Tiên chúa được tin Huỳnh Trung trốn thì mỉm cười nói :
- Huỳnh Hớn Thăng không phản đâu. Bởi ta nói lỡ lời rằng mấy tướng già không dùng được nữa nên Trung buồn mà đi lập công đó thôi .
Nói rồi sai Trương Bào và Quan Hưng đến tiếp ứng. Lại dặn hễ Huỳnh Trung lập được chiến công rồi thì phải giục y trở về . Hai tướng tuân lịnh đi liền.
Còn Huỳnh.Trung, vì tự ái nên quyết đến Di Lăng.
Ngô Bang , Trương Nam, Phùng Tập rước vào, hỏi :
- Lão tướng đến có việc chi ?
Hụỳnh Trung đáp :
- Ta theo thiên tử đến nay lập đã nhiều công. Vậy mà chúa thượng hôm qua nói bọn già này vô dụng cả. Vì thế ta đến đây quyết đánh Ðông Ngô, để chém tướng thử coi già hãy không già .
Ðang nói chuyện thì có tin binh Ngô đã đến.
Huỳnh Trung cả giận, vùng dậy, cầm thương lên ngựa ra đi.
Ngô Bang liền sai Phùng Tập đi theo trợ chiến.
Huỳnh Trung ra trận, kêu Phan Chương mà chửi.
Phan Chương cả giận dẫn Sư Tịch ra ngựa.
Tịch thấy Trung già thì khinh khi , xọc ngựa đến chém, Trung ột đao té nhào.
Phan Chương thấy thế liền hươi cây Thanh long đao của Quan Công đến đánh.
Ðánh chưa đầy vài hiệp, Phan Chương chống không nổi, bỏ chạy, Huỳnh Trung thừa thắng rượt theo, giết quân Ngô chết như rạ rồi trở về. Ði giữa đường thì gặp Trương Bào và Quan Hưng tiếp viện. Thấy Huỳnh Trung đắc thắng, Quan Hưng thưa :
- Thiên tử nghe lão tướng xuất trận, bèn sai chúng tôi đến tiếp giúp. Chẳng ngờ lão tướng đã toàn thắng .
Huỳnh Trung mỉm cười .
Qua bữa sau, nghe tin báo có Phan Chương đến, Huỳnh Trung vội vã lên ngựa, một mình dẫn năm ngàn quân ra trận đánh với Phan Chương.
Ðánh được vài hiệp, Phan Chương bỏ chạy, Huỳnh Trung rượt theo, không ngờ bị Phan Chương bắn một mũi tên, Huỳnh Trung né khỏi, rồi lại rượt theo nữa. Rượt được chừng vài dặm, xảy có tiếng chiêng trống nổi dậy, hai đạo binh mai phục ào tới , một phía là Châu Thới , một phía là Hàn Dương xông ra một lượt. Phía trước Phan Chương phủ vây Huỳnh Trung vào giữa.
Bỗng trên bờ suối, có một toán bắn tên xuống như mưa.
Mã Trung nhắm bắn trúng vai Huỳnh Trung té nhào.
Binh Ngô thấy vậy cả mừng, áp lại đánh nhầu.
Xảy nghe phía sau có tiếng la hét, hai đạo binh của Trương Bào và Quan Hưng áp tới tiếp ứng.
Binh Ngô loạn cả lên bỏ thương mà chạy. Thế là Huỳnh Trung được hai tiểu tướng cứu thoát.
Tiên chúa hay tin Huỳnh Trung trọng thương đến thăm và nói :
- Lão Tướng bị thương là tại trẫm đó !
Huỳnh Trung tâu :
- Tôi ăn lộc chúa đã nhiều, nay có thác cũng là phải. Xin bệ hạ hãy thiện bảo thánh thể để đủ sức đánh Trung Nguyên . Nói xong tắt hơi thở cuối cùng.
Tiên chúa thấy Huỳnh Trung chết thì buồn rầu, liền truyền chôn cất tử tế và truyền rằng : Ngũ Hổ đại tướng đã mất hết ba mà thù kia chưa trả được .
Nói rồi bèn dẫn quân đến thẳng Hồ Ðình hội hết chư tướng chia làm 8 đạo .
Ðường thủy giao cho Huỳnh Quyền. Ðường bộ do Tiên chúa .
Lúc ấy Hàn Dương và Châu Thới được tin bèn dẫn binh ra bố trận , rồi bước tới kêu rằng :
- Bệ hạ là chúa nước Thục mà ra trận làm chi, nhỡ bị chết thì ăn năn sao kịp .
Tiên chúa đáp :
- Chúng bay là bầy chó bên Ngô, sao dám hại em trẫm, trẫm quyết phơi thây bọn bây cho hả .
Tiên chúa vừa dứt lời thì bộ tướng của Hàn Dương là Hạ Tuân xông ra .
Bên này Trương Bào cũng lướt tới .
Hạ Tuân thất kinh muốn lui binh mà chạy . Em Châu Thới là Châu Bình thấy Hạ Tuân khiếp sợ , bèn tới tiếp ứng.
Quan Hưng thấy vậy, xông ra chận Châu Bình.
Châu Bình thất kinh bỏ chạy bị Quan Hưng chém ột đao đứt thành hai đoạn.
Còn Hạ Tuân cũng bị Trương Bào đâm một đao té nhào .
Châu Thới và Hàn Dương liệu thế chống không nổi bèn lui binh về trại .
Tiên chúa truyền lệnh, tức thì 8 đạo binh Thục nhào tới, giết binh Ngô chết thôi vô số .
Còn Cam Ninh lúc này đang ở trong thuyền dưỡng bệnh, nghe tin Hàn Dương và Châu Thới thất trận, lại thấy binh Thục tràn đến, vội vã cầm thương lên ngựa, bỗng gặp một tốp binh Phiên do tướng Sa Ma Kha chỉ huy .
Cam Ninh cả sợ không dám đánh , quay ngựa chạy chí chết.
Sa Ma Kha liền rút tên bắn một mũi trúng đầu Cam Ninh.
Cam Ninh chạy đến gốc cây đại thọ ngồi đó mà chết.
Lúc ấy Tiên chúa đang toàn thắng, tiến binh lấy Hồ Bình, rồi nhóm chư tướng mà khao thưởng, bỗng không thấy Quan Hưng bèn sai Trương Bào đi tìm.
Trong lúc đó Quan Hưng thấy Phan Chương đang chạy, liền vội vã rượt theo .
Chạy được ít dậm, Phan Chương chạy vào một hòn núi, Quan Hưng rượt theo mà không thấy y, tìm đường ra cũng không được.
Bỗng thấy một ngôi nhà nhỏ dưới chân núi . Quan Hưng bèn gõ cửa bước vào .
Một ông già ra tiếp đón.
Vào tới nhà trong, Hưng thay có một bức tượng Quan Công bèn khóc rống lên.
Ông già hỏi :
- Tại sao ngài khóc ?
Quan Hưng thưa :
- Tượng đó là cha tôi . Cớ gì ông thờ ?
Ông già quì lạy Quan Hưng và nói :
- Trước kia đất nầy thuộc quyền Ngài . Ngài rải nhiều ân đức trong dân gian, đến sau bị binh Ngô hại , ngài hiển thánh , bảo hộ bá tánh. Do đó chúng tôi kính mến, lập bàn thờ ngài .
Quan Hưng nghe nói thì khóc lóc một hồi rồi sụp xuống quì lạy .
Ông già lại sai vợ con làm thịt heo mà đãi .
Chừng nửa đêm, trong lúc hai người đang chuyện trò thì Phan Chương gõ cửa xin vào .
Quan Hưng cả giận rút đao chém nhầu .
Phan Chương hoảng sợ bỏ chạy .
Vừa tới cửa thì thấy một người mặt đỏ, mắt phụng, mày tằm, râu ba chòm , đúng là Quan Công hiển thánh .
Phan Chương cả sợ chạy trở lại thì Quan Hưng ột đao bay đầu.
Sau đó Quan Hưng lấy quả tim của Chương để trên bàn cúng Quan Công, rỗi lấy đầu lên ngựa trở về.
Ra khỏi núi gặp Mã Trung đang đi tìm Phan Chương.
Thấy Quan Hưng treo thủ cấp của Chương thì cả sợ, hét lên một tiếng rồi xông tới đánh.
Cả hai đấu chừng hai hiệp, Mã Trung bỏ chạy.
Bỗng có tiếng pháo nổ , hai bên xông ra hai tướng là Mê Phương và Phó Sĩ Nhơn đến vây Quan Hưng.
Hưng phá vòng vây không nổi .
Ðang nguy cấp thì có Trương Bào kéo tới.
Thấy Quan Hưng bị vây, Bào hươi xà mâu chém nhầu, binh Ngô cả loạn, bỏ vòng vây mà chạy.
Mã Trung, Phó Sĩ Nhơn và Mê Phương thấy vậy bèn giục ngựa trở về trại .
Trương Bào cứu được Quan Hưng.
Cả hai về dâng thủ cấp Phan Chương cho tiên chúa.
Tiên Chúa cả mừng.
Trận chiến này binh Ngô bị hao tổn khá nhiều.
Mã Trung bèn dẫn Mê Phương và Phó Sĩ Nhơn ra đóng nơi mé sông.
Ðêm ấy, Mê Phương nghe lóng tiếng ba quân than thở :
- Chúng ta là binh của Kinh Châu bị Lữ Mông dùng kế hại chúa công. Nay Lưu hoàng Thúc ngự giá đến trả thù. Sớm muộn Ðông Ngô cũng bị diệt. Chi bằng cắt đầu Mê Phương và Phó sĩ Nhơn đem dâng cho Lưu hoàng thúc, rồi về đầu cho trọn nghĩa .
Mê Phương nghe nói thất kinh, đêm không ngủ được, bèn bàn với Phó Sĩ Nhơn :
- Lòng quân đã sanh biến, trước sau gì chúng cũng nổi loạn, e mạng ta khó sống. Vả chăng Lữ Mông mới là kẻ làm phản. Nay ta tìm cách lấy đầu y đem về dâng Tiên chúa thì ắt là được tha tội .
Phó Sĩ Nhơn can ngăn.
Mê Phương tiếp lời :
- Không sợ ? Tiên chúa là bậc nhơn đức, hay khoan dung. Trước kia, chúng ta đầu Ngô là điều bắt buộc, há Ngài chấp nhất sao ? Huống chi nay thái tử A đẩu là cháu của ta, lẽ nào Tiên chúa không tưởng đến . Bàn luận xong, hai người vào trướng lấy đầu Mã Trung đem qua dinh Thục, xin dâng thủ cấp lên Tiên chúa.
Tiên chúa cả giận, hét lớn :
- Trẫm lìa Thành Ðô đến đây đã lâu sao không thấy bây ra hàng xin chuộc tội ? Nay thế binh chúng bây đã nguy cấp mới đến mà kiếm lời, xảo ngôn vậy .
Nói đoạn sai Quan Hưng thiết án, Tiên chúa tay bưng thủ cấp của Mã Trung mà tế . Rồi lại đích thân cầm đao mổ bụng Phó Sĩ Nhơn và Mê Phương làm lễ tế Quan Công.
Bỗng Trương Bào chạy đến mà khóc :
- Cừu nhơn của bác con đã diệt hết, còn cừu nhơn của cha con !
Huyền Ðức nói :
- Cháu chớ lo ! Bác sẽ đạp hết đất Giang Ðông này, bắt cho được hai thằng giặc ấy để trả thù cho cháu .
Lúc ấy oai danh Tiên chúa lừng lẫy.
Tôn Quyền cả sợ vội triệu tập chư tướng lập mưu.
Bộ Chắc thưa :
- Việc đã lỡ , vì chúa công chém Quan Công mà không suy lợi hại. Nay Tiên chúa có giận là giận Lữ Mông , Mã Trung , Phan Phương, Mê Phương và Phó Sĩ Nhơn. Năm người ấy nay đã chết cả, chỉ còn Phạm Cương và Trương Ðạt còn ở lại Ðông Ngô. Vậy phải bắt hai người đó giao nạp, lại gửi thủ cấp Trương Phi về cho Thục chúa, một mặt trả đất Kinh Châu lại và đưa Tôn Phu Nhơn về . Rồi làm biểu cầu hòa để cùng chung diệt Ngụy, thì binh Thục sẽ lui .
Tôn Quyền nghe theo, bèn sai trói Phạm Cương và Trương Ðạt, lấy thủ cấp Trương Phi, rồi truyền Trình Bỉnh làm sứ dâng cho Tiên chúa.
Lúc ấy Tiên chúa muốn kéo binh đi thì có sứ đến .
Tiên chúa cho vào bái kiến và nói :
- Có là trời khiến kẻ cừu nhơn đến nạp mạng .
Sau đó, truyền phân thây Phạm Cương, Trương Ðạt ra mà tế Trương Phi.
Tế xong, truyền đuổi Trình Bỉnh về .
Mã Lương tâu :
- Nay cừu nhơn đã giết hết, Xin Bệ hạ hãy nhận đất Kinh Châu, đưa Tôn Phu Nhơn về hòa hảo với Ngô để diệt Ngụy, lo mưu đồ đại sự .
Tiên chúa nói :
- Kẻ thù muôn đời của trẫm là Tôn Quyền. Phải giết Tôn Quyền trước rồi diệt Ngụy sau. Các khanh chớ cản trở ?
Trình Bỉnh hổ thẹn về tâu với Ngô Vương :
- Thục quân không chịu giảng hòa, quyết diệt Ngô để trả thù cho Vân Trường .
Tôn Quyền cả sợ .
Bỗng Hám Trạch tâu :
- Xưa có Chu Du, nay Chu Du đã mất thì có Lỗ Túc , Lỗ Túc mất thì có Lữ Mông. Nay họ đã qua đời cả, chỉ còn Lục Tốn. Tốn tuy là một nho sinh song tài năng thật siêu quần. Xin Chúa công trọng dụng .
Trương Chiêu thưa :
- Lục Tốn thì tài năng có chi !
Cố Ung tâu :
- Lục Tốn còn trẻ, e chư tướng không phục. Mà hễ lòng quân không phục thì ắt sinh loạn.
Hám Trạch thưa lớn :
- Nếu không dùng Lục Bá Ngôn thì đất Ngô phải hữu hỉ rồi còn chi nữa là nói .
Tôn Quyền nói :
- Ta biệt Lục Tốn là bậc kỳ tài. Ý ta muốn dùng y. Các khanh chớ bàn tán nữa !
Nói xong truyền gọi Lục Tốn đến.
Lục Tốn vào triều bái.
Tôn Quyền nói :
- Binh Thục đã đến bờ cõi rồi, nên ta triệu khanh đến để thống lãnh binh mà đánh Lưu Bị .
Lục Tốn thưa :
- Văn võ đặt Giang Ðông là bậc kỳ cựu. Còn tôi, mới tới, nhỏ tuổi, làm sao thống lãnh nổi họ ?
Tôn Quyền nói :
- Ta đã hiểu tài của khanh. Nay ta phong cho khanh làm đại Ðô đốc để dẹp giặc. Khanh chớ chối từ .
Lục Tốn thưa :
- Nếu các tướng sĩ không tuân lệnh thì sao ?
Tôn Quyền bèn rút gươm trao cho Lục Tốn mà nói :
- Thì cứ chặt đầu rồi tâu sau .
Lục Tốn thưa :
- Nếu Ðại vương ủy thác, nhưng xin đại vương để ngày mai nhóm hết tướng sĩ lại rồi sẽ ban kiếm cho tôi . Tôn Quyền nghe theo, bèn triệu quân sĩ lập đài cao nội đêm, rồi nhóm hết bá quan, thỉnh Lục Tốn đăng đàn , phong làm đô đốc, ban bửu kiếm ấn thọ.
Tôn Quyền bèn truyền :
- Ở trong là phần chủ trị , ở ngoài là phần Tướng quân tiết chế. Vậy Khanh phải cố gắng ?
Lục Tốn phụng mệnh xong, bèn sai Ðinh Phụng và Từ Thạnh làm tiền bộ, nội ngày ấy xuất chinh.
Hàn Dương và Châu Thới đang giữ ải, nghe có Lục Tốn đến thì thất kinh, nói với nhau :
- Sao Chúa Công lại sai một tên thư sinh như vậy làm đô đốc ?
Khi ra đến nơi chư tướng có ý không phục .
Lục Tốn nói :
- Chúa Công sai ta thống lãnh binh mã diệt quân Thục. Việc binh cơ thì cứ quân pháp, các ông hãy thận trọng !
Châu Thới nói :
- Hiện Di Lăng, Tôn Huờn đang bị vây. Vậy đô đốc có kế chi ?
Lục Tốn nói :
- Tôn Huờn được lòng quân sĩ, thành ắt giữ được, không cần phải cứu. Ðể ta phá binh Thục, ắt Tôn Huờn được giải nguy. Chư tướng đều cười và lui ra .
Qua bữa sau, Lục Tốn ra lệnh đâu đó đều đóng chặt , quân mã đề phòng nơi Hải khẩu, chớ không cho ra đánh.
Chư tướng mỉm cười.
Lục Tốn thấy vậy nói :
- Ta được đại vương ủy thác, quản lãnh quân binh, sao các ngươi lại khinh khi như vậy ?
Hàn Dương thưa :
- Chúng tôi đã từng đánh Ðông dẹp Bắc, thế mà hôm nay đô đốc lại truyền cố thủ, thì nhuệ khí của chúng tôi từ xưa ắt không còn .
Lục Tốn nói :
- Nay đại vương ủy thác cho ta, ắt là người phải biết ta. Các tướng hãy cứ nghe lệnh ta, chớ đố kỵ mà chểnh mảng ?
Các tướng hậm hực lui ra .
Còn Tiên Chúa, bắt từ Hồ Ðình bố liệt thẳng xuống Xuyên Khẩu, gom tới hơn bốn chục doanh trại. Ngày thì cờ rợp trời, đêm thì đèn sáng chói.
Lúc đó có tin Ðông Ngô sai Lục Tốn cầm binh.
Tiên Chúa bèn hỏi chư tướng :
- Lục Tốn là người thế nào ?
Mã Lương tâu :
- Gã là một thư sinh, song giàu mưu lược, không thua Châu Du. Ngày trước đánh lấy Kinh Châu cũng nhờ kế của Lục Tốn .
Tiên Chúa cả giận nói :
- Ta phải bắt thằng này ?
Mã Lương thưa :
- Y có nhiều quỷ kế. Xin bệ hạ phải coi chừng !
Tiên Chúa nói :
- Cũng vì quỉ kế ấy mà nó hại em ta, há ta thua thằng bạch diện sao ?
Nói rồi bèn truyền binh đánh phá các ải khẩu.
Hàn Dương thấy binh Thục đến bèn phi báo cho Lục Tốn.
Tốn và Dương lên ngựa ra chỗ à xem, thảy xa xa quân sĩ đông như kiến.
Lục Tốn nói với Hàn Dương :
- Từ khi Lưu Bị đến đây, đánh thắng mấy mươi trận. Nếu ta xuất binh chống cự, ắt bất lợi. Nay tiết trời nóng bức, ta cứ cố thủ thành trì, binh Thục dầu muốn đánh cũng khó. Mà như vậy ắt lòng quân sinh biến, lúc ấy ta sẽ tìm cách diệt binh Thục .
Còn Tiên Chúa thì ngày nào cũng cho quân khiêu chiến, nhưng chẳng thấy ai ra đánh.
Lục Tốn truyền quân sĩ bịt tai, đừng nghe ; rồi đích thân đi khắp trại khuyên chư tướng hết lòng cố thủ.
Tiên Chúa thấy binh Ngô bất động thì nóng lòng vô cùng.
Mã Lương tâu :
- Lục Tốn án binh bất động, chắc y chờ quân ta sinh biến. Xin bệ hạ đề phòng ?
Tiên Chúa nói :
- Nó sợ ta đó thôi !
Nói vừa dứt thì Phùng Tập tâu :
- Nay đang mùa hè, quân sĩ nóng nực, ngựa thiếu nước uống. Thiệt là bất tiện !
Tiên chúa truyền :
- Ngươi hãy dời trại đến nơi có cây mát mẻ, có khe suối mà đóng quân, chờ hết mùa hè hãy tấn binh !
Phùng Tập tuân lệnh .
Mã Lương tâu :
- Ta kéo đi hết, thảng như binh Ngô ào đến thì sao ?
Tiên Chúa nói :
- Trẫm sai Ngô Bang dẫn một ngàn binh mai phục trước trại Ngô, Trẫm cầm tám đạo, phục nơi góc núi.
Nếu Lục Tốn hay tin dời trại ắt đem quân đến, lúc đó các đạo binh phục sẽ ngoi lên chận đường, sẽ bắt được thằng nhỏ ấy .
Các quan tâu :
- Bệ hạ trật là bậc mưu kế khôn lường !
Mã Lương tâu :
- Thừa Tướng biết rõ các ải khẩu, sao bệ hạ không vẽ bản đồ rồi thỉnh kế của Thừa Tướng ?
Tiên Chúa đáp :
- Việc nhỏ ấy hà tất phải hỏi Thừa Tướng .
Mã Lương tâu :
- Không nên khinh việc nhỏ mà không đề phòng !
Tiên chúa nghe lời, bèn sai Mã Lương vẽ bản đồ các trại rồi về thỉnh ý Khổng Minh.
Mã Lương phụng mạng đi liền.
Sau đó Tiên Chúa dời binh đến chỗ rậm rạp mà tránh nóng.
Quân do thám chạy về phi báo cho Châu Thới.
Thới và Dương cả mừng ra mắt Lục Tốn , thưa rằng :
- Nay Binh Thục đều dời trại vào rùng núi để tránh nắng. Vậy xin Ðô Ðốc hãy thừa cơ mà đánh đi !