Nhà nghiên cứu bịnh lý ngôn ngữ-thuyết trình học (speech-language pathologist) Jackie Gartner-Schmidt nói, "Từ giờ, bạn không cần phải thuyết trình với một âm giọng run rẩy, the thé nữa."
Trong một bài thuyết trình nào đó, đã bao giờ bạn có cảm giác cổ họng mình bị đóng lại hay tưởng chừng như có một cục bướu bổng nổi lên? Hay khi bạn cần đề xuất một yêu cầu quan trọng với sếp, nhưng giọng nói bạn bấy giờ tự nhiên nghe như rau câu Jello trên giàn nhúng? (rau câu Jello - ảnh: https://bit.ly/2ldT1bv)
Hóa ra, những việc bạn trãi qua bấy lâu nay không phải là một kiểu lời nguyền bí ẩn không có phương cách giải thích. Nhà nghiên cứu bịnh lý ngôn ngữ-thuyết trình học, hiện là giáo sư đại học Pittsburg - Jackie Gartner-Schmidt chia sẻ: "Bằng kiến thức giải phẫu, giờ chúng ta có thể lý giải được chuyện gì xảy ra với giọng nói của mình khi chúng ta gặp căng thẳng."
Tất cả mọi người đều có nhiều dây thanh âm (vocal cords) - cũng được gọi là dây thanh đới (vocal folds) vì chúng là một loại mô có thể co gấp - chúng nằm trên nóc khí quản, ngay phía sau trái cổ. "Vai trò thực sự của các dây thanh đới là để bảo vệ chúng ta," Gartner-Schmidt nói. Cụ thể, chúng có đóng góp vô cùng quan trọng trong việc ngăn không cho chất lỏng đi vào phổi khi ta uống nước.
Nhưng những nhà nghiên cứu đã khám phá ra, "trong một tình huống áp lực được dàn dừng - cụ thể là, một buổi thuyết trình trước công chúng, một tình huống bất ngờ có tiếng động lớn làm ta giật bắn mình, hay bị tạt nước lạnh vào người - các bó cơ bao bên ngoài lẫn bên trong hộp thanh âm (voice box) [còn gọi là các dây thanh âm] bắt đầu có phản ứng." Gartner Schmidt nói. "Chúng được kích hoạt và trong một vài trường hợp, chúng bó sát lại với nhau."
Tất nhiên rằng, không ai lại muốn có chất giọng run rẩy, the thé hay nghẹn ngào lúc đang nói cả. Gartner-Schmidt nhận định, "Chúng ta muốn giọng nói phản ánh điểm mạnh của mình, chứ không phải điểm yếu." Cô ấy nói thêm, "thông qua hết nghiên cứu này đến nghiên cứu khác, chất giọng the thé chứa đầy nỗi lo lắng được cho rằng là có liên hệ với sự nhận thức khi nào bản thân ta đang lo lắng, thiếu năng lực, thiếu dũng khí, và không nhận được sự tín nhiệm."
Trãi qua nhiều cuộc họp cũng như phỏng vấn bằng điện thoại cho cả nhóm hay liên lạc bằng video với chất-lượng-hình-ảnh-thấp, hiện tượng kể trên ngày càng trở nên đáng chú trọng. Điều này đã dẫn đến, Gartner-Schmidt chia sẻ, "Đặc điểm giọng nói đang ngày càng chiếm giữ thế thượng phong trong phương cách chúng ta nhận thức."
Để phòng tránh, nữ giáo sư bật mí cho chúng ta một bài tập khá đơn giản (cũng là một trong những bài mà cô rất ưa thích).
Giữ ngón trỏ trước miệng bạn vài inch. Khi bạn thở ra (hơi thở đều nhé), hãy tạo ra một âm "Woooooo" (hình dung: giống như giọng đứa trẻ đang giả tiếng ma kêu í) từ 5-10 giây. Thực hiện bài tập nho nhỏ này từ 5 đến 10 lần. (Xem cô ấy thực hiện tại đây: https://bit.ly/2liZx0x)
"Bài tập này... cốt để làm thư giãn các dây thanh âm," Wessel nói, "giúp định hình cho hơi thở, dòng khí ra vào và tính ổn định của âm giọng, đây chính là những tính chất của một chất giọng trong, khỏe."
Nếu sắp tới bạn có dịp gì quan trọng đòi hỏi phải nói chuyện trước công chúng - cho công việc, cho bài phát biểu tại lễ cưới, hay cho bài diễn văn trước cộng chúng - hãy dùng đến bài tập được khuyên dùng bởi giáo sư Gartner-Schmidt, cũng như "hãy dành cho bản thân một ít thời gian để xác định được giọng nói nào là hay nhất của ta."
- IDEAS.TED.COM - Mary Halton
[Bài viết này là một phần trong chuỗi bài TED "How to Be Better Human", mỗi bài đều chứa đựng những lời khuyên hữu ích từ những diễn giả trong cộng đồng TED. Link: https://bit.ly/2kKpdCT]
Links are in the comment section.
-Tim