Hướng nội – hướng ngoại là cách phân biệt nhân cách quen thuộc, tới mức nhiều người vỗ ngực tự hào: "Tớ là người hướng nội/ hướng ngoại điển hình đấy nhé, tính cách hướng nội/ hướng ngoại trong tớ cực kỳ rõ rệt luôn".
Ấy vậy mà có một số khác, chẳng biết làm sao, thấy lúc này mình là người hướng nội, lúc khác mình cư xử hướng ngoại. Cứ làm sao í nhỉ? Mãi tự ti vì chẳng rõ nổi tính cách mình là gì.
Nếu bạn đã từng thắc mắc như thế, đừng bối rối, chuyện này bình thường thôi. Trên thế giới, rất nhiều người giống bạn. Chúng ta đứng ở giữa hai cực hướng nội – hướng ngoại, mang một nhân cách hỗn hợp.
Ai cũng có cả nhân cách hướng nội và hướng ngoại trong mình. Nhân cách bao gồm một tập hợp những sở thích và khuynh hướng hành xử. Thông qua đó, chúng ta tiếp cận tới thế giới. Đặc điểm nhân cách hình thành từ buổi chớm chào đời, rồi liên tục được chỉnh sửa trong thời thơ ấu, dần định hình thành nhân cách. Nhiều đặc tính thay đổi theo thời gian, nhưng đặc tính nhân cách thường ít biến động.
Nhân cách hỗn hợp giữa hướng nội và hướng ngoại là một nhân cách quan trọng, thậm chí phổ biến. Đừng tự làm khó mình bằng cách khuyến khích bản thân phân loại và học theo một loại hình nhân cách khác. Bởi mỗi loại nhân cách có điểm mạnh và điểm yếu riêng biệt.
Vậy nên, Bruce Lee từng nói: "Hãy luôn là chính mình, thể hiện chính mình, chân thành và công bằng với chính mình, đừng nhìn xung quanh, tìm kiếm một nhân cách thành công, rồi học theo nó".
Người hỗn hợp có thể không bị giới hạn vào một đặc tính cụ thể như nhân cách hướng nội – hướng ngoại. Họ có thể biến đổi/ hoặc bị biến đổi dễ dàng hơn bởi không gian, hoàn cảnh. Nhờ thế, họ kết nối dễ hơn, sâu sắc hơn người hướng ngoại, đưa ra giải pháp nhanh hơn người hướng nội.
(???) ỦA, THẾ NÃO HỌ VẬN ĐỘNG THẾ NÀO?
Mức độ hoà đồng với xã hội vẫn được điều động nhờ dopamine, hoocmon gây phấn khích trong não. Nhưng lượng kích thích dopamine trong vỏ não (khu vực phụ trách phản ứng với ngôn từ và tư duy có ý thức) khác nhau.
Mỗi vùng não phụ trách phản ứng với một hệ thống tín hiệu. Hầu hết mọi người không đạt tới trạng thái tối hảo của người hướng nội/ hướng ngoại. Người hỗn hợp có thể nhạy cảm với một số loại kích thích từ bên ngoài, và kém nhạy cảm hơn với một số loại kích thích khác.
(???) LÀM SAO ĐỂ BIẾT TỚ CÓ PHẢI LÀ NGƯỜI VỪA HƯỚNG NỘI VỪA HƯỚNG NGOẠI HAY KHÔNG?
Cần nhận thức lúc nào bạn nghiêng sang bên nà. Hiểu về từng nhân cách, để ý một chút, bạn sẽ ý thức tốt hơn về bản thân, đồng thời phát triển được thế mạnh của mình.
Nếu bạn chưa chắc chắn, thử xem có bao nhiêu đặc điểm của người hỗn hợp dưới đây đúng với bạn:
1. Làm việc độc lập hoặc đội nhóm? Cách nào cũng tham gia được.
2. Hoà đồng với mọi người không phải là vấn đề, nhưng tiếp xúc lâu với quá nhiều người thì cũng mệt phết đấy.
3. Trở thành trung tâm á? Cũng thú vị đấy. Nhưng chỉ nên một xíu thôi.
4. Có người khen trầm tĩnh, im ắng. Có người khen hoà đồng, vui vẻ, nhiệt tình. Nhận xét nào cũng là mình, chỉ khác môi trường, thời điểm, và... người nói.
5. Quan điểm: cuộc đời không cần quá thăng trầm, nhưng yên ắng quá thì hơi buồn tẻ.
6. Chìm đắm trong suy tưởng cũng dễ tương tự như hoà mình trong các cuộc hội thoại.
7. Nói chuyện chào hỏi cũng tốt, nhưng còn gì thú vị hơn để trao đổi không nhỉ?
8. Tin tưởng vào người khác? Có chứ, ơ nhưng cũng tuỳ người, đôi khi cần đa nghi một tí.
9. Ở một minh lâu quá thì chán. Ở cạnh người khác nhiều quá thấy mệt mỏi.
Bạn có thấy chính mình trong những suy tưởng này không? Bí quyết của người hỗn hợp là nắm bắt được khi nào nên "đào tạo" bản thân hành xử theo xu hướng nào.
Đáng tiếc, đa phần người hỗn hợp thiếu nhận thức về bản thân mình trước những khó khăn như thế. Chẳng hạn, trong một đội nhóm, thay vì đồng cảm như một người hướng nội để gắn kết được bền chặt, có người hỗn hợp cố gắng thể hiện bản thân (trong khi không phải nhóm trưởng). Như thế có thể gia tăng áp lực, mệt mỏi, thiếu hiệu quả và mất đi phẩm giá.
Cuộc nghiên cứu với hơn một triệu người của TalentSmart đã chỉ ra rằng 90% người thành công có khả năng tự nhận thức tốt về bản thân.
Thấu hiểu mức độ hướng nội – hướng ngoại giúp chúng ta xây dựng một nhân cách vững mạnh, với những xu hướng và thói quen hành xử phù hợp. Đây cũng là quá trình nâng cao trí tuệ cảm xúc, và giúp chúng ta cải thiện năng suất lao động của bản thân.
***
Để nhận bản tin từ OOPSY, mời bạn đăng kí tại:
***
/ Bài viết: Oopsy Team.