Rất khó nói được lý do bạn thích ai đó. Có thể đó là do nụ cười ngốc nghếch; sự hóm hỉnh sắc bén; hoặc có thể chỉ đơn giản là vì họ dễ gần. Bạn thích họ thế thôi. Nhưng những nhà khoa học nói chung không hài lòng với câu trả lời như vậy, và họ dành nhiều năm xác định chính xác những nhân tố khiến con người bị thu hút bởi nhau. Dưới đây, chúng tôi đã khoanh vùng một số phát hiện hấp dẫn nhất. Đọc tiếp để được soi sáng tình bạn – và giúp bạn tạo những mối quan hệ tốt hơn, nhanh hơn.
1. Bắt chước người bạn ở cùng
Chiến lược này gọi là phản chiếu, và bao gồm bắt chước tinh tế hành vi của người khác. Khi nói chuyện với ai đó, hãy cố gắng bắt chước ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ và nét mặt của họ. Năm 1999, các nhà nghiên cứu của Đại học New York đã ghi lại "hiệu ứng tắc kè hoa", xảy ra khi mọi người vô tình bắt chước hành vi của nhau. Điều đó khiến họ có cảm tình với nhau.
Những nhà nghiên cứu đã mời 72 người đàn ông và phụ nữ cùng thực hiện nhiệm vụ với bạn đồng hành của mình. Những người cùng đội (tham gia thí nghiệm) kể cả những ai bắt chước hay không bắt chước hành vi của người còn lại, đều được các nhà nghiên cứu ghi lại những tương tác. Cuối những tương tác, các nhà nghiên cứu yêu cầu những người tham gia nói rằng họ thích đối phương đến mức độ nào.
Chắc chắn những người tham gia sẽ nói rằng họ thích đối phương khi đối phương bắt chước hành vi của họ.
2. Dành nhiều thời gian ở bên những người bạn muốn trở thành bạn
Theo hiệu ứng tiếp xúc đơn thuần, mọi người thường thích những ai quen thuộc với họ.
Trong một ví dụ về hiện tượng này, những nhà tâm lý học tại trường đại học Pittsburgh đã mời 4 phụ nữ là sinh viên ở một lớp tâm lý đại học. Mỗi phụ nữ có khoảng thời gian tham gia lớp học là khác nhau. Khi những nghiên cứu chỉ ra mô tả của sinh viên nam về 4 người phụ nữ này, họ bộc lộ bị hấp dẫn hơn bởi những người họ thấy thường xuyên hơn trong lớp – dù họ chưa hề tiếp xúc với bất kỳ ai trong số họ.
3. Khen ngợi người khác
Mọi người sẽ kết hợp các tính từ mà bạn sử dụng để mô tả những người khác với cá tính của bạn. Hiện tượng này được gọi là sự chuyển đổi đặc tính tự phát.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nhân cách và Tâm lý Xã hội cho thấy rằng hiệu ứng này xảy ra ngay cả khi mọi người biết một số đặc điểm về bạn cũng không thể mô tả về bạn theo những đặc điểm đó.
Theo Gretchen Rubin, tác giả cuốn "Dự Án Hạnh Phúc," "điều bạn nói về người khác ảnh hưởng đến cách người khác đánh giá bạn."
Nếu bạn nhận xét người khác thật lòng và tốt bụng, mọi người cũng sẽ liên kết bạn với những phẩm chất đó. Điều ngược lại cũng đúng: Nếu bạn thường xuyên mỉa mai mọi người sau lưng, bạn bè cũng sẽ bắt đầu kết hợp những phẩm chất tiêu cực đó với bạn.
4. Cố gắng thể hiện cảm xúc tích cực
Sự lan truyền cảm xúc mô tả những điều xảy ra khi mọi người bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tâm trạng của người khác. Theo một bài nghiên cứu từ Đại học Ohio và Đại học Hawaii, mọi người có thể vô thức cảm nhận được cảm xúc của những người xung quanh.
Các tác giả của bài báo nói rằng đó có thể là bởi vì chúng ta bắt chước các cử động và nét mặt của người khác một cách tự nhiên, điều đó khiến chúng ta cảm thấy điều tương tự như những gì họ đang cảm nhận.
Nếu bạn muốn làm cho người khác cảm thấy hạnh phúc khi ở cạnh bạn, hãy cố hết sức lan truyền cảm xúc tích cực.
5. Hãy tỏ ra là người ấm áp và có năng lực
Những nhà tâm lý học của Đại học Princeton và các đồng nghiệp đã đề xuất mô hình nội dung khuôn mẫu, đó là một lý thuyết cho rằng mọi người đánh giá những người khác dựa trên sự ấm áp và năng lực của họ.
Theo mô hình, nếu bạn là người ấm áp - tức là, không cạnh tranh và thân thiện - mọi người sẽ cảm thấy họ có thể tin tưởng bạn. Nếu bạn có vẻ có năng lực - ví dụ, nếu bạn có khả năng kinh tế hoặc nền tảng giáo dục cao - họ có khuynh hướng tôn trọng bạn hơn.
Nhà tâm lý học Harvard Amy Cuddy nói rằng điều quan trọng là phải bộc sự sự ấm áp trước tiên và sau đó là năng lực, đặc biệt trong môi trường kinh doanh.
"Từ một quan điểm tiến hóa," Cuddy viết trong cuốn sách "Sự hiện diện", "điều quan trọng hơn đối với sự sống còn của chúng ta là biết được liệu một người có xứng đáng với lòng tin của chúng ta hay không."
6. Bộc lộ những khiếm khuyết của bạn theo thời gian
Theo hiệu ứng pratfall, mọi người sẽ yêu quý bạn hơn sau khi bạn phạm sai lầm - nhưng chỉ khi họ tin rằng bạn là một người có năng lực. Bộc lộ rằng mình không phải người hoàn hảo giúp bạn dễ tiếp cận và dễ bị tổn thương hơn đối với những người xung quanh.
Nhà nghiên cứu Elliot Aronson tại Đại học Texas, Austin lần đầu tiên phát hiện ra hiện tượng này khi ông nghiên cứu về những sai lầm đơn giản có thể ảnh hưởng đến sức hấp dẫn. Ông yêu cầu những sinh viên nam từ Đại học Minnesota nghe những đoạn băng ghi âm của những người tham gia một bài kiểm tra.
Khi mọi người làm tốt bài kiểm tra nhưng làm đổ cà phê vào cuối buổi phỏng vấn, các sinh viên đánh giá cao hơn về khả năng của họ so với khi họ làm bài kiểm tra tốt và không làm đổ cà phê hoặc khi làm tốt bài kiểm tra và làm đổ cà phê
7. Nhấn mạnh giá trị chung
Theo một nghiên cứu kinh điển của Theodore Newcomb, mọi người càng bị thu hút bởi những người giống họ. Đây được gọi là hiệu ứng thu hút tương tự. Trong thí nghiệm của mình, Newcomb đã đo thái độ của các đối tượng về các chủ đề gây tranh cãi, chẳng hạn như tình dục và chính trị, và sau đó đưa họ vào một ngôi nhà thuộc Đại học Michigan và sống cùng nhau.
Đến cuối thí nghiệm, các đối tượng thích bạn cùng nhà của họ nhiều hơn khi họ có thái độ tương tự về các chủ đề được đưa ra.
Điều thú vị là, một nghiên cứu gần đây từ các nhà nghiên cứu tại Đại học Virginia và Đại học Washington ở St. Louis nhận thấy rằng những tân binh của Lực Lượng Không Quân yêu quý nhau hơn khi họ có những đặc điểm tính cách tiêu cực giống nhau hơn là những đặc điểm tích cực.
8. Tình cờ chạm vào người họ
Sự đụng chạm thuộc về tiềm thức xảy ra khi bạn chạm vào một người tinh tế đến mức họ gần như không nhận thấy. Ví dụ phổ biến bao gồm vỗ nhẹ vào lưng của ai đó hoặc chạm vào cánh tay của họ, điều này có thể khiến họ cảm thấy ấm áp hơn với bạn.
Trong một nghiên cứu của Pháp, những người đàn ông trẻ tuổi đứng ở góc phố và bắt chuyện với những phụ nữ đi ngang qua họ. Những người này đã tăng gấp đôi tỷ lệ thành công trong việc đánh thức một cuộc trò chuyện khi họ chạm nhẹ vào cánh tay của người phụ nữ khi nói chuyện thay vì không làm gì cả.
Một thí nghiệm của Đại học Mississippi và Rhodes đã nghiên cứu ảnh hưởng của sự tương tác đụng chạm đối với nhận tiền tip tại nhà hàng, và có một số nhân viên phục vụ chạm nhẹ vào khách hàng qua bàn tay hoặc vai khi họ đưa lại tiền thừa. Hóa ra, những nữ phục vụ kiếm được nhiều tiền tip hơn đáng kể so với những người không chạm vào khách hàng của họ.
9. Mỉm cười
Trong một nghiên cứu của Đại học Wyoming, gần 100 sinh viên đại học nữ đã xem ảnh của sinh viên nữ khác theo một trong bốn tư thế: mỉm cười ở tư thế cởi mở, mỉm cười ở tư thế khép kín, không cười ở tư thế mở, hay không cười ở tư thế khép kín. Kết quả cho thấy rằng bức ảnh được yêu thích nhiều nhất khi bạn nữ mỉm cười, bất kể ở tư thế nào.
Gần đây, các nhà nghiên cứu tại Đại học Stanford và Đại học Duisburg-Essen nhận thấy rằng những sinh viên tương tác với nhau thông qua ảnh đại diện cảm thấy tích cực hơn về sự tương tác khi ảnh đại diện hiển thị một nụ cười lớn hơn.
Bonus: Một nghiên cứu khác cho rằng mỉm cười khi gặp ai đó lần đầu tiên đảm bảo sẽ khiến họ nhớ về bạn sau này.
10. Nhìn nhận người khác theo cách họ mong muốn
Mọi người muốn được nhìn nhận theo cách phù hợp với niềm tin của chính họ về bản thân. Hiện tượng này được mô tả bằng lý thuyết tự xác minh. Mỗi chúng ta đều tìm kiếm sự xác nhận về quan điểm của chúng ta, tích cực hay tiêu cực.
Đối với một loạt các nghiên cứu tại Đại học Stanford và Đại học Arizona, những người tham gia có nhận thức tích cực và tiêu cực về bản thân đã được hỏi liệu họ có muốn tương tác với những người có ấn tượng tích cực hay tiêu cực về họ.
Những người tham gia có quan điểm tự đánh giá tích cực ưa thích những người nghĩ tốt về họ, trong khi những người có quan điểm tự đánh giá tiêu cực ưa thích các nhà phê bình. Điều này có thể là do mọi người thích tương tác với những người cung cấp phản hồi phù hợp với đặc điểm tính cách đã được biết đến của họ.
Các nghiên cứu khác cho thấy rằng khi niềm tin của mọi người về chúng ta xếp cùng chính những niềm tin của chúng ta, mối quan hệ của chúng ta với họ trơn chu hơn. Đó là bởi chúng ta cảm thấy thấu hiểu, đây là một yếu tố quan trọng để tạo dựng mối quan hệ thân thiết.
11. Cho họ biết một bí mật
Tự tiết lộ có thể là một trong những kỹ thuật xây dựng mối quan hệ tốt nhất.
Trong một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học bang New York tại Stony Brook, Đại học California về Tâm lý gia đình, Đại học California, Santa Cruz và Đại học bang Arizona, sinh viên đại học đã được ghép cặp và được yêu cầu dành 45 phút tìm hiểu về nhau.
Những nhà nghiên cứu đã phát cho một số cặp sinh viên một loạt các câu hỏi để hỏi, những câu hỏi ngày càng sâu và mang tính cá nhân hơn. Ví dụ, một trong những câu hỏi ở mức độ trung bình là "Bạn cảm thấy thế nào về mối quan hệ với mẹ của mình?" Các cặp khác được đưa ra các câu hỏi kiểu tán gẫu. Ví dụ, một câu hỏi là "Kỳ nghỉ yêu thích của bạn? Tại sao?"
Vào cuối cuộc thí nghiệm, những sinh viên được yêu cầu hỏi các câu hỏi mang tính cá nhân có cảm giác gần gũi với nhau hơn những sinh viên hỏi nhau những câu tán gẫu.
Bạn có thể thử kỹ thuật này khi đang tìm hiểu về ai đó. Ví dụ, bạn có thể xây dựng từ việc đặt câu hỏi dễ (như bộ phim cuối cùng mà họ xem) để tìm hiểu về những người có ý nghĩa nhất đối với họ trong cuộc sống. Khi bạn chia sẻ thông tin bí mật với người khác, họ có thể sẽ cảm thấy gần gũi hơn với bạn và muốn tâm sự với bạn trong tương lai.
12. Thể hiện rằng bạn cũng có thể giữ kín bí mật của họ
Hai thí nghiệm được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Florida, Đại học bang Arizona và Đại học Quản lý Singapore đã phát hiện ra rằng con người đánh giá cao sự đáng tin cậy và tin tưởng lẫn nhau ở mối quan hệ của họ.
Hai đặc điểm này đặc biệt quan trọng khi mọi người tưởng tượng ra người bạn lý tưởng và nhân viên lý tưởng của họ.
Như Suzanne Degges-White của Đại học Northern Illinois viết trên PsychologyToday.com: "Sự đáng tin cậy bao gồm một số thành phần, bao gồm tính trung thực, tính tin cậy, và lòng trung thành, và mặc dù mỗi điều đều quan trọng đối với việc tạo dựng mối quan hệ thành công, tính trung thực và tính tin được xác định là quan trọng nhất trong tình bạn. "
13. Bộ lộ khiếu hài hước
Nghiên cứu từ Đại học bang Illinois và Đại học bang California tại Los Angeles phát hiện ra rằng, bất kể khi mọi người nghĩ về người bạn lý tưởng hay bạn đời lãng mạn, khiếu hài hước thực sự quan trọng.
Một nghiên cứu khác từ các nhà nghiên cứu tại Đại học DePaul và Đại học bang Illinois chỉ ra rằng việc sử dụng khiếu hài hước khi bạn lần đầu tiên làm quen với ai đó có thể khiến người đó thích bạn hơn. Trên thực tế, nghiên cứu cho rằng thực hiện một nhiệm vụ hài hước (như ai đó đeo bịt mắt trong khi người kia dạy họ khiêu vũ) có thể làm tăng sự hấp dẫn lãng mạn.
14. Hãy để họ nói về bản thân
Gần đây, các nhà nghiên cứu ở Harvard đã khám phá ra rằng nói về bản thân là điều gây thỏa mãn, giống như thức ăn, tiền bạc và tình dục.
Trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu yêu cầu những người tham gia ngồi trong một máy fMRI và trả lời các câu hỏi về ý kiến của chính họ hoặc của người khác. Những người tham gia đã được yêu cầu dẫn một người bạn hoặc thành viên gia đình đến để thử nghiệm, họ sẽ ngồi bên ngoài máy fMRI. Trong một số trường hợp, những người tham gia được cho biết rằng các câu trả lời của họ sẽ được chia sẻ với bạn bè hoặc người thân; trong các trường hợp khác, phản hồi của họ sẽ được giữ kín.
Kết quả cho thấy các vùng não kết hợp với động lực và phần thưởng hoạt động tích cực nhất khi người tham gia chia sẻ thông tin công khai - nhưng cũng có tác dụng khi họ nói về bản thân mà không bị ai nghe thấy.
Nói cách khác, cho phép ai đó chia sẻ một hoặc hai câu chuyện về cuộc sống của họ thay vì thao thao bất tuyệt về bản thân sẽ khiến họ có những ấn tượng tích cực hơn về sự tương tác của bạn.
15. Tỏ ra dễ tổn thương một chút
Viết trên PsychologyToday.com, Jim Taylor của Đại học San Francisco cho rằng sự cởi mở về cảm xúc - hoặc thiếu sự cởi mở - có thể giải thích hai người có tâm đầu ý hợp hay không.
Tuy nhiên, Taylor thừa nhận:
"Sự cởi mở tình cảm, tất nhiên, đi kèm với những rủi ro khiến bản thân bạn dễ bị tổn thương và không biết rằng sự tiếp xúc này sẽ được chấp nhận và đáp lại hay sẽ bị từ chối và làm chệch hướng."
Cho dù đối phương là người tình lãng mạn hay chỉ là một người bạn.
16. Hành động như thể bạn thích họ
Lâu nay các nhà tâm lý học đã biết đến một hiện tượng gọi là "có đi có lại": Khi chúng ta nghĩ ai đó thích mình, chúng ta cũng thích lại họ.
Trong một nghiên cứu năm 1959 được công bố trong Quan hệ Nhân văn, ví dụ, những người tham gia được thông báo rằng một số thành viên của cuộc thảo luận nhóm có lẽ sẽ thích họ. Những thành viên trong nhóm này được lựa chọn ngẫu nhiên bởi những nhà thí nghiệm.
Sau cuộc thảo luận, những người tham gia chỉ ra rằng những người họ thích nhất là những người được cho là thích họ.
Gần đây hơn, các nhà nghiên cứu tại Đại học Waterloo và Đại học Manitoba thấy rằng khi chúng ta mong đợi mọi người chấp nhận chúng ta, chúng ta hành động ấm áp hơn với họ - do đó làm tăng khả năng họ thực sự thích chúng ta. Vì vậy, ngay cả khi bạn không chắc chắn về cảm nhận của người khác về mình, hãy hành động như thể bạn thích họ và họ có thể sẽ thích bạn trở lại đấy.
Tác giả: Shana Lebowitz