Tâm Lý Học

Gaslighting hay gas-lighting (nghĩa đen: thắp sáng đèn ga) là một hình thức lạm dụng tâm lý hoặc cảm xúc, trong đó kẻ lạm dụng sử dụng thông tin bị bóp méo, thiếu sự thật khiến nạn nhân ban đầu lo lắng, bối rối rồi dẫn đến nghi ngờ suy nghĩ, giá trị, trí nhớ, óc phán đoán của mình và mất dần đi cảm nhận về thực tế.

Thuật ngữ Gaslighting bắt nguồn từ vở kịch, phim cùng tên Gaslight và được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu tâm lý nói chung cũng như tâm lý trị liệu nói riêng.

Ingrid Bergman, vai Mrs. Manningham trong phim Gaslight (1944) Trong vở kịch Gaslight (năm 1938,) còn được biết đến dưới tên Angel Street ở Mỹ và phim phỏng theo cùng tên (công chiếu năm 1940 và 1944,) một loạt những hành vi lạm dụng tâm lý có hệ thống của nhân vật chính (Mr. Manningham) với vợ (Mrs. Manningham) đã khởi nguồn cho việc sử dụng thuật ngữ. Cốt truyện diễn ra như sau: người chồng mặc sức thuyết phục mọi người và chính vợ mình rằng cô ta bị điên bằng cách thay đổi vị trí đồ đạc trong nhà rồi khăng khăng rằng cô nhớ nhầm hoặc trí nhớ có vấn đề khi có chỉ ra sự khác biệt. Khi người chồng đang truy tìm báu vật ở mái nhà, người vợ nhận ra chiến đèn sáng lờ mờ và sắp sửa hết ga nhưng người chồng không công nhận điều đó và cho rằng vợ mình đang ảo tưởng, từ đó dẫn đến tên vở kịch.

Trong ảnh phía trên là Ingrid Bergman trong phim Gaslighting năm 1944.

Thuật ngữ gaslighting bắt đầu được sử dụng từ thập niên '60 để miêu tả hành động lạm dụng nhận thức nạn nhân. Trong một cuốn sách xuất bản năm 1980 về lạm dụng tình dục trẻ em, The Best Kept Secret: Sexual Abuse of Children, Florence Rush đã bình luận phim Gaslight (năm 1944) như sau: "kể cả ngày nay người ta cũng sử dụng từ "gaslighting" để miêu tả hành vi phá hoại khả năng phán đoán của người khác.

Ví dụ kinh điển của việc thao túng theo cách gaslight là thay đổi môi trường của một người mà họ không hay biết, và giải thích rằng họ "chắc hẳn là đang tưởng tượng ra thôi" khi họ nghi ngờ những thay đổi này. Tương tự như thế, gia đình Manson, trong những vụ trộm của những "kẻ lén lút" của mình cuối những năm 1960, đã đột nhập vào trong nhà và không trộm gì cả mà chỉ sắp xếp lại nội thất để làm cho những người sống trong nhà cảm thấy bối rối và bị xáo trộn.

Theo các nhà tâm lý học Gas và Nichols, một hình thức khá thường xuyên khác của gaslighting xảy ra khi người chồng ngoại tình. Người chồng có thể sẽ cố chối bỏ việc ngoại tình và khăng khăng "Anh không nói dối; em chỉ đang tượng tượng ra mọi thứ thôi." Các nhà trị liệu nam giới về sau có thể còn làm tăng thêm sự đau khổ của người phụ nữ bằng việc gọi sai phản ứng của họ. [...] Các hành vi gaslight của người chồng đưa ra công thức cho cái được gọi là 'suy sụp tinh thần' ở một số phụ nữ [và] việc tự sát trong các tình huống tồi tệ nhất."

Nhà tâm lý học Martha Stout giải thích cái cách mà những kẻ thái nhân cách sử dụng chiến thuật gaslighting thường xuyên. Những kẻ thái nhân cách thường rất tàn nhẫn, thích điều khiển hoặc rất thâm hiểm, và thường là những kẻ nói dối rất thuyết phục, những kẻ kiên quyết chối bỏ việc làm sai. Khi gặp phải sức hút cá nhân cái mà có thể là đặc điểm của những kẻ thái nhân cách thì rất nhiều người từng là nạn nhân của kẻ thái nhân cách sẽ nghi ngờ nhận thức của mình.

Jacobson và Gottman báo cáo rằng một số kẻ vũ phu có thể sử dụng cách thao túng gaslight với vợ mình, thậm chí là thẳng thừng chối bỏ việc sử dụng bạo lực của mình.

Cre:Tamlyhoctoipham.com


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui