Tâm Lí Học Tổng Hợp

  Bạn có biết những người giữ được sự trầm tĩnh, có khả năng xử lí ngay cả những tình huống xã hội khó khăn nhất với đặc ân được ban cho, dường như luôn giúp người khác thấy thoải mái? Khả năng cao là họ đang sở hữu điều mà các nhà tâm lí học gọi là trí tuệ cảm xúc (Emotional Intelligence - EI).

Trí tuệ cảm xúc bao gồm khả năng hiểu và quản lí các cảm xúc. Các chuyên gia đồng ý rằng loại trí tuệ này đóng vai trò quan trọng trong thành công, một số người còn cho rằng trí tuệ cảm xúc hay chỉ số cảm xúc (Emotional Quotient – EQ) có thể quan trọng hơn chỉ số thông minh (lntelligent Quotient – IQ). Trong mọi trường hợp, nghiên cứu chỉ ra rằng trí tuệ cảm xúc có liên quan tới mọi thứ từ ra quyết định đến thành tích học tập.

Vậy cần có gì để thông minh một cách có-cảm-xúc? Nhà tâm lí học và cũng là tác giả của những tác phẩm bán chạy nhất Daniel Goleman đã chỉ ra 5 thành phần then chốt đối với trí tuệ cảm xúc. Hãy cùng nhìn vào 5 nhân tố và có thể nó sẽ giúp bạn hoàn thiện kĩ năng trong từng lĩnh vực. Khi bạn đọc xong bài viết này, hãy tự... kiểm tra trí tuệ cảm xúc của mình xem sao nhé!

--->>> 1. Tự nhận thức

Tự nhận thức, hay khả năng nhận ra và hiểu cảm xúc của chính mình là một phần quan trọng của trí tuệ cảm xúc. Hơn cả việc chỉ nhận ra cảm xúc của mình là sự nhận thức về ảnh hưởng của hành động, tâm trạng và cảm xúc từ mình tới người khác.

Để tự nhận thức, bạn phải có khả năng làm chủ cảm xúc của riêng mình, nhận ra các phản ứng cảm xúc khác nhau, và sau đó xác định một cách chính xác từng cảm xúc đặc thù.

Những người tự nhận thức, làm chủ được cảm xúc cũng nhận biết được mối quan hệ giữa những điều họ cảm thấy và cách họ cư xử. Họ cũng nhận ra điểm mạnh và hạn chế của chính mình, cởi mở với những thông tin và trải nghiệm mới, học hỏi được từ những tương tác của họ với người khác.

Goleman cho thấy rằng những người sở hữu khả năng tự nhận thức này có khiếu hài hước, tự tin vào bản thân và khả năng của mình, biết được người khác nhận thấy họ như thế nào.

--->>> 2. Tự điều chỉnh

Cùng việc tự nhận thức cảm xúc của mình và tác động đến những người khác, trí tuệ cảm xúc đòi hỏi bạn có khả năng tự điều chỉnh và quản lí cảm xúc của mình.

Điều này không có nghĩa là bạn khoá chặt cảm xúc và che giấu cảm xúc thực sự của mình, nó có nghĩa đơn giản là đợi đến thời gian, không gian và cách thức đúng đắn để bày tỏ cảm xúc đó. Tự điều chỉnh là biết cách bày tỏ cảm xúc một cách thích hợp.

Những người có kĩ năng trong sự tự điều chỉnh có xu hướng linh hoạt và thích ứng nhanh nhạy với thay đổi. Họ cũng rất giỏi trong việc quản lí xung đột và làm dịu lại những tình huống căng thẳng hoặc khó khăn.

Goleman cũng cho rằng tính thẳng thắn tỉ lệ thuận với kĩ năng tự điều chỉnh cảm xúc, tức khả năng tự điều chỉnh càng cao họ càng ngay thẳng hơn! Họ chu đáo trong từng hành động và sẵn sàng chịu trách nhiệm cho hành động của đó.

--->>> 3. Kĩ năng xã hội

Khả năng tương tác tốt với người khác là một khía cạnh quan trọng khác của trí tuệ cảm xúc.

Trong môi trường chuyên nghiệp, nhà quản lí hưởng lợi bằng việc có thể xây dựng mối quan hệ và kết nối với nhân viên, trong khi nhân viên có thể hưởng lợi bằng việc có thể phát triển sự hoà hợp chặt chẽ với cấp trên và đồng nghiệp.

Một số kĩ năng xã hội quan trọng bao gồm lắng nghe tích cực, kĩ năng giao tiếp qua lời nói, kĩ năng giao tiếp không qua lời nói (như ngôn ngữ cơ thể), lãnh đạo và thuyết phục.

--->>> 4. Thấu cảm

Thấu cảm, hay khả năng hiểu người khác đang cảm thấy thế nào là điểm mấu chốt với trí tuệ cảm xúc.

Khi bạn có cảm tưởng rằng ai đó đang cảm thấy buồn hay thất vọng, nó có thể ảnh hưởng đến cách bạn hồi đáp tới cá nhân đó. Bạn có thể chăm sóc và quan tâm đến họ hơn hoặc cố gắng làm tinh thần họ phấn chấn lên.

Đặc biệt, trong môi trường làm việc, trở thành một người biết cảm thông cũng cho phép bạn hiểu được sức mạnh nội tâm thường ảnh hưởng tới quan hệ xã hội.

Những người có kĩ năng này có khả năng cảm nhận người được sức mạnh trong các mối quan hệ khác nhau, hiểu ra cách thức các lực lượng này chi phối xúc cảm và hành vi, đồng thời giải thích chính xác các tình huống khác nhau xoay quanh động lực sức mạnh thực sự.

--->>> 5. Động lực

Động lực nội tại cũng đóng vai trò then chốt trong trí tuệ cảm xúc. Những người thông minh một cách có-cảm-xúc được thúc đẩy bởi những điều vượt lên trên những thứ chỉ là phần thưởng bên ngoài như danh tiếng, tiền bạc, sự thừa nhận và ngợi ca.

Thay vào đó, họ có niềm đam mê để hoàn thiện những mục tiêu bên trong chính mình. Họ tìm kiếm những chỉ dẫn để đưa lối họ tìm được những món quà đến từ bên trong, trải nghiệm dòng chảy năng lượng từ việc hoàn toàn hoà nhịp với cái tôi sâu thẳm.

Những người có kĩ năng này có định hướng hành động rõ ràng. Họ đặt mục tiêu, quyết tâm hành động cao và luôn tìm cách để làm tốt hơn nữa. Họ cũng có xu hướng tận tâm và giỏi tạo ra sáng kiến khi nhiệm vụ được trao đến.  


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui