Ta Dùng Mỹ Thực Chinh Phục Giới Giải Trí


Editor: Gà
Hai mươi sáu tháng chạp, mổ heo xẻ thịt năm*.
(*) Cái gọi là mổ heo đương nhiên là giết lợn nhà mình nuôi, xẻ thịt nghĩa là người nghèo không nuôi lợn phải đi chợ mua lợn về ăn Tết.

Nguyên nhân do kinh tế xã hội nông nghiệp chưa phát triển, người dân chỉ có thể ăn thịt trong ngày lễ Tết hàng năm nên mới gọi là “thịt năm.” (Nguồn: Baidu)
Khoảng cách đón Tết ngày càng gần, không khí Tết ở Ảnh Thị Thành cũng dần trở nên náo nhiệt hơn.
Hôm nay Lạc Anh nấu cháo khoai mỡ sườn lợn làm bữa sáng, cũng là một món ăn mừng năm mới.
[Truyện chỉ được đăng tải tại wordpress và wattpad của Gà.

Tất cả những trang khác đều ăn trộm từ chất xám của người edit.]
Tục giết lợn, xẻ thịt đón năm mới là tập tục từ thời xa xưa, trước kia dân chúng nghèo khó, chỉ đến cuối năm mới được ăn vài cân thịt nên nhà nào cũng vội vã đi mua.

Thời nay kinh tế phát đạt, dù là siêu thị xanh, chợ bình dân hay siêu thị lớn đều có thể tùy lúc tùy chỗ mua bán thịt lợn, thậm chí được lựa chọn phần thịt theo mong muốn.

Có điều thế hệ trước vẫn có thói quen đổ xô đi mua thịt vào ngày này.
Dạo gần đây Lạc Anh ngày càng nhàn rỗi, cô chỉ mở cửa buôn bán buổi sáng, đến tối không có khách quen ghé thăm nên ngoài việc chuẩn bị vài món đồ để đón Tết thì toàn bộ thời gian cô đều giành để lướt mạng củng cố kiến thức hiện đại, nghiên cứu các món ăn của thời đại này.
Kết quả, sáng nay Trần Anni gửi tin nhắn đến nói có một người bạn nhìn thấy hình ảnh mà cô ấy đăng trong vòng bạn bè, muốn đến nếm thử, hỏi liệu buổi tối có thể ghé qua dùng cơm được không.
Lạc Anh đọc tin của Trần Anni mới biết người muốn đến ăn cơm là đồng nghiệp cũ của cô ấy, cũng là một người mẫu khá có tiếng vẫn hoạt động trong giới, có điều hai người bọn họ từ trước đến nay vẫn luôn mâu thuẫn với nhau.
“Anh Anh em ơi, cứ hét giá thật cao chém cô nàng đó mạnh tay vào nhé.”
“Cô ấy tên là Văn Ngạn Thanh.”
Đối với việc này Lạc Anh chỉ cười một tiếng rồi thôi, nhưng vẫn thêm phương thức liên lạc với người kia, đối phương đến hay không với cô mà nói chỉ đơn giản là một bữa cơm.

Tuy vậy, Văn Ngạn Thanh lại là một cái tên khá hay.
*
Văn Ngạn Thanh quàng khăn dạo bước trên con đường thuộc Ảnh Thị Thành, ở đây không phải sàn diễn cũng không phải trường quay, phía sau không có giới săn ảnh, hơn nữa dưới thời tiết âm mười độ thế này cô vẫn có thể vô tư đi dạo mà không cần phải hóa trang.
Hiện giờ Văn Ngạn Thanh đã chuyển hình từ một người mẫu thành một nghệ sĩ, tuổi tác của cô không còn trẻ mà nghề người mẫu lại kiếm cơm dựa vào tuổi xuân, nếu không kịp thời tìm đường lui cho mình thì thực sự năm sau sẽ không bằng năm trước.
Lúc còn trẻ không phải là chưa nghĩ tới, bản thân biết bảo dưỡng cùng với trình độ này chưa chắc đã tụt dốc mà không thể nổi tiếng trong giới.

Chẳng qua thời gian dần trôi, những người cùng thời cứ thế lần lượt rời đi, mà sau lưng luôn có kẻ chực chờ rơi đài để thượng vị, rốt cuộc bản thân cũng có chút mệt mỏi.
Văn Ngạn Thanh, cái tên này do người mẹ làm giáo viên ngữ văn của cô, ngày cô sinh ra đúng lúc bà đang dạy học sinh bài thơ [Tặng Uông Luân] của Lý Bạch.
“Lí Bạch thừa chu tương dục hành, hốt văn ngạn thượng đạp ca thanh*.”
(*)Lí Bạch xuống thuyền sắp sửa xa
Bỗng nghe điệu nhảy quyện lời ca – Nguyễn Ngọc Kiên dịch
Sau này lớn lên, mỗi khi người khác nghe được xuất xứ của cái tên này đều khen ngợi vài câu, quả nhiên là dòng dõi thư hương, nghe một lần nhớ mãi không quên.
Văn Ngạn Thanh chậm rãi đi theo hướng dẫn trên điện thoại, lần này đến Ảnh Thị Thành để sắm vai khách mời trong một bộ phim, người mẫu chuyển hình tương đối khó, nhất là kiểu nửa vời như cô, ở trong nước xem như có chút tên tuổi nhưng ra quốc tế chẳng được mấy người biết đến.
Các tiền bối và hậu bối trong vòng tròn này, người thì tranh thủ lúc còn trẻ tìm phiếu cơm tốt hơn, người lại cảm thấy con đường này quá vất vả không có điểm cuối cũng không có tương lại, tiến một đoạn rồi dừng lại sau đó chuyển hướng theo những ngã rẽ khác nhau.
Trần Anni là người từng sát cánh bên cô.

