Tâm Ma

Ánh nắng ban mai vừa chớm, trời trong veo mát mẻ cùng hương mùa thu dìu dịu. Lão quản gia nhắm mắt lại, tìm chút bình yên trong khoảnh khắc bắt đầu ngày mới. Lúc trấn tĩnh lại, lão thấy con đường sắp tới rõ ràng hơn bao giờ hết. Trong lão chỉ còn một tâm niệm nuôi dưỡng cậu chủ nên người và tìm kẻ thù để trả nợ. Nợ gì trả nấy. Cả cuộc đời lão, gắn với gia trang, chịu ơn trang chủ, giờ trang gặp nạn, lão nguyện dốc sức trả món nợ ân nghĩa. Cuộc đời lão giờ chỉ còn thế. Trước mắt, phải tìm chốn dung thân, một người già một người trẻ, giờ chưa đủ sức làm gì, phải biết ẩn náu chờ thời. Bản thân lão cũng một thân võ nghệ, nhưng giờ chưa biết kẻ thù là ai, nếu làm liều, bản thân lão thì không sao, nhưng thiếu gia lại bơ vơ. Lão tính, giờ phải luyện võ cho thiếu gia, vừa bảo vệ bản thân vừa để dùng khi cần, trong lúc đó lần tìm manh mối, đến lúc tìm ra thủ phạm là vừa kịp. Thấy đã chu toàn, lão cháy lên một dòng nhiệt huyết, tâm khí ngùn ngụt kìm trong con người băng giá, lão tìm đến một chốn hoang vu nói non, làm nghề nông sinh sống, tránh người nhòm ngó, tiện đường tính toán. Tìm đến một làng quê hẻo lánh ven núi, lão quản gia dựng một căn nhà tre nhỏ nhỏ, lão hỳ hục mất gần 2 ngày mới xong việc, trong 2 ngày đó, tiểu thiếu gia vẫn lúc tỉnh lúc mê, trong cơn mê ú ớ gì đó không rõ tiếng. Lão định bụng nếu hôm nữa mà tiểu thiếu gia không ổn thì sẽ đi kiếm thầy lang.

Nhà vừa dựng lên, lão quản gia đứng ngắm thành quả của mình, tìm kiếm một chút niềm vui nho nhỏ, lâu lắm rồi lão mới phải tự tay làm những việc vất vả thế này, lúc còn làm quản gia, lão chỉ lo quản lý tính toán, việc chân tay đã có người làm. Lão đang nhẩm tính còn chút bạc đem mua thêm gà vịt, còn lại thì trồng rau quả mang ra chợ thị chấn bán, việc làm nông, tính toán buôn bán vốn dĩ lão đã quen thuộc. Bỗng có tiếng động trong nhà, lão chạy vội vào, tiểu thiếu gia đã tỉnh, ngồi co ro run rẩy trong góc phòng, đôi mắt trống rỗng vô hồn:

- Tiểu thiếu gia, cậu thấy trong người thế nào …

Chưa hỏi hết, lão thấy không cần phải hỏi nữa. Lão lại gần ngồi cạnh thằng bé, đặt tay lên lưng vỗ về nó, lão chẳng biết làm gì hơn, giá như có mẹ nó ở đây thì sẽ biết cách an ủi ải nó, nghĩ đến đây lão như sắp bật khóc.

Mặt trời đã dần khuất, chiều đã muộn.

- Đứng dậy, làm lại.

Lão quản gia quát, trong giọng nói đã pha chút tức giận. Lão cố gắng chuyền cho thằng bé vài chiêu thức cơ bản trong bộ võ công của lão nhưng cả buổi mà nó vẫn ngơ ngẩn, đến lúc này, lão vừa uất ức vừa chán nản vừa giận lại vừa buồn, có lẽ buồn là nhiều hơn.


- Cầm kiếm lên, làm lại.

Lão quát, thằng bé cúi xuống đã ngã dúi về phía trước, nó cầm thanh kiếm lên, tay run run, mồ hôi vã ra, vừa vung kiếm lên đâm chếch về phía trước, xoay chân chém ngang thì lại mất đà.

- Nghỉ thôi, nghỉ thôi.

Lão quản gia nói rồi quay lưng bước vào nhà, thằng bé bước theo sau, không nói gì. Từ ngày xảy ra đại hoạn, tiểu thiếu gia bỗng ngu ngơ như kẻ thiểu năng, không còn tinh linh hoạt bát như trước. Biến quá lớn tạo nên cú sốc tinh thần với một đứa trẻ, suốt nửa năm trời, thiếu gia không nói lời nào, lầm lũi như một chiếc bóng. Lão quản gia vừa chán nản vừa buồn rầu, nhưng đã quyết tâm nên vẫn thực hiện theo kế hoạch đã định sẵn. Võ công vốn dĩ là sự kết hợp của 3 yếu tố: Lực – khí – chiêu. Lực là sự rèn luyện về sức khỏe, cơ bắp. Khí là quá trình điều hòa cơ thể, hô hấp, kinh mạch, còn chiêu là chiêu thức, thế đánh. Với mỗi môn phái võ công khác nhau thì sự kết hợp của 3 yếu tố là khác nhau sao cho tạo nên sự cộng hưởng về sức mạnh tuyệt đối. Chẳng hạn như với người dùng rìu sắt thì chủ yếu luyện lực và khí sao cho tay khỏe, chân vững, và điều hòa đều đặn để mỗi lần ra chiêu không hao tốn sức lực, còn chiêu thức thì vốn dĩ đơn giản. Tuy nhiên, lão mới luyện cho thằng bé vài chiêu kiểm đơn giản mà cũng không thành. Đến lúc này lão thấy thất vọng và chán nản nhất, mọi hy vọng dường như không còn, ngọn lửa nguội lạnh.

Để ẩn tang danh tính cũng như duy trì sự sống, hàng ngày ông lão làm lụng nông nghiệp, mang rau trái ra chợ dưới núi bán. Để thằng bé tiếp xúc với cuộc sống cho nó bớt ngây dại, cũng là đỡ đần công việc, hàng ngày lão và thằng bé đẩy xe rau ra chợ bán. Dù trước đây thằng bé là công tử quyền quý, không động tay chân vào công việc lao động, nhìn thằng bé làm lụng, lão cũng xót xa, nhưng có lẽ như vậy là tốt nhất cho nó, giờ thân phận nó đã khác, và tương lai đầy sóng gió đang chờ nó.

Phiên chợ vùng núi, hẻo lánh vắng vẻ, thưa thớt vài người, nhưng dù có ít hay nhiều khách, chợ vẫn họp không thiếu ngày nào vì sợ rằng chỉ nghỉ 1, 2 ngày là chợ sẽ tan.

- Trông hàng một lúc để ta đi kiếm mấy cái bánh giò về chú cháu ta ăn.

Lão quản gia nói với thằng bé, từ hồi đến giờ lão chuyển cách xưng hô như vậy. Thằng bé gật đầu. Lão vừa đi khỏi vài khách thì có 3 gã lếch thếch đi đến. Gã hỏi:

- Bao nhiêu giỏ củ đậu?

Thằng bé trả lời:


- Ba đồng

Gã nói:

- Hừ đống đậu thối này mà 3 đồng, 1 đồng thôi.

Thằng bé trả lời:

- Ba đồng

Gã dằn giọng:

- Ba đồng.

Một cú đấm như trời giáng thẳng vào mặt thằng bé. Gã cười ha hả, thực ra bọn lưu manh này đến đây gây chuyện chứ chẳng có ý mua bán gì:


- Giờ thì mấy đồng.

Thằng bé lồm cồm đứng dậy, mặt bầm tím:

- Ba đồng. Nó trả lời như một kiểu phản xạ vô thức.

Nó vừa dứt lời thì đống rau quả đã bị bọn chúng hất tứ tung, 3 gã đánh đấm thằng bé túi bụi, nó đau đớn ôm đầu lăn lộn trên đất. Bà bán rau bến cạnh thấy thế vội lao vào can ngăn:

- Các chú đừng hại thằng bé, nó bệnh tật, tôi nghiệp, các chú, các chú…

Bà lão vừa xua bọn côn đồ ra, vừa can ngăn, bà cũng dính vài cú đá oan. Thấy đùa bỡn với thằng bé đần độn này cũng không có gì thú vị lắm. bọn chúng chửi rủa 1 lúc rồi bỏ đi. Lão quản gia vừa hay về tới, thấy thằng bé lăn lóc lấm lem dưới đất, mặt mũi bầm tím, vừa thống hận vừa đau xót vô cùng.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui