Chương 8: LỢI ÍCH
Trong thập niên 30 tại Philadenphia, Tiến sĩ Morris Bolber từng cầm đầu một đường dây lừa đảo bảo hiểm có liên quan đến những vụ giết người hàng loạt với con số nạn nhân ước tính lên đến 50 người – tất cả đều là đàn ông. Bolber và hai tên anh em họ – Paul và Harman Petrillo, đã dựng ra một kế hoạch hiển nhiên đến mức những kẻ ngu ngốc nhất cũng làm được, và thực sự là như vậy. Một tên sẽ dụ dỗ nữ khách hàng tiềm năng – người đang bất mãn với cuộc hôn nhân của mình, thuyết phục ả ta dụ chồng mua một khoản bảo hiểm nhân thọ thật lớn. Những kẻ còn lại sẽ thủ tiêu người chồng, rồi ăn chia khoản bồi thường với bà quả phụ nọ. Về sau, nhóm này kết nạp thêm nhiều thành viên khác, bao gồm cả một phụ nữ biết dùng độc. Chúng đã thực hiện chót lọt các phi vụ của mình trong vòng năm năm, trước khi có một kẻ trong nhóm khoe khoang về các chiến tích khiến cả nhóm bị bắt vào năm 1937 cùng với những bà quả phụ đồng lõa. Một số trong những bà quả phụ này đã trở thành nhân chứng vạch tội, số còn lại thì chịu chung số phận với những kẻ chủ mưu. Hai tên trong nhóm đã bị kết án tử hình.
Trong suốt những thế kỉ qua, một trong số các động cơ của những tên giết người hàng loạt thường là tiền bạc, đặc biệt là trong những thời điểm kinh tế khó khăn, mặc dù chúng cũng đạt được những khoái cảm nhất định khi thực hiện tội ác. Một ví dụ cụ thể cho vấn đề này, Aileen Wuornos rất thích thú khi thực hiện hành vi giết người, nhưng đó đồng thời cũng là phương thức để thị kiếm tiền và những thứ khác. Những ả đàn bà giết người hàng loạt thường làm vậy để "nâng giá" bản thân, rất nhiều trong số chúng được gọi là "Góa phụ đen", và một ả giết người còn có trước cả khi đồ tể Jack là một minh chứng rõ ràng.
GÓA PHỤ ĐEN
Một bác sĩ nghi ngờ rằng Mary Ann Cotton gây ra cái chết của đứa bé mới chỉ 7 tuổi – Charlie Cotton. Thị là một trong số những người sử dụng chất Asen để đầu độc nạn nhân trong thời kì mà việc chẩn đoán việc đầu độc bị nhầm lẫn với những cơn đau dạ dày – loại bệnh vốn không tránh được, và thường bị các bác sĩ bỏ qua khi khám cho người nghèo tại Anh. Nhưng cái chết của Charlie bé bóng thì khác bởi nó là một trong rất nhiều vụ án có liên quan đến Mary Ann Cotton, và khi cậu bé chết, một vị bác sĩ đã nghi ngờ và tiến hành khám nghiệm tử thi. Trong khi khám nghiệm, ông ta phát hiện cậu bé có dấu hiện bị thiếu dinh dưỡng và ông nghi ngờ đến chuyện cậu bé có thể bị đầu độc. Tuy niên, tại thời điểm đó vẫn chưa có phương pháp để kiểm tra phát hiện ra chất Asen, ngoài ra thì trong những thứ được tìm thấy trong dạ dày cậu bé cũng không có chất Asen. Vì vậy, ông không có bằng chứng chống lại người mẹ kế của cậu bé.
Tuy vậy, người dân ở vùng West Auckland vẫn biết chuyện. Mary Ann Cotton đã từng đầu độc lợn của nhà hàng xóm, và người ta cũng biết có rất nhiều người xung quanh thị đã chết. Vậy nhưng, thị vẫn tiếp tục nhận được tiền bảo hiểm nhân thọ, giống như cách thị vẫn nhận khi bố Charlie qua đời. Những người thân cũng biết Mary Ann đã có nhân tình – thị thậm chí còn mang thai với hắn – và họ cũng ghê sợ hắn.
Vị bác sĩ nọ vẫn luôn bị ám ảnh với những gì ông phát hiện, vì thế, ông quyết định kiểm tra lại dạ dày của Charlie, phòng khi ông đã nhầm. Lần này, ông đã tìm được bằng chứng về chất Asen trong dạ dày cậu bé, và báo với cảnh sát. Họ bắt giữ Marry Ann ngay trước khi thị tới được lễ đường lần thứ năm, cuộc điều tra về quá khứ của thị đã hé mở về một chuỗi các vụ giết người, phần lớn được thực hiện để thị có thể thoát khỏi gánh nặng gia đình đang có, thu được một khoản tiền lớn, và chuẩn bị cho lần "lên xe hoa" kế tiếp. Mỗi người tình hay chồng mới lại "đắp" thêm vào khối tài sản thị đang có. Bằng cách nào đó, thị đã hình thành quan điểm cho rằng thị có quyền, và để đạt được cái thị xứng đáng, thì giết người cũng không sao cả.
Mary Ann là con gái một người thợ mỏ, cha mất trước khi thị tròn 15 tuổi. Ở tuổi 19, thị cưới William Mowbray và nhanh chóng có mang. Sau đó vài năm, họ có với nhau một bé gái và bốn bé trai, nhưng tất cả con trai của họ đều chết vì "đau dạ dày". Không lâu sau đó, Mary Ann có thêm hai bé gái, nhưng cả hai đều mất vì cùng một căn bệnh đó. Lại một bé gái và một bé trai nữa ra đời, và bé trai đã mất trước khi tròn một tuổi. Sau đó, Mary Ann tìm mọi cách đảm bảo rằng Mowbray phải chết, sau cùng, thị nhảy múa trước gương trong bộ cánh mới.
Thêm một đứa bé nữa qua đời, chỉ còn lại duy nhất một bé gái trong số tám đứa con của thị còn sống sót (cho tới thời điểm đó). Để có thể tái giá, Mary Ann bỏ lại con gái cho mẹ mình nuôi dưỡng, rồi trở thành một y tá. Thị gặp George Ward, một bệnh nhân, rồi kết hôn với anh ta. Nhưng cuộc đời người đàn ông này cũng sớm kết thúc khi anh ta làm thị thất vọng. Và như thế, ở tuổi 33, Mary Ann đã sát hại cả thảy 10 người. Thị cũng kiếm được kha khá tiền bảo hiểm nhân thọ. Nhưng thế vẫn chưa hết.
Làm người giúp việc cho James Robinson, một người đàn ông góa vợ, cùng năm đứa con của ông ta, Mary Ann đã đầu độc một bé trai trong số đó. Vì quá đau khổ, Robinson dễ dàng rơi vào vòng tay của Mary Ann, rồi thị nhanh chóng có thai. Đang chuẩn bị cho cuộc sống mới khá khẩm hơn, thị nhận được tin mẹ mình báo sẽ không nuôi đứa con gái 9 tuổi của thị nữa. Trong tâm trí của Mary Ann, chỉ có duy nhất một biện pháp có thể giải quyết gánh nặng này: chất Asen, cho cả hai bà cháu cũng như hai đứa con khác của Robinson. Tất cả bọn họ đều bị cùng một căn bệnh đau dạ dày. Mary Ann sinh hạ đứa bé, nhưng chỉ trong vòng chưa đầy hai tuần thì đứa bé qua đời. Khi thị la hét với chồng nhằm đòi hưởng bảo hiểm nhân thọ của ông, thì người chồng bắt đầu nghi ngờ. Vì vậy, Mary Ann đã cố gắng mua bảo hiểm cho chồng một cách bí mật. Người chồng cuối cùng đã phát hiện ra điều này, cùng với việc tài khoản của ông ở ngân hàng đã bị rút sạch, đã đuổi thị đi, rất có thể là nhờ vậy mà ông đã giữ được tính mạng của mình.
Không lâu sau đó, Mary Ann xinh đẹp gặp Frederick Cotton, một người đàn ông góa vợ, cùng hai đứa con trai bé bỏng ông đang nuôi dưỡng. Frederick có một người chị sống cùng để giúp đỡ gia đình ông, sau khi Mary Ann quyến rũ được ông, thị đã đầu độc người chị gái kia. Sau đó, thị có thai, nhưng thay vì lấy Cotton, thị tới làm việc cho tiến sĩ Heffernan. Sau khi bị ông này phát hiện khi đang tìm cách hạ độc ông ta, thị bỏ trốn, mang theo một số tài sản có giá trị. Trở về nhà Cotton, mang trong mình đứa con của ông, thị lấy ông ta dù chưa thực hiện thủ tục li hôn với Robinson. Rất nhanh sau đó, thị mua bảo hiểm nhân thọ cho cả nhà Cotton, và khi có người đàn ông khác lọt vào mắt thị, thì người chồng thứ tư của thị cũng qua đời một cách bí ẩn.
Nhân tình mới của thị dọn vào nhà và trở thành chủ gia đình, nhưng ngay sau đó Mary Ann đã nhắm được một người đàn ông khác có địa vị cao hơn. John Quick-Manning, một cán bộ thuế, sau đó đã trở thành người tình của thị. Rất nhanh sau đó, con trai cả nhà Cotton và con ruột của Mary Ann qua đời chỉ cách cái chết của Cotton có vài tuần, ngay cả nhân tình mới chuyển đến sống cùng của thị cũng chịu chung số phận, tất cả đều qua đời vì sau một cơn co giật kinh hoàng. Giờ thì thị chỉ còn lại Charlie bé bỏng và đứa con chưa ra đời của Quick-Manning.
Có vẻ rất lạ khi không ai chú ý đến những "kiểu mẫu" như Mary Ann, nhưng thị được miêu tả là một người có sự quyến rũ nữ tính mạnh mẽ, có thể làm mờ mắt mọi gã đàn ông bằng bản năng của người phụ nữ. Thị đã tận dụng được lợi thế của mình, cuối cùng thì thị cũng sát hại bé Charlie, dẫn đến việc bị vị bác sĩ nọ phát hiện. Khi thị đã vào tù, người ta phát hiện thêm ba xác nạn nhân khác, tất cả đều có dấu hiệu bị đầu độc bằng chất Asen.
Mặc dù Mary Ann chỉ bị xử vì đã đầu độc bé Charlie, nhưng những cái chết vì bị đầu độc trước đó vẫn được đưa ra và sử dụng như những chứng cứ khác. Luật sư biện hộ cho thị thuyết phục bên quan tòa rằng: chất Asen được tìm thấy thực ra xuất phát từ giấy dán tường tường được sử dụng tại căn nhà Mary Ann sinh sống, nhưng luận điểm ngớ ngẩn ấy không thể giúp thị thoát tội. Bồi thẩm đoàn tuyên thị phạm tội giết người và phán tử hình. Ngày 20/03/1873, Mary Ann Cotton bị treo cổ, kết thúc một chuỗi 20 năm "miệt mài" giết người, "năng suất", với mục đích làm giàu cho bản thân của thị.
"KIỂU NÔNG TRẠI"
Những ả đàn bà khác cũng tìm cách kiếm lời từ các vụ giết người hàng loạt, lại tìm cách giữ khoảng cách với những con mồi của mình. Dorothea Helen Puente điều hành một nhà trọ ở Sacranento, California, thường được biết đến là người chăm chút vô cùng tỉ mỉ cho khu vườn của mình. Thị cũng nổi danh là hung tinh của những người đàn ông lớn tuổi (bởi nhiều người còn chưa biết rằng trước đó thị thường đưa đẩy những gã trai ở các quán bar, đánh thuốc mê rồi cướp tài sản của họ). Trong suốt những năm giữa thập niên 80, người đàn bà 59 tuổi này đã hạ giá thuê phòng, cung cấp những bữa ăn ngon để hỗ trợ cho 80 người nhận phúc lợi xã hội. Nhà trọ của thị có thể được xem như là nơi đáng sống, nhưng những người hàng xóm của thị lại thấy kì lạ khi nhà trọ của thị vẫn có doanh thu rất cao. Nhưng họ lại không biết được rằng: các khoản tiền trợ cấp cho những khách trọ (những người được cho là đã "chuyển" sang nơi khác) từ chính quyền địa phương vẫn đều đều được rót vào nhà trọ. Puente thì vẫn tiếp tục nhận các khoản tiền này trên danh nghĩa của những "vị khách trọ" nọ, làm tăng số dư trong tài khoản của thị.
Tuy nhiên, thị đã "tính toán sai" với một nạn nhân, tất cả là bởi có một nhân viên xã hội đã ghé thăm nhà trọ của thị. Người phụ nữ này đã nghe kể về những mùi độc hại thải ra từ nhà trọ và tới kiểm tra. Khi bà không nhận được câu trả lời thỏa đáng từ phía Puente về sự mất tích của một người đàn ông, bà đã nộp một bản tường trình về vụ mất tích này cho phía cảnh sát. Thực tế thì, có bảy người cao tuổi đã biến mất khỏi nhà trọ đó. Ngày 07/11/1988, cảnh sát tới nhà trọ của thị, trong khi một viên cảnh sát thẩm vấn Puente, những người khác kiểm tra sân vườn của thị. Họ đào bới lên được những mảnh quần áo, xương cẳng chân, và xương ngón chân vẫn còn trong một chiếc giày. Puente tỏ ra đau khổ khi thấy những gì cảnh sát tìm được, thị xin được tới ở cùng một người họ hàng trong khi cảnh sát tiếp tục đào bới mảnh vườn nó. Họ đồng ý, và thị đã nhân cơ hội đó bỏ trốn.
Cảnh sát tiếp tục đào bới bãi cỏ và khu vườn của thị, và nhanh chóng phát hiện ra những gì còn lại của bảy người mất tích, họ bị chôn vùi trong vôi vữa và túi nhựa. Trong số đó, có một người phũ nữ bị chặt đầu, cắt rời tứ chi, và bị chôn trong tư thế ngồi. Những cái xác đã bị phân hủy đến mức khó lòng tìm ra nguyên nhân cái chết, nhưng các xét nghiệm tinh vi hơn cho thấy các nạn nhân chết vì sử dụng thuốc quá liều.
Trong lúc chạy trốn, Puente đã tìm cách lừa một người đàn ông khác trong quán bar tại Los Angeles, nhưng ông ta nhận ra thị trong bản thông báo và gọi cho cảnh sát. Một cuộc điều tra sau đó cho thấy người phụ nữ "trung niên ngọt ngào" này đã giả mạo chữ kí trên hơn sáu mươi tờ séc. Điều này cũng không mấy ngạc nhiên khi người ta phát hiện trước đây Puente đã từng ngồi tù vì tội trộm cắp và lừa đảo, và sau khi mãn hạn tù, thị bị cho là sẽ gây nguy hiểm cho những người lớn tuổi. Cho đến thời điểm đó, việc phát hiện hai cái chết trước đó có liên quan đến thị đã khiến thị rơi vào vòng nghi vấn. Thị cho rằng mình chỉ phạm tội lừa đảo và giả mạo chữ kí. Tuy vậy, Puente bị đưa ra tòa với tội danh giết chín người nhưng chỉ bị kết án là đã giết ba nạn nhân, bởi một hội thẩm nam không đồng thuận với việc thị có thể đã sát hại nhiều hơn số đó. Thị bị tuyên án chung thân.
Thậm chí còn khéo léo, tài tình hơn là Belle Gunnes, một phụ nữ người Norwegian-Mĩ, kẻ đã sát hại hai người chồng và một vài trong số những đứa con của mình để nhận tiền bảo hiêm nhân thọ. Bằng số tiền đó, thị đã mua một trang trại nuôi lợn ở Indiana, và vạch ra một kế hoạch làm giàu thông minh: thị đặt một quảng cáo cổ điển để lừa phỉnh đàn ông tham gia dự án của mình, thuyết phục họ không nói với ai về nơi sắp tới, và rồi, không còn ai gặp được họ nữa. Nhưng sau đó, Belle phát hiện ra anh trai của trong số những người đàn ông thị lừa gạt – Andrew Helaglein, đã quyết tâm tìm ra nguyên nhân tại sao mình không nhận được tin tức gì từ phía em trai trong suốt ba tháng. Andrew đã cho anh mình một cái tên và địa chỉ, và người anh này đang trên đường đến trang trại. Bí mật của Belle dường như sắp bị phát hiện.
Sáng sớm ngày 28/04/1908, một ngọn lửa lớn đã san bằng ngôi nhà nơi Belle sống, và được cho là đã thiêu cháy Belle cùng ba đứa con của thị, dù vậy, xác người lớn tìm được có vẻ như quá nhỏ... và cái xác đó còn bị mất đầu. Người từng phụ việc vặt ở trang trại trước đó – Ray Lamphere bị bắt, nhưng anh ta khai rằng mình vô tội và Belle vẫn còn sống. Anh ta thậm chí còn tiễn cô ta ở nhà ga.
Phía điều tra sau đó đã thu thập những vật dụng được cho có liên quan đến Andrew Heleglein, họ phát hiện ra Belle đã viết một lá thư van nài anh bán mọi thứ và đến với thị. Họ đào bới ở một khu đất mềm và không lâu sau đó phát hiện một túi cói của chứa các mảnh thi thể bị cắt rời của Heleglein. Chân nạn nhân bị cưa ra từ phía trên đầu gối một cách thành thạo, tay bị tháo rời,đầu bị chặt lìa khỏi xác, những phần còn lại bị nhét một cách thô bạo vào một một cái lỗ cùng với phần thân của nạn nhân.
Phần còn lại của những nạn nhân khác được tìm thấy ở những khu đất mềm khác, và trước khi việc khai quật kết thúc, người ta tìm thấy khoảng mười hai đến mười ba bộ hài cốt khác. Đến lúc đó thì cái chết bí ẩn của người chồng đầu tiên của Belle – M Sorensen(người có mức bảo hiểm nhân thọ lên tới $8,500) vào năm 1900 hóa ra là bị sát hại. Sau mất mát đó, Belle đã tái hôn với Peter Gunness, người đàn ông này đã mất sau đó tám tháng, theo tường trình của Belle, ông bị cối xay thịt và bình nước nóng rơi vào đầu (mặc dù người ta không tìm thấy vết bỏng nào trên người nạn nhân, và miệng vết thương trên đầu nạn nhân không khớp với dấu vết cối xay để lại). Mọi thứ trở nên mơ hồ, khó hiểu, bởi không ai dám đảm bảo cái xác chết cháy tìm thấy trong nhà Belle là của Belle Gunness. Ả ta có phải nạn nhân hay lại chính là sát thủ đã sát hại bốn người trong biển lửa và bỏ trốn?
Lamphere bị đưa ra xét xử, nhưng chỉ bị bồi thẩm đoàn buộc tội cố ý phóng hỏa. Trong thời hạn chịu án tù, hắn tiết lộ rằng hắn biết kế hoạch làm giàu từ các nạn nhân của Belle. Riêng với Belle, dù cho thị được cho là đã xuất hiện ở nhiều nơi nhưng chưa bao giờ bị bắt. Năm 1931, ở Los Angeles, một người phụ nữ cao tuổi tên là Esther Carlson bị buộc tội đã giết một người đàn ông vì tiền, nhưng bà ta đã chết trước khi phiên xét xử diễn ra. Hai trong số những người từng biết Belle Gunnes nhận ra thị từ ảnh chụp Carlson trên báo. Nhưng Không ai dám khẳng định Carlson chính là Belle.
TỰ CHO MÌNH QUYỀN ĐỂ GIẾT NGƯỜI
Michael và C.L. Kelleher tranh luận về động cơ thu lời trong cuốn "Murder Most Rare" (những vụ giết người hiếm thấy), và có rất nhiều những vụ tương tự. Tuy nhiên, bởi phụ nữ thường lựa chọn những người họ biết hoặc có quan hệ, vì vậy mà không khó xác định được "mẫu" lòng tham của họ. (Ngay cả như vậy thì không phải lúc nào họ cũng bị bắt). Thường thì những thành viên khác trong gia đình sẽ bắt đầu nghi ngờ họ, nhưng vẫn kín miệng vì sợ hãi hoặc trung thành. Vụ Kellehers là điển hình cho thấy những tên giết người hàng loạt vẫn có thể thoát tội hàng năm trời, một phần vì phía điều tra còn phải dựa vào các phiên bản của những gì đã xảy ra, và phần khác là bởi định kiến lâu đời của xã hội phản bác lại việc xem phụ nữ là kẻ giết người. Vẫn còn đó hàng loạt các vụ giết người, Góa phụ đen là một trong những dạng tội phạm "chủ động nhất, kiên trì nhất và đông đảo nhất". Những phụ nữ như vậy sẽ kết hôn vô số lần nhằm mục đích làm giàu cho bản thân.
Candice Skrapec, một chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý tội phạm, nhắc đến "tự cho mình quyền làm gì đó" với tư cách một dạng động cơ trong nghiên cứu về các loại động cơ của mình, và điều đó giải thích phần nào nguyên nhiên khiến những kẻ giết người cho rằng đó là cách để đạt được điều gì đó cho mình. Cảm thấy rằng chúng đáng ra phải có thứ gì đó, chúng xác định những con mồi nhất định nhằm "phục vụ những nhu cầu khó nói của con người". Thường thì chúng duy trì nhận thức méo mó đối với bản thân trong mối quan hệ với những người khác. Ví dụ điển hình là Belle Gunness đã chọn phương thức giết người và cướp của là tốt cho thị. Thực tế thì, thị tin rằng thị xứng đáng lấy được tất cả những gì trong khả năng của mình, bởi thị từng là nạn nhân của thế giới bất công này. Thị chỉ đơn giản là thay đổi vị trí và lấy đi những gì thị đáng ra phải có. Các nạn nhân là đại biểu cho những kẻ đáng bị trừng phạt, vì vậy mà ngay cả khi họ vô tội, vì những tên sát nhân vẫn nhận ra những tình huống mà nạn nhân đáng bị như thế. Cho dù là với quy chuẩn đạo đức nào mà những con quỷ đội lốt người này tuân theo, chúng "áp đặt" lên người này khác hẳn với người khác, đặc biệt là khi kết quả cuối cùng làm lợi cho chúng.
Những tên giết người hàng loạt thường có chung một cách nhìn nhận đó là coi nạn nhân như mục tiêu, nhưng phương thức chúng dùng để "khai thác" nạn nhân để đạt được và duy trì quan niệm về quyền lực của chúng dường như bị ảnh hưởng ít nhiều bởi văn hóa. Một so sánh giữa 82 tên giết người hàng loạt người Nhật và 402 tên người Mĩ được thực hiện bởi Kaori Aki cho thấy rằng: trong khi những tên người Mĩ thường có động cơ liên quan đến tình dục, thì những tên người Nhật lại thường hướng tới động cơ về tiền bạc, có vẻ như chúng thấy có được thành tựu nhiều hơn nếu nạn nhân là nam giới.
Một vài tên giết người hàng loạt lại tận dụng những thời điểm khó khăn để giết người hòng kiếm lời, đặc biệt là trong thời kì chiến tranh thế giới. Chúng không chỉ thoát khỏi tầm chú ý, lại có sự hỗn loạn của thời cuộc đồng lõa và sự thiếu hụt về mặt nhân sự trong giới cảnh sát hỗ trợ, chúng thậm chỉ có thể thỏa thuận "nguyên nhân" hay gợi ý các hướng biện hộ khác để các lực lượng chức năng có thể bỏ qua chúng.
THANH TOÁN VIÊN
Năm 1944, Paris bị Đức quốc xã khống chế, chịu sự thống trị bởi đế chế Đức khiến những người Pháp cảm thấy vô cùng cay đắng, ngắn gọn là như vậy. Trong lúc điều tra một vụ hỏa hoạn, tại tầng hầm của một tòa nhà bỏ hoang, cảnh sát tìm được một stack (đơn vị đo thể tích của gỗ, khoảng 3 mét khối) gồm khoảng hai mươi bảy thi thể bị chặt ra và đang thối rữa, với những phần còn lại đã cháy đen trong một cái lò. Họ xác định được Tiến sĩ Marcel Petiot là chủ của tòa nhà này và tiến hành thẩm vấn y. Y điềm nhiên giải thích rằng số xác chết đó là do Đức quốc xã và phe cánh của chúng để lại. Các nhà chức trách thả y đi, đánh giá cao nỗ lực của y trong việc chống lại Đức quốc xã. Rất có thể đã vừa cười thầm vừa tiếp tục tiến hành việc giết chóc. Nhưng cảnh sát tiếp tục điều tra sâu thêm về y và họ nhận ra câu chuyện kia của y rất có thể che giấu những tội ác khinh khủng. Họ tin rằng y đã lừa đảo gia đình Jews giàu có với lời hứa về một chuyến di tản an toàn, và khi họ mang theo va-li chứa đầy những tài sản quý giá, thì hắn "tận dụng" chúng.
Bị bắt lần thứ hai, Petiot thừa nhận đã giết chết 63 người, nhưng chối rằng y không lừa tiền hay cướp của. Giới cầm quyền tuyên bố rằng y đã thực hiện "tiêm chủng" cho nạn nhân bằng thuốc độc và cũng đặt giả thiết rằng các nạn nhân đã phải trải qua những điều rất kinh khủng, dựa theo các bằng chứng về căn phòng tra tấn của y. Sau khi chứng kiến bộ sưu tập xương người ở tòa nhà của Petiot, các thành viên bồi thẩm đoàn đã nhanh chóng kết tội y vào năm 1946, sau đó, y đã bị hành quyết. Vì y đã thiêu chết rất nhiều nạn nhân, không ai biết con số chính xác về số nạn nhận của y, trừ số tìm được tại bất động sản của y. Người ta chưa bao giờ tìm thấy số tiền nửa triệu đô – số tiền bị nghi là y đã kiếm chác được.
Không lâu sau đó ở Anh, một tên côn đồ khác, John George Haigh bị bắt vì lừa đảo, giết và trộm tài sản của nạn nhân. Thực tế, y từng tuyên bố rằng: thế giời này đầy đầy rẫy những kẻ sinh ra là để bị "khai thác" bởi những người như y, và không có chút ăn năn, thương xót nào, y sẽ "khai thác" triệt để họ.
Năm 1949, Haigh bị hỏi về một phụ nữ bị mất tích – bà Durand-Deacon, người được biết là đang trên đường đến một cuộc hẹn với y. Câu hỏi đầu tiên của Haigh cho phía cảnh sát khi họ bắt giữ hắn là liệu hắn có cơ may được đưa tới viện tâm thần ở địa phương không. Không lâu sau đó, y thừa nhận và khai chi tiết rằng đã tham gia vào sáu vụ giết người để có thể uống máu của họ. Y khai rằng đã lừa các nạn nhân tới khu vực một nhà kho, rồi đập mạnh vào đầu nạn nhân để sát hại họ. Sau đó, y có thể cắt động mạch ở cổ nạn nhân, đựng máu của họ trong một cái cốc và uống chúng. Uống máu tươi giúp y cảm thấy khỏe hơn. Khi đối mặt với việc giải quyết thi thể nạn nhân, y đã "rã" chúng ra bằng cách nhét vào một cái thùng chứa đầy acid. Y biện hộ rằng y không thể ngừng được việc đó, và y cho rằng ham muốn bệnh hoạn của bản thân là do y từng bị chấn thương ở đầu.
Tuy vậy, có chứng cứ rõ ràng cho thấy mỗi khi phạm tội thì Haigh đều đang cần tiền, và không có bằng chứng nào cho thấy y phạm tội do vấn đề về thần kinh. Mười hai bác sĩ đã được cử để kiểm tra y khi y ở trong tù, và chỉ có một trong số đó tin rằng y có vấn đề về mặt tâm thần – chứng hoang tưởng vị kỉ (egocentric paranoia). Những người còn lại cho rằng y đang bịa chuyện. Thực tế, câu hỏi của y đặt ra khi bị bắt về viện tâm thần là dấu hiệu cho thấy y dự định sẽ giả vờ như bị bệnh về mặt tâm thần để thoát tội tử hình.
Haigh là một tên tội phạm lừa đảo khét tiếng. Trong quá khứ, y từng giả dạng là bác sĩ, luật sư, kĩ sư tùy vào mục đích của y. Một cuộc điều tra cho thấy các chứng cứ vững chắc về việc hắn đã nhắm vào những nạn nhân có tiền trong khoảng thời gian y lâm vào cảnh nợ nần. Trong vụ giết một gia đình ba người, hắn đã giả mạo chữ ký của luật sư, nhờ vậy mà hắn có thể thừa hưởng di sản của họ. Hai năm sau đó, hắn giết một cặp đôi khác, rồi bán hết tài sản của họ. Tuy nhiên, hắn đã nướng toàn bộ số tiền có được vào bài bạc, rồi tiếp tục tìm kiếm nạn nhân khác. Y nhắm tới bà Durand-Deacon, lừa bà đến "xưởng" của y, đề nghị bà đầu tư, rồi bắn chết và xử lý cái xác của bà. Người ta tìm thấy bùn phân hủy từ xác người trên bất động sản của hắn, đồng thời đã chứng minh được Haigh chính là kẻ đã mang số nữ trang của bà này đi cầm đồ. Do vậy, những vụ lừa đảo của y đã bị đưa ra ánh sáng, quan điểm biện hộ cho rằng y bị tâm thần đã bị bác bỏ, y bị hành hình vào ngày 10/08/1949.
Không phụ thuộc vào động cơ là gì, vẫn có những tên sát nhân có thiên hướng tai quái, khát máu, thèm thịt người hay thích phanh thây nạn nhân. Chúng ta tìm hiểu ở chương tiếp theo về những vụ án khác còn sốc hơn để biết những kẻ lầm đường lạc lối này khao khát bộc lộ.
Cre: ver1.tamlyhoctoipham.com