Sương đêm

Chương 02

Đám tang của ông Tô Tịnh không đông đúc như các đám tang khác, nó không xứng đáng với một nhà tỉ phú như ông . Suốt hai ngày tang lễ, luật sự Chí Tâm nhận rất nhiều bức điện tín chia buồn từ các nhà doanh nghiệp một thời . Âu đó cũng là sự an ủi của những năm tháng vẫy vùng. 
Đi sau quan tài ông Tô Tịnh có gia đình họ Du, lão quản gia, vú Năm . Tô Ức Mi như cái xác không hồn . Cô bé không nói, cũng không hành động, ơ hờ làm theo mọi người như một cái máy. 
Mọi người không biết Ức Mi đang nghĩ gì, nhưng họ rất lo cho con bé . Lo sợ Ức Mi suy sụp sẽ không đứng dậy nổi. 
Du Chí Tường lo xong công việc, tức tốc đi máy bay về, cũng đú 
ng lúc mọi người đang đưa linh cữu ông Tô Tịnh đến nơi an nghỉ cuối cùng.
Đối diện với Tô Ức Mi, anh có hơi ngỡ ngàng . Không ủy mị như các cô gái giàu nước mắt, nhưng đó có phải là nghị lực của cô không ? 
Ức Mi nhìn Chí Tường bằng đôi mắt dửng dưng xa lạ . Cô bé chỉ nhếch môi với câu chào của Chí Tường. 
Đau khổ ! Đó là tâm trạng hiện giờ của Ức Mi . Tôn trọng niềm đau riêng của cô, mọi người cũng không đá động đến. 
Đầu chít khăn tang trắng, tay bưng tấm ảnh, nhìn Ức Mi lúc này như một vị thiên sứ. 
Không kèn, không trống, không sư tụng là lời yêu cầu của ông Tô Tịnh . Công việc mọi người đều làm trong lặng lẽ . Đám tang vắng lặng lại càng vắng lặng hơn.
Sau khi hạ huyệt, phần mợ được xây lên . Tiếng khóc thút thít thương tâm vẫn còn vang vọng đâu đó.
Ức Mi bỏ đi một mạch đến phần mộ của ba mẹ . Cô quỳ gối với khuôn mặt kín bưng, lạnh lùng . Hiện giờ, có ai hiểu được cô không ? Tại sao Tô Ức Mi phải gánh chịu hết nỗi đau này đến nỗi đau khác trong cuộc đời ? 
Nếu như cô không mang họ Tô thì cô có phải đau khổ như bây giờ không ? Thiếu vắng tình thương của cha mẹ từ lúc mới lọt lòng . Bám víu tình thương còn sót lại của ông nội, rồi ông nội cũng ra đi để lại cô bơ vơ, lạc lõng. 
Thương đế thật không công bằng đối với cô chút nào cả . Sao lại cướp của tôi tất cả những người thân ?
Ức Mi muốn gào thét lên: Ba mẹ Ơi ! Rồi con phải sống sao đây ? Ai sẽ là người hướng dẫn con để cho con hiểu biết với đời ?
Cay đắnt cho số phận mình, Ức Mi không thốt được nên lời . Cô chỉ biết nhìn mọi người bằng đôi mắt tội nghiệp của mình.
Ức Mi quỳ như thế không biết là bao lâu, đến khi bất chợt cơn mưa đổ xuống thì cô mới bắt đầu ý thức . Nhưng tuyệt nhiên, cô không muốn đứng dậy chút nào. 
Có tiếng ai đó thét lên trong mưa: 
- Vào xe đi Ức Mi ! Mưa lớn lắm đó.
Lo cho bản thân mình làm gì nữa, Ức Mi cười cay đắng . Cô ngước mặt nhìn trời cao, mặc cho cơn mưa cứ dội, lòng đầy rét buốt. 
- Cô định thi gan với mưa bão à ? 
Ức Mi chiếu tia dữ dội vào người vừa phát ra câu nói ấy, nhưng cô vẫn im lặng. 
Luật sư Tâm làm loa: 
- Chí Tường ! Đưa Ức Mi trở lại xe, mau! 
Bỏ mặc Chí Tường lải nhải bên tai, Ức Mi vẫn giữ tư thế của mình . Gan cô cũng lớn lắm chứ bộ. 
- Đừng để mọi người cuống lên vì cô, có được không ? Tôi cũng biết cô đang bị sốc và đau khổ, nhưng không nên tự hành hạ mình như thế. 
- ...
- Mau ra xe theo mọi người về nhà đi . Ức Mi ! Cô sẽ ngã bệnh nếu cứ dầm mưa thế này. 
Ức Mi giận dữ:
- Anh đi đi ! Đi cho khuất mắt tôi đi . Tôi không cần anh lo. 
- Không phải là tôi lo, mà tôi sợ ba mẹ cô không yên lòng nơi chín suối . Họ tạo ra hình hài cô để cô huỷ hoại nó ư ? 
Luật sư Tâm, vú Năm và lão quản gia cũng đội áo mưa ra . Vú Năm choàng áo mưa lên người Ức Mi: 
Đầm mưa không tốt đâu . Con mà ngã bệnh thì ông nội và ba mẹ con đau lòng lắm.
Ức Mi hất cái áo mưa ra: 
- Tại sao ông nội, ba mẹ đi mà không cho con theo ? Bắt con ở lại cõi đời này để thấm thía nỗi đau của kẻ bất hạnh sao ? 
- Kiếp làm người của con chưa xong, con còn nợ đời, nơ người nên con phải ở lại . Ức MI ! Con là một đứa bé nhiều nghị lực, con phải đứng lên bằng chính đôi chân của mình chứ . Ông nội con kỳ vọng ở con nhiều lắm đó.
Ức Mi nhếch môi: 
- Còn gì nữa đâu mà kỳ vọng. 
- Ông cụ muốn con học hành cho tốt để làm người hữu dụng.
Ức i lấy tay vuốt mặt:
- Ông nội và ba mẹ tàn nhẫn lắm . Tạo hình hài con chi, rồi không nuôi nấng, dạy con ? Ông nội cho con tình thương làm chi rồi để con hụt hẫng ? 
Luật sư Tâm lên tiếng: - Ức Mi ! Con cần phải tỉnh táo để đọc thư ông nội nữa chứ. 
Ức Mi lẩm bẩm: - Thư của ông nội .. Phải . Mấy ngày nay tôi quên khuấy đi . Thư đâu, luật sư ? 
- Ở nhà . Tôi đâu mang theo được, vì trời đang mưa mà. 
Vú Năm dịu dàng: 
- Về nhà sưởi ấm rồi đọc thư nhé. 
Cô bé ngoan ngoãn như một cô bé. 
Đa. 
Mọi người ra xe, bỏ lại sau lưng là nghĩa trang u buồn và lạnh lẽo. 
Hắc... xì... Hắc... xì... 
- Vú ơi! Hình như con muốn bệnh rồi. Con lạnh quá, vú ơi. Kéo chăn đắp cho Ức Mi, vú Năm nói:
- Bệnh rồi chứ còn gì nữa mà hình nhự Cái tội con không nghe lời mọi người đấy, Ức Mi ạ. 
- Vậy là con đã không ngoan? 
- Ừ. 
- Vú có giận con không?
- Giận chứ 
- Vậy con xin lỗi vú nghe. Sự ra đi đột ngột của ông nội làm con bị sốc. Con tự dặn lòng không được quỵ ngã, thế mà con vẫn không vượt qua được chính bản thân mình. Vú ơi! Con hư quá... làm mọi người phải lo lắng vì con. 
Cô bé run lên làm vú Năm phải lo âu: 
- Vú gọi bác sĩ nghe? 
- Không cần phải phiền phức đâu. Vú kéo hộc tủ của con, lấy cho con mấy viên thuốc cảm là được rồi.
- Liệu được không vậy? 
- Được mà.
Vú Năm làm theo lời cộ Uống xong mấy viên thuốc, cô bé khép mắt: 
- Vú xuống bảo mọi người chờ con tí nghe. 
- Con không được khoẻ, ngày mai xem thư của ông cụ cũng được mà. 
- Không. Con muốn xem bữa naỵ Vú nói mọi người chờ con đi. 
- Thôi được. 
Ức Mi rơi vào cơn mệ Vú Năm kéo mềm đắp cho cô bé cẩn thận, rồi mới xuống lầu. Bà nén tiếng thở dài:
- Thật là tội nghiệp! 
Vừa thấy vú Năm, luật sư Tâm hỏi ngay: 
- Con bé thế nào rồi vú? 
Đo dầm mưa lâu, nên con bé lên cơn sốt. Tôi vừa cho uống thuốc, con bé đã ngủ rồi.
Lão quản gia chép miệng: 
- Tội nghiệp Ức Mi! Thêm một cú sốc lớn trong cuộc đời, làm sao không suy sụp cho được.
Chí Tường chen vào: 
- Con thấy Ức Mi có nghị lực, có sự chịu đựng đó chứ. Đối diện với nỗi đau, nhưng không gào thét, không khóc than.
- Sự câm nín ấy càng làm cho người ta sợ hơn. Từ lúc ông cụ nằm xuống cho đến nay, Ức Mi không một lời nói, không một giọt nước mắt, cứ câm nín như vậy đấy. Chúng tôi lo sợ Ức Mi bị ức chế tâm lý mãi mãi sẽ không nói chuyện. Nhưng lúc nãy, cậu Tường chọc con bé lên tiếng, chúng tôi mới thở phào nhẹ nhõm. 
- Có gì đâu mà khó. Nếu chúng ta hiểu được tâm trạng của Ức Mi hiện giờ mà an ủi, chia sẽ với cô bé là điều đáng cần nhất. 
Luật sư Tâm tán thành: 
- Như lời Chí Tường nói đấy. Hiện giờ, người ở bên cạnh cô bé chỉ có vú Năm và lão quản gia thôi. Tôi sẽ cố gắng trong thời gian nhanh nhất để tìm người chăm sóc cho cô bé.
Vú Năm nhíu mày:
- Luật sư nói vậy mà là sao? Chẳng lẽ chúng tôi không chăm sóc được cho cô bé? 
- Vú đừng hiểu lầm, đây là ý của ông cụ lúc còn sống và tỉnh táo nhất. Sau khi tốt nghiệp lớp mười hai, ông cụ muốn Ức Mi học tiếp lên đại học, nên mới nhờ tôi tìm lại người quen để gởi cô bé lên thành phố. 
- Thì ra là vậy. Ông cụ có người quen thân ở thành phố, sao chúng tôi chưa nghe ông cụ nói đến bao giờ? 
- Tôi cũng mới biết khoảng hơn tháng nay thôi. Hình như đấy là người bạn năm xưa của ông cụ, nhưng đã thất lạc tin tức nhau từ lâu rồi. 
- Chuyện nói ra cũng như không. Thất lạc nhau lâu năm thì làm sao mà tìm kiếm? 
Đù biết rằng rất khó, nhưng tôi vẫn phải giúp ông cụ. 
Chí Tường hỏi: 
- Nếu như mãi mãi tìm không ra thì sao? Chuyện này không phải dễ đâu ba à.
- Vậy thì con giúp ba đi. 
- Bằng cách nào đây? 
- Ba cũng chưa đọc lá thư của ông cụ sau này, nên chưa nắm rõ người ông cụ cần tìm là ai. Nếu là người có tiếng tăm thì không khó khăn lắm cho chúng ta. 
- Con hy vọng điều đó không làm cho chúng ta đau đầu. Lúc nào ba cần con giúp, thì ba cứ lên tiếng nghe. 
- Yên tâm đi! Con cũng có phần mà. 
Luật sư Tâm đùa: 
- Mà tìm không ra nữa, thì ba đành gởi Ức Mi cho con thôi. Có con chăm sóc con bé, ba thấy yên tâm hơn. 
Chí Tường giơ tay: 
- Uý trời! Ba muốn giết chết con chắc.
- Ức Mi đâu có đáng sợ.
- Con người Ức Mi thì không đáng sợ thật. Cái con sợ là tính bướng bỉnh, phá phách của cô bé kìa. Một ngày đối diện nhau thôi, con cũng khỏi làm việc rồi. Thú thật với ba, giúp đỡ gì thì con có thể, chứ chăm sóc cô bé... xin miễn cho con đi.
Ông Tâm lắc đầu: - Ba không ngờ con nhát như vậy. Vú Năm ngập ngừng: 
- Bắt Ức Mi sống với người lạ, tôi e rằng... 
- Phải tập dần cho con bé tính tự lập thôi, vú ạ. Có như thế mới bước chân vào xã hội được. Ở gần người thân quen tính cưng chiều, ỷ lại thì sẽ hỏng mất cuộc đời. 
Ông Tâm trầm ngâm: 
- Ý tôi không nói cuộc sống ở đây không tốt. Nhưng vú thấy rồi đó, Ức Mi biết ông cụ thương yêu thì quen thói đỏng đảnh, ngang tàng. Còn vú và lão quản gia lúc nào chiều chuộng, nên con bé muốn làm gì thì làm, thậm chí không biết tôn trọng người lớn tuổi hơn mình. Vú à! Ông cụ đã căn dặn khi ông cụ mất đi, phải dạy dỗ Ức Mi đàng hoàng để con bé được nên người, có cuộc sống tốt đẹp trong xã hội.
- Nhưng hiện giờ Ức Mi... 
- Ức Mi không phải đi bây giờ. Cô bé còn một học kỳ và còn thời gian ở ngôi biệt thự này mà. Khi nào tôi tìm được người bạn thân của ông cụ, lúc đó mới tính tiếp. Tôi sẽ tìm hiểu rõ hoàn cảnh và cuộc sống con người, rồi mới gởi Ức Mi đi. Còn nếu không tìm được, tôi sẽ nhận chăm sóc Ức Mi, xem con bé như con ruột của mình. 
Chí Tường trấn an mọi người:
- Ba con đã nói như vậy, thì vú và lão quản gia cứ yên tâm đi. Dù sao ba con cũng là một luật sư mà. 
Anh đề nghị: - Hay là ba đọc lá thư của ông cụ gởi ọi người nghe đi, xem ông cụ dặn dò điều gì. 
Ông Chí Tâm đứng lên, đến bên bàn thờ mới của ông Tô Định nghi ngút khói hương: 
- Thưa ông, sự ra đi đột ngột của ông để lại nỗi đau trong lòng mọi người, nhất là cô cháu gái Ức Mị Con bé đã bị suy sụp tinh thần. Sự dặn dò của ông, chúng tôi nhất định sẽ làm theo. Nhưng ông cũng linh thiêng mà phù hộ, an ủi cháu gái của mình. Con bé chưa đủ khôn ngoan để đối mặt với đời, với xã hội muôn màu muôn mặt. Trước linh hồn ông, tôi cũng xin lỗi về sự chậm trễ của mình, ông không trách tôi chứ? Thôi, ông hãy yên lòng nơi suối vàng, đừng vướng bận đời làm gì nữa. Người ở lại tuy đau, nhưng vẫn còn cơ hội làm người, đôi lời tôi khấn nguyện.
Đốt thêm cho ông cụ cây nhang, ông Tâm mới trở lại chỗ ngồi của mình, đôi mắt đăm chiêu nghĩ ngợi. Ông đang nghĩ cho người ra đi hay người ở lại? 
Chí Tường nhìn cha: 
- Hình như ba có điều gì suy nghĩ?
- Ờ không! Ba nhớ lại những năm tháng giúp việc cho ông cụ thôi. Có một điều bí mật, ba chưa có dịp hỏi thì ông cụ đã ra đi.
- Âu đó cũng là do định số. Thôi, ba hãy quên đi. Mang mãi thắc mắc trong lòng, nặng nề lắm. 
- Ba cũng nghĩ vậy. 
Ông Tâm mở cặp táp của mình:
- Mọi người cùng tôi nghe thư ông cụ nhé. Vú Năm hơi băn khoăn: 
- Ông cụ chỉ gởi riêng cho ông, làm sao chúng tôi cùng nghe được? Như vậy không phải đâu. 
- Tôi cũng như mọi người thôi mà. 
Lão quản gia lắc đầu: 
- Đừng làm trái ý ông cụ. - Vậy... 
Chí Tường ý kiến: 
- Ba hãy xem, rồi bàn luận với mọi người. Lão quản gia tán đồng: 
- Như lời cậu Chí Tường đi nhé.
- Thôi được. 
Ông Tâm cất lá thư trở vào cặp.
- Mọi người đã mệt mõi rồi, hãy nghĩ ngơi đi. Bâu giờ tôi và Chí Tường về, có gì thì gọi điện cho tôi. 
Vú Năm đứng lên tiễn khách: 
- Cám ơn những gì luật sư đã làm cho gia đình họ Tô. - Vú đừng nói vậy, đây cũng là trách nhiệm của tôi mà. 
Ra tới cổng, ông Tâm dặn dò: 
- Nếu Ức Mi không bớt sốt, vú gọi ngay cho bác sĩ nhé.
- Vâng. Luật sư về.
- Chào vú. Chí Tường lễ phép:
- Chào vú, chào lão quản gia. 
- Chào cậu. 
Tiễn cha con luật sư Chí Tâm ra về. Nhớ đến Ức Mi, vú Năm lật đật chạy lên lầu.
- Tường à! Có điện thoại. 
- ... 
Bà Tâm gõ cửa phòng con trai: 
- Chí Tường! 
Cánh cửa phòng bật mở, Chí Tường ló đầu ra: 
- Mẹ gọi con.
- Mẹ không có gọi, mà điện thoại gọi con đó. Nhanh lên đi! Đừng để bạn đợi. Bạn? - Chí Tường nhíu mày - Ở Đà Lạt, anh đâu còn người bạn nào. Không lẽ...
Anh phóng nhanh ra khỏi phòng làm bà Tâm muốn bật ngửa. Bà càu nhàu: 
- Cái thằng... đi với đứng. 
Chí Tường giơ tay: 
- Xin lỗi mẹ nghe. 
Thoắt một cái, anh có mặt ở phòng khách. Chí Tường áp ống nghe vào tai: 
- Alô. 
- Thằng ôn dịch! Gà mới lên chuồng đã ngủ rồi. 
- Ồ, Trung Nam! 
- Nhớ đến tao rồi sao? 
- Thằng bạn nối khố không nhớ sao được? Rảnh rồi hả? 
- Rảnh cái con khỉ. Tao hỏi mày định ở Đà Lạt luôn sao? 
- Không đâu. Tao còn công việc của tao ở thành phố mà. 
- Vậy sao còn chưa lên?
- Vẫn còn một vài vấn đề chưa giải quyết xong. Có thể là cuối tuần này... 
- Chứ không phải về Đà Lạt gặp cô nào rồi không muốn đi?
- Mày nói gì đâu không. Mấy ngày nay tao chạy lo công việc cho ba tao. 
Trung Nam quan tâm: 
- Bác trai đang gặp khó khăn à? 
- Chuyện dài dòng lắm, tao chỉ có thể nói vắn tắt là: người đã từng là ân nhân của ba tao qua đời... 
Trung Nam cắt ngang: 
- Tao hiểu rồi. An ủi gia đình chứ gì?
- Đúng là một người bạn tri ân, tri kỷ. 
Chí Tường hỏi: 
- Mày ở trên ấy sao rồi.
- Bình thường. Nhưng vắng mày, không đủ bộ ba nên chơi không vui. 
- Sao không gọi Bảo Uyên? - Cô ta đâu thể thay thế được mày. 
- Nhưng có lúc Bảo Uyên đối với mày cần hơn tao và Thế Khiêm. 
- Nhảm nhí! Nếu mày không muốn ăn đấm thì đừng nói lung tung.
- Ờ, không thích thì thôi. 
Trung Nam hạ giọng: 
- Nè! Thứ bảy này tao về Bảo Lộc thăm nội. Hay là mày ghé sang tao chơi rồi cùng về thành phố. Bà nội cứ nhắc mày hoài.
- Để xem đã. 
- Như vậy đi. Sang được thì phôn cho tao.
- Ừ. 
- Cho tao gởi lời chúc sức khoẻ ba mẹ mày. 
- Cám ơn.
- Bye.
Chí Tường gác máy. Anh hết cả hồn khi thấy bà Tâm mẹ anh đứng đó từ bao giờ.
- Mẹ! Mẹ làm con hết hồn.
- Con trai của mẹ cũng yếu tim nữa sao? 
- Chứ con đang nghe điện thoại, mẹ lù lù đứng đây, bảo con không giật mình sao được? 
- Không có tật thì đâu giật mình. 
- Mẹ thiệt là... 
Chí Tường buông người xuống ghế xa lông:
- Ngày xưa, mẹ có kiểm tra ba con như vậy không hả? Trời ơi, như vậy thì chết mất. 
Bà Tâm ngồi xuống bên con trai: 
- Mẹ đâu có làm gì con nào. Mẹ chỉ muốn... 
Chí Tường gật đầu lia lịa: 
- Con biết. Con biết mẹ muốn gì rồi. Nhưng mẹ Ơi! Không phải lúc này đâu. Công việc của ba và của con đang còn bề bộn kia kìa. 
Bà Tâm cau mày:
- Những ước muốn của mẹ đâu liên quan đến công việc của con? 
- Tại sao không? Người đàn ông của thế kỷ này chưa có sự nghiệp trong tay thì chưa cưới vợ được đâu. Như mẹ thấy đấy. Trung Nam là người đàn ông sớm thành đạt, thế mà chuyện vợ con, nó vẫn chưa nghĩ, trong khi bà nội của nó còn thúc ép hơn mẹ nữa kìa. Với lại, nghĩ đến là một chuyện, nhưng ít ra cũng phải có đối tượng hay mục tiêu... Đằng này không gì hết, thì mẹ bảo làm sao? 
- Chẳng lẽ chừng ấy năm sống và làm việc ở thành phố, con không có người bạn nào? 
- Có thì không phải là không, nhưng một nửa của mình thì con chưa tìm ra. 
- Con nói chuyện, mẹ không hiểu. 
Đễ thôi mà. Một nửa của mình là người tâm đầu ý hợp, là một tình yêu chân thành. Cũng như một nửa của mẹ là ba, là người đàn ông mẹ cần trong cuộc đời mình. 
- Con giỏi lý luận. 
Chí Tường hạ giọng: 
- Thú thật, con chưa nghĩ đến chuyện phải ràng buộc đời mình. 
- Vậy bao giờ con mới nghĩ? Chẳng lẽ đợi ba mẹ nằm yên dưới lòng đất lạnh, con mới nghĩ đến? 
- Đâu đến như vậy. Mẹ cho con thời gian đi. Để có một tình yêu chân thành, phải cần thời gian mẹ ạ. 
- Là bao lâu? 
- Con không thể hứa, nhưng con sẽ không để cho dòng họ Du tuyệt tự đâu. 
Bà Tâm thở dài: 
- Ba con ngày nào mà chẳng có công việc, còn con thì ở xa, mẹ chẳng lấy một người trò chuyện. Mẹ mong sớm có dâu để có cháu ẩm bồng, vui nhà vui cửa. Không biết ước nguyện này bao giờ mới thành đây nữa? 
Chí Tường ôm vai bà Tâm: 
- Mẹ than buồn, sao lúc trước mẹ sinh chỉ mình con, không cho con thêm một đứa em? 
- Muốn là được sao? 
- Mẹ cũng nói muốn là được sao, vậy mẹ đừng thúc con nhé. 
- Ơ... Cái thằng này! 
Chí Tường cười: 
- Con hứa sẽ tìm ẹ một nàng dâu, nhưng từ từ mẹ nhé. Cuộc hôn nhân đòi hỏi có tình yêu mới mong hạnh phúc, mẹ ạ. 
Bà Tâm buông xuôi: 
- Mẹ còn cách nào khác nữa sao? 
- Đừng nhăn nhó như thế mà mẹ, mau già lắm. 
- Mẹ mày con trẻ trung nữa sao? 
- Trẻ chứ. Không tin, mẹ cứ hỏi bạ Trong đôi mắt ba, mẹ lúc nào cũng trẻ đẹp. 
- Khéo nịnh! Nhưng đừng giả vờ quên đi những gì đã hứa với mẹ. 
- Nhớ mà. 
Đang vui vẻ, bà Tâm chợt buồn: 
- Lúc sáng này, con có sang thăm Ức Mi không? 
Đạ có. 
- Con bé thế nào rồi? 
- Vẫn thế, im lặng và lầm lì. 
Bà Tâm chép miệng: 
- Tội nghiệp con bé! Mới chừng ấy tuổi đầu lại phải gánh chịu hai nỗi đau trong đời. Con có biết điều gì làm cho con người đau khổ nhất không, Chí Tường? 
- Đánh mất tình thương. 
- Nhưng Ức Mi đâu có đánh mất. Tuổi thơ đã gậm nhấm nỗi buồn, bây giờ người thân duy nhất cũng ra đi. Tô Ức Mi đã trở thành đứa con gái bơ vơ, cô độc. Còn nỗi đau nào hơn thế nữa chứ? 
- Trên đời này vẫn còn nhiều mãnh đời rất thương tâm. Nhưng dù sao Ức Mi vẫn hơn, cô bé còn có lão quản gia, vú Năm bên cạnh và cả gia đình chúng ta. 
- Ở giữa đống của cải mà thiếu đi tình thương... chi bằng không cần nhưng thứ ấy. 
Chí Tường lắc đầu: 
- Vẫn có người cần của cải giàu sang, chứ không cần tình thương. 
- Vậy theo con, Ức Mi là loại người nào? 
- Con đã biết Ức Mi từ nhỏ. Con bé sẽ là người xã hội cần, nếu như học hành đến nơi đến chốn. Bản tính bướng bỉnh, nhưng kiên nghị, chân thành. Cuộc sống giản dị không phô trương sẽ làm mọi người yêu mến. 
- Con nói đúng. Mẹ rất thích bản tính của Ức Mị Nếu con bé không còn quá nhỏ, thì mẹ đã hỏi ông cụ cưới con bé cho con từ lâu rồi. Nhưng rất tiếc, ông cụ lại ra đi quá sớm. 
Chí Tường kêu lên: 
- Mẹ Ơi! Con và Ức Mi không bao giờ hợp nhau đâu. Mẹ bỏ đi suy nghĩ cưới Ức Mi giùm con nghe.
- Bây giờ muốn cũng không được nữa con à . Ức Mi đã có người bảo trợ rồi. 
- Ai thế ? 
- Bức thư của ông cụ để lại bảo con tìm kiếm giùm một người tên Ái Bình . Chính người đó sẽ nuôi dạy Ức Mi đến lúc trưởng thành. 
Chí Tường nhỏm dậy : 
- Ba con đâu rồi mẹ ? 
- Ở phòng làm việc ấy. 
- Con gặp ba chút. 
- Lại là chuyện của Ức Mi à ? 
- Biết đâu con có thể giúp được ba. 
- Vậy thì con đi đi . Mấy ngày nay thấy ba con căng thẳng , mẹ lo lắng lắm. 
Chí Tường đứng dậy , dặn dò : 
- Mẹ có mệt thì đi nghỉ trước đi nhé . Con lên phòng làm việc của ba đây .
 


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui