Thương Trọng Lệ nhận ra: "Quyển sách này là do một đạo sĩ viết?"
Sở Nhuế gật đầu.
Đạo giáo lên ngôi vào thời Minh, đặc biệt là đời Minh Thế Tông đã tôn sùng nó đến mức cao nhất, sau đời Minh Thế Tông thì Đạo giáo suy vi.
Dựa theo nội sung trong sách, đạo sĩ tên Túc Văn này đã vào cung vào năm Vạn Lịch thứ mười, sau đó luyện thuốc trường sinh bất lão cho nhà vua.
Sở Nhuế lật trang tiếp theo, phía sau cũng là những ghi chép sinh hoạt hằng ngày, càng đọc thì hai người càng xác nhận được thân phận của Túc Văn.
Quyển sách ghi chép lại cuộc sống hằng ngày của các đạo sĩ trong cung, từ công việc dọn dẹp, tu luyện, thờ cúng, và được tỉ mỉ miêu tả nhất là về việc luyện thuốc trường sinh bất lão.
Đáng tiếc trường sinh bất lão chỉ là một ảo vọng, chưa từng có ai thực hiện được, Túc Văn cũng không chắc mình có thể thành công, luyện đan ngày này qua tháng nọ trong bất an sợ hãi, đặc biệt là sau khi tiên đế qua đời vào tháng 7 năm Vạn Lịch thứ mười, nhà vua càng thêm điên cuồng, thúc giục phải có được thuốc trường sinh bất lão, cuối cùng đến tháng 11 cùng năm, Túc Văn lo âu căng thẳng cực điểm, tham sống sợ chết, sợ rằng mình sẽ bị nhà vua trách phạt mà bỏ mạng.
Trong nội dung có thể đọc được vài thứ, Túc Văn miêu tả về bạn bè, sư phụ, còn có một sự khủng hoảng luôn được nhấn mạnh.
Túc Văn là một người sợ cái chết.
"Vì sao người họ Bành lại tìm cách đưa ông ta vào cung trong khi ông ta luôn sợ chết?" Thương Trọng Lệ khó hiểu hỏi.
Sở Nhuế suy nghĩ, đáp: "Có lẽ Túc Văn sống không quá khá giả, hơn nữa khi đó ông ấy còn nhỏ tuổi, vào cung từ sớm thì sau này sẽ có nhiều cơ hội hơn so với người khác."
Khi Túc Văn vào cung cũng chỉ mới mười lăm tuổi, ngày ngày đêm đêm sống trong lo lắng sợ hãi, mãi cho đến năm Vạn Lịch thứ mười lăm khi Túc Văn đã 20 tuổi, chữ viết trong sách cũng đã chững chạc hơn.
Hoàng đế không chăm lo triều chính, ham mê tửu sắc, sống xa hoa lãng phí, sức khỏe ngày càng sa sút.
Mỗi ngày số thuốc quý mang đến phòng luyện đan vô cùng nhiều, dù không thể trường sinh bất tử thì cũng có thể giúp nhà vua bồi bổ sức khỏe, vì vậy Túc Văn được nhà vua trọng dụng, bắt đầu chủ trì những buổi tế lễ, sau đó trở thành người quản lý của phòng luyện đan.
Năm Vạn Lịch thứ 48, hoàng đế chìm đắm trong tửu sắc vô độ, cuối cùng nằm trên giường bệnh, tháng 3 cùng năm, Liêu Đông thất thủ, việc nước rối ren, nhưng nhà vua lại bệnh không thể dậy nổi.
Hai mắt Sở Nhuế chợt lóe sáng, anh chỉ tay vào một chỗ cho Thương Trọng Lệ xem: "Em đọc cái này..."
"Ở đây viết, sau thất bại Liêu Đông vào tháng ba, hoàng đế đã cho gọi ba đạo sĩ mình yêu thích nhất, trong đó có Túc Văn đã 53 tuổi, bệnh tình của hoàng đế nguy kịch, thuốc và kim châm không thể cứu chữa được nữa, không biết lại tìm đâu ra truyền thuyết thuốc trường sinh bất tử của Tây Vương Mẫu tặng cho Mục Thiên Tử*, ban lệnh cho ba người họ ra ngoài cung tìm kiếm phương thuốc đó."
*Chu Mục Vương (các bạn có thể đọc lại phó bản 5 nha)
Thương Trọng Lệ nhận ra: "A Nhuế, anh có nhớ chúng ta từng vào một phó bản..."
Sở Nhuế biết cậu đang nói gì, lập tức đáp ngay: "Trên bức bích họa của 《 U cung Phượng Minh 》khi đó chúng ta đã suy đoán chủ nhân của ngôi mộ là ai, bây giờ nghĩ lại về nội dung của bích họa, có là đúng là Chu Mục Vương." Anh không quá am hiểu về lịch sử, khi anh nhìn thấy bức bích họa trong cổ mộ thì trong đầu có một suy nghĩ, đáng tiếc ngay sau đó bị mãng xà hai đầu phân tâm.
Thương Trọng Lệ: "Liệu có liên quan gì đến nhau không?"
Sở Nhuế cũng không biết.
Họ tiếp tục đọc.
——
Trường sinh bất lão, người si nói mộng.
Ta đã 53 tuổi, ngoài cung thương hải tang điền*, sớm đã cảnh còn người mất, ta ngồi trên xe ngựa, nhìn tường liễu trên tường thành mà mê mang.
*Từ cũ dùng trong văn học chỉ những sự thay đổi lớn lao như biển xanh biến thành ruộng dâu
Chuyến này đi e rằng không ngày quay về.
Có thị vệ của hoàng đế trông giữ, chúng ta chỉ có thể tiếp tục tìm kiếm thuốc trường sinh bất lão.
——
Nội dung tiếp theo kể về những việc họ gặp phải trên đường đi tìm kiếm phương thuốc trường sinh bất lão, bọn họ đi về phía tây, tìm kiếm ngọn núi Côn Lôn trong truyền thuyết, nghe nói Tây Vương Mẫu ở phía Nam của Tây Hải, bên cạnh bãi Lưu Sa, đằng sau Xích Thủy, phía trước Hắc Thủy, có một nơi gọi là Côn Lôn.
Bọn họ lang thang khắp mọi nẻo đường, ba đạo sĩ chết hết hai người, vượt qua muôn vàn khó khăn, cuối cùng đến Tây Hải cũng không thu hoạch được gì, chỉ có thể thất vọng quay về.
Trên đường về, đi qua khu vực của người Thát Đát*, bị họ đánh cướp, Túc Văn và một thị vệ may mắn thoát chết, nhưng đoàn người tấp nập cuối cùng cũng chỉ còn lại hai người họ.
*Tatar: phiên âm cũ: Tác-ta hay Thát Đát) là tên gọi chung các bộ lạc hỗn hợp, và sống rải rác ở miền thảo nguyên - trước khi xuất hiện, họ nói.
"Thương Trọng Lệ!" Sở Nhuế tìm thấy gì đó, hai mắt trợn ngược.
"Ừm..." Thương Trọng Lệ cũng nhướng mày: "Em cũng thấy được."
Trong sách viết, thị vệ là tướng quân, thuộc đội cẩm y vệ*, võ nghệ phi phàm, đa mưu túc trí, anh dũng thiện chiến, chính trực liêm khiết, nhưng điều khiến Sở Nhuế và Thương Trọng Lệ kinh ngạc là Túc Văn miêu tả người thị vệ này luôn mang theo một thanh kiếm màu bạc, mỏng mà dài, chiều ngang chưa đến một nửa chuôi kiếm nhưng lại dài khoảng chín thước, trên đuôi kiếm có khắc một chữ "Sóc"*.
*một lực lượng hoàng gia phục vụ các hoàng đế ở
*朔: trăng non
Khi viết về người thị vệ này đến đây thì đột nhiên không còn gì nữa, Sở Nhuế lật sang trang tiếp theo, ngạc nhiên nhìn thấy tờ giấy tiếp theo lại bị xé mất.
Thương Trọng Lệ đặt tay lên phần eo, hơi sững sờ.
Đây là lần đầu tiên cậu đọc được ngọn nguồn của cây kiếm, những gì cậu biết về thanh kiếm này đều đến từ ông nội, nếu ông thường xuyên đọc quyển sách này thì không thể không biết nguồn gốc của nó...!Hơn nữa còn thiếu mất một tờ, là ai xé đi? Về vị tướng quân kia, Thương Trọng Lệ cảm thấy vẫn còn ẩn tình gì đó.
Họ lại đọc tiếp.
——
Trên đường về, qua phủ Long An, cả nước thương tiếc, ta biết Hoàng Thượng đã băng hà từ 5 ngày trước.
Trong lúc nhất thời, nửa năm tìm kiếm hóa thành trò cười, cuộc đời 40 năm của ta cũng trở nên chê cười.
Ta mơ màng hồ đồ không biết vì sao, bỗng cảm thấy mình cũng nên buông tay, xuống địa phủ phụng dưỡng tiên đế, nhưng cuối cùng lại không cam lòng, vừa cảm nhận tự do vừa thấp thỏm lo âu.
Ta đã vào cung từ năm 15 tuổi khi chưa biết một điều gì, luôn kiên trì theo đuổi chấp niệm tìm kiếm giấc mộng trường sinh bất lão, ta cũng đã sớm sợ hãi cái chết.
Không cam lòng, không cam lòng...!
Đêm đó, ánh lửa rực rỡ khắp trời, ta ở trong mơ đi theo ánh sáng kia bay đến một nơi, ở đó mây khói lượn lờ, tựa như tiên cảnh, nhưng tiên cảnh này không có quỳnh tương ngọc*, nhưng lại có một cô gái mặc hoa phục cẩm y, song sắc mặt trắng bệch, khi nói chuyện lại lạnh lẽo như băng, không có độ ấm của người.
*琼浆玉液: là thức uống ngon trong hội Bàn Đào của Vương Mẫu Nương Nương
Tỉnh lại ngày thứ hai, sinh hoạt như cũ, mặt trời mọc ở đằng đông lặn ở đằng tây, mọi thứ vẫn như trước đây, chỉ có ta biết, tất cả đã khác.
——
"Sao em vẫn không hiểu ý ông ấy là gì?"
Sở Nhuế cũng không rõ: "Cứ đọc tiếp đi đã..."
Những chuyện ghi chép sau đó càng kỳ lạ hơn, giống như những con chữ lọt vào sương mù, nhưng câu đầu tiên của mỗi ngày đều ghi rằng "Ngày thứ...!tỉnh lại", sau đó lại mơ mơ hồ hồ mà miêu tả, hoặc vui hoặc buồn.
Sở Nhuế có một suy nghĩ đáng sợ, anh hít sâu một hơi: "Liệu có thể ông ấy đã vào ảo cảnh không?"
Thương Trọng Lệ: "Cái gì?!"
"Ông nội của em có nói rằng ảo cảnh đã xuất hiện từ lâu, dựa vào thời đai khác nhau, chuyển đổi phương thức, với thời đại hiện tại của ta, ảo cảnh dùng phương thức là một trò chơi, còn trước đây thì sao?" Sở Nhuế phân tích, càng phân tích càng cảm thấy sởn tóc gáy: "Em đọc những chỗ ông ấy kể lại đi, ông ấy đến một nơi mây khói mờ mịt, có phải ông ấy nhìn thấy sương mù không, còn cô gái kia, cũng tương đương với giọng nói của hệ thống mà chúng ta nghe thấy trong ảo cảnh."
Thương Trọng Lệ: "Mỗi ngày ông ấy đều ghi câu đầu tiên là ngày thứ mấy tỉnh lại, ông ấy đang ghi chép những ngày mình vào ảo cảnh?"
"Đúng vậy, ông ấy biết chuyện của ảo cảnh không thể nói ra." Sở Nhuế nhìn Thương Trọng Lệ, biểu tình phức tạp: "Anh có chuyện muốn nói với em..."
Nhìn sự nghiêm túc của Sở Nhuế, Thương Trọng Lệ cũng trở nên bất an hơn: "Là về ông nội của em?"
Sở Nhuế chớp mắt một cái, cuối cùng cúi đầu nói: "Anh nghi ngờ rằng...!ông nội của em là Túc Văn.".