Cùng nhau ở trong hậu trường đói bụng không dám uống nước, lên sân khấu mặc những bộ đồ không vừa vặn, tham gia hết cuộc tuyển chọn này đến cuộc tuyển chọn khác… Văn Ngạn Thanh và Trần Anni, khi hai còn người này xuất hiện cùng nhau tránh không được khiến mọi người thảo luận về tên của bọn họ, ai nghe thấy cái tên Văn Ngạn Thanh đều không nhịn được nói một tiếng hay, ngược lại tên của Trần Anni là do cha mẹ đặt theo kiểu nước ngoài nên chỉ có hai chữ, quá tục! (thô tục)
Cùng uống chung một ly nước ăn chung một bát cơm, Văn Ngạn Thanh luôn cho rằng Trần Anni và cô giống nhau, khát vọng từng bước đi lên đến đỉnh cao nhất của sàn chữ T, trở thành Vedette áp trục sân khấu.

Kết quả đến một ngày, Trần Anni thông báo cô ấy muốn kết hôn, sau này sẽ làm một giáo viên dạy nhảy, không muốn tiếp tục theo nghiệp người mẫu, Văn Ngạn Thanh nghe mà như sét đánh bên tai.
Người mẫu tưởng chừng là một nghề nghiệp vẻ vang, mặc đồ hàng hiệu, trang điểm tinh xảo kỹ càng, dạo trên sàn catwalk, chụp ảnh cho tạp chí, nhưng mấy ai biết sau hậu trường là một mớ bùi nhùi, hàng chục người dùng chung một phòng hóa trang, trước khi lên sàn diễn luống cuống tay chân, máu chảy hay nước mắt rơi chỉ bản thân mình tự biết.

Mà bao nhiêu người sau khi xuống sân khấu chân đẫm máu vì đôi giày không vừa kích cỡ, cả người ngứa ngáy nổi mẩn do những bộ quần áo được thiết kế không rõ chất liệu.

Nhưng một khi lên sân khấu, dù là một sai lầm nhỏ cũng dẫn đến hậu quả trí mạng.
Có người vừa hạ màn đã bật khóc, cũng có người lặng lẽ rời khỏi ngành không hé một lời, tựa như họ chưa từng xuất hiện trước đây.

Người mẫu, như một giấc mộng xinh đẹp và lộng lẫy xa hoa, ở trên đỉnh của Kim Tự Tháp.
Nếu cô ấy tìm được một người bạn trai có điều kiện tốt, cho dù cô ấy gả vào hào môn hay phụng tử thành hôn* Văn Ngạn Thanh vẫn có thể vui vẻ chúc phúc.

Cô ấy không muốn làm người mẫu, không muốn phải ngày đêm bị đảo lộn như thế này cho nên muốn tìm một lớp học bình thường cô vẫn có thể hiểu.

Nhưng mấu chốt ở chỗ, việc Trần Anni kết hôn từ bỏ làm người mẫu, Văn Ngạn Thanh theo bản năng quy hết thảy tội lỗi do chồng sắp cưới của cô ấy- Lão Tiền.
(*) Phụng tử thành hôn: Có con rồi cưới
Lão Tiền khi đó vẫn là một biên kịch nhỏ không xu dính túi, ngày đêm chạy kịch bản, đã ba mươi tuổi đầu mà chẳng làm nên trò trống gì, trong mắt nhiều người, theo đuổi ước mơ ở độ tuổi này thật quá ngây thơ.
Theo Văn Ngạn Thanh thấy thì bạn trai của Trần Anni muốn tiền không có tiền, muốn mối quan hệ không có ai, cái gì cũng không có, nhưng Trần Anni tựa như bị bỏ bùa, vì muốn kết hôn với một người đàn ông mà phải từ bỏ cả sự nghiệp? Lẽ nào Lão Tiền không cho Trần Anni tiếp tục làm người mẫu?
Cô và Trần Anni cãi nhau một trận lớn, sau đó mỗi người đi một ngả, một người rời ngành để kết hôn còn người kia tiếp tục dốc sức tranh đấu.
Ngày Trần Anni kết hôn Văn Ngạn Thanh không đến, nhờ người gửi tiền mừng cùng một sợi dây chuyền.

Sợi dây chuyền đó là thứ mà hai người họ đã từng nhìn qua tủ kính ước ao, giá năm con số, chờ đến khi tên tuổi của họ vang danh quốc tế sẽ mua mỗi người một chiếc.
Sau khi Trần Anni kết hôn xong, hai bộ phim nhỏ do lão Tiền viết bất ngờ nổi tiếng, hot một cái coi như trùng hợp đụng phải vận may, nhưng hot hai cái thì không còn bình thường nữa, lời mời lão Tiền viết kịch bản bắt đầu tăng dần, chất lượng phim nào cũng đảm bảo, raiting tốt, cô ấy cũng không làm giáo viên dạy nhảy nữa mà nhập cổ phẩn làm cổ đông, huấn luyện đào tạo người mẫu và vũ đạo.
Bởi vì chuyện cũ năm đó, Văn Ngạn Thanh rất ít khi nói chuyện với Trần Anni, cũng không liên lạc với nhau, cho dù theo dõi cũng chỉ theo dõi qua vòng bạn bè và Weibo mà thôi.
Hiện giờ tuổi tác ngày một lớn, Văn Ngạn Thanh đối với việc năm đó đã dần nguôi ngoai, nhưng vẫn không thể bỏ xuống mặt mũi của mình được.

Tối hôm qua lướt vòng bạn bè thì thấy khoảnh khắc mới của Trần Anni, toàn bộ đều là đồ ăn, Văn Ngạn Thanh thầm mắng trong bụng, không làm người mẫu nữa bắt đầu ăn uống vô độ.
Trần Anni ba hoa chích chòe trên bài đăng, tràn ngập sự cường điệu, nhưng cuối cùng vẫn sống chết giấu nhẹm địa chỉ, chỉ bật mí chuyện cô ấy đang giúp bà chủ thử món ăn, món nào trông cũng vô cùng hấp dẫn, nhìn thôi Văn Ngạn Thanh đã cảm thấy đói bụng.
Văn Ngạn Thanh do dự từ tối đến sáng, cuối cùng vẫn không nhịn được gửi tin nhắn hỏi địa chỉ, giống như nói chuyện với một người bạn bình thường, không thân thiết chút nào.

Nào biết Trần Anni ấy thế mà gửi lại cho cô một đoạn dài miêu tả đồ ăn ngon ra sao, đến nỗi Văn Ngạn Thanh lần đầu tiên phát hiện thì ra cô ấy giỏi văn như vậy.
Còn nói bà chủ kinh doanh không công khai, cô ấy phải hỏi ý kiến trước mới có thể cho cách liên lạc được.
[Truyện chỉ được đăng tải tại wordpress và wattpad của Gà.

Tất cả những trang khác đều ăn trộm từ chất xám của người edit.]
*
Văn Ngạn Thanh rẽ theo hướng dẫn đi tới khu dân cư bên hông Ảnh Thị Thành.

Kiến trúc khu này mặc dù cũng theo phong cách cổ đại nhưng vẫn có vài điểm khác với khu phim trường bên kia, cô thấy càng lúc càng gần, không ngờ phòng ăn riêng Trần Anni nói lại ở đây.
Nhìn vị trí này sự kỳ vọng trong lòng Văn Ngạn Thanh giảm ba phần, sao Trần Anni có thể chạy đến cái chỗ này ăn cơm vậy, đừng nói lừa cô nhé?
Lại nghĩ đến những lời khen có cánh của cô ấy trong vòng bạn bè, Văn Ngạn Thanh nghiến răng, ngày càng cảm thấy mình bị chơi, lẽ nào Trần Anni nhận loại quảng cáo nào đó nên mới cố tình marketing đói khát, ôm tỳ ba che nửa mặt?
Hừm, Văn Ngạn Thanh bước dần đến cửa tiệm, trước cửa không một bóng người khiến cô càng thêm lạnh lòng.
Con hàng Trần Anni sẽ không thật sự luân lạc tới mức phải nhận quảng cáo cho một tiệm ăn chứ? Tiền Văn Khuê không cho cô nàng tiền sao? Cần cô giới thiệu cho cô nàng mấy công việc không?
Do dự một hồi, Văn Ngạn Thanh vẫn kéo cửa ra, chẳng phải một bữa cơm thôi sao, cùng lắm thì cô chỉ ăn một miếng, dù sao nhất định Trần Anni đã giới thiệu cô là người mẫu, không ăn được nhiều cũng là chuyện bình thường.
Xốc tấm mành cửa lên, ánh sáng bên trong hắt vào người, không quá chói mắt nhưng đủ để nhìn rõ cách bày trí trong tiệm.
Chậc… Quả nhiên, không một bóng người.
Thầm thở dài, Văn Ngạn Thanh hắng giọng gọi: “Xin chào, có ai không?”
Lạc Anh ló đầu ra khỏi bếp: “Văn tiểu thư sao?”
Văn Ngạn Thanh gật đầu, nhìn gương mặt non nớt của Lạc Anh, đây chắc là bà chủ nhỏ trong miệng Trần Anni nhỉ?
Quá trẻ, trẻ đến mức cô không có cảm giác tin tưởng.

Thật giống một cửa hàng trực tuyến nổi tiếng với một cô chủ xinh đẹp đang thực hiện mánh lới quảng cáo.
Văn Ngạn Thanh đã hạ thấp kỳ vọng của mình đối với bữa cơm này xuống con số âm.

Cô đặt trước ba món một canh, Văn Ngạn Thanh thầm nghĩ nếu những món này ăn không ngon, khi về nhất định phải mắng tám đời tổ tông nơi này.
Lạc Anh mang đồ ăn và trà nóng lên, sáng nay Trần Anni đã nhắc đến cái tên Văn Ngạn Thanh, cô cũng thử tìm kiếm một chút.

Cô gái này có dáng người cao gầy, đôi mắt cực kỳ sắc bén, tuy nét đẹp không phải kiểu đại chúng nhưng lại là một vẻ đẹp khó quên, toàn thân mang một loại năng lực tích cực tràn đầy sức sống.
Văn Ngạn Thanh rửa tay ngồi xuống, bộ đồ ăn sạch sẽ, cô tự rót cho mình một chén trà, vị như bắp, chẳng lẽ là trà bắp sao?
Ngày nay trà bắp và trà lúa mạch đã phổ biến ở các quán thịt nướng Hàn Quốc nên người cho rằng nó xuất xứ từ Hàn Quốc, thực chất đó là sản phẩm của Hoa Quốc đã tồn tại hàng nghìn năm trước.
Trà bắp thơm ngào ngạt, thêm việc ở trong phòng ấm áp càng khiến Văn Ngạn Thanh cảm thấy hơi nóng.
Lên món rồi.
Mùi thơm khiến bụng cô đói cồn cào.

Sáng nay Văn Ngạn Thanh thêm cách liên lạc của Lạc Anh, đối phương hỏi cô có kiêng kỵ món nào không, hoặc giảm béo gì đó, cô đã tỏ vẻ không cần, tùy ý nấu.
Văn Ngạn Thanh không gọi món, bởi vậy không biết tối nay ăn những gì.
Món đầu tiên, tôm ngọc lục bảo.
Trong chiếc đĩa sứ trắng dài sạch sẽ, những con tôm nõn trắng chỉ đỏ nằm xen kẽ giữa những hạt đậu Hà Lan xanh biếc, thấp thoáng nhìn thấy những vẩy trắng, đỏ xen xanh, xanh xen trắng rất bắt mắt.
Văn Ngạn Thanh lấy đũa gắp lên, màu trắng này là cái gì vậy? Lẽ nào cô mới bắt đầu đã trúng phải mìn rồi? Nhìn kỹ một chút thì thấy trắng noãn như ngọc, đây là loại nguyên liệu gì?
Tình cờ lúc Lạc Anh lên món thứ hai, thấy Văn Ngạn Thanh đã nhìn đõn bách hợp ngẩn người thì nói: “Đây là bách hợp.”
“Bách hợp?” Văn Ngạn Thanh cao giọng.
(*) Bách hợp: Hoa huệ.
Hoa bách hợp mọi người đều biết, nhưng để ăn bách hợp thì đây vẫn là lần đầu cô biết đến.
Lạc Anh khẽ gật đầu, rất nhiều người khi nghe đến bách hợp đều nghĩ ngay đến mùi hương ngào ngạt của hoa bách hợp, thực tế thì còn có một nguyên liệu nấu ăn “bách hợp” khác đó chính là rễ cây bách hợp, chẳng qua có rất nhiều giống loài bách hợp và chỉ ăn được vài loại, tuyệt đối không thể mua nhầm.
Bách hợp từ xa xưa đã được xem là dược thực (thuốc và thức ăn), cô dùng bách hợp Lan Châu, dược tính ít không có vị cay hay đắng, rất thích hợp để nấu ăn, nếu dùng làm thuốc thì nên dùng các loại bách hợp khác.
Văn Ngạn Thanh cầm đõn bách hợp do dự bỏ vào miệng cắn, vị của nó không đắng chút nào mà còn rất ngọt, cũng không có mùi như cánh hoa, ngược lại rất tươi mát.
Tôm bóc vỏ mềm mịn, không có mùi tanh mà vẫn giữ được độ giòn và tươi của tôm, không quá chín mà còn cộng hưởng cùng mùi thơm của đậu Hà Lan, thanh sảng nhẹ nhàng, cực kỳ dễ chịu.
Món thứ hai là đĩa thịt bò xào, chỉ nhìn qua thôi đã cực kỳ hấp dẫn.
[Truyện chỉ được đăng tải tại wordpress và wattpad của Gà.

Tất cả những trang khác đều ăn trộm từ chất xám của người edit.]
Giữa chiếc đĩa trắng sứ là miếng thịt bò đỏ nâu sáng bóng, ớt đỏ tươi cùng cọng rau thơm càng khiến món ăn thêm đặc sắc, thoạt trông đã cảm nhận được hương cay nồng đậm, khiến cho ngón trỏ động đậy không ngừng.
Món tôm bóc vỏ đầu tiên xuất xứ từ Hàng Châu, món thứ hai đến từ Hồ Nam, Văn Ngạn Thanh không hiểu bà chủ này phối hợp bằng cách nào nhưng đôi đũa đã muốn hướng về đĩa thịt bò này.
Thịt bò đậm vị, mềm mịn thơm ngon, hơi cay cay nơi đầu lưỡi cộng thêm mùi thơm đặc trưng của rau mùi.

Thịt bò mềm, không biết được chế biến như thế nào mà càng nhai càng cay khiến người ăn muốn dừng mà không được!
Văn Ngạn Thanh theo bản năng muốn ăn cơm, cơm, cơm đâu? Món này thật sự rất hợp ăn với cơm.
Giờ phút này cô ấy không còn do dự nữa, chỉ với đĩa thịt bò xào này thôi cô ấy có thể ăn liền ba bát cơm! Dù trong miệng toàn là vị cay nhưng Văn Ngạn Thanh vẫn không uống nước, muốn giữ lại cảm giác cay nồng sảng khoái đó.
Nhắc Tào Tháo, Tào Tháo đến ngay, đã có cơm.
Cơm mà Lạc Anh mang lên không phải cơm bình thường mà là hai bát cơm chiên nhỏ.

Một suất màu vàng ươm, thơm ngào ngạt, đây là cơm chiên dứa!
Dứa, giăm bông, trứng, đậu xanh, cà rốt, món cơm chiên dứa này màu sắc nổi bật, tuy bà chủ chỉ bới một bát nhỏ và không dùng đến vỏ dứa để trang trí nhưng sắc vị vẫn hoàn hảo như thế.
Văn Ngạn Thanh đang cấn cơm nên lập tức ăn liền một thìa lớn, cơm chiên mềm xốp, cơm rời từng hạt trộn lẫn cũng các loại nguyên liệu tạo thành một bản hòa ca hoàn hảo.
Dứa là nguyên liệu chính của món cơm chiên này, vàng ruộm bắt mắt, khi ăn có vị chua chua ngọt ngọt, kết hợp cùng với đậu hà lan và giăm bông hòa trộn với nhau tạo nên một hương vị đậm đà trên đầu lưỡi.

Cơm chiên thoang thoảng mùi dứa, nuốt xuống một miếng không những không cảm thấy no bụng mà còn kích thích cảm giác thèm ăn hơn!
Ngon quá!
Ăn xong bát cơm chiên dứa nhưng Văn Ngạn Thanh vẫn không thấy thỏa mãn, ánh mắt cô lại hướng về bát nhỏ bên cạnh, cơm chiên cố ý làm thành hai bát, cái còn lại là gì?
Bát cơm chiên còn lại màu tương ngả nâu, nhìn không bắt mắt bằng cơm chiên dứa.
Đây là cơm chiên nước tương sao? Văn Ngạn Thanh nghĩ.
Cho đến khi nhìn thấy nguyên liệu bên dưới cô mới thầm phủ nhận, đây không phải cơm chiên nước tương mà là cơm chiên xì dầu tóp mỡ!
Văn ngạn Thanh cơ hồ không hề do dự kéo bát cơm này đến trước mặt mình.
Thơm, quá thơm!
Ngoài tóp mỡ và hành lá, cơm chiên hầu như không thêm loại gia vị nào khác, hạt cơm và tóp mỡ đều được nhuộm một màu sền sệt của nước tương.

Trong đầu văn Ngạn Thanh chợt hiện lên một ý niệm, nhưng không biết đó là gì.
Cô không kiềm chế được nữa, bàn tay lập tức múc một muỗng đưa vào miệng.
Làm thế nào để diễn tả được cái ngon của nó đây?
Mùi thơm của nước tương, tóp mỡ và cơm hòa quyện vào nhau một cách hoàn hảo, tuy trông hơi khó coi nhưng hương vị lại không thể chê vào đâu được.
Đặc biệt là phần tóp mỡ vàng ruộm, ăn một miếng mà có cảm giác như đang trở về thuở còn nhỏ.

Những ngày cuối năm, bà ngoại sẽ mua rất nhiều mỡ khối và mỡ lá về thắng mỡ lợn.
Trư du (mỡ lợn) còn được gọi là “huân du huân du”, gọi nhiều thành hôi du.
Những lúc bà ngoại nấu cơm ông ngoại vẫn hay nói thêm một ít hôi du vào.
Dùng mỡ lợn nấu ăn giúp hương vị món ăn béo hơn, khác hẳn với các món dùng dầu thực vật và dầu đậu nành nấu ra.

Văn Ngạn Thanh từng nhìn thấy bà ngoại thắng mỡ lợn, trong một cái nồi lớn, mỡ lợn được thái thành khối nhỏ và đun sôi với một ít nước.

Thắng mỡ lợn không thể nóng vội, cứ thong thả đun lửa nhỏ, Văn Ngạn Thanh ở bên cạnh quan sát thì thấy các phiến mỡ lá dần dần biến thành nhiều hình dáng khác nhau.
Bà ngoại thỉnh thoảng sẽ dùng xẻng đảo để không dính vào đáy nồi.

Trong suốt quá trình này, nước và mỡ trộn lẫn vào nhau cho đến khi mỡ lợn sống dần dần chuyển thành những miếng nhỏ màu vàng nhạt là xong.
Vớt hết tóp mỡ ra, phần còn lại trong nồi toàn là mỡ lợn, nhưng lúc này nó trông giống như nước bình thường, trong veo tận đáy không giống nước luộc thịt lợn chút nào.
Đợi đến khi mỡ lợn trong như nước đó từ từ đông đặc lại, tức thì trở thành từng váng mỡ trắng như tuyết, việc đó đối với Văn Ngạn Thanh mà nói tựa hồ như một loại biến hóa thần kỳ!
Khi mỡ lợn chưa đông hoàn toàn thì thêm một ít đường vào khuấy đều, sẽ bảo quản được rất lâu.
Văn Ngạn Thanh còn nhớ rõ, mỡ đông được bà ngoài cho vào một cái hũ nhỏ, hũ màu đen trái ngược với màu trắng của mỡ, nắp hũ được bà ngoại đậy thật kín, đến lúc cần sẽ lấy ra một ít giống như lấy kem.

Lúc còn nhỏ Văn Ngạn Thanh còn kích động muốn tự mình thử làm một lần, nhưng mà rất nhanh cô đã bị bà ngoại xua đi chỗ khác bởi vì có đồ ăn ngon hơn!
Mỡ lá sau khi thắng xong sẽ còn lại bã mỡ, bã mỡ gọi là “tép mỡ”, tép tép chẳng phải là tiếng mỡ sôi trong vạc hay sao!
Tóp mỡ còn nóng hôi hổi là một loại đồ ăn vặt cực kỳ thơm ngon!
[Truyện chỉ được đăng tải tại wordpress và wattpad của Gà.

Tất cả những trang khác đều ăn trộm từ chất xám của người edit.]
Rất nhiều cách hay để biến tấu tóp mỡ, có thể xào rau, làm nhân bánh bao, bánh bột mì đều là những món ăn ngon.

Bánh bao làm từ cải trắng đậu hũ và tóp mỡ chỉ cần cắn một miếng đã ngập tràn hương thơm trong miệng, không có thịt nhưng còn ngon hơn cả thịt!
Văn Ngạn Thanh có thể ăn liền một lúc hai cái!
Ớt xào với tóp mỡ nhất định phải dùng loại ớt thật cay, không bỏ hạt mới ngon.

Xào ớt chung với tóp mỡ, miếng tóp mỡ chuyển thành màu vàng óng giòn rụm, thơm lừng, nhưng cắn xuống lại mềm mại nhiều nước, cực đã miệng, tưởng tượng thôi đã ứa nước miếng.
Mặc dù tóp mỡ xào rau ăn rất ngon nhưng trong lòng Văn Ngạn Thanh, tóp mỡ nóng mới tách dầu xong vĩnh viễn là thần thánh!
Văn Ngạn Thanh ôm tô tóp mỡ bà ngoại cho, so với tô tóp mỡ này thì không một món ăn vặt nào có thể sánh bằng.

Chỉ cần rắc một ít muối lên trên tóp mỡ, tóp mỡ sẽ có vị mằn mặn, thơm thơm, ăn xong mồm miệng thơm nức!
Văn Ngạn Thanh nhớ có một lần cậu của bọn họ trở về, cả nhà bọn họ bắc một cái nồi lẩu để ăn mừng, mua rất nhiều các loại gia vị, trong đó có bột ớt khô và muối tiêu.

Ngày đó trùng hợp bà ngoại mới thắng mỡ lỡn, cậu nhìn thấy liền lấy một đĩa muối tiêu và một ít ớt bột khiến Văn Ngạn Thanh tròn mắt trông mong nhìn theo.
Cô dè dặt chấm tóp mỡ vào muối tiêu và ớt bột, ôi trời! Như bước lên tiên!
Bột ớt khô thấm vào tóp mỡ vô cùng cay, không hề giống cái cay của ớt xào, đã cay lại còn thơm! Làm cho Văn Ngạn Thanh phải điên cuồng tu nước, trong khi cậu của cô đứng bên cạnh cười ha hả.
Tóp mỡ chấm muối tiêu lại càng thú vị, cay cay mằn mặn, bây giờ nghĩ lại thì có vẻ hơi giống thịt ba chỉ rán, tóm lại chỉ có hai chữ, ngon!
Một năm bà ngoại sẽ thắng mỡ lợn mấy lần, những lúc không nấu mỡ lợn thì bà ngoại phải bận việc đồng áng không có thời gian nấu nướng, Văn Ngạn Thanh lại được ăn một món ngon khác.

Bà ngoại vo gạo trắng đổ vào nồi lớn, mỗi lần mở nắp vung ra, hơi nóng bốc lên nghi ngút, hạt gạo mềm đầy đặn, dẻo ẩm, nóng hôi hổi.

Thái một ít hành lá cho vào đáy bát của Văn Ngạn Thanh rồi bới cơm lên trên.

Sau đó, bà lấy chum nhỏ đựng mỡ lợn trong tủ ra bới một ít lên bát cơm.

Cơm nóng và mỡ lợn, phản ứng kỳ diệu từ từ diễn ra, bà ngoại giống như mèo máy Doraemon trong phim hoạt hình trên TV, lại lấy một thìa tương đen chan lên bát cơm và mỡ lợn.
Chậc, cơm và mỡ lợn lập tức biến thành màu đen.
Văn Ngạn Thanh luôn miệng hò hét giục bà ngoại: “Chan nhiều tương, chan nhiều tương.”
Chan thật nhiều tương lên cơm và mỡ lợn, hành lá rồi trộn đều thành một hỗn hợp để cho từng hạt cơm cùng nhuộm màu nâu nhạt, ăn mỗi miếng đều dậy mùi mỡ lợn, nước tương và hành lá.
Cô lại rót cho mình một bát nước sôi để nguội ở bên cạnh, bởi vì đôi khi chan nhiều nước tương hơi mặn nên phải uống nước.
Xúc một thìa cơm trộn mỡ lợn lên ăn, từng hạt cơm mằn mặn thơm thơm, rõ ràng không có đồ ăn kèm theo nhưng cứ ăn như vậy một bát cơm trộn mỡ lợn kia đã hết sạch từ lúc nào không biết, ngay cả một hạt cơm cũng không sót lại.
Khi đó bà ngoại vẫn hay nói câu gì nhỉ?
Bà nói, ngày xưa nhà bà nghèo đến nỗi có mỡ lợn để trộn cơm đã tốt lắm rồi.

Lúc ấy Văn Ngạn Thanh không để bụng, thậm chí còn không hiểu rõ.

Mỡ lợn trộn cơm ăn ngon như vậy, ngày xưa người nghèo cũng được ăn còn chưa đủ sướng ư?
Hiện giờ nhìn cơm chiên tóp mỡ trước mặt, Văn Ngạn Thanh càng thêm nhớ nhung bát cơm trộn mỡ lợn những ngày còn thơ bé.

Bình thường ăn rau cũng phải tính xem có bao nhiêu Calo, giờ phút này đã sớm bị cô ném lên chín tầng mây.
Quan tâm nhiều làm chi, ăn no rồi tính sau.
Ăn không no sức đâu giảm béo?
[Truyện chỉ được đăng tải tại wordpress và wattpad của Gà.

Tất cả những trang khác đều ăn trộm từ chất xám của người edit.]
Bà ngoại cũng từng làm cơm chiên tóp mỡ nhưng bị cậu chê không ngon bởi vì nước tương mà bà mua là loại rẻ nhất, lại quá mặn! Lão nhân gia khẩu vị nặng nên lúc nấu ăn cho rất nhiều dầu và muối, Văn Ngạn Thanh lớn lên bên cạnh bà ngoại cũng thích đồ ăn có khẩu vị nặng, đẫm dầu nhiều muối.
Nhưng kể từ lúc cô quyết định làm người mẫu chuyện bỏ bữa là chuyện thường, vì giữ dáng người thon thả nên thường xuyên bị đau dạ dày vì nhịn đói cũng không hiếm.
Mỗi ngày đều phải theo dõi cân nặng và lượng mỡ trong cơ thể, ăn ức già và rau luộc để lên hình thật đẹp, tránh sữa và đồ cay độc để có làn da đẹp, cái này không thể ăn cái kia không thể ăn.

Lúc đầu thật sự rất khó chịu, đặc biệt là Văn Ngạn Thanh từ nhỏ đã quen ăn đồ ăn vặt, ở nhà mỗi sáng sớm luộc trứng gà xong đều dùng đũa dằm với nước tương rồi ăn.
Bình thường cố nhịn thì cũng thôi đi, cứ đến buổi tối nhất là khi Internet ngày càng phát triển, chỉ cần bật TV lên là bắt gặp những phóng sự về mỹ thực, xem vòng bạn bè trên điện thoại liền nhảy ra hàng loạt những tin quảng cáo trà sữa, độc hơn là lúc nửa đêm, vô số lần cô bị kích thích nhấp vào app Takeaway* rồi lại thoát ra.
(*) Một loại app mua đồ ăn như Grab Food
Trước đây đang trong thời kỳ đỉnh cao sự nghiệp nên công việc rất bận rộn, còn hiện giờ lại ở thời kỳ chuyển giao sự nghiệp nên cô không có nhiều thời gian để về nhà.

Cứ mỗi lần về nhà, bà ngoại nhìn cô ăn cải xanh luộc, nhiều nhất hai con tôm rồi ngừng thì miệng không nhừng cằn nhằn: “Nha Nha, cháu muốn làm người mẫu nhưng không được bỏ ăn như vậy, đâu phải thỏ mà ngày nào cũng ăn chay.”
Bây giờ Văn Ngạn Thanh đang dần chuyển hình, không cần dựa vào thân hình mảnh mai để tìm việc nữa, cô dần dần ăn một miếng cơm, thật sự chỉ một miếng.

Nhiều năm như vậy đã hình thành thói quen, ngay cả dạ dày cũng bị bỏ đói.

Cô không còn nhớ đã bao lâu rồi mới được ăn một bữa cơm ngon như hôm nay.

Lại xúc một thìa cơm chiên tóp mỡ thật lớn, thầm nghĩ, hôm nay có rượu hôm nay say, dù sao cũng trả tiền cô phải ăn cho đã ghiền mới được.
Món ăn liên tục được nâng lên, rau trộn và canh.
Đồ ăn tươi non màu xanh lục, ngày mùa đông cây cỏ luôn tươi tốt lạ thường, trông vô cùng bắt mắt.
Đó là cây rau diếp trộn.
Người miền bắc không hay ăn thân rau diếp, nhưng ở miền nam lại rất phổ biến.

Cây rau diếp có màu xanh ngọc bích, cắt thành từng khúc như hình xoắn ốc.

Văn Ngạn Thanh nghĩ hồi lâu cũng không biết dao pháp này sử dụng như thế nào, phía trên thân rau diếp không trang trí thêm gì chỉ nghe Lạc Anh giải thích cô ấy mới biết đó là rau trộn.
Gắp một miếng rau diếp vào miệng, sợi rau giòn rụm không hề sống chút nào, rõ ràng không có ớt nhưng ăn vào vẫn có vị cay cay tê tê, hình như được nêm thêm dầu mè nên vị của rau diếp hơi mặn thanh nhiệt, giải ngấy.
Thử một miếng thịt bò xào cay, lại ăn một miếng rau diếp trộn cùng một thìa cơm, tranh thủ gắp một con tôm nõn bóc vỏ vào miệng, Văn Ngạn Thanh ăn đến mức không thể dừng miệng được!
Cô múc một thìa canh vào trong bát nhỏ, nhìn thấy canh cô liền mỉm cười.
Đây là canh chua cay!
Món canh này màu đỏ hồng, nhìn thoáng qua có thể thấy được nguyên liệu phong phú bên trong, hoa trứng vàng, mộc nhĩ đen, đậu phụ non, thịt thăn xắt nhỏ, nấm đông cô thái sợi trộn lẫn cùng với nhau, bên trên còn rắc rất nhiều rau mùi, chua chua ngọt ngọt, thơm nồng!
Nước canh chua cay có một độ sền sệt vừa phải, không quá loãng cũng không quá đặc, húp một thìa sẽ cảm nhận được vị chua cay nóng hổi, vô cùng sảng khoái.
Món canh chua cay này vốn là để uống sau khi ăn cơm, vị chua cay rất tốt cho tiêu hoá, Văn Ngạn Thanh uống mấy ngụm canh xong càng cảm thấy ăn ngon miệng hơn.
Lúc này Văn Ngạn Thanh không còn nghĩ được bất cứ điều gì khác ngoài bữa ăn trước mặt, cô chỉ muốn ăn, ăn, và tiếp tục ăn!
Lạc Anh cũng đang ăn một bát cơm chiên tóp mỡ trong bếp, sáng nay Trần Anni báo cho cô biết người tới là Văn Ngạn Thanh, cô liền lên mạng tìm hiểu qua một chút.

Trùng hợp là ngày trước cô từng xem một đoạn phỏng vấn của Văn Ngạn Thanh, MC hỏi cô ấy thích món gì nhất, Văn Ngạn Thanh nói cô ấy muốn ăn cơm chiên tóp mỡ bà ngoại làm.
Bởi vì trước kia Trần Anni làm người mẫu, Lạc Anh thường nghe cô ấy nói chuyện phiếm nên cũng hiểu biết được một chút về nghề này.

Biết rằng họ ăn rất ít, thậm chí là không ăn.
Thực đơn tối nay, sau một hồi đắn đo cô mới quyết định.
Lạc Anh không biết đối phương có thể ăn cơm chiên tóp mỡ hay không, dù sao đây cũng là món nhiều chất béo, những người giảm cân giữ dáng sẽ không bao giờ chạm vào.

Cho nên cô đã đặc biệt làm hai loại cơm chiên, một với dứa, một với mỡ lợn.
Hiện tại xem ra hiệu quả không tồi.
[Truyện chỉ được đăng tải tại wordpress và wattpad của Gà.

Tất cả những trang khác đều ăn trộm từ chất xám của người edit.]
Thời cổ đại không tồn tại ngành công nghiệp người mẫu, nhưng Lạc Anh đã từng nhìn thấy một phi tần ở trong cung vì giảm cân mà nhịn ăn nhịn uống để giữ vòng eo thon thả, đối phương kiên trì được nửa tháng sau đó phải đi mời thái y.
Lạc Anh đã học được một câu nói ở thời này mà cô vô cùng tâm đắc: “Con người là sắt, thức ăn là thép, không ăn một bữa đói đến xây xẩm mặt mày.”
Bốn mùa xoay chuyển, ngày đêm luân phiên, mỗi ngày ba bữa như một quy luật của đất trời.

Các thái giám và cung nữ trong Ngự Thiện phòng mấy ai không vui mỗi khi đến giờ ăn? Phải ăn no mới có sức để làm việc.
Lợn thời cổ đại gọi là đồn, có câu thơ nói, phong niên lưu khách túc kê đồn*.
(*) Bài thơ Du Sơn Tây thôn của Lục Du
“Đừng tưởng nhà nông rượu chạp xoàng,
Được mùa đãi khách lợn gà sang.”* Bản dịch của Nguyễn Bích Ngô.
So với thịt trâu thì thịt lợn không tính là đắt, dân chúng bình dân vẫn có thể ăn được.

Mà tóp mỡ vẫn luôn là món ưa thích trong ngự thiện phòng, ngoài việc ăn thông thường hay chấm chung với nguyên liệu khác thì các vị đầu bếp trưởng vẫn thích khiêu chiến với bản thân, thử nhiều phương pháp chế biến khác nhau.
Điều khiến cô ấn tượng sâu nhất không phải tên vị đầu bếp nào mà là ý tưởng do một thái giám trẻ tuổi đưa ra, dùng dưa chua kết hợp với tóp mỡ làm nhân bánh bột ngô, tư vị kia Lạc Anh đến bây giờ nhớ lại vẫn cảm nhận được sự độc đáo của nó, không thể ngờ tới được sự kết hợp này vô cùng tuyệt diệu!
Văn Ngạn Thanh gắp một miếng tóp mỡ cho vào miệng, món này phải càng nóng càng ngon.

Tóp mỡ mới ra lò nên còn nóng hổi, không bị khô mà rất mềm, dậy mùi thơm nức mũi!
Ngày nhỏ, Văn Ngạn Thanh cứ nghĩ bà ngoại có phép thần thông biến khối mỡ lợn sống thành vò mỡ lợn trắng bóc và tóp mỡ ngon tuyệt vời, đến lớp còn vui sướng diễn tả với các bạn món đó ngon đến thế nào, mỹ vị ra sao.
Nhưng bạn học lại đáp lại một câu: “Chẳng phải chỉ là cơm với mỡ lợn thôi à? Có gì ngon chứ? Mẹ tớ nói thứ đó chỉ có người nghèo mới ăn, không dinh dưỡng mà còn dễ béo nữa.”
Một câu khiến sự vui sướng của Văn Ngạn Thanh bị nghẹn lại, sau đó các bạn học nữ khác cũng bàn luận, không thể tin được Văn Ngạn Thanh lại ăn tóp mỡ với muối và bột ớt.
“Nhà tớ chỉ chấm với đường thôi, ăn ngon cực kỳ!”
Lúc ấy Văn Ngạn Thanh mới biết được tóp mỡ còn có thể ăn với đường.
Đáng tiếc khi đó Văn Ngạn Thanh đã học cấp ba, vì muốn trở thành người mẫu nên cũng hiểu rằng tóp mỡ dễ tăng cân, đến bây giờ khi đã hơn mười năm qua đi cô vẫn chưa từng chạm vào lần nữa.
Một miếng thịt bò, một đũa rau diếp, một con tôm, một miếng cơm và một thìa canh.

Văn Ngạn Thanh không còn nhớ được đã bao lâu rồi cô không được ăn uống vui vẻ như vậy.

Không chỉ quét sạch non nửa đĩa thịt bò xào, một bát cơm chiên tóp mỡ cũng thấy đáy.

Văn Ngạn Thanh xoa cái bụng tròn đang nhô lên, hơi no, nhưng vẫn có thể uống thêm một bát canh chua cay.
Lúc này cô mới cảm thấy áy náy vì đã hiểu lầm tiệm ăn nhỏ này cùng tay nghề của bà chủ quán.

Mình có thể ăn được bữa này cũng nhờ phúc của Trần Anni, mặc dù trong tiệm không có vị khách nào ngoài trừ cô, nhưng không phải người ta không có khách, mà do người ta không tiếp!
Văn Ngạn Thanh ngồi thừ trên ghế, tư thế này có phần bất nhã nhưng thật sự rất thoải mái.
Chuông điện thoại vang lên, đầu ngón tay Văn Ngạn Thanh khẽ động, là đoàn đội của cô.
“Chị Văn, tiết mục của chúng ta ở đài Dâu Tây tối nay bị loại rồi, bọn họ nói do không đủ thời lượng.”
Văn Ngạn Thanh đứng bật dậy tức thì, tham gia tiệc Xuân Vãn của đài Dâu Tây là điểm mấu chốt để cô ấy được công chúng biết đến, các đài địa phương không giống như đài quốc gia cần phải xếp hàng trước mười tám vòng, cơ hồ chỉ cần định ra là được, sẽ không có sự thay đổi.

Nhưng đột nhiên lại gạch tên của cô đi là muốn nhét người khác vào sao? Đây chẳng phải đang xem cô là quả hồng mềm mà khinh thường ư! Nghề người mẫu có danh tiếng cũng chỉ giới hạn trong vòng tròn nhỏ, thậm chí không có nhiều người hâm mộ nên muốn gây sóng gió trên mạng là chuyện bất khả thi, Văn Ngạn Thanh chỉ cảm thấy nghẹn khuất trong lòng.
Cô vừa định trả lời thì có cuộc gọi đến, là bà ngoại.
Văn Ngạn Thanh áp chế lửa giận vào lòng, bắt máy:
“Alo, bà ngoại.”
“Alo, alo, Nha Nha hả, Tết năm nay cháu có về không?”
“Lại phải chờ qua ngày mùng một mới về được sao?”
Bà ngoại dùng giọng quê nồng đậm hỏi khiến cổ họng Văn Ngạn Thanh chua chua.
“Cháu đừng ăn mấy đồ luộc mà không nấu cơm nữa nhé, bà thấy nó không bổ dưỡng chút nào hết.

Tết nhất phải ăn sủi cảo, cháu mua ít sủi cảo đông lạnh về cũng được, bà thấy trong siêu thị cũng có bán đó.” Bà ngoại một mình huyên thuyên rất nhiều ở đầu dây bên kia.
Văn Ngạn Thanh mím môi: “Bà ngoại, cháu muốn ăn tóp mỡ bà làm.”
“Tóp mỡ? Sao lại muốn ăn tóp mỡ? Chắc do ngày nào cũng ăn đồ luộc không có chất béo chứ gì, khi nào con về bà ngoại sẽ làm cho con.”
[Truyện chỉ được đăng tải tại wordpress và wattpad của Gà.

Tất cả những trang khác đều ăn trộm từ chất xám của người edit.]
Nghe thấy trong điện thoại có tiếng ồn, bà ngoại nói cả nhà cậu đã về, em họ còn dẫn theo đối tượng về ra mắt, chỉ còn chờ chị họ duyệt nữa thôi, trong tiếng huyên náo Văn Ngạn Thanh nghe xong không hiểu vì sao lại có chút buồn bực.
Cô khàn giọng nói: “Bà ngoại, hai ngày nữa cháu sẽ về.”
“Hả? Thật sao? Hai ngày nữa về? Nghe thấy không, Nha Nha nói Tết sẽ về!”
“Dạ, hôm nay quay xong rồi, cháu sẽ mua vé ngày mai về.”
“Được được được, ngày mai bà sẽ đi mua mỡ lá về thắng tóp mỡ cho cháu.” Giọng nói đầu bên kia rõ ràng giương cao.
Văn Ngạn Thanh nói thêm hai câu rồi cúp máy, cô vào nhóm làm việc của mình: “Không lên được thì không lên, tất cả mọi người về nhà ăn Tết đi.”
Đi làm con mẹ nó, bà đây năm nay phải về quê ăn Tết!
Văn Ngạn Thanh mở App lên bắt đầu đặt vé.
Lần này về nhà cô muốn ăn thử tóp mỡ chấm đường, xem rốt cuộc có ngon như bạn học nữ kia nói không.

Cơm chiên dứa

Cơm chiên tóp mỡ

Bò xào ớt

Thân rau diếp xào

Canh chua cay.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui