Đây là cuộc đời! Nơi chúng ta thuộc lời và buộc mình vào nụ cười lẫn cái nhếch môi của người khác! Đến nỗi ta vẫn hay tươi tắn, nhưng hiếm ai may mắn có được một cõi lòng không man mác buồn.
Câu chuyện của NỘI TÂM, phải để GIAO TIẾP xử lí!
Dù muốn hay không, chúng ta đều phải giao tiếp trong các hoàn cảnh xã hội khác nhau ở các thời điểm nhất định. Giao tiếp bị động vừa là cội nguồn vừa là hệ quả của chứng sợ xã hội.
Bị động gắn liền với tiêu cực, chịu ảnh hưởng, mất quyền làm chủ.
Bị động gắn với ấm ức, sợ hãi và mọi tâm lí tiêu cực!
Người bị động trong giao tiếp thường tránh nói trực tiếp những gì mình nghĩ hay muốn, ngôn ngữ cơ thể không thoải mái, vì vậy sợ phải giao tiếp xã hội. Do sự tiêu cực này, kết quả giao tiếp xã hội không như ý càng khiến xu hướng giao tiếp bị động tăng trưởng. Học cách giao tiếp chủ động cũng chính cách chủ động nắm giữ một phần cuộc sống.
Bạn có thể tham khảo một vài lời khuyên sau đây của Oopsy để chủ động trong giao tiếp:
--->>> 1. NÓI LÊN CHÍNH KIÉN
Im lặng không phải lựa chọn tồi trong nhiều tình huống. Vì lời nói không cần thiết có thể gây ra nhiều phiền phức. Tuy nhiên, sự im lặng không còn hợp lí trong một số hoàn cảnh như nghe lời xúc phạm điều chân chính, cần đề xuất giải pháp cho công việc, thấy hiện tượng hiểu nhầm về sự việc bạn biết...
Nó đơn giản phản ánh rằng bạn đang không dám nói điều cần nói. Chính kiến không phải chỉ là ý kiến riêng của bản thân, mà là những suy nghĩ chân chính cần bảo vệ. Nếu bạn đưa ra ý kiến dựa trên lẽ phải, đừng sợ sự phản đối hay mỉa mai của người khác, quan trọng là bạn đã làm điều đúng.
Những lựa chọn cho cuộc sống của bạn cũng vậy. Nếu bạn hiểu rõ về bản thân, chịu trách nhiệm về lựa chọn của mình và không để ảnh hưởng xấu tới người khác, đừng ngần ngại khi phải nói ra lựa chọn đó.
Ví dụ bạn không thích trang điểm, nhiều người góp ý, việc nói ra chính kiến cũng chứng tỏ bạn kiên định với lựa chọn của mình. Tất nhiên, thẳng thắn không đồng nghĩa với căng thẳng, khó chịu hay phải nói hết tất cả những gì bạn nghĩ. Bạn có thể mỉm cười, cảm ơn vì sự quan tâm rồi nói chính kiến ở mức người đối diện chấp nhận được.
--->>> >>> 2. GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN
Mỗi người có suy nghĩ, tính cách riêng. Mỗi người mỗi tí, một suy nghĩ nhỏ có thể thành xung đột lớn. Khác biệt gây ra mâu thuẫn. Ở đâu cũng vẫn là vậy!
Ví dụ như bạn thấy người đồng nghiệp cùng phòng không vệ sinh phòng, muốn người đó làm cùng nhưng không dám nói thẳng. Bạn im lặng nhưng trong lòng không thôi oán trách, đến một lúc sự khó chịu sẽ phát tác với người kia theo hình thức nào đó.
Hoặc bạn tìm cách "nói bóng gió", lòng vòng, có khi người đó không thèm để ý còn bạn càng thêm bực tức. Thay vì lẩn quẩn như vậy, bạn nên nói chuyện chân thành để cùng đi đến giải pháp chung. Nhưng nhớ dẹp bỏ cảm xúc khó chịu trong bạn, tha thứ cho họ trước, biết đâu nguyên nhân vì bạn cứ cố làm khiến họ nghĩ đó thực sự là ý muốn của bạn.
Từ việc muốn được tôn trọng, bạn cũng cần nhớ tôn trọng người khác. Với những vấn đề riêng trong cuộc sống của họ, bạn cứ góp ý cho người khác nếu thấy điều đó tốt cho họ, nhưng đừng phiền lòng hoặc cưỡng ép nếu họ không đồng tình. Lời xuất phát từ điều bạn thực sự nghĩ cho người khác sẽ khiến bất kỳ ai cũng thấy cảm động.
--->>> 3. BIẾT CÁCH TỪ CHỐI
Việc nói "không" với những yêu cầu của người khác khá khó khăn, bạn có thể cảm nhận sự tổn thương của người khác khi mình từ chối và hậu quả ảnh hưởng tới mối quan hệ. Song lời chấp nhận của bạn lại mang theo sự ấm ức, gượng ép và khiến bạn càng bị động trong giao tiếp, sợ xã hội.
Trừ những nhiệm vụ công việc phải làm hay những mối quan hệ cần giúp thực sự, bạn nên cân nhắc với những việc không trong trách nhiệm của mình, vạch ranh giới rõ ràng. Đồng ý để rồi phải thực hiện những việc vô nghĩa cũng chẳng đem lại điều tốt cho ai, trước hết có thể làm ảnh hưởng tới công việc thuộc đúng trách nhiệm của bạn.
Giao tiếp chủ động không phải theo con đường cực đoan, sẽ thực sự có vấn đề nếu bạn đang ngoan ngoãn nghe lời bỗng thẳng thừng từ chối. Kỹ năng giao tiếp luôn cần đến sự am hiểu tâm lí, khéo léo nhưng không làm mất đi sự chân thành.
Bạn có thể tham khảo cách sử dụng những câu nói vạn năng trong cuốn sách "Cất tiếng làm điếng thế gian" của Oopsy tại đây: http://bit.ly/2CDekLc để biết phương pháp từ chối sự sai khiến một cách tích cực. Sự chủ động trong giao tiếp bắt nguồn từ việc nắm bắt qui luật tâm lí, làm chủ tình huống theo hướng đảm bảo quyền lợi chính đáng cho tất cả những người tham gia.
--->>> 4. HỌC CÁCH QUYẾT ĐOÁN
Bạn có bao giờ phân vân, nhấc lên đặt xuống để quyết định một việc gì, thậm chí nó không chấm dứt ngay cả khi bạn đang hoặc đã làm xong? Trước khi nói gì, bạn có phải suy nghĩ quá nhiều về các hậu quả, sau đó không nói nữa nhưng cứ băn khoăn trong lòng?
Sự cân nhắc để chín chắn hơn cũng cần thiết, nhưng việc không thể tự đưa ra quyết định thể hiện rằng bạn sợ sai, sợ phải chịu trách nhiệm. Dấu hiệu của chứng sợ xã hội thông thường là ít nói, nói nhỏ và lắp bắp. Một người trưởng thành, bản lĩnh trong giao tiếp xã hội luôn cần đến sự quyết đoán, tự tin, dẹp bỏ các cảm xúc tiêu cực.
Bạn có thể tăng cường đức tính này trước hết qua cách nói. Không cần nói nhiều, dài dòng, bạn nên bắt đầu bằng các câu đơn ngắn gọn, chắc chắn. Nếu chưa biết điều chỉnh loại giọng (giọng mũi, giọng miệng, giọng họng) phù hợp, bạn cứ để ý giọng điệu đối phương, cố gắng sao chép tương tự. Sự hoà nhịp, tương đồng sẽ tạo ra thiện cảm, giúp bạn làm chủ cuộc nói chuyện.
Bên cạnh việc sử dụng lời, bạn nên chú ý tới ngôn ngữ cơ thể, nắm chắc và chủ động sử dụng giúp bạn nhanh chóng lựa chọn, tự tin xử lí các tình huống. Một số tư thế cơ bản như lưng thẳng để thể hiện sự trang nghiêm, tay không ép sát vào người và đưa gần tới đối phương để kết nối trong giao tiếp đều rất có ích.
Bạn cũng có thể tham khảo cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong cuốn sách "Phất tay lung lay thế giới" của Oopsy tại đây nhé: http://bit.ly/2CDekLc.
Từ việc áp dụng kiến thức cụ thể về ngôn ngữ cơ thể trong sách cho bản thân cũng như hiểu được thông điệp từ người khác, bạn sẽ thực sự giải thoát khỏi nỗi sợ xã hội bên trong mình.
___________________________________
>>> THAM KHẢO 07 CUỐN SÁCH NHẤT ĐỊNH PHẢI ĐỌC NẾU BẠN MUỐN PHÁT TRIỂN CÁ NHÂN VÀ QUẢN TRỊ CẢM XÚC:
- Cất tiếng làm điếng thế gian (https://goo.gl/kDtYjX)
- Phất tay lung lay thế giới (https://goo.gl/q8PkrD)
- Bậc thầy giao tiếp nhiếp phục công sở (https://goo.gl/jY9S9Q)
- Đôi tai thấu suốt thế gian (https://goo.gl/G7oDbu)
- Vạch mặt thiên tài nói dối (https://goo.gl/81KQwV)
- Hóa ra sự thật sau cùng là tổn thương (https://goo.gl/81KQwV)
- Kì quặc để tự tin (https://goo.gl/yh5koe)
___________________________________
/ Bài viết: Oopsy Team. Tham khảo: verywell.
\ Để nhận BẢN TIN từ OOPSY, mời bạn đăng kí tại: https://goo.gl/e5Z9FG.
___________________________________
>>> Đừng quên THEO DÕI OOPSY để nhận được những thông tin hữu ích về giao tiếp, phát triển cá nhân và quản trị cảm xúc các bạn nhé! <<<
__________________________________
#oopsy
#cùng_nhau_trưởng_thành
#chữa_lành_trái_tim