Tam Thi Ngữ


Ngài Trần hỏi: “Cháu suy nghĩ lại đi, khi ông nội cháu trở lại có giao cho cháu thứ gì không?” Tôi buộc mình phải nghiêm túc nhớ lại một lần nữa, tôi thực sự không lấy được thứ gì từ ông nội, ông chỉ kêu tôi “chạy đi” chứ không nói gì nữa.

Tôi lắc đầu rồi nói với ngài Trần:”Thật sự không có.”
Ngài Trần cũng khó hiểu, như thể ông đang nói với chính mình: “Vậy tại sao ông già lưng gù đó lại nói như vậy?”
Tôi nói: “Chẳng lẽ là di vật của ông nội lúc còn sống?”
Ngài Trần nói: “Cũng có khả năng, tìm một chút xem có tìm ra đồ vật gì không?”
Tôi từ nhỏ đến lớn đều sống cùng ông nội trong căn phòng này, đồ dùng thường ngày của ông cụ đều ở đây, tôi nhìn liếc qua là thấy ngay.

Nếu có đồ vật gì đặc biệt, tôi có khẳng định có thể nhìn ra ngay.

Tôi đã lật tung các ngăn tủ để tìm thứ đồ đó.

Cho đến khi mẹ tôi gọi tôi xuống ăn cơm thì tôi cùng ngài Trần mới ra khỏi phòng
Trong lúc tôi tìm đồ thì ngài Trần chỉ ngồi ở ngưỡng cửa hút thuốc, ông ta không hề đi tìm cùng tôi.

Dường như việc đi tìm di vật của ông nội không hề liên quan đến ông ta.

Lúc ra cửa, tôi nhìn ngài Trần lắc đầu, tỏ ý không tìm được.

Ngài Trần cũng không nói gì nhiều, chỉ gật đầu một cái rồi cùng tôi đi ăn cơm.

Lúc này bác hai cũng về, bác nói: “Canh giữ linh cữu một đêm cũng không có gì bất thường xảy ra, Vương Nhị Cẩu cũng chưa tỉnh lại, ngài đạo trưởng cũng đến rồi nên bác và bí thư thôn về trước.”
Lúc ăn cơm tôi hỏi ba tôi: “Thôn mình có ai ông lão lưng gù không ba?”
Ba tôi ăn miếng cơm, hỏi ngược lại tôi: “Con hỏi chuyện này để làm gì?”
Tôi nói rằng tôi chỉ là thuận miệng hỏi thôi.


Ba tôi suy nghĩ một chút liền nói: “Trong số những người mà ba biết thì không có ai lưng gù cả”
sau đó ba tôi lại hỏi mẹ tôi: “Em có biết ai không?”
Mẹ tôi cười nói: “Em không phải là người trong thôn này, nếu anh còn không biết thì làm sao em biết được?”
Tôi nói: “Không biết cũng không sao, con chỉ là tùy tiện hỏi thôi”
Ăn xong, ba tôi đi ra đồng.

Bây giờ đang là mùa thu hoạch ngô, rất bận rộn, thu hoạch ngô xong là lại tất bật tỉa ngô.

Trong thôn không có máy tỉa ngô nên chỉ có thể dùng tay.

Tôi nhớ khi còn tôi còn bé, cả nhà chúng tôi ngồi dưới ánh trăng sáng tỉa ngô.

Khi đó, ông nội còn kể chuyện cổ tích cho tôi nghe.

Tôi sẽ đốt một ít rơm rạ còn sót lại từ năm ngoái ở góc sân, lấy khói đuổi muỗi, đây là cách đuổi muỗi ở quê tôi.

khói từ rơm rạ làm tôi ho không ngừng.

Lúc này, ông tôi sẽ dùng cây quạt Hương Bồ của ông quạt bay làn khói dày đặc.

Quạt hương bồ!
đúng rồi, quạt hương bồ của ông nội tôi đâu?
(Quạt Hương Bồ: Được làm từ lá và thân của cây Hương Bồ, loại quạt này rất phổ biến ở miền nam Trung Quốc, thậm chí ở làng quê hầu như nhà nào cũng có)
Tôi nhớ khi ông tôi về, ông đã nằm bên cạnh tôi và đưa tay ra quạt gió cho tôi, lúc đó ông không cầm quạt trong tay! Phải chăng đây là thông điệp mà ông tôi muốn truyền lại cho tôi, chẳng lẽ thứ mà ông tôi để lại cho tôi chính là chiếc quạt hương bồ đó sao?

Nhưng mà chiếc quạt này đang ở đâu,trong phòng không có, nhìn quanh nhà cũng không thấy, hay nó đã được bố tôi và mọi người đem chôn cùng với ông nội rồi?
Sở dĩ tôi cho rằng chiếc quạt được chôn cùng ông nội là vì khi ông còn sống thì chiếc quạt đó là vật bất ly thân của ông cụ.

Ngay cả trong mùa đông giá rét thì ông cũng cầm chiếc quạt đó.

Ba tôi nói với ông: “Mùa đông mà ông còn dùng quạt, ông muốn ,mình bệnh hay sao?”
Ông nội chỉ cười ha ha nhìn ba tôi mà không phản bác.

Sau đó ông thản nhiên bỏ chiếc quạt xuống, nhưng không được bao lâu ông lại theo thói quen mà phe phẩy chiếc quạt.

Ba tôi cũng lười nói, chỉ cho là ông già rồi, có thói quen phe phẩy chiếc quạt.

Tôi đoán ba tôi biết ông nội tôi rất thích chiếc quạt đó nên đã đem nó chôn theo ông cụ.

Chuyện này tôi cũng chưa chắc chắn, phải hỏi ba tôi thì mới biết được.

Nhưng ba tôi đã ra đồng làm việc rồi, tôi còn phải đi cùng ngài Trần đến gặp bí thư thôn, cho nên chuyện này tạm thời gác lại đã.

Nhưng một câu hỏi khác lại xuất hiện: Nếu thứ mà ông nội để lại cho tôi thực sự là chiếc quạt này, thì chiếc quạt này có gì đặc biệt? Không phải là tôi chưa cầm vào chiếc quạt đó bao giờ, hồi cấp 2 tôi cũng rất hiểu chuyện, tôi thường dùng nó để quạt cho ông nội, nhưng cũng không thấy có gì đặc biệt.

Nhưng nếu như di vật mà ông để lại không phải là chiếc quạt đó thì là cái gì chứ? Nếu như đúng là chiếc quạt hương bồ thì chiếc quạt đó không phải là một chiếc quạt bình thường.

Trong nó còn cất chứa bí mật gì? Ông lão lưng gù kia tại sao lại biết chuyện này?
Ngài Trần hỏi tôi: “Nhóc con, cháu đang nghĩ gì thế?”

Chúng tôi đang trên đường tới nhà bí thư thôn, tôi cười ha hả nói: “Cháu đang nhớ lại xem ông nội đã để lại cho cháu đồ vật gì?”
Ngài Trần lại hỏi: “Cháu đã nhớ ra chưa?”
Tôi lắc đầu nói: “Trong phòng có rất ít đồ vật nhưng tìm hết cả cũng không thấy thứ gì có vẻ đặc biệt”
Ngài Trần nói: “Không sao cả, có thể là ông nội cháu không để lại thứ gì, ông lão kia đã phân tích sai rồi”
Tôi chỉ gật đầu không lên tiếng.

Tôi bây giờ cũng không dám chắc ông nội tôi để lại cho tôi thứ gì.

Lần đầu tiên ông nội quay về quạt cho tôi ngủ, động tác đó là do thói quen của ông hay là ông muốn ám chỉ cho tôi điều gì? Điều này sợ rằng chỉ có chính ông cụ mới biết.

Chỉ trách tôi nhát gan, lần thứ hai nhìn thấy ông nội từ trong mộ đi ra đầu óc tôi choáng váng, sợ đến nỗi hôn mê bất tỉnh.

Nếu không ngất đi thì chắc chắn tôi sẽ biết ông muốn tôi làm gì.

Thật khó hiểu, tôi bây giờ lại muốn ông nội trở về một lần nữa.

Nếu như ông trở về thì tôi nhất định sẽ không sợ nữa, mà hỏi ông cụ những điều mà tôi thắc mắc để được ông giải đáp.

Nhưng tôi biết, ông nội sẽ không trở lại nữa, vĩnh viễn cũng sẽ không trở lại nữa.

Không biết có phải ngài trần đã phát hiện ra tâm tình của tôi không tốt hay không, ông ta hỏi tôi: “Nhóc con lại nhớ ông nội à?”
Tôi gật đầu không nói gì.

Ngài trần tiếp tục nói: “Quan hệ giữa cháu với ông nội cháu rất tốt nhỉ?”
Quả thưc, quan hệ giữa tôi và ông nội rất tốt, Mặc dù tôi sống với bố mẹ, nhưng khi tôi còn rất nhỏ, bố mẹ tôi thường đi làm đồng, chỉ còn tôi và ông tôi ở nhà, ban đêm ông ngủ với tôi, đến mùa hè nóng nực ông quạt cho tôi ngủ, mùa đông ông đắp chăn cho tôi.

Thời gian tôi ở bên ông nội dài hơn thời gian tôi ở với bố mẹ, có thể nói tôi gần như được ông nội nuôi lớn.

Tình cảm như vậy có thể nào không sâu đậm? Hơn nữa, ông cụ bò ra khỏi mộ trở về không phải để hại tôi mà là để bảo vệ tôi, nhưng tôi sợ hãi mà ngất đi, nói thật là tôi cảm thấy rất áy náy và tự trách.


Những lời này tôi không nói với ngài Trần, chẳng qua là đơn giản gật đầu một cái, coi như là đáp lại lời của ông ta.

Nhà của bí thư thôn nằm trong một thung lũng núi giữa thôn, đây là cội nguồn của thôn Vương Gia, tổ tiên cũng ở đây, hầu như tất cả những người già có uy tín trong thôn đều sống ở đây.

Hồi nhỏ tôi cũng hay đến đây chơi, nhưng tôi là người không thích giao du lắm nên sau vài lần đến chơi, tôi thấy mất hứng thú, tôi đành chịu ở nhà nghe ông nội kể chuyện cổ tích.

Cửa nhà các hộ gia đình đều đóng kín, mọi người đều đã đi ra đồng thu hoạch ngô rồi, thậm chí một số phụ nữ ở nhà khi nhìn thấy tôi và ngài Trần đã lập tức đóng cửa lại.

Tôi biết rằng họ đang tránh chúng tôi.

Nói thật là tôi cảm thấy hơi khó chịu, dù sao tôi cũng là người trong thôn này nên không cần thiết phải tỏ rõ thái độ như vậy.

Tôi nhìn ngài Trần một lần nữa, nhưng vẻ mặt ông ấy vẫn rất bình tĩnh, như thể ông ấy đã quen với những chuyện này.

Ngài Trần nhìn tôi nói: “Nhóc con, cháu không phải cảm thấy khó chịu, loại chuyện này gặp nhiều thì sẽ thành quen thôi”
Ông ta nói tiếp: “Bọn họ trợn mắt lên nhìn cháu thì cháu cũng không mất miếng thịt nào, vậy thì quan tâm nhiều làm gì?”
Không thể không nói những gì ngài Trần nói rất đúng.

Đây cũng là cảm giác mà mọi người thường nói hãy đi theo cách của chính mình, chở để người khác nói dẫn dắt, chỉ là cách nói của ngài Trần khá thô, ông ấy không thể diễn tả được theo kiểu văn chương như vậy.

Tôi gõ cửa nhà bí thư thôn, trong nhà nhanh chóng có tiếng phản hồi, cũng may là ông ta có mặt ở nhà.

Sau khi Vương Thanh tùng mở cửa, ông ta nhìn thấy chúng tôi đến, mỉm cười chào đón chúng tôi, ông ấy không đảo mắt nhìn chúng tôi như những người bên ngoài, điều này khiến tôi cảm thấy khả năng giác ngộ của ông ta rất tốt.

Lúc bước vào sân, tôi nổi da gà và luôn cảm thấy có điều gì đó không ổn, vừa đi vừa tìm kiếm trong sân thì thấy cách đó không xa có một con gà mái già và một đàn gà con đang kiếm ăn.

Bởi vì nó đang mổ một cách máy móc, và cách nó nhìn tôi giống hệt như khi Vương Nhị Cẩu chuẩn bị giết tôi bằng cây đao!


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận