Vào ngày đầu tiên của Tết Nguyên Đán, Hoa Dương và Trần Kính Tông vừa mới ăn sủi cảo xong, Du Tú và La Ngọc Yến đã đưa mấy đứa trẻ qua đây chúc tết.
Trong thời gian để tang, Hoa Dương không ra ngoài giao du hay tổ chức tiệc tại nhà nhưng người khác đến chúc mừng một lúc cũng không sao. An Nhạc Trưởng Công chúa thì đến thường xuyên hơn, nhưng người của Trần gia thì không giống vậy. Họ mang thân phận thần tử, không có lí do gì chính đáng để đến nhiều, thế nên không thể tự do giống như An Nhạc Trưởng Công chúa được.
Trọng Noãn Các, Uyển Nghi dẫn Đại Lang, Nhị Lang, Tam Lang và Uyển Thanh đứng thành một hàng, đồng thanh chúc tết Tứ thẩm và Tứ thúc.
Hoa Dương biết bọn họ sẽ đến nên đã sớm chuẩn bị sẵn phong bao lì xì từ trước.
Uyển Nghi dẫn đầu nói cảm ơn hai người, tiểu cô nương mười hai tuổi đã nảy nở hơn đôi chút đã nhìn ra được dáng vẻ duyên dáng yêu kiều của Du Tú pha thêm vài phần trầm tĩnh thong dong của Trần Bá Tông.
Cả Đại Lang và Nhị Lang đều chín tuổi, người trước đôn hậu chất phác, người sau thì thông minh lanh lợi không chút gò bó.
Tam Lang năm nay bảy tuổi, thân hình mũm mĩm, sợ là có xu hướng trở thành nam nhân mập mạp. Tuổi Uyển Thanh còn nhỏ, phấn điêu ngọc mài, tạm thời không còn chưa nhìn ra dáng vẻ đặc biệt gì.
Xem ra Hoa Dương vẫn thích Uyển Nghi nhất.
Có lẽ nàng không đủ kiên nhẫn để nuôi dạy nhi tử của người khác. Nàng chỉ thích một đứa trẻ hiểu chuyện nhưng không mất đi sự hoạt bát như Uyển Nghi.
Chờ cho bọn trẻ đứng sang một bên, Dư Tú cũng lấy ra hai phong bao đỏ, đó là tiền lì xì mà phu thê Trần Đình Giám và Tôn thị mừng tuổi cho phu thê Tứ tử.
Hoa Dương mỉm cười nhờ hai tẩu tử chuyển sự cảm kích của phu thê bọn họ đến bố mẹ chồng.
Lúc nhóm nữ quyến nói chuyện với nhau, Trần Kính Tông chỉ ngồi sang một bên, thỉnh thoảng mới nói một câu.
Một lúc sau, Hoa Dương để ý thấy nhóm nam hài tử đều thường xuyên nhìn Trần Kính Tông, bộ dáng như bị nghẹn một bụng ấm ức. Cuối cùng, Hoa Dương bảo Trần Kính Tông đưa bọn trẻ ra hoa viên đi dạo.
Trước khi rời đi, Trần Kính Tông nhàn nhạt liếc nhìn nàng.
Hắn vừa bước đi mấy bước, năm đứa trẻ đã lập tức vui vẻ phấn chấn chạy theo.
La Ngọc Yến mỉm cười, giải thích với Hoa Dương: "Lúc ngài và Phò mã phải đi xuất chinh, mỗi ngày mấy đứa Tam Lang đều nhớ thương hai người. Bọn nhỏ đã tích góp rất nhiều lời muốn nói dành riêng cho Tứ thúc đó."
Du Tú quan tâm mà nhìn Hoa Dương: "Uyển Nghi nhớ ngài nhất, nó còn muốn chuyển đến đây ở cùng ngài một thời gian. Ta và mẫu thân sợ nó quấy rầy sự ngài nghỉ ngơi nên không đồng ý.”
Thực ra là vì lo lắng Hoa Dương phải chịu tang một mình quá quạnh quẽ. Hơn nữa bọn họ biết Hoa Dương thích Uyển Nghi nhất, nên muốn để Uyển Nghi đến chơi cùng Hoa Dương cho đỡ buồn. Trần Kính Tông chỉ có mấy ngày nghỉ phép để ở bên Công chúa, qua Tết Nguyên Tiêu là hắn lại phải trở về Vệ sở rồi.
Thật ra Hoa Dương ở một mình cũng không sao, nhưng mẹ chồng và tẩu tử đều đã quan tâm như thế, nàng liền nói: “Ta vẫn luôn muốn gọi Uyển Nghi đến ở cùng mấy hôm nhưng sợ nàng sẽ nhớ người nhà nên mới không nói gì.”
Du Tú vội nói: “Không sao. Con bé còn ước có thể đến đây mà. Chờ sau rằm tháng giêng, ta sẽ bảo nàng chuyển đến đây ở."
Hoa Dương nhìn La Ngọc Yến, nói: "Uyển Thanh cũng đến cùng đi, hai tỷ muội có nhau làm bạn cũng tốt.”
Hoa Dương là tỷ tỷ ruột của Đương kim Hoàng đế, nữ nhi nhà ai có thể ở bên cạnh Hoa Dương chung sống một đoạn thời gian, tất nhiên là chuyện tốt làm nở mày nở mặt. Chỉ là trong lòng La Ngọc Yến biết người Công chúa thích là Uyển Nghi. Nàng mời nữ nhi nhà mình chỉ vì khách sáo. Mà ở tuổi này của Uyển Nghi đã rất hiểu chuyện, còn Uyển Thanh lại không thể tự chăm sóc bản thân, nếu thật sự đến đây sống, chỉ sợ ngày nào đó lại gây thêm rắc rối cho Công chúa.
Vì vậy, La Ngọc Yến tiếc nuối nói: "Uyển Thanh không đến được rồi. Bây giờ nàng ấy còn quá nhỏ, rời khỏi nhà chắc chắn sẽ khóc. Chờ nàng lớn hơn một chút, rồi hẵng để nàng tới chỗ ngài hưởng chút vinh quang.”
Đúng là Hoa Dương chỉ thuận miệng nói vậy, đỡ cho La Ngọc Yến cảm thấy bị bỏ rơi.
Bên ngoài trời nắng đẹp, ba người ngồi trò chuyện hơn ba mươi phút, thấy Trần Kính Tông và bọn trẻ vẫn chưa về nên cũng đến bên hoa viên bên cạnh xem thử.
Đi dạo qua một cây hoa, đã thấy Trần Kính Tông đang ngồi trên chiếc ghế dài phơi nắng, xung quanh là năm đứa trẻ có ngồi có đứng vui đùa cùng nhau.
Theo yêu cầu của các chất nhi chất nữ của mình, Trần Kính Tông đã kể về những sự tích anh hùng của mình trên chiến trường.
Đương nhiên chuyện hắn lập được chiến công là thật, nhưng những gì hắn nói bây giờ đều hoàn toàn là bịa đặt khoác lác, nhưng mấy hài tử lại rất thích nghe.
La Ngọc Yến mỉm cười, nói: "Khó trách bọn trẻ thíchTtứ thúc như vậy. Đại ca và Tam gia sẽ không dỗ cho trẻ vui vẻ như vậy. Giống như Tam gia nhà ta, mỗi ngày chàng ấy đều tươi cười vui vẻ, bọn trẻ đúng là không sợ chàng ấy nhưng chàng lại không có sự kiên nhẫn như tứ thúc đâu.”
Du Tú thầm nghĩ, Trần Bá Tông là người kiên nhẫn nhưng y sẽ không kể cho bọn trẻ mấy câu chuyện nhảm nhí kia, mà đứa trẻ nào lại muốn nghe y giảng về mấy cái đạo lý cao siêu kia cơ chứ?
Trần Kính Tông đã nhìn thấy các nàng từ lâu, kể xong câu chuyện cuối cùng, hắn xoa đầu từng đứa một: “Được rồi, mấy đứa về đi!”
Tam Lang bĩu môi: "Bọn cháu đến chúc Tết mà, Tứ thúc ngài vậy mà không mời bọn cháu ở lại ăn cơm!"
Trần Kính Tông: "Ngươi chỉ biết mỗi ăn, về nhà tìm phụ thân ngươi mà đòi ăn đi!"
Đương nhiên, hắn không tiết một bữa cơm trưa chỉ là thời điểm không đúng, phủ Trưởng Công chúa còn đang phải chịu tang. Cho dù Hoa Dương có mời bọn họ ở lại, chắc hắn đại tẩu và tam tẩu cũng không đáp ứng.
Đúng là Du Tú và La Ngọc Yến đến đưa bọn nhỏ đi.
Phu thê Hoa Dương tiễn họ ra cửa.
Lúc đi bộ trở về, Trần Kính Tông phàn nàn với Hoa Dương: "Nàng đúng là một Tứ thẩm tốt bụng. Chất tử và chất nữ của nàng muốn nghe kể chuyện, nàng lập tức đẩy chúng cho ta. Vậy mà nàng không cảm thấy đau lòng cho ta sao?"
Hoa Dương: "Đau lòng vì cái gì chứ?"
Trần Kính Tông: "Đau lòng vì ta bị bọn nhóc làm cho đầu óc ù hết cả lên, đau lòng vì ta phải kể chuyện cho bọn nhỏ cả ngày mà cổ họng phát đau."
Hoa Dương: "Hàng năm, chàng đều nhận quà mừng tuổi của Đại ca và Tam ca, bây giờ thay hai người họ dỗ dành bọn trẻ một chút không phải là việc nên làm sao?"
Trần Kính Tông:… …
Hắn bắt đầu tính toán với Hoa Dương, tính xem trong những năm qua hắn đã tặng bao nhiêu món quà, số tiền này đã vượt quá giá trị mấy món đồ mà Đại ca và Tam ca tặng.
Hoa Dương: “Lúc còn bé, khi chàng chưa biết đi, muốn nghe kể chuyện, không phải Đại ca và Tam ca đều đáp ứng mọi yêu cầu của chàng sao?"
Trần Kính Tông: "Nàng hỏi ta mấy chuyện lúc bé sao, ai còn nhớ được chứ? Dù sao, từ lúc ta có thể nhớ, mấy người đó đã buộc ta phải đọc và luyện thư pháp."
Hoa Dương: “Chàng bớt kiểu được lợi rồi còn ra vẻ đi.”
Đừng nói có hai ba ca ca tốt như vậy, Hoa Dương chỉ cần một người ca ca như Trần Bá Tông hay Trần Hiếu Tông, mỗi năm đều tặng quà sinh nhật cho nàng, nàng đã cảm thấy vui vẻ thỏa mãn lắm rồi.
Nhưng nàng không có, nàng chỉ có đệ đệ, một đệ đệ là Hoàng đế còn sẽ làm ầm ĩ khiến nàng đau đầu!
·
Sau ngày rằm tháng giêng, Trần Bá Tông và Du Tú đưa Uyển Nghi đến, còn nói rất nhiều lời khách sáo phiền phức.
Hoa Dương nắm tay Uyển Nghi, bảo với hai phu thê hãy yên tâm, nàng đã chuẩn bị tiên sinh đầy đủ, đảm bảo sẽ không làm Uyển Nghi bị chậm trễ việc học.
Hôm đó Uyển Nghi theo tiên sinh đi luyện nữ công gia chánh, An Nhạc Công chúa lại tới phủ làm khách.
Cuối ngày cả ba người cùng nhau dùng cơm.
An Nhạc Công chúa nhìn Hoa Dương, rồi lại nhìn Uyển Nghi, cười nói: "Uyển Nghi nhỏ hơn Bàn Bàn mười tuổi, bàn bàn lại nhỏ hơn ta mười tuổi. Bây giờ nhìn hai người ở chung, thật giống như lúc ta mới vừa hai mươi yêu thích Bàn Bàn vậy. Rất giống."
Hoa Dương sửng sốt một chút, chẳng lẽ nàng hợp tính với Uyển Nghi còn vì lý do này sao?
Ngược lại, Uyển Nghi tinh nghịch hỏi: “Đại Công chúa, Tứ thẩm của cháu năm mười hai tuổi trông như thế nào?”
An Nhạc Công chúa hồi tưởng một chút, trêu chọc nói: "Nàng sao, nàng không ngoan như ngươi, kiêu ngạo như hoa mẫu đơn trong vườn, mỗi ngày đều hất mũi đi chỉ trỏ người khác."
Hoa Dương:...
Hoa mẫu đơn có lỗ mũi sao? Cô mẫu, đây gọi là ẩn dụ gì thế!
Sau khi An Nhạc Công chúa rời đi, Uyển Nghi ngồi trên chiếc giường ấm áp nói chuyện với Tứ thẩm: "Khi còn bé thẩm có tỷ muội tốt nào không?"
Hoa Dương nhẹ nhàng vuốt mái tóc mềm mại của tiểu nha đầu, tiếc hận nói: "Không có. Cách nhau mấy bức tường cao trong cung điện, cho dù là một cô nương ăn nói lanh lợi, một năm nhiều nhất cũng chỉ có thể gặp nhau vài lần. Cú như thế, có thể bồi đắp ra mấy phần tình cảm đâu."
Nếu phụ thân có đông con cái, nàng có thể còn gặp được mấy vị Công chúa thật lòng muốn làm bạn với nàng. Nhưng phụ thân chỉ có hai nữ nhi, nàng và Nam Khang, đối với Nam Khang, nàng vẫn luôn nhìn nàng ta bằng lỗ mũi.
Uyển Nghi bỗng chợt hiểu ra lý do vì sao Tứ thẩm lại mong muốn có bạn bè như vậy rồi. Mọi người đều nói làm Hoàng đế là cô độc nhất, từ bé Tứ thẩm đã lớn lên trong cung cấm cao tường như thế thì liệu có thể bớt cô đơn hơn Hoàng đế được bao nhiêu đâu?
Màn đêm buông xuống, Trần Kính Tông hồi phủ, Uyển Nghi đi ngủ sớm.
Nhưng nàng đã kịp viết một lá thư, nhờ tiểu công công ở Lưu Vân điện chuyển nó cho Tứ túc.
Trần Kính Tông tò mò lấy tờ giấy viết thư ra, thấy chất nữ nhà mình viết trên đó: Tứ thúc, hôm nay cháu nghe Tứ thầm nói lúc còn nhỏ thẩm ấy không có bạn bè, nên thúc phải càng đối tốt với thẩm ấy hơn đó.
Trần Kính Tông mỉm cười.
Sau khi tắm xong, hắn đến Tê Phượng điện tìm Hoa Dương.
Hắn ngồi bên cạnh chiếc bàn thấp trên giường, vừa ăn vừa trò chuyện với Hoa Dương, còn nhắc đến bức thư của chất nữ.
Hoa Dương chỉ cảm thấy buồn cười: “Uyển Nghi cảm thấy ta rất đáng thương sao?”
Trần Kính Tông: “Chẳng lẽ nàng không đáng thương sao?”
Hoa Dương ngạo nghễ hất cằm, nói: “Bằng hữu thì có gì tốt, ta càng thích nhìn mấy tiểu thư danh gia vọng tộc cẩn thận nịnh nọt, quỳ lạy trước mặt ta hơn. Chỉ là ta không thể nói như thế với Uyển Nghi, miễn cho nàng sợ hãi, không dám lại gần ta. "
Trần Kính Tông:...
Tiên tử chính là tiên nữ, tuy rằng sẽ mềm lòng thương hại phàm nhân, nhưng luôn tự cao tự đại, sẽ không thực sự ngang hàng với phàm nhân.
Mặc dù nàng không phải là một tiên nữ thực sự nhưng giữa Công chúa và tiên tử cũng không có nhiều khác biệt.
Tháng ba, ánh nắng tươi sáng, đón xuân, hoa mai, hải đường trong phủ Công chúa lần lượt nở rộ.
Mỗi ngày đều mang theo một tiểu cô nương đáng yêu như Uyển Nghi cùng nhau tận hưởng mùa xuân rực rỡ, nỗi buồn còn sót lại trong lòng Hoa Dương vì cái chết của phụ hoàng cũng đã dần tan biến như tảng băng trôi trên mặt nước, tan biến không thấy đâu.
Mới đầu tháng tư, phủ Trưởng Công chúa tiếp đón một vị khách ngoài ý muốn.
Hoa Dương tiếp đãi phu nhân của Thế tử phủ Võ Thanh Hầu, cũng chính là thê tử của Thích Cẩn, biểu tẩu của nàng – Điền thị.
Điền thị từng vì sảy thai mà đau lòng dẫn đến nằm liệt giường một thời gian. Hoa Dương thương cảm cho nàng, kiếp trước hồng nhan bạc phận, chết sớm nên đích thân đến đây khuyên nhủ.
Nhưng lúc đó hai người cũng chỉ nói chuyện thân thiết hơn một chút, Hoa Dương thực sự không ngờ Điền thị lại đến thăm mình.
Điền thị được Triều Vân đưa vào thủy đình, vừa nhìn thấy Hoa Dương, nàng còn chưa nói gì, đôi mắt nàng ta đã đỏ hoe.
Hoa Dương nháy mắt với đám nha hoàn xung quanh.
Chờ Triều Vân và những người khác rút lui, Hoa Dương chỉ vào chiếc ghế bên cạnh, niềm nở nói: “Biểu tẩu lại đây ngồi đi.”
Điền thị lắc đầu, đột nhiên hướng Hoa Dương quỳ xuống.
Hoa Dương sửng sốt, vừa muốn giúp nàng ta đứng lên, Điền thị lập tức khóc nói: “Trưởng Công chúa, ta muốn hòa ly với Thế tử. Kỳ thực đây là chuyện riêng giữa ta và chàng ấy. Đáng lẽ ta không nên làm phiền Trưởng Công chúa. Chỉ là lúc trước chính lời nói của ngài đã kéo ta ra khỏi tuyệt vọng, bởi vì ta là biểu tẩu của ngài, ngài mới quan tâm đến ta như vậy. Bây giờ, ta muốn đoạn tuyệt quan hệ với Thái tử. Nghĩ tới nghĩ lui, ta cảm thấy nên tới nói với ngài một tiếng, giải thích rõ ràng, để tránh ngài hiểu lầm ta không biết tốt xấu, đã phụ lòng tốt của ngài."
Hòa ly?
Hoa Dương ngạc nhiên, nói: "Được rồi, tại sao tẩu lại muốn hòa ly? Biểu ca của ta đã làm cái gì sao?"
Điền thị mỉm cười nhưng hàng nước mắt trong veo lại im lặng lăn xuống. Nàng ta nhìn về phía mặt nước bị gió xuân thổi ra từng đợt sóng nước lăn tăn, bình tĩnh nói: "Thế tử không làm gì ta, chỉ là chàng ấy không thích ta. Chỉ sợ ngài chê cười, ta đã gả cho chàng nhiều năm như vậy mà số lần hai người bọn ta ngủ chung phòng ít đến nỗi có thể đếm trên đầu ngón tay. Thậm chí, vài lần ít ỏi đến đáng thương ấy cũng là bởi vì các trưởng bối nóng nảy gấp gáp thúc giục có con nối dõi.”
"Ta không hiểu, rốt cuộc đến cùng ta đã làm sai điều gì mà chàng ấy lại đối xử với ta như vậy. Sau lại nghe ngài khuyên nhủ, ta quyết định buông tay, mặc kệ chàng ấy nghĩ gì".
"Ta còn nghĩ ta sẽ tiếp tục sống với chàng ấy trong một cái cục diện đáng buồn như vậy. Nhưng ta không ngờ rằng chàng ấy vậy mà mua hai nha hoàn thông phòng, còn khiến cả hai đều có thai.”
“Mẹ chồng khuyên ta nên nghĩ thoáng, nói đứa bé sinh ra sẽ ghi tên dưới danh nghĩa của ta. Nói như vậy không phải ý là ta nhiều năm không có thai như vậy là do cơ thể ta không khỏe mạnh nên mới không thể thụ thai hay sao?”
"Công chúa, ta nói những lời này với ngài không phải là ghen tuông, cũng không phải cầu ngài đứng ra giải quyết chuyện gì cho ta. Ta chỉ muốn ngài biết nỗi oan ức của ta. Thế tử không yêu thương ta, cũng không cho ta thể diện mà một thê tử nên có, đã như vậy, ta còn ở lại Thích gia làm gì nữa?"
Nói xong, Điền thị lau nước mắt, cung kính cúi đầu với Hoa Dương: "Ta gả vào nhà họ Thích, điều may mắn nhất chính là được ngài đích thân khuyên nhủ, cả đời này ta sẽ ghi tạc lòng tốt của ngài. Chỉ mong ngài đừng trách ta không biết điều tốt xấu.”
Cuối cùng, Hoa Dương cũng hiểu rõ ngọn nguồn mọi chuyện. Tâm trạng phức tạp, đỡ Điền thị đứng dậy, thở dài nói: “Nếu biểu ca của ta đối xử với tẩu đúng như lời tẩu nói, thì cho dù là ta cũng không còn mặt mũi nào giúp biểu ca níu kéo tẩu. Nhưng nếu trong chuyện này có gì hiểu lầm gì, ta thật lòng mong biểu tẩu có thể để biểu ca giải thích rõ ràng, không để nghĩa phu thê bao năm cứ vậy mà đứt đoạn."
Đổi lại là Hoa Dương nếu Trần Kính Tông dám nhớ thương nha hoàn thông phòng, nàng chắc chắn sẽ hòa ly với hắn.
Hoặc nếu nàng là tỷ muội bên nhà mẹ đẻ của Điền thị, nàng cũng sẽ không chút do dự mà ủng hộ nàng ta hòa ly.
Tuy nhiên, Hoa Dương lại là biểu muội của Thích Cẩn. Lúc này nàng buộc phải nói vài lời khách sáo với Điền thị để giữ nàng ta lại. Để nàng ta không nghĩ nàng không quan tâm đến chuyện Điền thị đi hay ở lại.
Điền thị cười khổ lắc đầu: “Ta hỏi chàng ấy tại sao thà sinh con với nha hoàn thông phòng còn hơn động vào ta. Chàng ấy nói thẳng là không thích ta, bảo ta không nên cưỡng cầu, chàng ấy cũng đã đồng ý chuyện hòa ly. Mọi chuyện đã kết thúc."
Hoa Dương:...
Thích Cẩn nói gì?
Hai người nhất định đã gặp nhau trước khi thành thân. Nếu y không thích Điền thị, sao lại đồng ý thành thân với nàng ta? Sao lại phí hoài những năm tháng kia cho Điền thị?
Cái gì mà biểu ca với không biểu ca, cho dù là ca ca ruột của mình làm chuyện như vậy, Hoa Dương cũng nhất định không mảy may thiên vị y!