Ta Đội Mồ Sống Lại Trả Thù Cẩu Hoàng Đế


Cứ như vậy, ta hiên ngang đi theo Mộ Dung Hiên vào hoàng cung.

Mộ Dung Hiên an bài cho ta ở Vị Ương cung, nơi này chính là nơi Nguyệt Nô ở lúc còn sống.

Đồ trang trí trong cung không hề thay đổi, vẫn duy trì dáng vẻ khi Nguyệt Nô còn ở đó.

Đủ loại bài trí tuy rằng cũng không xa hoa, nhưng đều thập phần thoải mái, hiển nhiên là chủ nhân của Vị Ương cung này đã từng dùng rất nhiều tâm tư.

Trên bàn còn có một cuốn thoại bản đang đọc dở.

Bên trong chiếc giỏ nhỏ bên cạnh, còn đặt một đôi giày hình đầu hổ mới thêu một nửa.

Có thể tưởng tượng, Nguyệt Nô mỗi ngày ngồi ở trước bàn, một bên đọc thoại bản, một bên thêu giày nhỏ cho hài tử trong bụng, trong lòng khát khao tương lai.

Một cô nương tràn đầy khát khao như vậy, cuộc đời của nàng, lại bị người ta cướp đi.

Không thể tha thứ! Tuyệt đối! Không thể tha thứ!

“Ngươi yên tâm, ta sẽ báo thù cho ngươi.” Ta cam đoan với quyển sách và đôi giày thêu một nửa, “Ta nhất định sẽ làm được.”

Tối hôm đó, ngủ trên giường Nguyệt Nô, ta mơ một giấc mộng.

Trong giấc mơ, ta chính là Nguyệt Nô.

Ta khi đó chẳng qua chỉ là một tiểu hài tử (*), liền gặp Mộ Dung Hiên, hắn nói cười yến yến, gọi ta một tiếng "A Nguyệt muội muội".

(*) Câu gốc “总角之年”: Thông thường chỉ thời niên thiếu từ tám chín đến mười ba mười bốn tuổi.

Khái niệm năm sừng tổng hợp này đến từ thói quen kiểu tóc của trẻ em Trung Quốc cổ đại, trong đó con trai và con gái trong thời thơ ấu sẽ chia tóc thành hai nửa trái phải, lần lượt buộc thành hai búi tóc trên đỉnh đầu, hình dạng giống như sừng dê, vì vậy được gọi là "sừng tổng hợp".

Ngoài ra, người xưa cho rằng đến năm 12 tuổi, trẻ em đã đi hết tuổi thơ, bước vào thời niên thiếu, bởi vậy 12 tuổi cũng được gọi là “童关” - "Đồng Quan".

==Nguồn: baidu.com

Hắn dạy ta biết chữ, kể chuyện xưa cho ta, dẫn ta đi ngắm cảnh đèn lồng rực rỡ trong màn đêm Trường An.

Ta vì hắn vá quần áo, thêu khăn tay, dùng tiền tiêu vặt tích góp hồi lâu mua một cái ngọc bội tặng hắn, còn thắt nút đồng tâm xiêu xiêu vẹo vẹo.

Quả nhiên là “Lang kỵ Trúc Mã lai, Nhiễu sàng lộng Thanh Mai.

Đồng cư Trường Can lý, Lưỡng tiểu vô hiềm sai.” (*) Mộ Dung Hiên và A Nguyệt, cũng từng thật lòng yêu nhau.

(*) Nguyên văn:
郎騎竹馬來, Lang kỵ Trúc Mã lai,
遶床弄青梅。 Nhiễu sàng lộng Thanh Mai.
同居長干裡, Đồng cư Trường Can lý,
兩小無嫌猜。 Lưỡng tiểu vô hiềm sai.
– “TRƯỜNG CAN HÀNH - Lý Bạch”--

Diễn nôm:
Ngựa tre chàng cưởi đến gần,
Chạy quanh bờ giếng ghẹo cành mai xanh.
Xứ Trường Can em anh cư trú,
Hai bé con vẫn cứ thơ ngây.

Diễn giải:
2 câu đầu tạo nên thành ngữ Điển Tích “Thanh Mai Trúc Mã 青梅竹馬”, kết hợp với 2 câu sau để chỉ những đôi lứa cùng lớn lên bên nhau, rồi cùng yêu nhau, cùng thành chồng vợ với nhau.

Hắn thay lòng từ khi nào vậy?

Ta biết, là thời khắc hắn được đón vào hoàng cung.

Từ một khắc kia trở đi, hắn liền không còn là Hiên ca ca của Nguyệt Nô, hắn thành hoàng đế, là một người trên vạn người với danh xưng "Trẫm".

Hai người thân phận địa vị đều không bình đẳng, làm sao còn có thể có chân tâm?


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui