Tâm Lí Học Tổng Hợp

Rất nhiều cá nhân cho biết họ đã tìm đến các nhà trị liệu vì nỗi sợ cô đơn và những vấn đề có liên quan đến nó. Nỗi ám sợ cô đơn là một tính cách đặt trưng của những người sống quá mức phụ thuộc vào người khác. Nỗi sợ này thường phổ biến ở người lớn và trẻ nhỏ được chẩn đoán "Rối loạn nhân cách ranh giới" (Borderline Personality Disorder – BPD). Những người như thế, luôn sống trong nỗi lo sợ nếu họ bị người bảo hộ hoặc người họ yêu thương bỏ rơi, thế giới này sẽ sụp đổ.

Nỗi ám sợ cô đơn có thể dẫn đến những vấn đề có khả năng gây hại đến cả người mắc phải nỗi ám sợ và người họ yêu thương theo nhiều cách khác nhau. Thông thường, những người mắc phải hội chứng này sẽ đe dọa hoặc phá hoại các mối quan hệ của họ bằng những câu nói có dạng "Tôi sẽ đá anh trước khi anh kịp đá tôi", "Em yêu họ nhiều hơn cả yêu tôi", "Anh chưa từng yêu tôi bao giờ cả" vân vân...Nỗi ám sợ này còn có thể dẫn đến bạo lực gia đình: làm đỗ, vỡ hoặc phá hủy tài sản vật chất hoặc thậm chí còn gây những chấn thương vật lý cho những người than của người mắc hội chứng này.

Nguyên nhân của Autophobia
Các bác sĩ tin rằng, nguyên nhân chính của các ca bệnh bắt nguồn từ những chấn thương tâm lý từ thuở nhỏ khi cha mẹ hoặc người họ yêu thương rời bỏ họ do ly hôn (hoặc qua đời). Kể cả khi lớn lên, những người mắc phải hội chứng vẫn tiếp tục tin tưởng rằng những người quan trọng trong đời họ rồi cũng rời bỏ họ đi theo cách đó. Như vậy, nguồn gốc của nỗi ám sợ bắt đầu từ những hành vi mà cá nhân được trải nghiệm trong quá khứ.
Bị bỏ rơi từ thuở nhỏ có thể vì những lý do vật lý, cảm xúc hoặc tài chính. Những lý do trên đều có thể gây chấn thương đến trẻ nhỏ. Việc cha mẹ qua đời sẽ gây nên những cảm xúc nặng nề không thể chịu được và theo sau đó còn những vấn đề khó khăn về tài chính, thay đổi lối sống hoặc thay đổi nơi ở,...Những điều này sẽ làm những tổn thương về sau sâu đậm hơn.
Thỉnh thoảng, nỗi ám sợ này xuất hiện ở người lớn một cách đột ngột khi người mà họ phụ thuộc về tài chính hoặc phụ thuộc về mặt cảm xúc qua đời hoặc rời bỏ họ. Từ đó, dẫn đến một sự mất mát quan trọng trong nguồn tài chính và về mặt cảm xúc.
Những cá nhân thiếu mất thượng thận hoặc những cá nhân có xu hướng chung thường quá mức lo lắng hoặc nhạy cảm có khả năng mắc phải hội chứng này khá cao.
Triệu chứng của nỗi ám sợ cô đơn
Autophobia đa dạng với nhiều mức độc và cường độ khác nhau dẫn đến những cấp bậc khác nhau trong triệu chứng của các cá nhân mắc phải nó. Những triệu chứng chung thường bao gồm:

Tức giận
Ghen tuông
E ngại
Trầm cảm
Lo lắng và hoảng loạn gây nên những triệu chứng chẳng hạn như: run rẩy, run lập cập, buồn nôn, nhức đầu, đau ruột, nhịp tim tăng nhanh, thở không sâu hoặc thở nhanh v...v... ngay khi nghĩ đến việc sẽ bị bỏ rơi một mình.
Những hiệu ứng tâm lý thường được thấy ở hầu hết mọi mặt trong cuộc sống của người mắc phải hội chứng đến một mức độ có thể ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội, nghề nghiệp và người yêu của mình:

Người vợ/chồng liên tục nghi ngờ chồng/ vợ mình đã ngoại tình.
Những bậc cha mẹ mắc phải hội chứng này không cho phép con cái của họ có mối quan hệ thân thiết với các đồng nghiệp, bạn bè xung quanh.
Người yêu thường xuyên gửi tin nhắn hoặc gọi điện thoại cho đối phương.
Thường dự tiệc với tư cách không mời mà đến
Rình rập vợ/chồng cũ sau khi đã ly hôn.
Vượt qua nỗi ám sợ cô đơn
Một trong những yếu tố quan trọng để vượt qua Autophobia chính là yêu bản thân mình hơn và tự tin vào khả năng của bản thân. Người mắc phải hội chứng đồng thời cũng phải thảo luận trước những nhu cầu của họ trước khi tạo dựng nên một mối quan hệ thân thiết.

Một trong những kỹ thuật được đề xuất để vượt qua nỗi ám sợ là tìm đến một "thiên đường bình yên". Điều này được hoàn thiện hiệu quả nhất thông qua những trực quan tích cực và những lời khẳng định chắc chắn. Bên cạnh đó cũng là những biện pháp thiền định.

Gia đình và những người thân yêu của cá nhân mắc phải hội chứng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình trị liệu này. Những người thân yêu của người mắc phải hội chứng cần phải mềm mỏng và không nhượng bộ trước những yêu cầu của người đó, đặc biệt khi mà chúng gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của họ. Nếu bạn bị đe dọa bởi người mắc hội chứng, cách tốt nhất là nên nhờ đến sự can thiệp của cảnh sát. Cãi nhau với người bệnh chỉ làm tình hình tệ đi và thông thường, người mà người bệnh yêu thương sẽ cảm thấy bị cô lập khỏi những người khác.

Thôi miên là một kỹ thuật trị liệu đang được thử nghiệm để chữa trị Autophobia. Kỹ thuật này nhằm tìm ra nguồn gốc của vấn để và giúp 'tái lập trình' những suy nghĩ trong tiềm thức và loại bỏ sự sợ hãi.

Nguồn: Fear of Abandonment Phobia – Autophobia

Dịch: Nguyen Pham Anh Thu


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui