còn phải dẫn con đi xem và đối chiếu từng cái trong sổ ghi chép, để tránh sau này con bị người ta lợi dụng sơ hở.”

Mạnh Nguyên còn chưa trả lời thì Xích Thược đang hầu hạ trong phòng không kiềm được phải kinh ngạc thốt lên: “Phu nhân thương yêu cô nương nhà chúng ta thật đấy ạ. Nô tỳ lớn từng tuổi này rồi mà chưa bao giờ thấy qua 128 rương hồi môn đâu.”

Kể cả khi Mạnh Thiên thành hôn cũng chỉ có 64 loại mà thôi.

Nghê thị lơ đễnh đáp lại: “Theo quy củ, gả vào Hầu môn phải mang theo tối đa 128 rương hồi môn, tuy khó thể vượt được con số này nhưng đến lúc đó mẹ định bụng sẽ gia cố rương đồ dày hơn, làm cho nó trông đầy một chút là được.”

Kiếp trước Mạnh Nguyên đã từng trải qua một lần nhưng hôm nay nhớ lại, nàng vẫn cảm thấy trong lòng ấm áp và vui vẻ: “Nếu tỷ tỷ biết sẽ ghen tỵ với con đấy ạ.” Nàng chỉ nói đùa như vậy thôi.

“Tỷ tỷ của con sẽ không thèm tị nạnh với con làm gì đâu. Nó biết con phải gả vào nhà đó nên chỉ ước sao có thể đắp bớt của hồi môn của nó qua cho con nữa đấy. Mẹ phải ngăn lại thì mới không gây ra chuyện ầm ĩ.”

“Mẹ nói tiếp chuyện lúc nãy. Đầu tiên, đương nhiên là vị trí đầu phải để dành cho hôn thư, từ loại thứ hai mới là những món đồ hợp cách, mẹ dự định sẽ dùng đôi Như Ý có chuôi quấn bằng dây tơ vàng mà trưởng công chúa Hinh Nguyên ban thưởng dẫn đường.”

Mạnh Nguyên gật đầu đáp: “Đây là đúng lẽ.”

Hậu vị trong cung còn trống nên không một nữ quyến tầm thường nào có thể sánh được với địa vị tôn kính của Trưởng công chúa.

Mạnh Nguyên lại chợt nghĩ lúc này còn chưa được ban thưởng ngự bút “Trời đất tác hợp” thì hẳn là sẽ không có rồi.

“Rương thứ ba là những miếng ngói được đặt vào tượng trưng cho ruộng đất và cửa hàng. Giá đất trong kinh khá cao và quá thu hút sự chú ý nên mẹ chỉ cho con ba cửa hàng hai tầng và một toà nhà bốn sân nằm trên phố, vị trí đều rất tốt, trong đó có hai cửa hàng gần với của hồi môn của đại tỷ con, sau này hai đứa tiện bề giúp đỡ lẫn nhau; vùng ngoại thành cũng có năm trăm mẫu ruộng, những mẫu ruộng hiện có đều đã được cho thuê, đến mùa thu hoạch con cứ thu tô là được. Tuy năm trăm mẫu không nhiều nhặn gì nhưng ruộng tốt trong kinh khó tìm, nên sau này nếu không quá nguy cấp thì đừng bán cửa hàng, nhà cửa và ruộng đất trong kinh ra.”

“Mẫu thân yên tâm, con hiểu rồi ạ.”

Nghê thị tiếp tục nói dông dài: “Trong kinh chỉ có vậy thôi, mặt khác mẹ đã giúp con đặt mua hai mươi khoảnh ruộng tốt ở vùng đất Giang Nam màu mỡ. Ngoài ra, mẹ còn cho con một tiệm vải và một cửa hàng ở Bắc Nam, xưa kia bà ngoại con để lại cho mẹ hai cửa hàng này. Lúc đầu mẹ chia cho đại tỷ con một nửa, hôm nay mẹ cũng truyền một nửa còn lại cho con, thu nhập của nó còn nhiều hơn cửa hàng ở trong kinh. Dù chưởng quỹ của cửa hàng đã ký thỏa thuận vĩnh viễn nhưng con cũng phải thường xuyên đốc thúc hỏi han, tránh để lâu ngày lòng người bắt đầu đổi khác.”

Mạnh Nguyên gật đầu liên tục.

“Theo lệ thường thứ tư là ép hòm bạc, ta đã tìm Kim Hỉ Đường chế tạo gấp 128 rương thỏi vàng thỏi bạc, kiểu dáng của nó cũng vừa được ra mắt vào tháng này nom vừa hoan hỉ vừa may mắn.”

Về việc ép rương (*) ngân phiếu chính thức, dĩ nhiên bà muốn Mạnh Nguyên đích thân làm lấy, đó mới là cái chính.

(*) ép rương hay ép hòm là một trong những tục lệ cưới hỏi của người Trung Quốc từ xa xưa, sau khi người nam ra giá lấy dâu cho người nữ đầu hôn ước thì gia đình mẹ sẽ bỏ tiền vào hộp.

Trước đây Nghê thị từng nói, sính lễ hôm Mộ gia mang tới hôm trao lễ vật đính hôn sẽ được giữ nguyên và lấp vào của hồi môn cho Mạnh Nguyên mang trở về Mộ gia.

Mạnh Nguyên kiểm tra thử mới phát hiện của hồi môn của nàng phong phú hơn kiếp trước hai phần.

Cố nhiên, vì sính lễ gia tăng nên nước lên thì thuyền lên.

Sau khi sửa sang cả buổi chiều, Mạnh Nguyên được mẫu thân dẫn đi quan sát đối chiếu của hồi môn.

Dù sao Nghê thị đã gả con gái lần hai nên nom có vẻ già dặn hơn lần đầu, chọn món nào cũng tinh tế và quý giá, ngay cả đồ ngoáy tai tầm thường nhất cũng là loại điêu khắc từ ngà voi.

*

Đến ngày hai mươi sáu tháng chín là thời điểm Mạnh gia đưa của hồi môn đến “Phố phòng” (*) của Mộ gia.

(*) có thể hiểu là một hoặc hai ngày trước đám cưới, nhà gái gửi người đến nhà trai để giúp trang trí nhà mới.

Nghê thị đặc biệt mời em dâu nhà mẹ là Mã thị đến.

Người Mộ gia mở cửa đón việc vui, thấy mợ bên nhà gái đến thì dẫn tới ngồi ở ghế trên.

Đợi khi mẹ chồng tương lai là Phù thị nhận lấy danh sách hồi môn từ Mạnh phủ thì sắc mặt bà ta thay đổi liên tục.

Thầm nghĩ, Phù gia của bà ta nhiều đời kinh doanh buôn bán, dù không phải người cực phú quý trong kinh nhưng cũng thuộc hạng ăn ngon mặc đẹp. Tuy vậy so với của hồi môn của con dâu tương lai, bà ta thấy như bị tát vào mặt.

Bà ta ngoài cười nhưng trong không cười, khép danh sách quà lễ dày cộm kia lại, chỉ đáp qua quýt một câu: “Phiền cữu phu nhân chạy chuyến này rồi.”

Hôm nay là khởi đầu của việc vui nhưng chợt nhìn thấy sự khó chịu trên gương mặt Phù thị, Cố thị còn nghĩ danh sách lễ lạc có gì đó sai sót, bèn cầm lấy xem thử, sau đó gương mặt lập tức cười tươi như hoa.

“Quý phủ quá chú trọng rồi, hồi môn này còn phong phú hơn ta năm đó nữa đấy.”

Nói rõ hơn, Cố lão Phong quân thành hôn lúc phủ Trung Sơn hầu còn chưa được cường thịnh, tôn quý dôi thừa nhưng chưa đủ giàu có và đông đúc. Cố thị hài lòng khen ngợi Mạnh Nguyên nên không ai ở đây dám cau có nữa, vì thế họ luôn miệng ca ngợi Mạnh gia hiểu lễ, Mộ gia có phúc.

Người của Tây phủ ăn bữa “cơm đính hôn” với Mã thị xong, đến khi Mã thị quay về thì họ cũng lục tục rời tiệc.

Cố thị càng lớn tuổi, không còn nhiều tinh lực. Thấy khách đã đi, bà quyết định về phòng nghỉ ngơi để Phù thị ở lại tiếp chuyện với mọi người trong Tây phủ.

Mai thị, vốn dĩ được sắp xếp ngồi ở ghế cuối, thấy mọi người đã tản đi bớt thì nàng ta mới khẩn thiết đứng dậy đến cạnh Phù thị.

“Mấy ngày trước trong nhà bận rộn nên con chưa đến thăm dì được, gần đây dì vẫn ổn chứ ạ?”

*

Phù thị là dì ruột của Mai thị nên việc Mai thị được gả cho lão tam Mộ Giang làm chính thất, là nhờ Phù thị đích thân xe chỉ luồn kim từ bên trong.

Tuy Mộ Giang là thứ xuất nhưng Mai gia chỉ là thương nhân, thế cũng xem như với cao rồi.

Cả đời Phù thị không tiếp xúc nhiều với ai nên khá thân thiết với cô cháu gái này. Tuy nhiên, nếu đã vào nhà trai thì Mai thị nên gọi Phù thị là thím, nhưng lúc riêng tư nàng ta không sửa miệng, càng lộ vẻ gần gũi hơn.

Mai thị cũng thường xuyên đến Đông phủ thăm dì, đa phần là thăm hỏi một câu để tỏ lòng hiếu thảo, thế nhưng hôm nay trong lòng nàng ta vô cùng bất bình.

Phù thị thấy cháu gái tới vấn an, theo thường lệ dẫn nàng ta vào phòng mình rồi cho người hầu lui xuống hết.

“Lan nương, vừa rồi con có thấy danh mục quà biếu dày cộm đó không, quả là muốn sánh vai với Vương mẫu của Thiên đình rồi cơ đấy. Một ấu nữ của gia đình mất nước nịnh hạnh như cô ta mà lại dám lớn lối như thế, chẳng khác nào đang muốn chà đạp thể diện của bà mẹ chồng là dì.”

Tuy Mai thị không thấy danh sách quà biếu nhưng nàng ta thầm chắc mẩm rằng, 128 rương vàng treo xâu chuỗi đỏ này e là còn hơn gấp năm lần số hồi môn của nàng ta nữa.

Ngẫm lại nàng ta có thể gả vào chi thứ của Bá phủ đều cậy vào của cải phong phú, song hôm nay lại bị người đến sau tát thẳng vào mặt, bởi vậy trong lòng khó thể bình tĩnh nổi.

“Dì đừng buồn phiền, người đó có khoe khoang cách mấy thì sau này cũng phải ngoan ngoãn cơm bưng nước rót cho dì thôi. Nếu dì không thích cô ta hay khoe khoang, vậy chỉ cần dùng thân phận bề trên dạy dỗ cô ta là được.”

“Nếu đơn giản như con nói thì tốt rồi. Vị bên trên dì xem cô ta như một đóa hoa yêu kiều đấy, lần trước còn quở trách dì trước đám đông. Nếu dì cố chấp, không biết ai sẽ là người chịu thiệt nữa.”

Mai thị suy nghĩ một hồi rồi đổi giọng xúi giục: “Vậy dì đành phải nhún nhường thôi vậy, thứ lỗi cho cháu gái không có năng lực, không thể giúp ngài san sẻ.”

*

Mai thị ra khỏi viện của Phù thị nhưng không về thẳng Tây phủ, mà rẽ qua chính viện.

Dù Mã thị đã về nhưng giờ phút này có thị tỳ phơi gả của Mạnh phủ trông chừng.

Mai thị giả vờ kinh ngạc, đi tới mở toang một cái rương trước mặt ra: “Đây là Liêu Lăng (*) từ đất nam phải không, phối màu trông đẹp tuyệt nhỉ.”

(*) là một loại vải lụa mỏng có kết cấu tỉ mỉ, màu sắc lộng lẫy và được dùng như một cống vật trong triều đại nhà Đường.

Thị tỳ nhà (*) Triệu Lão Tam không biết người này là ai nên chỉ khách sáo đáp lại nàng ta: “Cảm ơn ngài đã khen ngợi, đây đúng thật là vải Liêu lăng. Chúng được chế tạo từ cửa hàng của phu nhân nhà ta đấy ạ.”

(*) nhà ở đây giống kiểu người trong gia đình hoặc vợ của người được xưng tên, ở đây ý nói thị tì này là vợ của người tên Triệu Lão Tam.

Bấy giờ Mai thị càng kinh ngạc. Từ trước đến nay, Liêu lăng này rất có tiếng trong hoàng thất, hiếm khi có mặt trên thị trường, không ngờ Mạnh phủ có thể tự tay làm ra.

Nàng ta không muốn tự rước lấy nhục nữa nên vẫy khăn bưng miệng cười: “Mọi người cứ bận rộn đi, đợi đệ muội vào cửa thì ta sẽ lại tới náo hỉ phòng.”

Nhà Triệu Lão Tam lập tức cúi đầu cúng kính đáp vâng.

Ở nơi không ai thấy, một vài hạt cát mịn tản mát trong rương, sau đó lập tức chìm xuống đáy rương.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui