Mỗi người đều có thái độ với việc chưa bỏ thói quen xấu của mình. Có người chấp nhận chung sống, không để tâm. Có người khó chịu nhưng cũng đành mặc kệ. Cũng có người đã từng hứng lên bỏ vài lần, rồi quay lại làm lành với thói xấu. Lại có người khoái chí với thói quen xấu như thể họ cố tình như vậy.
Dù thế nào tất cả chứng minh rằng thói quen xấu không dễ bỏ, chúng vẫn đang chi phối chúng ta. Vậy lí do gì khiến chúng ta chưa thể dừng thói quen xấu?
--->>> 1. Động lực làm sai
Ai cũng biết xấu, sai lệch đồng nghĩa với không tốt, đúng đắn. Tại sao biết xấu, ta vẫn làm? Điều này xuất phát từ động lực sai lệch – động lực tâm lí lớn của con người, đặc biệt khi cuộc sống đô thị phát triển. Thói quen xấu chẳng qua biểu hiện rõ động lực này ở hành vi làm sai, lặp lại nhiều lần.
Mỗi hành động đều có mục đích, dù bạn không ý thức đến. Mục đích ẩn giấu phổ biến nhất của thói quen xấu nằm ở sự an nhàn, thoải mái.
Thói quen xấu tìm đến chúng ta thông qua ham muốn, dục vọng trong chính chúng ta. Nếu không phải bạn dọn sẵn chỗ gọi mời, những thứ xấu không thể đến gần bạn, những áp lực bên ngoài không thể làm tâm trí bạn biến dạng. Khốn khổ thay, bạn dễ sống trong cảm giác, cảm xúc nhất thời hơn lí trí xa dài, nhất là khi các cám dỗ cuộc sống hiện đại thoả mãn bạn nhanh chóng. Bạn thấy mình thừa cân, nhưng mỗi khi đi qua tủ lạnh bạn tặc lưỡi nghĩ ăn vặt một chút chẳng chết ai!
Thói quen mua hàng hiệu làm bạn thấy mình sành điệu, thích thú khi nghĩ đến ánh mắt ngưỡng mộ của kẻ khác, không cần biết chúng có phù hợp với bạn và túi tiền của bạn. Chỉ cần vào cửa hiệu hoặc lên mạng đặt mua, bạn lập tức thực hiện xong trước khi kịp nghĩ đến việc dừng lại.
---> 2. Thói quen tự củng cố
Nếu bạn lỡ làm hành vi xấu một lần, hối hận khôn nguôi, quyết không tái phạm, bạn có thể thực sự không tái phạm. Nhưng khi bắt đầu có lần thứ hai, lần thứ ba cho đến lần thứ mấy bạn không rõ, thói quen đã thành hình.
Sức mạnh của thói quen tiếp sức cho hành vi xấu càng hùng mạnh. John Dryden đã nói: "Chúng ta lúc đầu tạo ra thói quen, và sau đó thói quen tạo ra chúng ta". Thật buồn bởi thói quen xấu có thể quay lại làm chủ, kiểm soát tính cách người tạo ra nó. Bạn còn có thể thấy thói quen như một phần của bản thân, không thể dứt bỏ. Ngày qua ngày thói quen tự bồi đắp, nhận năng lượng bạn trao cho để không ngừng lớn lên.
---> 3. Mong muốn giải toả
Lại một lần nữa chúng ta nhắc đến sức ép đời sống làm tổn thương con người. Động lực giải toả kết hợp với động lực sai lệch tồn tại sẵn trong đời sống tâm lí con người của đô thị.
Người ta thường nói uống rượu giải sầu, điều đó rất đúng, người quen tìm đến rượu có nỗi buồn chưa thể giải toả, coi rượu như liều thuốc tê tạm thời. Dù bề ngoài như thể vì có tửu lượng tốt, chỉ uống vì xã giao hay vì tránh sự công kích của người khác, căn bản bạn có nhìn thấy nỗi buồn bên trong đang muốn tìm chỗ trút.
Chúng ta giữ các loại cảm xúc, cảm xúc nào cũng muốn được giải toả, bộc phát ra bên ngoài. Những cảm xúc này khó phân định, tựa như hai cực của cùng vòng quay cảm xúc, đều có thể tạo ra những hành vi tiêu cực. Các chất gây nghiện dựa vào sự ham thích các cảm giác nhất thời, quá khích, chấp nhận ảo giác không còn căng thẳng để bắt người dùng thành nô lệ.
Thói quen tự nó trở thành chất gây nghiện vì vòng luẩn quẩn bạn ở trong nó liên miên không dứt. Những tổn thương, khổ sở trong bạn không những không giảm đi sau cơn gây tê, mỗi lần tỉnh lại bạn tích luỹ thêm một phần đau đớn, đè nén nó xuống. Trừ khi bạn đủ nghị lực đối mặt, bạn dễ dàng tiếp tục tìm đến liều thuốc an thần thói quen tạo ra cho bạn, nối tiếp chuỗi ngày đằng đẵng.
---> 4. Bắt đầu từ chính mình
Tâm lí học phát hiện ra những tâm lí thoạt nghe kì lạ, trong đó có tâm lí tự huỷ hoại. Tâm lí này đang phổ biến ở giới trẻ với biểu hiện trực tiếp nhất ở thân thể như tự cắt tay, tự sát. Bạn biết không, ẩn trong con người thích bị tra tấn, cội nguồn của chứng bạo dâm. Nó liên quan đến cơ chế sinh lí của cơ thể, sự phục hồi sau tổn thương thân thể tạo cảm giác khoan khoái. Nhưng nó còn liên quan đến phần xấu ác trong chúng ta nhắm tới chính mình. Với thói quen xấu, các quan niệm tiêu cực về bản thân, sự tự ti – cũng là hậu quả của tổn thương khiến bạn buông thả theo thói quen xấu.
Bạn có vô thức cố gắng ngăn trở thành công của chính bạn vì bạn không thấy mình xứng đáng sống tốt? Bạn có thất bại trong cam kết tạo kỉ luật tốt cho sức khoẻ vì bạn không nghĩ cơ thể mình đáng được đối xử đúng cách? Bạn quen ở bẩn, chẳng thấy có nhu cầu ở không gian sạch sẽ? Thói quen gây nghiện có lẽ thúc đẩy một phần bởi sự buông xuôi hay bất cần trong cuộc sống của bạn?
Chúng ta tìm hiểu những nguyên nhân trên, không đơn thuần để biết, đó đều là những gợi ý cho sự từ bỏ thói quen xấu. Bạn xứng đáng với cuộc sống tốt đẹp, với điều kiện bạn có nỗ lực. Hãy bắt đầu thay đổi phải từ chính bạn!